Thuyết lục địa trôi của A.Wegener vĩ đại và thuyết kiến tạo mảng hiện đại
Bạn đang xem tài liệu "Thuyết lục địa trôi của A.Wegener vĩ đại và thuyết kiến tạo mảng hiện đại", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Thuyết lục địa trôi của A.Wegener vĩ đại và thuyết kiến tạo mảng hiện đại
THUYẾT LỤC ðỊA TRƠI CỦA A.WEGENER VĨ ðẠI VÀ THUYẾT KIẾN TẠO MẢNG HIỆN ðẠI ðÀO PHÚ QUYỀN Trường ðHSP Hà Nội Giới thiệu Bài báo viết nhân dịp kỷ niệm 80 năm ra đời của thuyết Lục địa trơi của A.Wegener, 1912 - 1992. Nội dung bài báo nhằm giới thiệu một số vấn đề cơ bản của thuyết Lục địa trơi và một số nét về tác giả của thuyết - nhà khoa học chân chính A.Wegener, giới thiệu học thuyết Kiến tạo mảng hiện đại và trình bày về tác dụng của các yếu tố Vật lý như lực quán tính Coriolis và định luật bảo tồn momen động lượng tới sự chuyển động theo phương ngang của vỏ trái đất cùng những hậu quả do chuyển động này gây ra. Các phần I và II dựa vào các tư liệu tham khảo nêu cuối bài báo; sử dụng đăng ở đây nhằm giúp cho sinh viên, nghiên cứu sinh cĩ tư liệu để tham khảo vì bản thân họ đang rất thiếu. ðĩng gĩp mới của bài báo là trình bày các cơ sở khoa học đã ảnh hưởng tới sự chuyển động theo phương ngang của thạch quyển. Chúng tơi mong sự lượng thứ của các nhà khoa học cĩ tư liệu được sử dụng ở đây mà vì hồn cảnh khĩ khăn trong giao tiếp chúng tơi chưa gặp được để xin ý kiến. Bài này đã được báo cáo tại Hội thảo khoa học các trường ðại học Sư phạm tồn quốc lần thứ nhất tại Cửa Lị, Nghệ An ngày 25.5.1993 I. A.Wegener và thuyết Lục địa trơi A.Wegener sinh năm 1880 ở Beclin, nước ðức. Chuyên mơn đầu tiên của ơng là khí tượng học. Ơng nghiên cứu nhiệt động học khí quyển để giải thích các điều kiện chuyển động của các khối khơng khí vùng cực và vùng vĩ độ cao. ðể thu thập các tài liệu thực tế, ơng đã làm việc suốt hai mùa đơng liền tại vùng băng giá thuộc đơng bắc Grơenlan (1906-1907). Sau đĩ ơng giảng dạy vật lý ở Viện Vật lý Mađơbua (1908-1912). Các bài giảng vật lý của ơng được đơng đảo sinh viên ưa thích do sự đơn giản và rành mạch trong cách trình bày. Chính trong thời gian này ơng bắt đầu nghĩ tới sự dịch chuyển của các lục địa [5] và trong các năm 1912, 1913 ơng đã tham gia đồn thám hiểm Grơenlan để nghiên cứu về vấn đề này. Sau đĩ việc phục vụ quân đội đã làm gián đoạn sự nghiên cứu của ơng. Năm 1915, tranh thủ thời gian của chuyến nghỉ phép dài ngày do bệnh tật ơng đã xây dựng chi tiết lý thuyết của mình và cho ra đời cuốn Sự xuất hiện của các lục địa và đại dương. Với tác phẩm này thuyết (thực ra lúc đĩ là giả thuyết) Lục địa trơi của ơng đã ra đời. Bấy giờ thuyết co rút vẫn đang thịnh hành và trong kiến tạo học thuyết địa máng đang ở thời kỳ cực thịnh nên khi tác phẩm của ơng ra đời chẳng những khơng được đơng đảo dư luận trong giới địa chất ủng hộ mà cịn bị nhiều nhà địa chất, địa vật lý phản đối kịch liệt suốt từ năm 1915 tới lúc ơng mất (1930) [1,5]. Với thái độ hết sức trung thực của một nhà khoa học chân chính, A.Wegener tiếp thu các ý kiến phản đối và tìm thêm các bằng chứng để bảo vệ lý luận của mình. Năm 1930 ơng dẫn đầu một đồn thám hiểu đi Grơenlan để tìm thêm những bằng chứng về sự di chuyển của các lục địa. Trong đợt đi này ơng đã nằm lại vĩnh viễn trong các lớp băng giá ở vùng gần Bắc cực. A.Wegener là một nhà bác học chân chính và dũng cảm. Thuyết Lục địa trơi, nhằm giải thích sự hình thành các châu lục, các dãy núi và địa hào chạy dọc theo kinh tuyến, sự phù hợp giữa hai bờ ðại Tây dương, sự khác nhau về địa hình giữa hai bờ đại lục.v.v. Từ thế kỷ thứ XVII đã cĩ ý kiến về sự di chuyển theo phương ngang của thạch quyển1 nhưng mãi hai trăm năm mươi năm sau mới cĩ nhiều người - trong số đĩ cĩ A.Wegener (vào năm 1912) và nhà bác học Mỹ F.B Taylor (vào năm 1910) - phát biểu ý kiến đĩ thành giả thuyết đầy đủ. Theo A.Wegener [6] vào thời sơ kỳ của nguyên đại Thái cổ (AC) vịng sial2 che phủ tồn bộ Trái đất, dưới nĩ cĩ quyển sima3 nĩng chảy. Dưới tác dụng của lực hấp dẫn của Mặt trời và vũ trụ vào một thời điểm nào đĩ phần lớn quyển sial và một phần lớn quyển sima bị rút khỏi Trái đất. Phần bị tách ra theo quán tính tiếp tục chuyển động vịng quanh Trái đất, bị cơ tụ lại do lực hấp dẫn, dần dần tạo thành Mặt trăng. Do sự tự quay của Trái đất quanh trục, 1 E. Becon, 1600; Place, 1658; A. Humbolt, 1800; Pelgrini, 1852... [1] 2 Lớp vỏ ngồi cùng của Trái đất bấy giờ cĩ thành phần cấu tạo chủ yếu là silic và nhơm. 3 Quyển kề dưới lớp sial cĩ thành phần chủ yếu gồm silic và manhê khối sial cịn lại vừa di chuyển về phía xích đạo vừa di chuyển từ đơng sang tây. Trong quá trình chuyển động này khối sial bị tách ra thành nhiều tảng, mỗi tảng cĩ vận tốc chuyển động tỷ lệ với khối lượng của chúng. Do sự cản trở chuyển động của quyển sima gây nên mà bờ tây của các tảng sial bị uốn nếp và nhiều mảnh ở bờ đơng bị rút lại tạo thành các đảo và quần đảo. Bằng giả thuyết Lục địa trơi A.Wegener đã giải thích được: 1. Sự xuất hiện các chuỗi đảo, bán đảo ở phía đơng tảng Âu - Á, đảo Grơenlan và các quần đảo ở phía đơng châu Bắc Mỹ, đảo Mađagasca ở phía đơng châu Phi. 2. Sự tạo thành các dãy núi (như Anđơ, Coocđie...) và các địa hào lớn (như Êtiơpi, Tanna, Tănganika, Niaxa.v.v.) theo kinh tuyến. 3. Sự phù hợp giữa bờ ðơng và bờ Tây của ðại Tây dương. 4. Tác dụng của băng hà xảy ra vào nguyên đại cổ sinh ở Nam Mỹ, Nam Phi, Ấn ðộ và châu Úc. Hình 1: Các lục địa tách ra theo quan niệm của A.Wegener Giả thuyết Lục địa trơi của A.Wegener chưa giải thích được [3,6]: 1. Sự phù hợp giữa hai bờ ðại Tây dương ở phía nam hơn ở phía bắc trong khi tuổi của đất đá ở phía nam già hơn ở phía bắc. 2. Hệ Hecxini ở bán đảo Ibêric khơng thấy cĩ phần tiếp tục ở Bắc Mỹ. 3. Tại sao tảng châu Mỹ nhỏ bé lại cĩ thể vượt nhanh hơn tảng Cựu thế giới rất nhiều. Lấy cơ học để đánh giá [3] thì giả thuyết của A.Wegener cĩ một số cơ sở: 1. Do lực triều của Mặt trời và các hành tinh đặt lên Trái đất khơng luơn luơn như nhau nên khi các phần tử trên Trái đất liên kết chưa bền vững với nhau thì lúc nào đĩ cường độ lực triều cực đại cộng với lực hấp dẫn rất mạnh do một ngơi sao lớn đi gần hệ Mặt trời gây ra đã lơi khỏi Trái đất một phần vật chất của nĩ. Hiện tượng này cĩ thể xảy ra vào mùa đơng, lúc Trái đất ở gần Mặt trời nên khối sial cịn lại phải nằm ở phía cực bắc. 2. Do tác dụng của lực quán tính ly tâm và lực hút của Trái đất khối sial cịn lại sẽ di chuyển về phía Nam. Từ nơi cĩ diện tích nhỏ tràn xuống nơi cĩ diện tích lớn, khối sial sẽ bị tách ra làm nhiều tảng. 3. Trong quá trình chuyển động theo kinh tuyến các tảng sial bị lực quán tính Coriolis tác dụng theo hướng từ đơng sang tây. 4. Các tảng sial trơi trên quyển sima. Do sự cản trở của quyển sima mà bờ tây và bờ nam của các tảng bị gồ lên, uốn nếp. Bờ đơng và bờ bắc của các tảng chịu lực liên kết của quyển sima kéo lại nên chuyển động chậm hơn tồn tảng, làm cho các bờ này thấp xuống, cĩ phần bị giữa lại, bị rút ra tạo thành các đảo, bán đảo, quần đảo. Wegener đã nêu ra sự so sánh các kết quả đo lường về kinh độ địa lý của đảo Xabin (hiện nay đảo này ở khoảng 70o50’B và 19o7’T, phía đơng đảo Grơenlan) vào các năm 1829, 1869-1870, 1906-1908 và cho thấy trong 84 năm đảo Xabin và bờ tây đảo Grơenlan đã trơi về phía tây 950m; nghĩa là bình quân 11m/năm. Trong khi đĩ thì sự chuyển động về phía nam của đảo này hầu như khơng đáng kể. Ngồi đảo Xabin, người ta cịn nhận thấy sự di chuyển về phía tây của một số đảo trong quần đảo Inđơnêxia và của châu Mỹ... [6]. Nếu giả thuyết của A.Wegener hồn tồn phù hợp với những cơ sở cơ học đã nêu ở trên thì vận tốc chuyển động theo kinh tuyến sẽ rất lớn so với vận tốc chuyển động theo vĩ tuyến của các tảng sial bởi cường độ của lực quán tính coriolis rất nhỏ so với hợp lực của lực quán tính ly tâm và lực hấp dẫn. Chính điểm này đã bộc lộ mâu thuẫn giữa các luận cứ của giả thuyết với những cơ sở mà nĩ phải tuân theo. Mặc dầu cịn cĩ những hạn chế khơng thể tránh khỏi do hồn cảnh lịch sử ra đời, thuyết Lục địa trơi của A.Wegener đã đĩng gĩp cho các khoa học về Trái đất một tư tưởng khoa học vĩ đại cĩ thể sánh ngang tầm với đĩng gĩp của ðác-uyn trong sinh học. II. Học thuyết kiến tạo mảng Ngày nay học thuyết kiến tạo mảng là một học thuyết khá hồn chỉnh được mọi nhà địa chất quan tâm. Thuyết này cĩ cội nguồn từ thuyết Lục địa trơi của A.Wegener . Thuyết kiến tạo mảng là một học thuyết địa kiến tạo tiêu biểu cho trường phái kiến tạo động hiện đại, nhìn nhận sự vật động uốn nếp, tạo núi chủ yếu liên quan tới sự dịch chuyển của các địa mảng, xem xét các quá trình phát triển địa chất trong mối quan hệ hữu cơ với sự vận động trong lớp manti và biểu hiện của chúng ở trên bề mặt. Thuyết kiến tạo mảng xây dựng trên những luận điểm chính sau đây [1]: 1. Phần trên cùng của lớp manti và lớp vỏ Trái đất ở trên chúng tạo thành thạch quyển. Phía dưới lớp thạch quyển là quyển mềm. Thạch quyển cĩ khả năng di chuyển trên quyển mềm. Thạch quyển cĩ cấu trúc khơng đồng nhất, cĩ thể chia làm 3 loại là: thạch quyển cĩ cấu trúc vỏ lục địa, thạch quyển cĩ cấu trúc vỏ đại dương và thạch quyển cĩ cấu trúc vỏ chuyển tiếp (trung gian). 2. Thạch quyển bị phân chia thành một số mảng giới hạn bởi các đới hoạt động địa chấn, đới đứt gãy sâu theo nhiều loại khác nhau. Phần phân chia của thạch quyển được gọi chung là địa mảng. Các địa mảng cĩ khả năng dịch chuyển tương đối so với nhau tạo ra các đới chờm mảng, đới nhấn chìm, đới Benioff, các loại đứt gãy ngang, nghịch và đứt gãy biến dạng (transform fault). Ranh giới giữa các địa mảng đặc biệt là mảng đại dương thường là các đới riptơ được lấp đầy bởi các đá bazan cĩ nguồn gốc từ manti, chúng được đưa lên trong điều kiện lục địa hoặc đáy đại dương bị tách giãn dọc theo các riptơ. Sự tách giãn các địa mảng, đặc biệt là các mảng đại dương dọc theo các đới riptơ xảy ra cĩ quy luật, tuân theo sự tách giãn với cực tách giãn thường khơng trùng với trục quay hiện đại (đương thời) của Trái đất. Tốc độ tách giãn thay đổi theo khơng gian và theo thời gian khoảng từ 4 - 15cm/năm. 3. Sự tách giãn của đáy đại dương hoặc sự tách giãn dọc theo các đới riptơ của dải núi ngầm nĩi chung được cần bằng bởi sức ép nén của các địa mảng, đặc biệt là ở rìa các đại dương. 4. Sự chuyển dịch của các địa mảng xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau, nguyên nhân trực tiếp là sự vận động của các dịng đối lưu trong lớp mati. Về thuyết kiến tạo mảng bạn đọc cĩ thể tham khảo bài: Quá trình phát sinh và hình thành học thuyết kiến tạo mảng (Lê Như Lai, Nguyễn Nghiêm Minh); Vài nhận xét về giả thuyết trơi dạt các lục địa (A.H.Voisey); Tiến hố của các đại dương - hậu quả của quá trình mở rộng diện tích đáy của chúng (R.S.ðietz); Mơ hình các địa mảng dưới ánh sáng những luận điểm về kiến tạo mảng (W.Dickinson); ðứt gãy biến dạng - một kiểu đứt gãy mới và mối liên quan của chúng với sự trơi dạt lục địa (J.T.Wilson); Các dị từ trên biển, sự đảo cực từ trường Trái đất, sự di động của đáy đại dương và lục địa (J.Heirtzier, G.Diekson, E.Herron, W.Pitman, X.Le Pichon); Sinh khống và kiến tạo mảng (F.Gulld); Kiến tạo mảng và một số vấn đề liên quan (Nguyễn ðình Cát) trong tuyển tập Kiến tạo mảng. III. Tác dụng của lực quán tính coriolis tới các khối chuyển động theo phương thẳng đứng. Do sự dồn nén mà khối lượng riêng, áp suất và nhiệt độ của Trái đất tăng theo độ sâu. Ở đáy bao matin khối lượng riêng đạt 3,3-5,7kg/m3, nhiệt độ 2000-2500oC, áp suất 137,3.109N/m2 [3]. Ở tâm Trái đất, khối lượng riêng đạt tới 104kg/m3, áp suất lên tới 343,4.109N/m2 và nhiệt độ khoảng 4000-5000oC. Sự bức xạ nhiệt trong lịng Trái đất làm cho phần trên của bao manti cĩ một lớp vỏ mềm ở vào độ sâu khoảng 100-250km dưới các đại lục và 50-400km dưới các đại dương. Lớp này bị nung nĩng tới 1200oC, tỷ khối của nĩ giảm xuống và nĩ cĩ tính dẻo tựa như thuỷ tinh nĩng chảy. Tại một nơi nào đĩ trong lớp vỏ mềm này, khi hấp thụ được một lượng nhiệt lớn từ nguồn nhiệt bức xạ trong lịng Trái đất, vật chất sẽ di chuyển dưới hình thức các dịng đối lưu [6]. Ứng với nơi các dịng đối lưu đi lên vỏ Trái đất được nâng lên, ứng với nơi các dịng đối lưu đi xuống vỏ Trái đất bị hạ xuống (xem hình 2a), cĩ thể coi mỗi phần của thạch quyển gồm cĩ ba bộ phận, bộ phận đại lục được nâng lên ở giữa và hai bộ phận đại dương ở hai bên. Bộ phận ở giữa được nâng lên chịu tác dụng của lực quán tính coriolis hướng từ đơng sang tây. Hai bộ phận hai bên bị hạ xuống chịu tác dụng của lực quán tính coriolis hướng từ tây sang đơng. Do tác dụng của lực quán tính coriolis như vậy nên: Hình 2 1. Các đại lục và các phần đất được nâng lên cĩ sự di chuyển về phía tây 2. Phần lớn các đại lục cao ở phái tây và thấp ở phía đơng 3. Sự di chuyển theo phương ngang theo hai chiều ngược nhau của bộ phận đại lục ở giữa và bộ phận đại dương ở phía tây làm cho phía tây của vỏ đại lục bị uốn nếp tạo nên các vịng đai núi. Ví dụ về các vịng đai núi này cĩ vịng đai ở phía đơng Thái Bình dương bao gồm châu Nam Cực, các dãy Anđơ, Coocđie kép tới miền uốn nếp Veckhơian - Cơlum và vịng đai núi gồm Alaxca, các dãy núi ven biển Califoocni, một số núi thuộc dãy Anđơ, các vịng cung đảo Nam Ăngti. 4. Sự di chuyển theo phương ngang theo hai chiều ngược nhau của bộ phận đại lục ở giữa và bộ phận vỏ đại dương ở phía đơng làm cho các phần ở phía đơng của các đại lục di chuyển chậm lại dẫn tới sự hình thành các đảo, bán đảo ở phía bờ này (ví dụ vịng đai các bán đảo, đảo, quần đảo ở phía đơng của châu Á và châu Úc chạy suốt từ bắc xuống nam). 5. Sự di chuyển theo hai chiều ngược nhau của các bộ phận làm hình thành nhiều máng biển sâu ở phía đơng của các đại lục (ví dụ các máng biển sâu ở phía tây Thái Bình Dương chạy suốt từ bắc tới nam, gồm các máng Alêuxiên, Curin - Camsátca, Marian, Philippin, Java, Taxmania). Dưới đáy đại dương thế giới cũng cĩ nhiều dãy núi và địa hào chạy theo hướng kinh tuyến vì chúng chịu ảnh hưởng của sự chuyển động theo phương ngang của các bộ phận thạch quyển chuyển động theo chiều thẳng đứng bị lực quán tính coriolis tác dụng. Nếu coi Trái đất là một hệ cơ lập chuyển động tự quay quanh trục với vận tốc gĩc ω khơng đổi, áp dụng định luật bảo tồn moment động lượng đối với hệ cơ lập [4] vào việc xem xét sự chuyển động theo phương thẳng đứng cĩ chiều ngược nhau của hai khối cạnh nhau ta cũng cĩ những kết luận như vừa trình bày ở trên. Theo định luật thì: n k k k k 1 L r m v const = = =∑ ur ur uur uuuuur hay: n 2 k k k 1 L m r const = = ω =∑ với mk và rk là khối lượng và bán kính quỹ đạo của phần tử k; ω là vận tốc gĩc của Trái đất; L là moment động lượng của hệ Khi ở cùng độ cao (hay sâu) như nhau những phần tử của bộ phận khối đi lên sẽ cĩ moment động lượng nhỏ hơn các phần tử xung quanh, cịn những phần tử của bộ phận khối đi xuống sẽ cĩ moment động lượng lớn hơn các phần tử xung quanh. Kết quả là các phần tử vừa tham gia chuyển động theo phương thẳng đứng vừa tham gia chuyển động theo phương ngang. Tại những nơi đĩ các khối chuyển động ngược chiều nhau theo phương thẳng đứng và theo phương vĩ tuyến các lớp đất đá ở vỏ Trái đất bị xoắn vặn tạo ra những đứt gãy, những tâm địa chấn và núi lửa.v.v. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Lê Như Lai, Nguyễn Nghiêm Minh (1983). Quá trình phát sinh và hình thành học thuyết kiến tạo mảng (Tuyển tập kiến tạo mảng). Viện bảo tàng lưu trữ địa chất, Hà Nội 2. Tổng cục địa chất (1983). Tuyển tập kiến tạo mảng Viện bảo tàng lưu trữ địa chất, Hà Nội 3. ðào Phú Quyền (1974). Giáo trình Vật lý giành cho sinh viên khoa ðịa lý. Trường ðHSP Hà Nội I 4. ðào Phú Quyền (1992). Thơng báo khoa học số 5.1992 trang 11. Trường ðHSP Hà Nội I 5. Lê Minh Triết, Ngơ Thường San (1977). Các lục địa trơi dạt về đâu. Nxb Khoa học và kỹ thuật Hà Nội. 6. M.M. Trarưgin (1959). Obsaia geology - Goxudaxtvennoe Nautrnotex - nytrexkoe YZD. Nephtianoi y gorno - tonlyvnoi lyteratytu M.
File đính kèm:
- thuyet_luc_dia_troi_cua_a_wegener_vi_dai_va_thuyet_kien_tao.pdf