Chuyên đề Cách thức hỗ trợ học sinh phát triển thói quen đọc sách trong nhà trường

pptx 17 trang Mạnh Hào 03/05/2024 110
Bạn đang xem tài liệu "Chuyên đề Cách thức hỗ trợ học sinh phát triển thói quen đọc sách trong nhà trường", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Chuyên đề Cách thức hỗ trợ học sinh phát triển thói quen đọc sách trong nhà trường

Chuyên đề Cách thức hỗ trợ học sinh phát triển thói quen đọc sách trong nhà trường
Chuyên đề CÁCH THỨC HỖ TRỢ HỌC SINH PHÁT TRIỂN THÓI QUEN ĐỌC SÁCH TRONG NHÀ TRƯỜNG 
Bình Trung, ngày 04 tháng 9 năm 2020 
CÁCH THỨC HỖ TRỢ, PHÁT TRIỂN THÓI QUEN ĐỌC SÁCH 
1. YÊU CẦU 
2. CÁC HÌNH THỨC DẠY ĐỌC 
3. CÁC BIỆN PHÁP HOẠT ĐỘNG 
4. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRONG TIẾT ĐỌC SÁCH 
1. YÊU CẦU 
- Tầm nhìn, mục đích dạy đọc, 
- Cách tiếp cận dạy đọc PTNL đọc và đọc độc lập, 
- Dạy đọc xuyên qua các môn học, 
- Kết nối chặt chẽ dạy đọc với dạy viết, 
- Môi trường lớp học cho việc đọc, 
- Ngữ liệu dạy đọc mở 
- Dạy học phân hóa qua các hình thức tổ chức dạy đọc 
- Tạo điều kiện cho HS sử dụng thời gian học tập trên lớp ở mức cao nhất, 
- Đánh giá vào việc thể hiện năng lực – kỹ năng. 
Lược hóa theo sơ đồ sau 
YÊU THÍCH ĐỌC 
VUI THÚ ĐỌC 
THÓI QUEN ĐỌC 
KHẢ NĂNG ĐỌC ĐỘC LẬP 
2. CÁC HÌNH THỨC DẠY ĐỌC: 
2.1. Đọc lớn – Đọc chia sẻ 
 Đọc lớn là một cách thức tổ chức học đọc, trong đó GV hoặc một HS đọc thành tiếng một văn bản cho những HS khác nghe, 
 Đọc lớn - chia sẻ giúp HS cảm thấy hứng thú và sôi động trong việc học đọc, giúp học sinh đọc lưu loát, đọc hiểu những từ ngữ mới thông qua ngữ cảnh, chia sẻ kinh nghiệm lẫn nhau, tạo mối quan hệ gắn kết giữa GV và HS, giữa HS với nhau. 
Trong cách đọc này, cá nhân HS và nhóm HS cùng đọc một VB, HS quan sát,lắng nghe lời đọc diễn cảm của GV đọc mẫu, HS cảm nhận và đọc tiếp  
HS có cơ hội thể hiện các kỹ năng đọc thành tiếng để diễn giải cho người nghe hiểu, phát triển giao tiếp, cảm nhận gắn kết  
2.2. Đọc có hướng dẫn. 
 Đọc HD nhằm nâng cao dần khả năng đọc độc lập của HS, giúp GV kiểm tra, hướng dẫn và khuyến khích HS trong khi HS vẫn tiến hành đọc một cách tự nhiên. HS được thử thách khả năng đọc của mình qua những câu chuyện có độ phức tạp nâng cao dần cả về hình thức trình bày lẫn nội dung. 
 GV phân chia HS thành các nhóm dựa trên sự tương đồng về nền tảng kiến thức, nhu cầu của HS để lựa chọn nguồn tư liệu thích hợp cho từng nhóm 
GV chọn một văn bản phù hợp cho nhóm HS đọc. Văn bản không quá dễ, cũng không quá khó, và mang đến nhiều thử thách để HS giải quyết vấn đề một cách linh hoạt. GV nên lựa chọn những quyển sách truyện trong chương trình học sao cho: 
+ Phù hợp với nền tảng kiến thức của HS 
+ Làm cho HS phát triển đến mức kế tiếp của việc học đọc. 
+ Hấp dẫn đối với HS. 
+ Tạo ra các hoạt động vừa đủ thử thách để khuyến khích HS giải quyết vấn đề. 
2.3. Đọc độc lập. 
Đọc độc lập là một cách thức tổ chức dạy đọc, trong đó HS tự tiến hành việc đọc bằng cách chọn sách, chọn chỗ ngồi đọc thầm. Cách tổ chức học đọc này được triển khai một cách hệ thống nhằm thúc đẩy HS dần hình thành thói quen đọc và đọc độc lập 
3. CÁC BIỆN PHÁP HOẠT ĐỘNG: 
BP 1: Gia tăng cơ hội đọc độc lập 
BP2: Đưa cộng đồng, PHHS vào cuộc 
BP3: Đồng cảm (trò chuyện, thảo luận, chia sẻ sách) 
BP4: Sử dụng câu hỏi 
BP5: Phỏng đoán 
BP6: Sử dụng bản đồ tư duy 
BP7: Đọc – học theo dự án 
Bp8: Thực hành đọc bằng một cuộc săn tìm từ 
Bp9: Đọc áp dụng trực tiếp vào thực tế 
Bp10: Đọc phát triển kỹ năng nhận diện từ ngữ (Tiểu học) 
BP11: Đọc lớn cho HS THCS (truyền cảm hứng) 
Bp12: Đọc để giải trí, vui thích cho HS THCS 
Bp13: Quy trình ba giai đoạn trong tiết đọc sách bậc THCS 
4. QUY TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG TRONG TIẾT ĐỌC SÁCH 
1. Hoạt động khởi động : (Trước khi đọc) 
Gv tổ chức trò chơi: (nhóm) 
Gv nêu ý tưởng liên quan đến nội dung, chủ đề văn bản, 
 Các nhóm Hs sẽ tham gia, tìm hiểu và tự đánh giá 
GV giới thiệu – khơi gợi vấn đề liên quan đến VB đọc (hoặc dẫn vào câu chuyện) 
2. Tiến trình đọc (Trong khi đọc) 
GV hướng dẫn các hình thức đọc ( tùy theo chủ đề- nội dung tiết đọc mà Gv chia nhóm đọc theo các hình thức khác nhau) 
Hs sử dụng các cách khác nhau để hình thành kỹ năng đọc quét, ghi nhớ, suy luận,  
+ Đọc quét thông tin 
+ Đọc lướt 
+ Đọc cận- kỹ để tìm chi tiết 
HS tích hợp các kỹ năng: nói – viết, diễn kịch, tưởng tượng sáng tạo, thảo luận phản biện, giải quyết vấn đề, trình bày diễn thuyết (Gv có thể tạo tình huống cho Hs) 
3. Sau khi đọc . 
3. Sau khi đọc . 
HS sau khi đọc xong một văn bản có thể đạt được các yêu cầu sau: 
+ Biết : nhận diện, nêu lại chi tiết sự kiện, 
+ Hiểu: Vì sao ? Như thế nào ? Về chủ đề, đề tài, nội dung, nhân vật 
+ Áp dụng: trong học tập, cuộc sống, ứng xử thường ngày, 
+ Đánh giá, nhận xét: Nêu cảm xúc, nhận xét của bản thân qua hành động, suy nghĩ của nhân vật,  
GV đánh giá, nhận xét kết quả của HS 
Phụ lục: KHDH 
Chân thành cảm ơn và kính chúc thầy cô nhiều sức khỏe - thành công trong năm học mới ! 

File đính kèm:

  • pptxchuyen_de_cach_thuc_ho_tro_hoc_sinh_phat_trien_thoi_quen_doc.pptx