Kế hoạch bài dạy Tiếng Việt Lớp 1 sách Chân trời sáng tạo - Chủ đề 1: Những bài học đầu tiên - Bài 5: Ôn tập. Kể chuyện - Năm học 2021-2022 - Dương Hồng Hân

doc 4 trang Lê nhi 13/11/2023 770
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch bài dạy Tiếng Việt Lớp 1 sách Chân trời sáng tạo - Chủ đề 1: Những bài học đầu tiên - Bài 5: Ôn tập. Kể chuyện - Năm học 2021-2022 - Dương Hồng Hân", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Kế hoạch bài dạy Tiếng Việt Lớp 1 sách Chân trời sáng tạo - Chủ đề 1: Những bài học đầu tiên - Bài 5: Ôn tập. Kể chuyện - Năm học 2021-2022 - Dương Hồng Hân

Kế hoạch bài dạy Tiếng Việt Lớp 1 sách Chân trời sáng tạo - Chủ đề 1: Những bài học đầu tiên - Bài 5: Ôn tập. Kể chuyện - Năm học 2021-2022 - Dương Hồng Hân
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
MÔN: TIẾNG VIỆT LỚP 1
Bộ sách Chân trời sáng tạo
CHỦ ĐỀ 1: NHỮNG BÀI HỌC ĐẦU TIÊN
Bài 5: ÔN TẬP- KỂ CHUYỆN 
Thời gian thực hiện: ngày 23 tháng 08 năm 2021
I. Yêu cầu cần đạt:
1. Năng lực: 
Năng lực chung: 
Phát triển năng lực hợp tác qua việc thực hiện các hoạt động nhóm, phát triển năng lực giải quyết vấn đề 
Năng lực đặc thù:
Củng cố được các âm chữ, dấu ghi thanh: a, b, c, dấu huyền, dấu sắc, o, dấu hỏi.
Sử dụng được các âm chữ và dấu ghi thanh được học trong tuần để tạo tiếng mới. Đánh vần và đọc đúng câu ứng dụng. Viết được cụm từ ứng dụng.
2. Phẩm chất:
- Rèn luyện phẩm chất chăm chỉ, vâng lời, trung thực qua hoạt động tập viết và được học tập qua bài kể chuyện.
II. Đồ dùng dạy học:
SHS, bài trình chiếu. 
Tranh ảnh minh họa.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Tên hoạt động, thời lượng
Hoạt động của GV
Hoạt động học tập của HS
1.Hoạt động mở đầu (5’)
Yêu cầu cần đạt: HS quan sát tranh khởi động, ôn tập các âm chữ, dấu thanh đã học trong tuần.
Phương pháp: trực quan, quan sát. 
* Khởi động : 
- Gv giới thiệu buổi học trực tuyến, môn TV, chủ đề 1, bài 5: Ôn tập và kể chuyện.
- Cho HS nghe clip bài hát: “ABC tiếng Việt”
* Ôn tập các âm và dấu thanh : 
- Trò chơi “Siêu trí nhớ”: GV trình chiếu từng hình ảnh để HS nhận diện con vật, đồ vật để nêu tên sự vật đó à GV nêu tiếng và rút ra âm mà các sự vật có trong tranh à giới thiệu bài ôn. 
- GV hướng dẫn HS cách đọc các âm, dấu thanh vừa hướng dẫn như trong nội dung ở sách Tiếng Việt trang 18
HS quan sát , vận động theo giai điệu lời bài hát. 
- HS quan sát, lắng nghe và thực hiện theo yêu cầu của GV: quan sát để ghi nhớ hình ảnh có trong tranh. Tự đọc lại các âm, dấu thanh.
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới: (5’)
Yêu cầu cần đạt: 
Sử dụng được các âm chữ và dấu ghi thanh được học trong tuần để tạo tiếng mới. Đánh vần và đọc đúng câu ứng dụng. Viết được cụm từ ứng dụng.
Phương pháp: quan sát, trực quan
 * Đọc bảng âm, tiếng, từ được ghép từ các âm.
GV giới thiệu bảng ôn: đọc theo cột hàng ngang, hàng dọc. 
- Trò chơi “Ong tìm mật”. GV hướng dẫn cách ghép âm, đánh vần và tạo thành tiếng mới. 
GV hướng dẫn dựa vào âm, dấu thanh đã học, ghép dấu thanh để có tiếng mới. - Trò chơi “Ong về tổ”: Những chú ong vừa ghép được tiếng “ba, co” sẽ lần lượt bay đến tổ có chứa các dấu thanh (huyền, sắc, hỏi) để tạo thành tiếng mới có chứa dấu thanh. 
Hướng dẫn đọc câu ứng dụng : 
- GV đọc mẫu: Bà bó cỏ. (GV đọc đánh vần, rồi đọc cả câu à GV đặt câu hỏi: trong câu ứng dụng trên, bà làm gì?)
- GV giải thích câu ứng dụng qua tranh minh họa và hướng dẫn quy tắc viết câu: viết hoa đầu câu, cuối câu là dấu chấm. 
* Luyện viết : 
 GV đưa chữ mẫu và hướng dẫn cách viết: 
* Từ “bó cỏ”: GV cho HS xem tranh minh họa để giải thích từ. Sau đó, hướng dẫn cách viết chú ý về độ rộng, chiều cao, cách nối nét và vị trí dấu thanh. 
* Chữ số “5”: GV cho HS xem cách viết chữ số 5 và hướng dẫn quy trình viết chữ số 5. 
- HS quan sát trò chơi ghép âm để tự nhẩm, đọc ghép âm theo cô. 
- HS xem cách hướng dẫn của cô để đọc lại tiếng mới ghép. 
- HS lắng nghe và tìm hiểu câu ứng dụng.
- HS quan sát để nhận diện chữ viết và tự viết vào vở ô li hoặc bảng con. 
3. Hoạt động kể chuyện (5’)
Yêu cầu cần đạt: 
Kể chuyện: HS rèn tính ngoan ngoãn, biết vâng lời. 
Phương pháp: kể chuyện
* Quan sát tranh và nghe kể chuyện :
- GV trình chiếu giới thiệu từng nhân vật có trong câu chuyện. GV giới thiệu và tựa đề của chuyện: Cá bò.
- HS quan sát tranh và lắng nghe GV giới thiệu: hình ảnh cá bò, cá cờ, bồ nông. 
b. Yêu cầu cần đạt: Phương pháp: quan sát, thực hành
- GV kể lần 1: Kể toàn bộ nội dung câu chuyện (để cả 4 bức tranh) GV sử dụng các câu hỏi kích thích sự chú ý, tạo hứng thú, tò mò muốn nghe câu chuyện ở HS. 
* Liệu cá bò có học bài như lời mẹ dặn không? Cá bò và cá cờ sẽ gặp những gì trên đường đi?
- GV kể lần 2 (trình chiếu video kể chuyện)
*Cá bò mẹ dặn cá bò con và cá cờ những việc gì? Trong câu chuyện, em thích nhân vật nào nhất? Vì sao? Khi đi chơi xa em phải làm những gì? GV liên hệ để giáo dục các em. 
- HS lắng nghe 
- HS lắng nghe và quan sát.

File đính kèm:

  • docke_hoach_bai_day_tieng_viet_lop_1_sach_chan_troi_sang_tao_ch.doc