Giáo án Âm nhạc Lớp 1 Sách Kết nối tri thức - Chủ đề 6: Về miền dân ca - Tiết 1: Học hát "Gà gáy". Vận dụng, sáng tạo Dài-ngắn

docx 5 trang Lê nhi 13/11/2023 2320
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Âm nhạc Lớp 1 Sách Kết nối tri thức - Chủ đề 6: Về miền dân ca - Tiết 1: Học hát "Gà gáy". Vận dụng, sáng tạo Dài-ngắn", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Âm nhạc Lớp 1 Sách Kết nối tri thức - Chủ đề 6: Về miền dân ca - Tiết 1: Học hát "Gà gáy". Vận dụng, sáng tạo Dài-ngắn

Giáo án Âm nhạc Lớp 1 Sách Kết nối tri thức - Chủ đề 6: Về miền dân ca - Tiết 1: Học hát "Gà gáy". Vận dụng, sáng tạo Dài-ngắn
CHỦ ĐỀ 6: VỀ MIỀN DÂN CA
 Tiết 1: Học hát: Gà gáy
 Dân ca Cống Khao
 Lời mới: Huy Trân 
Vận dụng - sáng tạo: Dài - ngắn
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
- Bước đầu nhớ được tên bài hát, hát rõ lời ca theo giai điệu bài hát Gà gáy, biết hát theo nhạc đệm kết hợp gõ đệm.
- Biết và thể hiện được âm thanh dài - ngắn qua trò chơi “Chú gà trống siêng năng”. Biết thể hiện tình yêu lao động.
- Tự tin và tích cực tham gia các hoạt động phối hợp với nhóm, cặp đôi,...
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
1. Giáo viên
- Đàn phím điện tử, bài giảng điện tử, 
- Nhạc cụ gõ: thanh phách, song loan
2. Học sinh
 - SGK Âm nhạc 1, thanh phách (hoặc nhạc cụ gõ tự chế)
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của GV
Hình ảnh
1. Khởi động
Trước khi vào giờ học cô mời cả lớp cùng khởi động bằng bài hát “Đàn gà trong sân” nào!
- Bài hát vừa rồi kể về những chú gà con thật đáng yêu phải không các em
2. Khám phá 
* Học hát: Gà gáy 
* Giới thiệu và nghe hát mẫu:
Chủ đề 6: VỀ MIỀN DÂN CA.
Tiêt 1 Học bài hát: Gà gáy
 Dân ca : Cống Khao.
 Lời mới: Huy Trân
VDST: Dài - ngắn.
- Các em ạ! Người Cống Khao là dân tộc thiểu số ở Tỉnh Lai Châu. Dân ca Cống khá phong phú với các làn điệu dân ca. Họ thường hát múa vào những dịp lễ Tết, đám cưới hay những dịp vui chung.
- Cô mời các em cung thưởng thức bài hát Gà gáy nhé!
- Bài hát có lời ca và giai điệu rất vui tươi phải không nào
* Đọc lời ca:
- Để các em dễ nhớ lời bài hát cô chia bài hát thành 4 câu hát ngắn
- Các em nghe cô hướng dẫn đọc mẫu lời ca theo tiết tấu của bài hát
- Cô đọc mẫu c1 
- Cô đọc mẫu c2 
- Cô đọc mẫu c3 
- Cô đọc mẫu c4 
* Tập hát:
- Chúng ta cùng hát từng câu nhé.
- Các em lưu ý hát gọn tiếng, rõ lời. Cuối mỗi câu có cụm từ “Ai ơi” tuy cao độ mỗi câu khác nhau nhưng chúng ta hát thể hiện rõ sắc thái như tiếng gọi gần gũi thân thương nhé!
+ Câu 1: Con gà gáy le té le sáng rồi ai ơi.
+ Câu 2: Gà gáy té le té le sáng rồi ai ơi.
- Chúng ta cùng hát nối câu 1+2
- Các em lắng nghe cô hát mẫu câu 3 và hát theo nhé!
+ Câu 3: Nắng sáng lên rồi dậy lên nương đã sáng rồi ai ơi.
+ Câu 4: Rừng và nương xanh đã sáng rồi ai ơi.
- Chúng ta cùng hát nối câu 3+4
- Vậy là cô đã hd chúng ta học xong bài hát “Gà gáy” rồi đấy. Bây giờ chúng ta cùng nghe nhạc và hát cả bài nhé! 
- Các em lưu ý cuối mỗi câu có cụm từ “Ai ơi” chúng ta hát thể hiện rõ sắc thái như cô vừa hướng dẫn nhé
3. Luyện tập, thực hành 
* Hát với nhạc đệm:
- Tiếp theo chúng ta cùng hát kết hợp gõ đệm theo phách nhé.
- Các em quan sát cô làm mẫu câu 1
- Các em gõ phách mạnh vào tiếng “con” tượng trưng là bông hoa màu đỏ, phách nhẹ vào tiếng “gáy” tượng trưng là bông hoa màu vàng
- Nào chúng ta cùng thực hiện câu 1
- Các em nghe nhạc và hát cả bài kết hợp gõ đệm theo phách nhé.
* Chốt chuyển
4. Vận dụng- sáng tạo: Dài- ngắn (5-7’)
- Bây giờ Cô trò mình cùng chuyển sang hoạt động Vận dụng sáng tạo: Dài ngắn qua trò chơi “Hãy là chú gà trống siêng năng”
- Trong hoạt động này các em sẽ được thể hiện tiếng gáy của chú gà trống ở mức độ Dài - ngắn
- Các em có biết tiếng gà trống gáy ntn không?
Nào chúng ta cùng nghe chú gà trống gọi mọi người thức dậy.
* Ở mức độ 1 các em sẽ thể hiện tiếng gà gáy ngắn.
 (Cô mẫu)
- Nào chúng ta hãy gọi mọi người thức dậy. 
* Ở mức độ 2 các em sẽ thể hiện nối tiếp tiếng gáy của chú gà trống vang và xa nhé
- Các em lưu ý thể hiện câu ò ó o o lần 2 nhỏ dần. 
- Chúng ta cùng thể hiện tiếng gáy của chú gà trống và gõ đệm theo TT nào
- Các em lưu ý thực hiện thật tốt theo 2 mức độ cô vừa hướng dẫn nhé
5. Kết thúc
- Qua hđ VDST vừa rồi thông qua việc thể hiện tiếng gà trống gáy gọi mọi người thức dậy vào buổi sáng sẽ giúp cho các em phân biệt được âm thanh dài - ngắn khác nhau.
- Tham gia tiết học ngày hôm nay em cảm thấy thế như thế nào? Chắc hẳn sẽ đọng lại trong mỗi bạn những cảm xúc tốt đẹp phải không nào? Còn cô, cô thấy tiết học ngày hôm nay rất vui. Trước khi cô trò mình tạm biệt nhau các em hãy cùng hát vang bài hát Gà gáy nhé
- Cô giáo 
- Nhạc bài hát Đàn gà trong sân
- Clip bài hát
- HA cô giáo
- Tên bài
- Vệ tinh, tỉnh Lai Châu, các hình ảnh dân tộc Cống
- HA cô hát múa trên nền rừng núi TB
- HA cô giáo 1 góc và chỉ tay bắn từng câu
C1: Con gà gáy le té le sáng rồi ai ơi!
C2: Gà gáy té le té le sáng rồi ai ơi!
C3: Nắng sáng lên rồi dậy lên nương đã sáng rồi ai ơi!
C4:Rừng và nương xanh đã sáng rồi ai ơi!
Con gà gáy le té le sáng rồi ai ơi!
Gà gáy té le té le sáng rồi ai ơi!
Nắng sáng lên rồi dậy lên nương đã sáng rồi ai ơi!
Rừng và nương xanh đã sáng rồi ai ơi!
- HA bản nhạc bài hát
- HA bản nhạc bài hát
- HA clip chạy lời karaoke
- HA cô làm mẫu
- HA câu 1 có nhạc
- HA clip chạy lời
- HA miền núi TB
Vận dụng sáng tạo: Dài - ngắn
- HA cô
- HA 2 mức độ
- HA cô
- HA clip chạy lời

File đính kèm:

  • docxgiao_an_am_nhac_lop_1_sach_ket_noi_tri_thuc_chu_de_6_ve_mien.docx