Trắc nghiệm ôn tập Sinh học Lớp 11 - Chủ đề: Cân bằng nội môi- Cảm ứng ở thực vật

doc 4 trang Mạnh Hào 24/06/2024 920
Bạn đang xem tài liệu "Trắc nghiệm ôn tập Sinh học Lớp 11 - Chủ đề: Cân bằng nội môi- Cảm ứng ở thực vật", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Trắc nghiệm ôn tập Sinh học Lớp 11 - Chủ đề: Cân bằng nội môi- Cảm ứng ở thực vật

Trắc nghiệm ôn tập Sinh học Lớp 11 - Chủ đề: Cân bằng nội môi- Cảm ứng ở thực vật
TRƯỜNG THPT AN KHÁNH
TỔ SINH-CÔNG NGHỆ
NỘI DUNG ÔN TẬP TẠI NHÀ
TỪ NGÀY 6/4 ĐẾN 11/4/2020
Ninh Kiều, ngày 04 tháng 4 năm 2020
CHỦ ĐỀ. CÂN BẰNG NỘI MÔI 
I. Hệ thống kiến thức (rồi)
II. Vận dụng
Mức độ biết
Câu 1. Ở người, nồng độ glucôzơ trong máu được duy trì ở mức
A. 0,1%.	B. 1%.	C. 1,2%	D. 0,01%. 
Câu 2. Huyết áp được duy trì ổn định nhờ bộ phận điều khiển là 
A. tim, mạch máu. 	B. thụ thể áp lực ở mạch máu. 
C. trung khu điều hoà tim mạch ở hành não. D. độ pH của máu. 
Câu 3. Nồng độ NaCl trong máu cao sẽ gây ra bệnh
A. cao huyết áp. 	B. huyết áp thấp. 	
D. ung thư máu. 	C. tiểu đường. 
Câu 4. Trong cơ chế cân bằng nội môi, bộ phận tiếp nhận kích thích có vai trò 
A. tiếp nhận kích thích từ môi trường và hình thành xung thần kinh truyền về bộ phận điều khiển. 
B. làm tăng hoặc giảm hoạt động nhằm đưa môi trường trở về trạng thái cân bằng và ổn định.
C. điều khiển các hoạt động của cơ quan bằng cách gửi đi các tín hiệu thần kinh hoặc hoocmôn.
D. làm biến đổi môi trường lí hóa bên trong cơ thể và điều khiển các hoạt động của cơ quan.
Câu 5. Thành phần chính tạo nên áp suất thẩm thấu ở máu là
A. glucôzơ.	B. axit amin.	C. NaCl.	D. axit béo.
Câu 6. Trong cân bằng nội môi, gan và thận có vai trò
A. cân bằng pH máu.	B. điều hòa lượng đường huyết.
C. cân bằng áp suất thẩm thấu.	D. điều hòa huyết áp.
Câu 7. Hoocmôn tuyến tụy gồm
A. insulin và glucagôn.	B. insulin và ađrênalin.
C. glucagôn và ađrênalin.	D. insulin và tirôxin.
Câu 8. Trong các hệ đệm có vai trò trong cân bằng pH nội môi, hệ đệm mạnh nhất là
A. hệ đệm bicacbonat.	B. hệ đệm prôtêinat.	
C. hệ đệm phôtphat.	D. hệ đệm sunfonat.
Câu 9. pH máu được duy trì ổn định là nhờ
A. hệ đệm, phổi và gan.	B. hệ đệm, phổi và thận.
C. thận, gan và phổi.	D. hệ đệm, gan và thận.
Câu 10. Hệ đệm là chất có khả năng 
A. bổ sung H+ hoặc OH- khi các chất này thiếu trong máu.
B. lấy đi H+ hoặc OH- khi các chất này dư thừa trong máu.
C. điều hòa lượng đường hoặc lượng muối trong máu.	
D. cân bằng áp suất thẩm thấu hoặc cân bằng huyết áp của cơ thể.
III. Luyện tập
Mức độ hiểu
Câu 11. Khi huyết áp tăng cao thì 
A. tim tăng nhịp đập và trương lực co, mạch máu co lại.
B. tim giảm nhịp đập và trương lực co, mạch máu co lại.
C. tim tăng nhịp đập và trương lực co, mạch máu dãn ra.
D. tim giảm nhịp đập và trương lực co, mạch máu dãn ra.
Câu 12. Glucagôn chuyển hóa glicôgen trong gan thành glucôzơ khi
A. nồng độ glucôzơ trong máu tăng.	
B. nồng độ glucôzơ trong máu giảm.
C. cơ thể vừa mới ăn nhiều tinh bột.	
D. nồng độ glucôzơ trong máu là 0,1%.
Câu 13. Sau bữa ăn thì
A. nồng độ glucôzơ trong máu tăng, tuyến tụy sẽ tiết glucagôn để làm giảm lượng đường trong máu.
B. nồng độ glucôzơ trong máu tăng, tuyến tụy sẽ tiết insulin để làm giảm lượng đường trong máu.
C. nồng độ glucôzơ trong máu giảm, tuyến tụy sẽ tiết glucagôn để làm tăng lượng đường trong máu.
D. nồng độ glucôzơ trong máu giảm, tuyến tụy sẽ tiết insulin để làm giảm lượng đường trong máu.
Câu 14. Ở người, khi rối loạn chức năng gan, làm lượng prôtêin huyết tương giảm sẽ dẫn đến hậu quả 
A. áp suất thẩm thấu của huyết tương tăng, nước ứ lại trong mô gây phù nề.
B. áp suất thẩm thấu của huyết tương giảm, nước ứ lại trong mô gây phù nề.
C. áp suất thẩm thấu của huyết tương tăng, gây cảm giác khát nước.
D. áp suất thẩm thấu của huyết tương giảm, tăng bài tiết nước tiểu.
Mức độ vận dụng
Câu 15: Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng khi nói về cân bằng nội môi?
I. Mất cân bằng nội môi sẽ dẫn đến sự rối loạn hoạt động của các tế bào và các cơ quan, thậm chí gây ra tử vong ở động vật.
II. Tham gia vào cơ chế cân bằng nội môi có hệ bài tiết, hệ tuần hoàn, hệ hô hấp, hệ nội tiết, gan và hệ đệm.
III. Phổi tham gia điều hòa pH máu bằng cách thải CO2, vì CO2 tăng lên sẽ làm tăng H+ trong máu. 
IV. Trong điều hòa áp suất thẩm thấu, thận có vai trò điều hòa hàm lượng nước và các chất tan trong máu.s	
A. 2.	B. 3. 	C. 4. 	D. 1.
CHỦ ĐỀ. CẢM ỨNG Ở THỰC VẬT
I. Hệ thống kiến thức (rồi)
II. Vận dụng
Mức độ biết
Câu 1. Ở thực vật, cảm ứng gồm 
A. hướng động và ứng động.
B. hướng động dương và hướng động âm.
C. các phản ứng sinh trưởng của cây đối với kích thích. 
D. ứng động sinh trưởng và ứng động không sinh trưởng.
Câu 2. Hướng động dương là hình thức hướng động mà các bộ phận của cây 
A. sinh trưởng hướng xa nguồn kích thích.	
B. sinh trưởng hướng tới nguồn kích thích.
C. không có sự phân chia và lớn lên của tế bào.
D. vận động theo cơ chế trương nước của tế bào.
Câu 3. Khi nói về hướng động của rễ, điều nào sau đây là đúng?
A. Rễ hướng sáng và hướng trọng lực dương.	
B. Rễ hướng sáng và hướng trọng lực âm.
C. Rễ hướng sáng dương và hướng trọng lực âm.
D. Rễ hướng sáng âm và hướng trọng lực dương.
Câu 4. Hướng tiếp xúc có ở loài thực vật nào sau đây?
A. Khoai mì	B. Mồng tơi.	C. Tre.	D. Ngô.
Câu 5: Hình thức phản ứng của cây trước một tác nhân kích thích không định hướng là
A. ứng động.	B. vận động sinh trưởng.	
C. hướng động.	D. vận động không sinh trưởng.
Câu 6: Vận động nào sau đây thuộc kiểu ứng động không sinh trưởng?
A. Rễ cây hướng tới nguồn nước.	B. Vận động quấn vòng tua cuốn bầu bí.
C. Sự đóng mở khí khổng.	D. Vận động nở hoa.
Câu 7. Hình bên mô tả hình thức cảm ứng nào ở thực vật? 
A. Hướng tiếp xúc.	
B. Hướng hóa.
C. Hướng trọng lực.	
D. Hướng sáng.
III. Luyện tập
Mức độ hiểu
Câu 8. Khi xét nguồn kích thích thích là các chất dinh dưỡng từ 1 hướng xác định thì rễ cây
A. hướng hóa âm.	B. hướng hóa dương.
C. hóa ứng động 	D. hướng trọng lực dương.
Câu 9. Trong hình thức hướng tiếp xúc, để tua quấn được quanh giá thể thì
A. tế bào ở phía tiếp xúc giá thể và ở phía không tiếp xúc có hiện tượng trương nước mạnh.
B. tế bào ở phía tiếp xúc giá thể và ở phía không tiếp xúc có tốc độ sinh trưởng như nhau.
C. tế bào ở phía tiếp xúc giá thể sinh trưởng chậm hơn ở phía không tiếp xúc.
D. tế bào ở phía tiếp xúc giá thể sinh trưởng nhanh hơn ở phía không tiếp xúc.
Câu 10. Sự vận động bắt mồi của cây gọng vó là kết hợp của
A. ứng động tiếp xúc và hóa ứng động.	
B. thủy ứng động và quang ứng động.
C. ứng động tiếp xúc và nhiệt ứng động.	
D. quang ứng động và nhiệt ứng động.
Câu 11. Cây ăn sâu bọ (thực vật bắt mồi) thường có nhiều loại, trong tự nhiên chúng sống ở những vùng đất nghèo dinh dưỡng, đặc biệt là đất thiếu
A. chất béo (lipit).	B. cacbohiđrat (đường, bột).
C. đạm (prôtêin). 	D. vitamin và sắc tố.
Câu 12. Sự nở hoa của bồ công anh thuộc hình thức ứng động nào?
A. Ứng động sinh trưởng do nhiệt độ.	
B. Ứng động không sinh trưởng do nhiệt độ.
C. Ứng động sinh trưởng do ánh sáng.	
D. Ứng động không sinh trưởng do ánh sáng.
Câu 13. Cơ chế của ứng động không sinh trưởng ở thực vật liên quan trực tiếp đến
A. ánh sáng của mặt trời.	B. nhiệt độ của môi trường.
C. sức trương nước của tế bào.	D. nguồn dinh dưỡng của cây.
Mức độ vận dụng
Câu 14. Vào rừng nhiệt đới, ta gặp rất nhiều dây leo quấn quanh những cây gỗ lớn để vươn lên cao, đó là kết quả của
A. hướng sáng.	B. hướng tiếp xúc.	
C. hướng trọng lực âm.	D. hướng hóa.
Câu 15. Để hoa tulip và hoa nghệ tây ở trạng thái nụ trong thời gian dài để vận chuyển đi xa, người bảo quản chúng ở điều kiện
A. ánh sáng cao.	B. nhiệt độ cao.	
C. nhiệt độ thấp.	D. không có O2.	
--- Hết ---
DUYỆT CỦA TỔ TRƯỞNG	 GIÁO VIÊN BIÊN SOẠN
Phùng Ngọc Bích	 Võ Văn Vũ

File đính kèm:

  • doctrac_nghiem_on_tap_sinh_hoc_lop_11_chu_de_can_bang_noi_moi_c.doc