Trắc nghiệm ôn tập Sinh học Lớp 10 - Chủ đề: Phân bào

pdf 4 trang Mạnh Hào 25/06/2024 2490
Bạn đang xem tài liệu "Trắc nghiệm ôn tập Sinh học Lớp 10 - Chủ đề: Phân bào", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Trắc nghiệm ôn tập Sinh học Lớp 10 - Chủ đề: Phân bào

Trắc nghiệm ôn tập Sinh học Lớp 10 - Chủ đề: Phân bào
1 
TRƯỜNG THPT AN KHÁNH 
TỔ SINH-CÔNG NGHỆ 
NỘI DUNG ÔN TẬP TẠI NHÀ 
TỪ NGÀY 20/4 ĐẾN 25/4/2020 
Ninh Kiều, ngày 20 tháng 4 năm 2020 
CHỦ ĐỀ. PHÂN BÀO 
I. Hệ thống kiến thức (rồi) 
II. Vận dụng 
a. Trắc nghiệm 
Câu 1: Trong quá trình nguyên phân, NST đã nhân đôi 
A. 1 lần. B. 2 lần. C. 3 lần. D. 4 lần. 
Câu 2: Quá trình nguyên phân từ một hợp tử của ruồi giấm đã tạo ra 8 tế bào mới. Số 
lượng NST đơn ở kì cuối của đợt nguyên phân tiếp theo là: 
A. 64. B. 256. C. 128. D. 512. 
Câu 3: Từ 6 tế bào sinh trứng trải qua quá trình phát sinh giao tử tạo ra số tế bào trứng là 
A. 3. B. 6. C. 9. D. 12. 
Câu 4: Có 5 tế bào phát sinh giao tử đực tham gia giảm phân. Số tinh trùng được tạo ra 
là 
A. 20. B. 10. C. 40. D. 80. 
Câu 5: Có 5 tế bào sinh dục đực sơ khai nguyên phân liên tiếp 5 lần sau đó tất cả tế bào 
tạo ra đều chuyển sang vùng chín của một loài giảm phân. Số tế bào con được tạo ra sau 
giảm phân là 
A. 20. B. 128. C. 160. D. 640. 
b. Tự luận 
Câu 1: Có 15 tế bào người tiến hành nguyên phân 4 lần. Hãy xác định: 
a. Số tế bào con được tạo ra. (240 TB) 
b. Số NST có trong tất cả các tế bào con.(11040 NST) 
c. Số NST mà môi trường cung cấp cho quá trình nguyên phân. (10350 NST) 
Câu 2: Một loài có bộ nhiễm sắc thể 2n = 20, Có 30 tế bào của loài này tham gia giảm 
phân hình thành giao tử đực thì ở kì sau của giảm phân II thống kê trong tổng số các tế 
bào con có bao nhiêu NST ở trạng thái đơn là bao nhiêu? (1200) 
Câu 3: Một tế bào sinh dục của một loài có 2n = 24 tiến hành 5 lần nguyên phân liên 
tiếp, một nửa số tế bào con tiếp tục tham gia giảm phân, tổng số phân tử ADN trong các 
tế bào con ở kì sau của lần giảm phân 2 là bao nhiêu? (768) 
III. Luyện tập 
Câu 1: Thứ tự được xếp đúng với trình tự phân chia nhân trong nguyên phân là 
A. kỳ đầu, kỳ sau, kỳ cuối, kỳ giữa. 
B. kỳ sau, kỳ giữa, kỳ đầu, kỳ cuối. 
C. kỳ đầu, kỳ giữa, kỳ sau và kỳ cuối. 
D. kỳ giữa, kỳ sau, kỳ đầu, kỳ cuối. 
Câu 2: Nguyên phân là hình thức phân bào 
A. có sự tổ hợp lại của các nhiễm sắc thể. 
B. có sự tự nhân đôi của các nhiễm sắc thể. 
C. có sự phân ly của các nhiễm sắc thể. 
2 
D. mà tế bào con có bộ nhiễm sắc thể giống tế bào mẹ. 
Câu 3: Nhiễm sắc thể kép là nhiễm sắc thể 
A. gồm hai nhiễm sắc thể đơn giống nhau và tồn tại thành cặp tương đồng. 
B. gồm hai nhiễm sắc thể đơn có nguồn gốc khác nhau, dính nhau ở tâm động. 
C. gồm hai cromatit giống hệt nhau, dính nhau ở tâm động. 
D. gồm hai cromatit giống hệt nhau, dính nhau ở đầu mút nhiễm sắc thể. 
Câu 4: Nguồn gốc của hai nhiễm sắc thể trong cặp tương đồng là 
A. một chiếc có nguồn gốc từ bố, một chiếc có nguồn gốc từ mẹ. 
B. cả hai chiếc điều có nguồn gốc từ bố. 
C. cả hai chiếc đều có nguồn gốc từ mẹ. 
D. được sinh ra từ một nhiễm sắc thể ban đầu. 
Câu 5: Nhiễm sắc thể tự nhân đôi dựa trên cơ sở tự nhân đôi của 
A. ADN. B. nhân. 
C. ti thể. D. tế bào chất. 
Câu 6: Nguyên nhân làm cho số lượng nhiễm sắc thể được duy trì ổn định ở các tế bào 
con trong nguyên phân là do 
A. có sự tự nhân đôi ADN xảy ra hai lần và sự phân ly đồng đều của các nhiễm sắc 
thể. 
B. có sự tiếp hợp và trao đổi chéo của các nhiễm sắc thể. 
C. xảy ra 1lần phân bào mà sự tự nhân đôi của nhiễm sắc thể cũng xảy ra một lần. 
D. xảy ra sự phân chia của tế bào chất một cách đồng đều cho hai tế bào con. 
Câu 7: Cơ chế tạo thành nhiễm sắc thể đơn từ nhiễm sắc thể kép là 
A. tự nhân đôi. B. phân ly. 
C. trao đổi chéo. D. tái tổ hợp. 
Câu 8: Các tế bào xôma của một sinh vật thông thường 
A. đa dạng về mặt di truyền. 
B. đồng nhất về mặt di truyền. 
C. không có khả nguyên phân. 
D. có khả năng sinh giao tử. 
Câu 9: Ý nghĩa cơ bản nhất về mặt di truyền của nguyên phân xảy ra bình thường trong 
tế bào 2n là 
A. sự chia đều chất nhân cho 2 tế bào con. 
B. sự tăng sinh khối tế bào sôma giúp cơ thể lớn lên. 
C. sự nhân đôi đồng loạt của các bào quan. 
D. sự sao chép nguyên vẹn bộ NST của tế bào mẹ cho 2 tế bào con. 
Câu 10: Có 5 tế bào đều nguyên phân liên tiếp 5 lần. Số tế bào con cuối cùng là 
A. 25. B. 160. C. 32. D. 155. 
Câu 11: Gà có 2n = 78. Vào kỳ trung gian, sau khi nhiễm sắc thể xảy ra tự nhân đôi ở 
pha S của kỳ trung gian, số nhiễm sắc thể trong mỗi tế bào là 
A. 78 nhiễm sắc thể đơn. 
B. 78 nhiễm sắc thể kép. 
C. 156 nhiễm sắc thể đơn. 
D. 156 nhiễm sắc thể kép. 
Câu 12: Môi trường cung cấp nguyên liệu tương đương với 280 nhiễm sắc thể đơn để 
một số tế bào ở ruồi giấm 2n = 8 nguyên phân với số lần như nhau. Số lần nguyên phân 
của mỗi tế bào là 
A. 2. B. 3. C. 4. D. 6. 
Câu 13: Trong một chu kỳ tế bào, thời gian dài nhất là của 
3 
A. kỳ cuối. B. kỳ đầu. 
C. kỳ giữa. D. kỳ trung gian. 
Câu 14: Nguyên phân là hình thức phân chia tế bào không xảy ra ở loại tế bào nào sau 
đây? 
A. Tế bào vi khuẩn. 
B. Tế bào thực vật. 
C. Tế bào động vật. 
D. Tế bào nấm. 
Câu 15: Loại tế bào chứa bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội là 
A. tinh tử. B. tinh trùng. C. trứng. D. hợp tử. 
Câu 16: Ở loài sinh sản hữu tính, bộ nhiễm sắc thể được duy trì ổn định qua các thế hệ là 
nhờ sự phối hợp của các cơ chế 
A. nguyên phân. 
B. nguyên phân, giảm phân và phân đôi. 
C. giảm phân và thụ tinh. 
D. nguyên phân, giảm phân và thụ tinh. 
Câu 17: Các cơ chế di truyền xảy ra với một cặp NST thường là 
(I) Tự nhân đôi NST trong nguyên phân, giảm phân. 
(II) Phân li NST trong giảm phân. 
(III) Tổ hợp tự do của NST trong thụ tinh. 
(IV) Liên kết hoặc trao đổi chéo trong giảm phân. 
(V) Trao đổi chéo bắt buộc ở kì đầu trong phân bào. 
A. 4. B. 3. C. 5. D. 2. 
Câu 18: Qua quá trình giảm phân trải qua hai lần phân bào, từ hai tế bào mẹ tạo ra 
A. 4 tế bào đơn bội. 
B. 2 tế bào lưỡng bội. 
C. 8 tế bào đơn bội. 
D. 4 tế bào lưỡng bội. 
Câu 19: Trong quá trình giảm phân, NST đã nhân đôi 
A. 1 lần. B. 2 lần. C. 3 lần. D. 4 lần. 
Câu 20: Từ 3 tế bào sinh trứng trải qua quá trình phát sinh giao tử tạo ra số tế bào trứng 
là 
A. 3. B. 6. C. 9. D. 12. 
Câu 21: Có 20 tế bào phát sinh giao tử đực tham gia giảm phân. Số tinh trùng được tạo 
ra là 
A. 20. B. 10. C. 40. D. 80. 
Câu 22: Có 5 tế bào sinh dục đực sơ khai nguyên phân liên tiếp 5 lần sau đó tất cả tế bào 
tạo ra đều chuyển sang vùng chín của một loài giảm phân. Số tế bào con được tạo ra sau 
giảm phân là 
A. 40. B. 128. C. 160. D. 640. 
Câu 23: Một tế bào sinh dục đực của 1 loài động vật (2n = 24) nguyên phân 3 đợt ở vùng 
sinh sản rồi chuyển qua vùng sinh trưởng và chuyển qua vùng chín rồi tạo ra tinh trùng. 
Số lượng tinh trùng bằng 
A. 132. B. 64. C. 32. D. 16. 
Câu 24: Một loài có bộ nhiễm sắc thể 2n = 8, Có 150 tế bào của loài này tham gia giảm 
phân hình thành giao tử đực thì ở kì sau của giảm phân I thống kê trong tổng số các tế 
bào con có bao nhiêu NST ở trạng thái kép 
A. 1200. B. 600. C. 2400. D. 1000. 
4 
Câu 25: Một tế bào sinh dục của một loài có 2n = 24 tiến hành 5 lần nguyên phân liên 
tiếp, một nửa số tế bào con tiếp tục tham gia giảm phân, tổng số phân tử ADN trong các 
tế bào con ở kì sau của lần giảm phân I là 
A. 192. B. 1536. C. 768. D. 384. 
--- Hết --- 
DUYỆT CỦA TỔ TRƯỞNG GIÁO VIÊN BIÊN SOẠN 
Phùng Ngọc Bích 
Phạm Đình Ân 

File đính kèm:

  • pdftrac_nghiem_on_tap_sinh_hoc_lop_10_chu_de_phan_bao.pdf