Trắc nghiệm ôn tập Lịch sử 12 - Bài 19+ 20: Bước phát triển của cuộc KC toàn quốc chống TD Pháp

docx 13 trang Mạnh Hào 28/12/2024 1140
Bạn đang xem tài liệu "Trắc nghiệm ôn tập Lịch sử 12 - Bài 19+ 20: Bước phát triển của cuộc KC toàn quốc chống TD Pháp", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Trắc nghiệm ôn tập Lịch sử 12 - Bài 19+ 20: Bước phát triển của cuộc KC toàn quốc chống TD Pháp

Trắc nghiệm ôn tập Lịch sử 12 - Bài 19+ 20: Bước phát triển của cuộc KC toàn quốc chống TD Pháp
BÀI 19. BƯỚC PHÁT TRIỂN CỦA CUỘC KHÁNG CHIẾN 
TOÀN QUỐC CHỐNG THỰC DÂN PHÁP (1951-1953). 
Câu 1: Tháng 12/1950 Mĩ kí với Pháp “Hiệp định Phòng thủ chung Đông Dương” nhằm mục đích gì ?
A. Kéo dài cuộc chiến tranh ở Việt Nam.	
B. Mĩ hất cẳng Pháp độc chiếm Đông Dương.
C. Mĩ tham chiếm trực tiếp với Pháp ở Đông Dương.
D. Mĩ từng bước thay chân Pháp ở Đông Dương.
Câu 2:Ngày 23/ 12/1950 Mĩ kí với Pháp văn bản nào sau đây?
A. Hiệp định Phòng thủ chung Đông Dương.
B. Hiệp ước Công nhận chính phủ Bảo Đại.
C.Hiệp định Viện trợ kinh tế tài chính.
D. Hiệp ước Hợp tác kinh tế Mĩ-Pháp.
Câu 3: Trong chiến tranh xâm lược Việt Nam cuối năm 1950, Pháp đề ra kế hoạch quân sự Đờ lát Đờtátxinhi với mong muốn là
A. tăng cường tiềm lực của Pháp ở Đông Dương.
B. củng cố và phát triển ngụy quân.
C. nhanh chóng kết thúc chiến tranh.
D. giành quyền chủ động trên chiến trường Đông Dương.
Câu 4: Kế hoạch quân sự ĐờLát đờ Tátxinhi đã có ảnh hưởng như thế nào đến cuộc kháng chiến của ta?
A. Ta có thể đẩy mạnh cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.
B. Cuộc kháng chiến của nhân dân ta ngày càng thuận lợi hơn.
C. Làm cho cuộc kháng chiến của ta trở nên khó khăn và phức tạp.
D. Ta có thể đàm phán với Pháp để chấm dứt chiến tranh.
Câu 5: Tại Đại hội đại biểu Đảng lần thứ II của ĐCS Đông Dương, Đảng ta ra hoạt động công khai với tên gọi
A. Đảng Cộng sản Việt Nam.	B. Đảng Lao động Việt Nam.
C. Đảng Cộng sản Đông Dương.	D. Đảng Xã hội Việt Nam.
Câu 6: Một trong ba phương châm của công cuộc Cải cách giáo dục phổ thông ở Việt Nam 1950-1953 là 
A. “Phục vụ nhân dân”.	B. “dân tộc hóa”.	
C. “phục vụ kháng chiến”.	D. “đại chúng hóa”.
Câu 7: Để bồi dưỡng sức dân, đầu năm 1953 Đảng và Chính phủ Việt Nam có biện pháp nào?
A. Cung cấp lương thực thực phẩm cho nông dân.
B. Phát động quần chúng triệt để giảm tô và cải cách ruộng đất.
C. Cải cách ruộng đất chia ruộng cho nông dân.
D. Vận động mọi người tăng gia sản xuất, thực hành tiết kiệm.
Câu 8: Điểm chung về mục đích của Kế hoạch Rơ ve và kế hoạch quân sự ĐờLát đờ Tátxinhitrong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam 1945-1954 của thực dân Pháp là
A. chuẩn bị tiến công lên Việt Bắc.	B. giành quyền chủ động trên chiến trường.
C. nhanh chóng kết thúc chiến tranh.	D. khóa chặt biên giới việt Trung.
Câu 9: Tháng 9/1951 Mĩ kí với Bảo Đại văn bản nào dưới đây nhằm ràng buộc chính phủ Bảo Đại vào Mĩ?
A. Hiệp định Phòng thủ chung Đông Dương.	
B. Hiệp ước Công nhận chính phủ Bảo Đại.
C.Hiệp định Viện trợ kinh tế tài chính.	
D. Hiệp ước Hợp tác kinh tế Việt - Mĩ.
Câu 10: Trong cuộc chiến tranh xâm lược Đông Dương, từ 1950 đến 7/1954 Chính phủ Pháp đã nhận viện trợ của nước nào?
A. Nhật 	B. Mỹ. 	C. Anh.	D. Đức.
Câu 11: Nhận định chung về cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của nhân dân ta từ năm 1951 đến năm 1953 là
A. quân ta trưởng thành về mọi mặt, ta tiếp tục giữ vững quyền chủ động trên chiến trường.
B. cuộc kháng chiến của ta ngày càng khó khăn do Mỹ can thiệp sâu vào Đông Dương.
C. ta nhận được nhiều viện trợ từ các nước XHCN như Liên Xô, Cuba, Trung Quốc.
D. quân đội ta chiến thắng khắp các mặt trận buộc Pháp ngày càng sa lầy ở Đông Dương.
Câu 12: “ Gấp rút tập trung quân Âu- Phi nhằm xây dựng lực lượng cơ động chiến lược mạnh” là một trong những nội dung quan trọng của kế hoạch nào sau đây của Pháp thực hiện trong chiến tranh xâm lược Việt Nam?
A. Kế hoạchĐờ Lát đờ Tátxinhi.	B. Kế hoạch Rơ ve.
C. Kế hoạch Na Va.	D. Kế hoạch Đánh nhanh thắng nhanh.
Câu 13: Tại Đại hội đại biểu lần thứ II của ĐCS Đông Dương(2/1951) , Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thông qua văn kiện 
A. “Báo cáo Bàn về cách mạng Việt Nam”.	B. “Báo cáo chính trị”
C.“Luận cương chính trị”.	D. “ Tuyên ngôn, điều lệ Đảng”
Câu 14: Đại hội đại biểu lần thứ II của Đảng Cộng sản Đông Dương (2/1951) có ý nghĩa là
A. Đại hội xây dựng Chủ nghĩa xã hội.	B. Đại hội kháng chiến thắng lợi.
C. Đại hội kháng chiến toàn dân.	D. Đại hội xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Câu 15: Năm 1951, để tăng cường khối đoàn kết ba nước Đông Dương trong đấu tranh chống kẻ thù chung thực dân Pháp và can thiệp Mĩ đã hình thành nên tổ chức
A. Liên minh nhân dân Việt – Miên- Lào.	B. Mặt trận Việt Minh.
C. Mặt trận Khơ me Ít xa rắc.	D. Mặt trận Liên Việt.
Câu 16: Đại hội đại biểu lần thứ II của Đảng Cộng sản Đông Dương (2/1951) quyết định thành lập ở mỗi nước Đông Dương một
A. Đảng Mác-Lê nin.	B. Mặt trận thống nhất.	
C. Chính phủ liên hiệp.	D. lực lượng vũ trang.
Câu 17: Dựa vào đâu mà Pháp thực hiện kế hoạch quân sự Đờ Lát đơ Tátxinhi vào cuối năm 1950 ?
A. Viện trợ của Mĩ.	
B. Sức mạnh quân sự của Pháp.
C. Lực lượng người Việt trong quân đội Pháp.	
D. Kinh tế nước Pháp đã khôi phục sau chiến tranh.
Câu 18:Để vơ vét sức người, sức của phục vụ chiến tranh xâm lược Việt Nam, trong kế hoạch Đờ Lát đơ Tátxinhi (1950) thực dân Pháp chú trọng
A.tập trung xây dựng lực lượng cơ động chiến lược mạnh.
B.tiến hành chiến tranh tổng lực, bình định vùng tạm chiếm.
C.xây dựng phòng tuyến công sự bằng xi măng cốt sắt.
D.đánh phá hậu phương kháng chiến bằng biệt kích, thổ phỉ.
Câu 19:Việc Mĩ đồng ý với Pháp thực hiện kế hoạch Rơve (5-1949) là mốc mở đầu cho
A.chính sách xoay trục của Mĩ sang khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
B.thời kì Mĩ triển khai chiến lược toàn cầu ở khu vực Đông Nam Á.
C.quá trình Mĩ dính líu trực tiếp vào cuộc chiến tranh Đông Dương.
D.sự hình thành liên minh quân sự giữa hai cường quốc Pháp và Mĩ.
Câu 20:Để bồi dưỡng sức dân nhất là nông dân trong kháng chiến chống thực dân Pháp từ 1945-1954, Đảng và Chính phủ ta đã 
A. phát động quần chúng triệt để giảm tô và cải cách ruộng đất.
B. vận động nhân dân thực hiện đời sống văn hóa mới.
C. đẩy mạnh sản xuất công nghiệp.
D. bài trừ mê tín dị đoan.
Câu 21: Năm 1953, thực dân Pháp gặp khó khăn nào trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam?
A. Bước đầu để mất quyền chủ động. 	B. Mĩ cắt giảm nguồn viện trợ.
C. Vùng chiếm đóng bị thu hẹp.	D. Bị Mĩ ép kết thúc chiến tranh.
Câu 22: Nội dung nào không phản ánh đúng âm mưu của Mĩ ở Đông Dương trong những năm 1951-1954?
A. Ngăn chặn ảnh hưởng của Chủ nghĩa xã hội.	B. Đưa quân đội tham chiến trực tiếp.
C.Từng bước thay chân Pháp.	D. Quốc tế hóa chiến tranh Đông Dương.
Câu 23: Từ tháng 4-1957 đến tháng 7-1954, Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thực hiện
A. cải cách ruộng đất ở một số nơi trong vùng tự do.
B. giảm tức và xóa nợở những vùng thiên tai.
C. giảm tô và hoãn nợ trong các vùng có chiến sự.
D. chia lại công điền và thổ công ở vùng tạm chiếm.
Câu 24: Cơ quan ngôn luận của Trung ương Đảng Lao động Việt Nam là
A. báo Đại đoàn kết. 	B. báo Thanh niên.
C. báo Nhân dân.	D. Tạp chí cộng sản.
Câu 25: Từ năm 1950 đến năm 1954, Mĩ can thiệp sâu vào cuộc chiến tranh Đông Dương nhằm mục đích
A. giúp đỡ Pháp.	B. giúp đỡ Việt Nam.
C. thay thế Pháp.	D. kéo dài chiến tranh.
Câu 26:Cuối năm 1950, dựa vào sự viện trợ của Mĩ thực dân Pháp đề ra kế hoạch
A. Bôlae.B.Rơve.	C. Đờ Lát đơ Tátxinhi.	D. Nava.
Câu 27: Trong thời kì kháng chiến chống Pháp (1945 - 1954), sự kiện đánh dấu bước phát triển mới trong quá trình trưởng thành và lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương là
A. Đại hội đại biểu lần thứ hai của Đảng.
B. Đại hội thống nhất Mặt trận Liên Việt.
C. Đại hội Chiến sĩ thi đua và Cán bộ gương mẫu toàn quốc lần thứ nhất.
D. Hội nghị thành lập Liên minh chiến đấu Việt — Miên - Lào.
Câu 28: Để củng cố, tăng cường, mở rộng khối đại đoàn kết dân tộc và phát triển mặt trận dân tộc thống nhất, Mặt trận Việt Minh và Hội Liên hiệp quốc dân Việt Nam đã tổ chức Đại hội thống nhất thành
A. Mặt trận Việt Minh.	B. Hội Liên Việt.
C. Mặt trận Liên Việt.	D. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
Câu 29:Trong cuộc kháng chiến toàn quốc chống Pháp, ba phương châm “phục vụ kháng chiến, phục vụ dân sinh, phục vụ sản xuất” là của
A. cuộc cải cách giáo dục.	B. cuộc vận động lao động sản xuất,
C. cuộc vận động đời sống mới.	D. phong trào thi đua yêu nước.
Câu 30: “Kháng chiến hoá văn hoá, văn hoá hoá kháng chiến” là lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với đội ngũ
A. nhà báo Việt Nam.	. 	B. văn nghệ sĩ Việt Nam.
C. trí thức Việt Nam.	D.nhà giáo Việt Nam.
Câu 31:Củng cố và phát triển hậu phương vững mạnh trong cuộc kháng chiến toàn quốc chống Pháp là
A. một nhân tố quyết định to lớn nhất, đối với thắng lợi của chiến tranh.
B. điều kiện không thể thiếu được cho sự bùng nổ của chiến tranh.
C. một nhân tố thường xuyên quyết định thắng lợi của chiến tranh.
D. yếu tố quan trọng làm cho cuộc chiến tranh diễn ra trên cả nước.
Câu 32:Ý nghĩa của việc tạo ra cơ sở kinh tế, văn hoá cho chế độ dân chủ nhân dân trong cuộc kháng chiến toàn quốc chống Pháp là
A. làm cho nhân dân được hưởng quyền lợi.
B. nhân dân ngày càng gắn bó với chế độ mới.
C. động viên chiến sĩ ngoài mặt trận.
D. gây cơ sở cho chủ nghĩa xã hội.
BÀI 20: CUỘC KHÁNG CHIẾN TOÀN QUỐC
CHỐNG THỰC PHÁP KẾT THÚC (1953-1954)
Câu 1: Theo kế hoạch Nava, từ thu đông 1954 thực dân Pháp tiến công chiến lược ở Bắc Bộ nhằm giành thắng lợi quyết định về 
A. ngoại giao. 	B. chính trị và ngoại giao. 	C. quân sự.	D. chính trị.
Câu 2: Tháng 9/1953, Bộ chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam chủ trương tập trung mở những cuộc tiến công vào những hướng quan trọng mà lực lượng tương đối yếu nhằm
A. làm thất bại kế hoạch tập trung binh lực của Pháp.
B. giải phóng vừng Tây Bắc nhằm tạo điều kiện giải phóng Bắc Lào.
C. tiêu diệt toàn bộ lực lượng quân sự của Pháp.
D. buộc Pháp đàm phán kết thúc chiến tranh.
Câu 3: Trong thời kì 1945-1954, thắng lợi nào của quân đội và nhân dân Việt nam đã làm phá sản hoàn toàn kế hoạch Nava của thực dân Pháp ?
A. Chiến dịchViệt Bắc.	B.Chiến dịch Thượng Lào. 	
C. Chiến dịch Điện Biên Phủ. 	D. Chiến dịch Biên giới.
Câu 4: Ngày 7/5/1953, được sự thỏa thuận của Mĩ , Pháp đề ra kế hoạch Nava trong điều kiện 
A. Pháp ngày càng sa lầyvà thất bại trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam.
B. mong muốn kết thúc chiến tranh trong danh dự.
C. thực dân Pháp đã giành lại thế chủ động trên chiến trường Bắc Bộ.
D. cuộc chiến tranh đang ở thế giằng co, bất phân thắng bại.
Câu 5: Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp 1945-1954, thắng lợi nào đã làm xoay chuyển cục diện chiến tranh, tạo diều kiện cho cuộc đấu tranh ngoại giao của ta giành thắng lợi?
A. Chiến dịch Việt Bắc.	
B.Cuộc tiến công chiến lược đông xuân 1953-1954.	
C. Chiến dịch Điện Biên Phủ. 	
D. Chiến dịch Biên giới.
Câu 6: Tháng 5/1953, được sự thỏa thuận của Mĩ, Chính phủ Pháp cử tướng Nava làm
A. Cao ủy Pháp ở Đông Dương.
B. Toàn quyền Pháp ở Đông Dương.
C. Đại sứ Pháp ở Đông Dương.
D. Tổng chỉ huy quân đội viễn chinh Pháp ở Đông Dương.
Câu 7: Điểm then chốt của kế hoạch Nava trong thu - đông 1954 của thực dân Pháp ở Đông Dương là
A. tiến công chiến lược ở Trung bộ và Nam Đông Dương.
B. tập trung binh lực, xây dựng đội quân cơ động chiến lược mạnh.
C. chuyển lực lượng ra chiến trường Bắc Bộ, giành thắng lợi quân sự quyết định tại đây.
D. điều quân viễn chinh từ Bắc Phi sang, đề xuất Mĩ tăng thêm viện trợ quân sự.
Câu 8:Thủ tướng Pháp Lanien nói “Kế hoạch này chẳng những được Chính phủ Pháp mà cả những người bạn Mĩ cùng tán thành. Nó cho phép hi vọng mọi điều”. Đó là hi vọng của Pháp về kế hoạch nào?
A. Kế hoạch tấn công lên Việt Bắc.	B. Kế hoạch Rơve.
C. Kế hoạch Đờ Lát đơ Tátxinhi.	D. Kế hoạch Nava.
Câu 9: Trước âm mưu mới của Pháp – Mĩ ở Đông Dương, chủ trương chiến lược của ta trong đông – xuân 1953 – 1954 là
A. tập trung lực lượng mở những cuộc tiến công vào những hướng quan trọng về chiến lược mà địch tương đối yếu.
B. tập trung lực lượng mở những cuộc tiến công vào những hướng quan trọng về chiến lược mà địch có lực lượng đông, mạnh.
C. sẵn sàng giao chiến quyết định với Pháp ở đồng bằng Bắc Bộ để giành thắng lợi kết thúc chiến tranh.
D. phân tán lực lượng tiến hành chiến tranh du kích nhằm tiêu diệt sinh lực địch để giảm thế mạnh của Pháp.
Câu 10: Tháng 9/1953, Bộ chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam chủ trương tập trung mở những cuộc tiến công vào những hướng quan trọng mà lực lượng tương đối yếu nhằm
A. tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch.	
B. bẻ gãy lực lượng quân sự mạnh của địch.
C. giải phóng Lào và vùng Tây bắc Việt Nam.	
D. buộc Pháp đàm phán kết thúc chiến tranh.
Câu 11: Tháng 9/1953, Bộ chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam chủ trương tập trung mở những cuộc tiến công vào những hướng quan trọng mà lực lượng tương đối yếu nhằm
A. phát triển lực lượng.	
B. giải phóng đất đai .	
C. giải phóng Lào và vùng Tây bắc Việt Nam.	
D. buộc Pháp đàm phán kết thúc chiến tranh.
Câu 12: Thực hiện quyết định của Bộ Chính trị, trong đông – xuân 1953- 1954, quân ta mở một loạt chiến dịch tiến công địch ở
A. Tây Nguyên và Nam Trung bộ.	B. Tây Nguyên và Đông Nam bộ.
C. hầu khắp các chiến trường Đông Dương.	D. đồng bằng Bắc Bộ và Thượng Lào.
Câu 13: Ý nghĩa của cuộc tiến công chiến lược Đông – Xuân 1953 – 1954 của quân dân ta làm cho
A. bộ đội chủ lực ta ngày càng trưởng thành.	B.Pháp bị đẩy sâu vào tình thế bị động.
C. kế hoạch Nava phá sản hoàn toàn.	D. kế hoạch Nava bước đầu bị phá sản.
Câu 14: Kế hoạch Nava của thực dân Pháp đến năm 1953 bước đầu bị phá sản thể hiện ở chỗ 
A. lực lượng của chúng bị phân tán thành 5 nơi.
B. lực lượng của chúng bị tổn thất lớn lao.
C. thất bại nặng nề ở Điện Biên Phủ.
D. ngày càng sa lầy trong cuộc chiến tranh Đông Dương. 
Câu 15: Năm 1953, Pháp thực hiện kế hoạch quân sự Nava với hi vọng 
A. tiêu diệt toàn bộ quân đội chủ lực của nhân dân ta.
B. thực hiện kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh.
C. chiếm lấy vị trí chiến lược ở Điện Biên Phủ.
D. giành thắng lợi quyết định để kết thúc chiến tranh trong danh dự.
Câu 16: Sau năm 1950, Mĩ tiếp tục can thiệp vào cuộc chiến Đông Dương vì 
A. Đông Dương là bộ phận quan trọng của chiến lược toàn cầu của Mĩ.
B. để từng bước xâm lược Đông Dương gạt Pháp ra khỏi nơi này.
C. Pháp là đồng minh của Mĩ .
D. Pháp bị sa lầy trong cuộc chiến Đông Dương.
Câu 17: Chiến dịch nào được đánh dấu là “mốc son chói lọi bằng vàng của lịch sử” chống Pháp trong chiến tranh xâm lược Việt Nam 1945-1954?
A. Chiến dịch Việt Bắc thu đông 1947.	B. Chiến dịch Biên giới thu đông 1950.
C. Chiến dịch Thượng Lào tháng 1/1954.	D. Chiến dịch Điện Biên Phủ 1954.
Câu 18: Theo nội dung Hiệp định Giơnevơ 1954 về Đông Dương, Việt Nam lấy vĩ tuyến nào làm giới tuyến quân sự tạm thời?
A. Vĩ tuyến 15.	B. Vĩ tuyến 16.	C. Vĩ tuyến 17.	D. Vĩ tuyến 18.
Câu 19: Theo nội dung Hiệp định Giơnevơ 1954 về Đông Dương, khi nào Việt Nam thống nhất bằng cuộc tổng tuyển cử có sự giám sát của Ủy ban quốc tế?
A. Một năm sau khi kí hiệp định.	B. Hai năm sau khi kí hiệp định.
C. Ba năm sau khi kí hiệp định.	D. Hai nươi năm sau khi kí hiệp định.
Câu 20: Sự kiện đánh dấu thắng lợi cuộc kháng chiến của nhân dân ta chống thực dân Pháp (1945-1954) kết thúc là 
A. chiến thắng Điện Biên Phủ 1954
B. Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương được ký kết.
C. chiến thắng Điện Biên Phủ và Hiệp định Giơnevơ.
D. bắt sống toàn bộ bộ chỉ huy của Pháp ở Điên Biên Phủ.
Câu 21: “56 ngày đêm khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt, máu trộn bùn non, gan không núng, chí không mòn..”. là nói về chiến dịch nào?
A. Chiến dịch Biên giới thu – đông 1950.	B. Chiến dịch Điện Biên Phủ 1954.
C. Chiến dịch Tây Nguyên.	D. Chiến dịch Hồ Chí Minh.
Câu 22: Nguyên tắc cơ bản nhất của Việt Nam trong việc kí Hiệp định sơ bộ 6/3/1946 và Hiệp định Giơnevơ 1954 là 
A.phân hóa và cô lập kẻ thù. 	B.đảm bảo giành thắng lợi từng bước. 
C.đảm bảo vai trò lãnh đạo của Đảng.	D. không vi phạm chủ quyền quốc gia.
Câu 23: Điểm chung kế hoạch Rơve 1949, Kế hoạch Đờ Lát đờ Tátxinhi 1950 và kế hoạch Nava 1954 của thực dân Pháp là
A. tiếp tục thống trị lâu dài Việt Nam. 	B. kết thúc chiến tranh trong danh dự . 
C. muốn xoay chuyển cục diện chiến tranh. 	D.phô trương thanh thế, sức mạnh.
Câu 24: Từ cuối năm 1953 đến đầu năm 1954, để công phá kế hoạch Nava ta phân tán địch ra những vùng nào?
A. Lai Châu, Sê Nô, Điện Biên Phủ, Ninh Bình.
B. Biện Biên Phủ, Thà khẹt, Plâyku,Kon Tum. 
C. Sê Nô, Điện Biên Phủ, Luông Phabang, Mường Thanh.
D. Điện Biên Phủ, Luông Phabang, Plâyku, Sê Nô.
Câu 25: Trong đợt tiến công lần 3 từ ngày 1-5 đên 7-5-1954 của chiến dịch Điện Biên Phủ quân ta đồng loạt tiến công vào khu vực nào của địch?
A. Cứ điểm Him Lam và phân khu Bắc.	B. Các cứ điểm phía đông khu trung tâm.
C. Khu Trung tâm và phân khu Nam.	D. Khu trung tâm và phân khu Bắc.
Câu 26: Chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954 có ý nghĩa như thế nào?
A. Kết thúc cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược.
B. Tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc đấu tranh ngoại giao của ta giành thắng lợi.
C. Buộc Pháp phải rút quân xâm lược khỏi Đông Dương.
D. Ta đã thu toàn bộ vũ khí và phương tiện chiến tranh của Pháp.
Câu27:Trong thời kì 1945-1954, các chiến dịch của quân đội và nhân dân Việt Nam đều nhằm
A.củng cố và mở rộng căn cứ địa kháng chiến Việt Bắc.
B.phá âm mưu đánh nhanh, thắng nhanh của giặc Pháp.
C.hỗ trợ chiến tranh du kích trong vùng tạm bị chiếm.
D.tiêu diệt một bộ phận sinh lực của thực dân Pháp.
Câu 28: Điểm chung về hoạt động quân sự của quân dân Việt Nam trong các chiến dịch Việt Bắc thu -đông 1947, Biên giới thu -đông 1950 và Điện Biên Phủ năm 1954 là có sự kết hợp giữa
A. đánh điểm diệt viện và đánh vận động.	
B. chiến trường chính và vùng sau lưng địch.
C. tiến công quân sự và nổi dạy của nhân dân.	
D. bao vây, đánh lấn và đánh công kiên.
Câu 29:Trong cuộc tiến công chiến lược Đông xuân 1953-1954, quân đội nhân dân Việt Nam thực hiện kế sách gì để đối phó với kế hoạch Nava?
A. Lừa địch để đánh địch.	B. Đánh điểm diệt viện.
C. Đánh vận động và đánh công kiên. 	D. Điều địch để đánh địch.
Câu 30: Trong chiến dịch Điện Biên Phủ (1954), quân đội Việt Nam thực hiện
A. lấy nhiều đánh ít.	B. lấy lực thắng thế.
C. lấy nhỏ đánh lớn. 	D. lấy ít địch nhiều.
Câu 31:Tại sao Pháp lại chấp nhận đàm phán với ta tại Hội nghị Giơnevơ?
A. Do sức ép của Liên Xô.	B. Pháp sợ Trung Quốc đưa quân sang.
C. Pháp thất bại ở Điện Biên Phủ.	D. Dư luận của nhân dân thế giới.
Câu 32:Hiệp định Giơnevơ là văn bản pháp lí quốc tế ghi nhận các quyền nào cho các nước Đông Dương?
A. Quyền được hưởng độc lập, tự do.	B. Các quyền dân tộc cơ bản.
C. Quyền chuyển quân, tập kết theo giới tuyến.	D. Quyền tổ chức tổng tuyển cử.
Câu 33: Nguyên nhân cơ bản quyết định thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp 1945-1954 là
A. sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng đứng đầu là Hồ Chí Minh.
B. truyền thống yêu nước, anh hùng bất khuất của dân tộc.
C. căn cứ hậu phương vững chắc và khối đoàn kết toàn dân.
D. tình đoàn kết chiến đấu của nhân dân ba nước Đông Dương.
Câu 34: Cuộc kháng chiến chống Pháp 1945-1954 của nhân dân Việt Nam thắng lợi đã tác động như thế nào đến các nước ở châu Á, châu Phi và khu vực Mĩ Latinh?
A. Cổ vũ mạnh mẽ phong trào giải phóng dân tộc.
B. Cổ vũ mạnh mẽ phong trào hòa bình.
C. Cổ vũ mạnh mẽ phong trào dân chủ.
D. Cổ vũ mạnh mẽ phong trào không liên kết.
Câu 35:Căn cứ địa trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân Việt Nam ( 1945-1954) không phải là
A. nơi đứng chân của lực lượng vũ trang.	B. một loại hình hậu phương kháng chiến.
C. trận địa tiến công quân xâm lược. 	D. nơi đối phương bất khả xâm phạm.
Câu 36: Trong những năm 1953-1954, để can thiệp sâu vào chiến tranh Đông Dương, Mĩ đã 
A. kí với Pháp Hiệp định Phòng thủ chung Đông Dương.
B. Viện trợ cho Pháp triển khai kế hoạch Rơ ve.
C. Công nhận chính phủ Bảo Đại do Pháp dựng lên.
D. tăng cường viện trợ cho Pháp thựchiện kế hoạch Na va.
Câu 37: Sau chiến tranh thế giới thứ hai chiến thắng nào của nhân dân Việt Nam đã giải phóng miền Bắc nước ta, góp phần làm tan rã hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc, cỗ vũ mạnh mẽ phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á, Phi và Mĩ Latinh?
A. Điện Biên Phủ năm 1954.
B. Kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954).
C. Kháng chiến chống Mĩ (1954-1975).
D. Cách mạng tháng Tám năm 1945.
Câu 38: Ở Việt Nam, căn cứ địa trong Cách mạng tháng Tám năm 1945 và hậu phương trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954) đều là nơi
A. tiếp nhận viện trợ từ các nước xã hội chủ nghĩa.
B. có thể bị đối phương bao vây và tiến công.
C. đứng chân của lực lượng vũ trang ba thứ quân.	
D. cung cấp sức người, sức của cho tiền tuyến.
Câu 39:Quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam được ghi nhận trong Hiệp định Giơnevơ (21/7/1954) là
A. một quốc gia tự do, có chính phủ, nghị viện, quân đội và tài chính riêng.
B. độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ.
C. tự do, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ. 
D. độc lập, thống nhất và tự do.
Câu 40:Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương là văn bản pháp lí ghi nhận quyền dân tộc cơ bản của nhân dân
A. miền Bắc Việt Nam	B. Việt Nam, Lào, Campuchia. 
C. miền Nam Việt Nam.	D. Việt Nam.
Câu 41: Phân khu Trung tâm của tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ đặt tại 
A. Mường Thanh, Hồng Cúm.	B. Bản Kéo, Hồng Cúm.
C. Độc Lập, Nà Sản.	D. Mường Thanh.
Câu 42: Đối với thế giới, chiến thắng Điện Biên Phủ (1954) có ý nghĩa 
A. Đánh dấu bước phát triển của phong trào giành độc lập trên thế giới.
B. đập tan âm mưu câu kết của các thế lực phản động quốc tế. 
C. đánh dấu sự sụp đổ của chủ nghĩa thực dân cũ.
D. mở đầu thời kì tan rã của chủ nghĩa thực dân cũ cùng hệ thống thuộc địa.
Câu 43:Nhân tố quyết định thắng lợi tại Hội nghị Giơnevơ, kết thúc cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân Việt Nam, Lào, Campuchia là
A. sự giúp đỡ của các nước xã hội chủ nghĩa.
B. thắng lợi trong chiến dịch Biên giới năm 1950.
C. chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954.
D. sự đoàn kết ba nước Việt Nam, Lào, Campuchia.
Câu 44: Việc thực hiện phương hướng chiến lược của ta trong Đông - Xuân 1953 - 1954 sẽ có tác dụng
A. làm cho địch tập trung quân chủ lực, giúp ta tiêu diệt toàn bộ lực lượng chủ lực của chúng.
B. khiến địch phải tập trung vào vùng đồng bằng, giúp ta sử dụng lối đánh du kích.
C. đánh lạc hướng tiến công của địch, tạo so sánh lực lượng có lợi cho ta.
D. khiến địch phải bị động phân tán tạo điều kiện thuận lợi cho ta.
Câu 45: Xây dựng tập đoàn cứ điểm mạnh, chấp nhận giao chiến với ta tại Điện Biên Phủ, Pháp - Mĩ âm mưu
A. giành lại thế chủ động tại chiến trường Tây Bắc.
B. bảo vệ Tây Bắc Việt Nam, ngăn liên lạc của ta với Lào. 
C. thu hút và tiêu diệt bộ đội chủ lực của ta.
D. uy hiếp tinh thần của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến.
Câu 46: Các phân khu của tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ là
A. phân khu Mường Thanh, Bản Kéo, Nam.
B. phân khu Bắc, Trung tâm, Nam. 
C. phân khu Bắc, Bản Kéo, Nam.
D. phân khu Trung tâm, Mường Thanh, Bản Kéo.
Câu 47:Sau khi Liên quân Việt - Lào mở cuộc tiến công địch ở Thượng Lào (1/1954), Nava buộc phải tăng cường lực lượng cho
A. Luông Phabang và Mường Sài.	B. Xavannakhét và Xênô.
C. thị xã Lai Châu và Điện Biên Phủ. 	D. Kon Tum và Plâyku.
Câu 48:Nội dung cơ bản của kế hoạch Nava trong thu - đông năm 1953 và xuân năm 1954 là
A. phòng ngự ở Bắc Bộ, tiến công bình định Trung Bộ và Nam Đông Dương.
B. chuyển lực lượng ra Bắc Bộ, tạo thế lực trên bàn đàm phán.
C. tập trung lực lượng tiến công để giành lại thế chủ động
D. mở rộng hoạt động thổ phỉ, biệt kích ở vùng rừng núi, biên giới.
Câu 49:Một trong những khó khăn khi Pháp - Mĩ thực hiện kế hoạch Nava là
A. xây dựng lực lượng cơ động chiến lược.
B. thực hiện tiến công chiến lược quy mô lớn.
C. tập trung và phân tán lực lượng.
D. thế và lực mạnh trên chiến trường.
Câu 50: Kế hoạch Nava khi mới ra đời đã hàm chứa yếu tố thất bại, bởi vì
A. Mĩ bất đồng vì ý đồ của Mĩ muốn thay Pháp ở Đông Dương.
B. Pháp không đủ quân để xây dựng lực lượng chiến lược như trong kế hoạch.
C. Pháp mất hoàn toàn quyền chủ động trên chiến trường Đông Dương.
D. nó ra đời trong thế bị động, mâu thuẫn giữa thế và lực với mục tiêu chiến lược của Pháp.
Câu 51: Nội dung lúc đầu chưa được đề cập trong kế hoạch Nava là
A. xây dựng Điện Biên Phủ thành tập đoàn cứ điểm mạnh nhất Đông Dương.
B. tập trung lực lượng quân cơ động ở đồng bằng Bắc Bộ là 44 tiểu đoàn.
C. mở rộng hoạt động thổ phỉ, biệt kích ở vùng núi, biên giới.
D. mở cuộc tiến công lớn vào vùng giáp Ninh Bình, Thanh Hoá.
Câu 52: Một trong những nhiệm vụ chính được Đảng Lao động Việt Nam đề ra trong kế hoạch quân sự Đông - Xuân 1953 - 1954 là
A. mở rộng căn cứ địa.	B. tiêu diệt sinh lực địch.
C. giữ vững thế chủ động. 	D.giữ vững vùng tự do.
Câu 53:“Tập trung lực lượng mở những cuộc tiến công vào những hướng quan trọng về chiến lược mà địch tương đối yếu ”, là phương hướng chiến lược của ta trong
A. chiến dịch Biên giới thu - đông năm 1950.
B. chiến dịch Hoà Bình đông - xuân 1951 - 1952.
C. cuộc Tiến công chiến lược Đông - Xuân 1953 - 1954.
D. chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954.

File đính kèm:

  • docxtrac_nghiem_on_tap_lich_su_12_bai_19_20_buoc_phat_trien_cua.docx