Thuyết trình Ngữ văn Lớp 12 Nhóm 3 - Vợ chồng A Phủ. Ai đã đặt tên cho dòng sông
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thuyết trình Ngữ văn Lớp 12 Nhóm 3 - Vợ chồng A Phủ. Ai đã đặt tên cho dòng sông", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Thuyết trình Ngữ văn Lớp 12 Nhóm 3 - Vợ chồng A Phủ. Ai đã đặt tên cho dòng sông
Nhóm 3 Vợ chồng A Phủ Ai đã đặt tên cho dòng sông Vợ nhặt Thành viên: Triệu Quang Dũng Đinh Hoàng Hải Vũ Hồng Phong Lê Lan Phương Lương Hoàng Giang Ngô Thu Hường Hà Thị Tuyết Mai A- Tổng quát Tác giả Là người có vốn sống phong phú, có sức sáng tạo dồi dào và là một trong những cây bút hàng đầu của văn xuôi hiện đại Việt Nam Sáng tác thường thiên về diễn tả sự thật đời thường. Theo ông “ Viết văn là một quá trình đấu tranh để nói ra sự thật. Đã là sự thật thì không tầm thường, cho dù phải đạp vỡ những thần tượng trong lòng người đọc” . Ông là một người có hiểu biết sâu sắc về các phong tục, sinh hoạt đời thường của nhiều vùng miền, ông có lối viết văn kể chuyện rất tự nhiên sinh động. Ngôn ngữ giàu chất tạo hình và đậm sắc màu khẩu ngữ trong sang tác văn của mình. Tô Hoài là nhà văn của thiếu nhi và dân tộc miền núi. A- Tổng quát Tác phẩm Là người có vốn sống phong phú, có sức sáng tạo dồi dào và là một trong những cây bút hàng đầu của văn xuôi hiện đại Việt Nam Hoàn cảnh sáng tác: 1952 : Tô Hoài có chuyến đi thực tế tám tháng cùng bộ đội vào giải phóng Tây Bắc. Ở đây, Tô Hoài đã ba cùng với người dân “Cùng ăn, cùng ở, cúng sống”. Chính ở nơi đây, Tô Hoài đã được sống cùng đôi vợ chồng là A Phữ và nghe họ kể chuyện về cuộc đời mình, Tô Hoài rất xúc động. Đến ngày Tô Hoài phải trở về miền xuôi, đôi vợ chồng ấy đã tiễn tha thiết “Chéo lù!, chéo lù!” (“Trở lại!, trở lại!”). Trở về, tác giả đã viết “ Đất rừng và con người miền Tây để thương để nhớ cho tôi nhiều quá, tôi không bao giờ quên!”. Từ niềm xúc động ấy, truyện “Tây Bắc” đã ra đời năm 1953. Nhân vật mị Số phận khổ đau Trước khi làm dâu Khi về làm dâu Khi trở lại làm dâu - Xinh đẹp : như 1 bông hoa ban rực rỡ - Tài năng: thổi lá hay như thổi sáo - Có người yêu, nhiều người theo đuổi -Sống như xác không hồn: ‘ lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa’ -Cam chịu sống trong căn phòng tối tăm: chỉ có ô cửa sổ nhỏ bằng bàn tay -Cắm đầu làm việc quần quật hơn cả con trâu, con ngựa -Muốn về nhà với ý định ăn lá ngón, vì thương cha nên Mị đã không ăn -Thực chất là con dâu gạt nợ: Mấy tháng đầu, đêm nào Mị cũng khóc -Sống với thân phận nô lệ Hiếu thảo: chấp nhận làm con dâu gạt nợ Có ý thức đấu tranh: ‘ Bố đừng bán con cho nhà giàu’ Sức Sống tiềm tàng Không khí ngày xuân những chiếc váy hoa phơi trên mỏm đá tiếng trẻ con cười đùa trên sân tiếng sáo gọi bạn đầu làng Tâm hồn mị sống lại - Tiếng sáo: + khi trầm khi bổng + Khi gần khi xa - Tiếng sáo đưa Mị về lại quá khứ hạnh phúc, tự do: ‘ Mị nhẩm theo, lòng Mị đang sống về ngày trước’ - Tiếng sáo đánh thức tâm hồn, ‘ Mị thấy Mị trẻ lắm ..’-> Lòng ham muốn sống trỗi dậy - Tiếng sáo đánh thức sức sống bên trong nhưng đồng thời cũng buộc Mị đối diện với thực tại khổ đau-> nảy sinh ý định tự vẫn: ‘ Nếu có nắm lá ngón trong tay, Mị sẽ ăn cho chết ngay ’-> Giải thoát bế tắc Hành động thức tỉnh Nhân vật mị Hành động thức tỉnh Uống rượu: Mị lén uống rượu, uống ừng ực từng bát -> uống cái đắng cay đã qua, uống cái khát khao của phần còn lại Lấy mỡ bỏ vào đèn, khơi thêm ngọn lửa Muốn đi chơi : ‘ búi lại tóc, với tay lấy váy hoa -. Tiếng đàn thôi thúc khiến Mị chẳng còn quan tâm đến câu nói của A Sử : ‘ Mày muốn đi chơi à?; Khi bị A Sử trói đứng, Mị cẫn còn say theo tiếng sáo mà vùng bước đi, quên cả việc đang bị trói Khi sợi dây thít lại, đau nhức, Mị trở về thực tại cà đau đớn -> giấn mơ tan biến Khi Mị nhớ ề câu chuyện người đàn bà buh trói chết-> Mị cựa quậy-> biểu hiện của lòng ham sống -> thoát khỏi những đêm dài tăm tối, vượt qua ô cửa nhỏ -> A Sử trói được thể xác, không trói được tâm hồn Mị Nhân vật mị Nhân vật mị Phản kháng mãnh liệt Ngọn lửa tâm hồn Đồng cảm - Trời rét nên Mị cũng ra sân thổi lửa hơ tay mặc cho A Sử có đánh - Nhiều đêm, Mị thấy A Phủ bị trói đứng nhưng cô vẫn thản nhiên , bởi đó là chuyện thường thấy ở nhà Thống Lý Pá Tra -Sự xuất hiện của ‘dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai hõm má đã xám đen lại’ Nghĩ đến mình ngày trước Ngọn lửa đêm đông Nhân vật mị -Dù đã nghĩ đến hậu quả nếu mình cứu A Phủ nhưng Mị cũng quyết định cứu người -Mị đứng trong bóng tối nhiều suy tư rồi vùng chạy theo A Phủ -> lòng nhân ái đã chiến thắng sợ hãi -> tiếng gọi tự do thôi thúc, niềm tin vào ngày mai Nhân vật A Phủ Số phận đặc biệt Mồ côi cha mẹ sống sót sau trận dịch 10 tuổi bị đem bắt cho người Thái Trốn thoát và lưu lạc đến Hồng Ngài trên núi cao Nhiều cô gái ao ước được lấy làm chồng Người làm công gạt nợ Dám đánh con quan sẵn sàng trừng trị kẻ ác Vẫn là người tự do bôn ba rong đuổi ngoài rừng Không sợ cường quyền: mất bò điềm nhiên cãi lại thống Lý Không sợ cái chết: lấy cọc, roi mây cho người ta trói NHÂN VẬT A PHỦ Đánh Giá – Đây là câu chuyện về những người dân lao động vùng cao Tây Bắc không cam chịu bọn thực dân, chúa đất áp bức, đày đọa, giam hãm trong cuộc sống tăm tối đã vùng lên phản kháng, đi tìm cuộc sống tự do. Tác phẩm khắc họa chân thực những nét đặc sắc về phong tục, tập quán, tính cách và tâm hồn người dân các dân tộc thiểu số – L ên án bọn thực dân, chúa đất độc ác dã man tàn bạo; bày tỏ sự cảm thông thấu hiểu nỗi thống khổ của người dân nghèo miền núi và khẳng định sức sống ngoan cường , khát vọng tự do tiềm tàng ở người dân lao động– Qua tác phẩm, nhà văn còn phản ánh quá trình đấu tranh từ tự phát đến tự giác, chỉ ra con đường đấu tranh để giải phóng của người dân miền núi dưới ách áp bức của bọn thực dân phong kiến. – Nghệ thuật xây dựng nhân vật : Khắc họa nhân vật sinh động, có cá tính rõ nét. Hai nhân vật Mị và A Phủ có số phận giống nhau nhưng tính cách khác nhau đã được tác giả thể hiện bằng bút pháp thích hợp.– Ngòi bút tả cản h đặc sắc: (Cảnh tết, cảnh xử kiện)– Nghệ thuật trần thuật rất thành công với giọng kể trầm lắng đầy cảm thông, yêu mến; nhịp kể chậm xúc động có khi hòa vào dòng tâm tư của nhân vật, vừa bộc lộ nội tâm của nhân vật vừa tạo được sự đồng cảm– Ngôn ngữ sinh động được chọn lọc, sáng tạo giàu tính tạo hình vừa giàu chất thơ GIÁ TRỊ NGHỆ THUẬT GIÁ TRỊ NỘI DUNG Tác giả Hoàng Phủ Ngọc Tuờng quê ở Quảng Trị, nhưng sinh ra và lớn lên ở Huế. Là một trong những nhà văn chuyên về bút kí. Nét đặc sắc trong trong thơ của ông là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa chất trí tuệ và tính trữ tình, giữ nghị luận sắc bén với suy tư đa chiều được tổng hợp từ vốn kiến thức phong phú về triết học, văn hóa, lịch sử, địa lý, Tất cả được thể hiện qua lối hành văn hướng nội, súc tích, mê đắm và tài hoa. Xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác “Ai đã đặt tên cho dòng sông” in trong tập bút kí cùng tên được Hoàng Phủ Ngọc Tường viết vào tháng 1 năm 1981 với lòng yêu nước, tinh thần dân tộc sâu sắc đối với thiên nhiên đất nước và truyền thống văn hóa lịch sử lâu đời của dân tộc. Đoạn trích nằm ở phần đầu bài tùy bút Ý nghĩa nhan đề Ai đã đặt tên cho dòng sông là một câu hỏi đầy suy tư. Sông hương là hiện thân cho vẻ đẹp của một dòng sông êm đềm, thơ mộng, bí ẩn và sâu lắng. Dòng sông ấy cũng là biểu tượng cho vẻ đẹp của con người, tích tụ những giá trị văn hóa, tinh thần của một miền quê đất nước. Sông Hương chính là sông thơm, vì yêu quý con sông xinh đẹp, người dân hai bờ sông đã nấu hàng trăm loài hoa đổ xuống dòng sông, làm cho nước sông Hương tỏa hương mãi mãi. Tác giả dùng câu hỏi đặt tên cho bài kí là một cách lối cuốn, hấp dẫn người đọc về một cái tên đẹp, gợi niềm ngưỡng mộ thiêng liêng với những ai đã khám phá ra dòng sông và mảnh đất này. A. Tổng quát Vẻ đẹp của sông Hương ở thượng nguồn B- PHÂN TÍCH TÁC PHẨM I. Vẻ đẹp của dòng sông Hương trong cuộc hành trình từ nguồn ra biển Mang vẻ đẹp hoang dại, bí ẩn, dữ dội, được tác giả ví “Như một bản trường ca của rừng già, rầm rộ giữa bóng cây đại ngàn, mãnh liệt qua những ghềnh thác, cuộc xoáy như cơn lốc vào những đáy vực bí ẩn.” Cũng có lúc lại trở nên dịu dàng, say đắm, hiền lành. Vẻ đẹp của sông Hương còn được tác giả ví như một cô gái Di-gan mang vẻ đẹp của sự phóng khoáng và man dại đầy hấp dẫn, khó cưỡng chế mà thực thu hút. Đó là vẻ đẹp bản năng, hoang sơ. Khi ra khỏi rừng già: Rừng già đã “chế ngự sức mạnh bản năng” nên sông Hương “dịu dàng và trí tuệ”, trở thành “người mẹ phù sa ”của vùng văn hoá xứ sở, “Đóng kín tâm hồn sâu thẳm” ở cửa rừng. Tiểu kết: Bằng sự quan sát tinh tế, trí tưởng phong phú; với nghệ thuật so sánh, nhân hoá tài hoa, táo bạo, Hoàng Phủ Ngọc Tường đã phát hiện, khắc hoạ vẻ đẹp trẻ trung, hoang dại đầy cá tính cũng như vẻ đẹp bí ẩn, sâu thẳm của sông Hương gợi liên tưởng kì thú và xúc cảm mãnh liệt trong lòng người đọc. Vẻ đẹp của dòng sông Hương trong cuộc hành trình đến với “người tình” xứ Huế Sông Hương giống như “người con gái đẹp nằm ngủ mơ màng giữa cách đồng Châu Hóa đầy hoa dại” => Sự liên tưởng tinh tế lãng mạn Sông Hương rời nguồn và bắt đầu tìm đến với “thành phố tương lai của nó”, rời núi Trường Sơn, sông Hương uốn chuyển mình khoe những đường cong mềm mại, dịu dàng và nữ tính. “Ngay từ đầu khi ra khỏi vùng núi, sông Hương đã chuyển dòng một cách liên tục, vòng giữa những khúc quanh đột ngột, uốn mình theo những đường cong thật mềm ” +Từ ngã ba Tuần chảy the hướng nam bắc qua điện Hòn Chén +Chuyển qua Tây Bắc, vòng qua Nguyệt Biều, Lương Quán. +đột ngột vẽ một cung thật tròn về phía đông bắc, ôm chân đồi Thiên Mụ, xuôi về Huế. Dòng sông mềm như tấm lụa lúc thì có vẻ đẹp sắc màu biến ảo với sắc nước “ sớm xanh, trưa vàng, chiều tím” in hình nền trời Tây Nam thành phố; khi thì lại mang “vẻ đẹp trầm mặc nhất, như triết lí, như cổ thi” chảy qua những lăng mộ của vua chúa. 3 Vẻ đẹp của sông Hương trong lòng cố đô Huế Tìm đúng hướng về: vui tươi hẳn lên-người con gái trải qua bao nhiêu chặng đường, qua bao nhiêu sự đổi thay, trưởng thành đã tìm được đến với tình yêu, sánh đôi, quấn quýt bên người tình. Từ xa, nó đã nhìn thấy chiếc cầu trắng in ngần trên bầu trời , “nhỏ nhắn như những vành trăng non” => lối tưởng tượng đặc biệt, tạo nên vẻ đẹp thơ mộng và cái nhìn đầy tình yêu về dòng sông xứ Huế. Chào thành phố: giáp mặt ở cồn Dã Viên uốn một cánh cung rất nhẹ sang cồn Hiến, đường cong ấy như “một tiếng vâng không nói ra của tình yêu.” Giây phút ban đầu e lệ mà nhẹ nhàng đến thế. Tác giả đặt sông Hương trong sự so sánh với những dòng sông vĩ đại trên thế giới, có những dòng sông trôi đi quá nhanh làm cho đát và người vội vã theo mà vẫn không kịp, nhưng sông Hương lại khác. Linh hồn sông Hương đồng điệu cùng linh hồn xứ Huế, trong lòng Huế, sông Hương như muốn chảy thật chậm giống điệu slow nhẹ nhàng, khẽ khàng từng nhịp, “đấy là điêun slow tình cảm dành riêng cho Huế” 4 Vẻ đẹp của sông Hương khi rời xa “người tình xứ Huế” Cuộc hội ngộ nào rồi cũng đến lúc giã biệt. “rồi như sực nhớ lại một điều gì đó chưa kịp nói. Nó đột ngột đổi dòng rẽ ngoặt sang hướng đông tay để gặp lại thành phố lần cuối.” Cái gặp lần cuối ấy nói lên bao lưu uyến của dòng sông với người tình xứ Huế Nhà văn đã ví sông Hương như nàng Kiều lưu luyến trở lại tìm Kim Trọng để nói lời tạm biệt, “một lời thề: trước khi xuôi về biển cả. II- Vẻ đẹp của dòng sông trong ba góc nhìn: lịch sử, văn hóa và lăng kính đời thường 1. Lịch sử Dòng sông Hương hiện lên trong nét đẹp, trong sự gán bó cùng lịch sử, như chứng nhân từ quá khứ cho đến tận bây giờ Từ dòng sông biên thùy trong Địa dư của Nguyễn Trãi; nhẹ nhàng soi bóng kinh thành Phú Xuân của người anh hùng Nguyễn Huệ. Hòa mình với lịch sử bi tráng của các cuộc khởi nghĩa thế kỉ XIX Chứng nhân cho bão táp Cách mạng tháng Tám, cuộc tổng tiến công Mậu Thân năm 1968. 2 Chiều Sâu Văn Hóa Sông Hương gắn bó trong cái nôi của nền âm nhạc, thi ca dân gian, cổ điển Huế gắn bó với những tên tuổi danh nhân văn háo thế giới Nguyễn Du Vẻ đẹp sông Hương ẩn trong chều sâu linh hồn của nó, chứa đựng bản sắc rất dặc trưng và thật phong phú của một nền văn hóa cố đô, mà dòng chảy của nó khảm bao tinh hoa văn hóa dân tộc suốt ngàn đời + Là người tài nữ đánh đàn lúc đêm khuya. + Là nơi sinh thành ra toàn bộ nền âm nhạc có điểm của Huế. + Là cảm hứng để Nguyễn Du viết lên khúc đàn của nàng Kiều. + Là vẻ đẹp mơ màng Dòng sông trắng lá cây xanh trong thơ Tản Đà. + Vẻ đẹp hùng tráng như kiếm dựng trời xanh của Cao Bá Quát. + Là nỗi quan hoài vạn cổ trong thơ bà Huyện Thanh Quan. + Là sức mạnh phục sinh tâm hồn trong thơ Tố Hữu 3. Lăng kính đời thường Sau những biến cố lịch sử thăng trầm nhưng hết sức oai hùng của dân tộc, sông Hương trở về với cuộc sống bình thường. Nhìn qua lăng kính này, sông Hương nhẹ nhàng như vẻ đep người con gái xứ Huế e lệ, dịu dàng, mộng mơ : Màn sương khói trên sông Hương là màu áo điền lục, 1 sắc áo cưới của các cô dâu trẻ trong tiết sương giáng. Vẻ trầm mặc sâu lắng của sông Hương cũng như 1 nét riêng trong vẻ đẹp tâm hồn của người xứ Huế: rất dịu dàng và rất trầm tư ĐÁNH GIÁ – Bài kí ngợi ca dòng sông Hương và rộng hơn là vùng đất cố đô Huế đẹp thơ mộng hữu tình, ca ngợi lịch sử vẻ vang của Huế, ca ngợi văn hóa và tâm hồn người Huế . – Tác giả coi sông Hương là biểu tượng cho tất cả những gì là vẻ đẹp của cảnh và người đất đế đô này . – Bài kí chứng tỏ sự gắn bó máu thịt, tình yêu thiết tha với Huế và một vốn hiểu biết sâu sắc về nền văn hóa đất cố đô của tác giả HPNT – Đọan trích là đoạn văn xuôi súc tích và đày chất thơ về sông Hương. Nét đắc sắc làm nên sức hấp dẫn của đoạn văn là những cảm xúc sâu lắng được tổng hợp từ một vốn hiểu biết phong phú về văn hóa, lịch sử, địa lí và một trí tưởng tượng sáng tạo độc đáo . – Văn phong tao nhã, hướng nội, tinh tế và tài hoa 1. Giá trị nội dung 2. Giá trị nghệ thuật KIM LÂN Tiểu sử Kim Lân(1920-2007): Tên khai sinh là Nguyễn Văn Tài. Quê ở làng Phù Lưu, xã Tân Hồng, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Hoàn cảnh gia đình khó khăn, chỉ học hết tiểu học, rồi vừa làm việc vừa viết văn. Năm 1944, Kim Lân tham gia Hội Văn hóa cứu quốc, sau đó liên tục hoạt động văn nghệ phục vụ kháng chiến và cách mạng. Phong cách nghệ thuật Kim lân là cây bút chuyên viết truyện ngắn có sở trường viết về nông thôn và người nông dân. Tác phẩm chính Nên vợ nên chồng(1955), Con chó xấu xí, Có biệt tài miêu tả tâm lí nhân vật; văn phong giản dị nhưng gợi cảm,hấp dẫn; ngôn ngữ sống động. Năm 2001 nhận Giải thưởng Nhà nước về văn học Am hiểu và gắn bó sâu sắc với đời sống làng quê Bắc Bộ. VỢ NHẶT Hoàn cảnh sáng tác Là truyện ngắn xuất sắc nhất của Kim Lân in trong tập Con chó xấu xí . Dựa vào 1 phần cốt truyện cũ là tiểu thuyết Xóm ngụ cư để viết sau khi hòa bình lập lại. Ý nghĩa nhan đề Là một hiện tượng đầy nghịch lý trớ trêu trong cuộc sống bởi theo truyền thống của Việt Nam, cưới xin là chuyện thiêng liêng. Vậy mà trong thảm khốc, đói khát, người vợ cũng có thể nhặt nhạnh vu vơ ngoài đường như cọng rơm. Nhan đề không chỉ gợi sự cảm thông xót xa trước thân phận bèo bọt rẻ rúng của con người mà còn bày tỏ sự căm giận của nhà văn đến với bọn thực dân tàn bạo đã đẩy dân ta tới cảnh khốn cùng này. Cảm nhận chung về nhân vật Tràng Kim Là n hân vật trung tâm - Chủ đề tư tưởng tác phẩm Ngoại hình tuy xấu nhưng sở hữu những phẩm chất tốt đẹp Qua Vợ Nhặt, Kim Lân tái hiện chân thực cuộc sống đói khổ đến cùng cực của người nông dân Việt Nam năm Ất Dậu Người dân ngụ cư xấu xí bất hạnh Ngoại hình Tính cách khác người Gia cảnh - Được miêt tả qua vài nét phác hoạ - Gây ấn tượng cho người đọc Nói năng vùng về , cọc cằn Sống hưu quạnh cùng mẹ già t rong căn nhà tồi tàn Đầu trọc nhẵn,hai con mắt nhỏ tí , hai bên quai hàm bạnh ra , lưng to rộng như lưng gấu - Là s ự đẽo gọt thô sơ của tạo hoá - Kết tinh phần thiên nhiên hoang dã Vừa đi vừa cười hềnh hệch -Thường lảm nhảm một mình Là người dân ngụ cư nghèo xác xơ Công việc kéo xe bò bấp bênh, nhọc nhằn Sự đồng cảm của Kim Lân đối với số phận bất hạnh => Nguy cơ ế vợ đã rõ Tâm trạng và hàn h động (diễn biến tâm trạng nhân vật) Gặp gỡ và quyết định nhặt vợ - Hoàn cảnh lấy vở: lấy được vợ vì mấy câu đùa tầm phơ tầm phào, 4 bát bánh đúc. - Cách chọn vợ đại khái : “Chợn” (sợ). Nhưng rồi tặc lưỡi “chậc” (kệ) => Một sự táo bạo liều lĩnh, đánh cuộc với cái đói để đi đến hạnh phúc đời thường. b. Trên đường về Cảm giác tự đắc, niềm vui, hồi hộp, nhưng vẫn sống và sống trong cảm giác nghi hoặc c. Khi về đến nhà (hồi hộp nhưng vẫn lấy lại được sự bình tĩnh cần thiết, nghi hoặc ) d. Sáng hôm sau khi tỉnh dậy Sự tự ý thức về hạnh phúc + “Bây giờ hắn mới thấy hắn nên người”.”Hắn xăm xăm chạy ra.căn nhà” + Tràng cảm th “nên người” và “xăm xăm ” => Hành động nhanh, mạnh, quyết định, thể hiện sự chủ động của Tràng. – Những dự cảm đổi đời + C âu cuối cùng và hình ảnh lá cờ . 1 2 3 4 Đánh giá Quyết định lấy vợ Ánh nhìn đồng cảm xót thương Lần gặp 1: - Gặp thị ở chợ tình . - L ời hò của Tràng chỉ là lời nói đùa của người lao động chứ không có tình ý gì với cô gái đẩy xe cùng mình. - Nhìn thị đồng cảm xót thương . Lần gặp 2: - Thị gầy xọp đi , quần áo tả tơi như tổ đỉa ‘’ Trên khuôn mặt lưỡi cày xám xịt trơ ra hai con mắt ’’. - Tràng bỏ tiền bao thị bốn bát bánh đúc d ù mình cũng chẳng no đủ . - Miếng ăn lúc đó là mạng sống nên đó chính lầ h ành động hào phóng -n ghĩa cử cao đẹp của Tràng. - Đưa vào chợ tỉnh mua thúng con và đồ lặt vặt ( diễn tả sự nghiêm túc, chu đáo của Tràng trước quyết định lấy vợ . ) - Đánh chén no nê . - Chấp nhận đưa người đàn bà xa lạ về nhà ( t hêm một miệng ăn , t hêm gánh nặng .) => Sự sẻ chia , đùm bọc , cưu mang giữa những người cùng cảnh ngộ *Kim Lân ca ngợi phẩm chất người Việt Nam : “ Lá lành đùm là rách “ Tràng là người có tấm lòng tốt bụng yêu thương, hành động ‘’nhặt’’ vợ không chỉ cho thấy khát khao hạnh phúc mà còn chính là hành động cứu người- một nghĩa cử cao đẹp của anh khi quyết định cưu mang người đàn bà. Hoàn cảnh lấy vợ (gặp gỡ và quyết định ‘’nhặt’’ vợ ) 1 Quyết định nhặt vợ (khát khao hạnh phúc) - Kim Lân đã m iêu tả chân thực và tinh tế diễn biến tâm trạng khi đưa người đàn bà về làm vợ Lúc đầu : Lo lắng khi chợn nghĩ “ Chả biết mình có lo nổi mình không lại đèo bòng Lúc sau : Sau một thoáng phân vân ” Chậc , kệ !” Cái tặc lưỡi không phải quyết định liều lĩnh Khát khao mái ấm gia đình Từ câu nói bông đùa -> Vợ chồng thật - Niềm khát khao hạnh phúc mạnh hơn tất cả -Tràng Khát khao tổ ấm có vợ có chồng- - Trong hoàn cảnh nào con người cũng cần yêu thương , nên ngay cả khi trong hoàn cảnh đói khổ Tràng vẫn quyết định cưu mang người đàn bà. 2. Đi qua xóm ngụ cư - Đi cạnh người đàn bà ‘’ có một vẻ gì phớn phở khác thường . Hắn t ủm tỉm cười nụ một mình và hai mắt thì sáng lên lấp lánh .’’ - Người trong xóm nhìn thì ‘’t hích ý , mặt vênh vênh ’’ - Trên đường cũng lúng túng không biết nói gì nhưng t rong lòng trào dâng hạnh phúc . - Quên đi cảnh sống ê chề , khó khăn , c hỉ còn tình nghĩa với người đàn bà . -’’ Có gì mới mẻ , là lạ ấm áp mơn man ’’ *Kim Lân đã đan xem lời bình luận ngoại đề -> Niềm khát khao hạnh phúc , sự đổi thay tâm lí* 02 01 Tràng v ui sướng, thậm chí còn ngờ ngợ: ‘’Ra hắn đã có vợ rồi đấy ư?’’ -> Câu hỏi này thể hiện tâm trạng ngạc nhiên, vui sướng ngỡ ngàng vì việc nhặt được vợ giống như một giấc mơ. ( Chỉ qua hai lân tầm phơ tầm phào mà thành vợ chồng ) - Bước ra sân đợi mẹ , nôn nóng khó xử . Khi mẹ về: + Reo lên + Chào hỏi vồn vã + Giới thiệu thị một cách mộc mạc , chân thành: ‘’ Kìa nhà tôi nó chào u’’ ( Câu nói ngầm chứa những mong muốn chính đáng về cuộc sống lứa đôi của con người.) - Đến lúc biết mẹ mừng cho mình, Tràng thở phào một cái. *Kim Lân không cần dùng từ ngữ gọt giũa nhưng vẫn tái hiện đầy xúc động giờ phút những người khốn khổ tìm đến nhau 3. Khi về đến nhà - Chi tiết Tràng thắp đèn lên trong đêm tân hôn chính là biểu tượng cho việc thay đổi cho một đoạn đường mới của Tràng. - Sự kiện lấy được vợ đã dẫn đến những đổi thay bất ngờ trong nhận thức và cảm xúc của Tràng: Thức dậy , ‘’ Tràng thấy êm ái lửng lơ , như người ở trong mơ đi ra.’’ - Tràn n gờ ngợ không tin mình đã có gia đình . - ‘’ Hạnh phúc khiến hắn lâng lâng khó tả .’’ -Nhà cửa sân vườn sạch sẽ, tươm tất vì có bàn tay người phụ nữ thu vén nhà cửa. -> Là bằng chứng để Tràng tin vào điều diệu kì. - Cảm thấy thấm thía, cảm động vì hạnh phúc đã mỉm cười với hắn. - Trở thành con người khác về nhận thức, hạnh động - Thấy yêu thương, gắn bó với cái nhà, hắn mới thấy nên người, có bổn phận với gia đình.’’ ‘’Xăm xăm chạy ra tu sửa căn nhà’’ Tràng thấy cuộc sống thật hạnh phúc, đó chính là niềm vui trần thế và thiêng liêng của con người . 4. Sáng hôm sau Bước ra sân, ngạc nhiên nhận ra có gì đó thay đổi Sự đổi thay diệu kì Thị Một người phụ nữ không tên, không tuổi, không quê quán, không tài sản. Một bức tranh vẽ sơ sài của tạo hóa. Hoàn cảnh gặp Tràng Lần 1, Tràng đẩy xe thóc lên tỉnh hò 1 câu cho đỡ nhọc. Thị bị mấy cô đủn ra đẩy xe thóc với Tràng. Lần 2, bắt gặp Tràng ở quán nước, thị sưng sỉa đòi ăn. Thị cắm mặt ăn 1 lèo 4 bát bánh đúc, không nói năng gì. Tràng nói đùa muốn thị về ở với mình, thị về thật. Trên đường về nhà Thị cắp theo cái thúng con, đầu hơi cúi xuống, đi sau Tràng 4 5 bước. Người đàn bà biết mọi người hướng cả ánh nhìn về phía mình, thị ngượng ngịu, chân nọ bước díu cả vào chân kia. Người vợ của Tràng Thị đảo mắt xung quanh nhà rồi nén một tiếng thở dài. Ngồi mớm trên mép giường, hai tay ôm khư khư cái thúng, mặt bồn chồn. Thị cất tiếng chào mẹ chồng:” U đã về ạ”. Sáng hôm sau, thị dậy sớm phơi quần áo, múc đầy ang nước và quét tước nhà cửa chăm chút cho cuộc sống gia đình. Bữa cơm ngày đói thật thảm hại nhưng mọi người đều ăn rất ngon. Thị đón lấy bát cám từ bà cụ, điềm nhiên và vào miệng, hai con mắt thị tối đen lại 1.Hoàn cảnh xuất thân Là một bà mẹ nghèo, già nua, xuất hiện trong bóng hoàng hôn tê tái với dáng đi “ lọng khọng” với tiếng ho “lúng lắng”. Ngoại hình D áng đi lọng khọng, chậm chạp, run rẩy, vừa đi vừa ho húng hắng, lẩm nhẩm tính toán theo thói quen người già *Nhân vật bà cụ Tứ Diễn biến tâm trạng bà cụ Tứ Trước khi biết tin con mình lấy được vợ Trong lòng bà ngổn ngang 100 mối tơ vò: Truyện xưa, truyện nay, truyện mừng, truyện tủi Tất cả như xáo trộn. Bà cụ trở về lúc sẩm tối sau một ngày làm tảo tần kiếm miếng rau, miếng cháo Bà không hề hay biết chuyện anh con trai đã nhặt một người vợ về, thấy người đàn bà lạ trong nhà bà đã rất ngạc nhiên: “Quái, sao lại có một người đàn bà nào ở trong ấy nhỉ?”, “Người đàn bà nào lại đứng ngay sau đầu giường thằng con mình thế kia?”, “Sao lại chào mình bằng u?”. Diễn biến tâm trạng bà cụ Tứ Khi biết con trai mình có vợ Sau tất cả sự ngạc nhiên, bà đã hiểu ra “Biết bao nhiêu cơ sự”, “Mắt bà nhoèn đi” Bà thương, buồn tủi cho con trai phải lấy vợ nhặt, mà trong cảnh đói khát mới lấy được vợ “Chao ôi, người ta dựng vợ gả chồng cho con là lúc nhà ăn nên làm nồi còn con mình thì”. Bà cũng thấy hờn tủi cho chính mình, có lỗi với con trai bởi không thể lo được chuyện dựng vợ gả chồng cho con chu đáo. Bà cảm thấy thương cho người đàn bà khốn khổ cùng đường mới phải lấy con trai bà, thương cho cả sự ngờ nghệch của đứa con trai: “ Người ta có gặp bước khó khăn, đói khổ này, người ta mới lấy đến con mình. Mà con mình mới có vợ được” Diễn biến tâm trạng bà cụ Tứ Khi biết con trai mình có vợ Bà mừng vì con trai đã yên bề gia thất: “ Các con đã phải duyênu cũng mừng lòng”, “ Cái mặt bủng beo u ám của bà rạng rỡ hẳn lên” chấp nhận đứa con dâu vừa được nhặt về. Bà cụ Tứ dần lo lắng cho cuộc sống các con sau này: “chúng nó có nuôi nhau sống qua được cơn đói khát này không”, “vợ chồng chúng nó lấy nhau, cuộc đời chúng nó liệu có hơn bố mẹ trước kia không” Bà đối xử tốt với nàng dâu mới bằng sự cảm thông, trân trọng : + Ân cần quan tâm con: “Con ngồi đây ... đỡ mỏi chân ” + Nói về tương lai với niềm lạc quan “biết thế nào hở con, ai giàu ba họ, ai khó ba đời” + Bảo ban các con làm ăn: “khi nào có tiền ta mua lấy đôi gà, ngoảnh đi ngoảnh lại chả mấy mà có đàn gà cho xem ”. Đánh giá Nghệ thuật Xác định tình huống truyện éo le độc đáo Tài năng phát hiện và miêu tả tâm lí nhân vật sắc sảo, tinh tế Ngôn ngữ giản dị tự nhiên, lối kể truyện sinh động, hấp dẫn Thủ pháp nghệ thuật đối lập đặc sắc giữa bóng tối và ánh sáng, chết chóc và sự sống, tuyệt vọng và hi vọng Nội dung Truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân không chỉ miêu tả tình cảnh thê thảm của người nông dân nước ta trong nạn đói khủng khiếp 1945 mà còn thể hiện được những phẩm chất tốt đẹp và sức sống kì diệu của họ: ngay trên bờ vực của cái chết, họ vẫn hướng về sự sống, khát khao tổ ấm gia đình và yêu thương đùm bọc lẫn nhau Chủ đề: Lên án tội ác của bọn thực dân , phát xít, phát hiện và khẳng định niềm khát khao hạnh phúc gia đình, niềm tin mãnh liệt của người dân lao động nghèo ở sự sống và tương lai
File đính kèm:
- thuyet_trinh_ngu_van_lop_12_nhom_3_vo_chong_a_phu_ai_da_dat.pptx