Thiết kế bài dạy Tiếng Việt Lớp 3 - Bài: Nhân hóa. Ôn cách đặt và trả lời câu hỏi như thế nào? Nguyễn Thị Lam

doc 4 trang Lê nhi 13/11/2023 1280
Bạn đang xem tài liệu "Thiết kế bài dạy Tiếng Việt Lớp 3 - Bài: Nhân hóa. Ôn cách đặt và trả lời câu hỏi như thế nào? Nguyễn Thị Lam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Thiết kế bài dạy Tiếng Việt Lớp 3 - Bài: Nhân hóa. Ôn cách đặt và trả lời câu hỏi như thế nào? Nguyễn Thị Lam

Thiết kế bài dạy Tiếng Việt Lớp 3 - Bài: Nhân hóa. Ôn cách đặt và trả lời câu hỏi như thế nào? Nguyễn Thị Lam
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
CUỘC THI THIẾT KẾ BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ
Tên bài giảng điện tử: Nhân hoá. Ôn cách đặt và trả lời câu hỏi như thế nào?
Môn: Tiếng Việt /Lớp: 3
Giấy phép: CC BY/CC BY-SA 
Giáo viên: NGUYỄN THỊ LAM
Email: nguyenthilam6971@gmail.com
Trường Tiểu học Võ Thị Sáu – Xã Đăk Mar – Huyện Đăk Hà – Tỉnh Kon Tum 
Tháng 10/2021
KẾ HOẠCH BÀI DẠY 
PHÂN MÔN: LUYỆN TỪ VÀ CÂU – LỚP 3
TÊN BÀI DẠY: Nhân hoá. Ôn cách đặt và trả lời câu hỏi như thế nào?
I. Mục tiêu:
- Tìm được những sự vật được nhân hóa, cách nhân hóa trong bài thơ ngắn (bài tập 1).
- Biết cách trả lời câu hỏi Như thế nào? (bài tập 2).
- Đặt được câu hỏi cho bộ phận câu trả lời câu hỏi đó (bài tập 3a, c, d).
*Phát triển năng lực và phẩm chất:
- Phát triển năng lực tự chủ, giải quyết vấn đề sáng tạo,giao tiếp hợp tác. năng lực ngôn ngữ để phát triển vốn từ nhân hoá, các cách nhân hoá.Đặt và trả lời câu hỏi như thế nào?
- Rèn kĩ năng đặt câu có từ nhân hoá và câu kiểu như thế nào mà em yêu thích.
- Phát triển phẩm chất chăm chỉ, tự tin khi trình bày, nhận xét đánh giá bạn.
* HSHTC: GV giúp đỡ HS tìm đúng các hình ảnh nhân hóa, đặt và trả lời được câu hỏi Như thế nào?
* HSHTT: Tìm đúng các sự vật nhân hóa ( TL thêm câu b bài 3)
II. Đồ dùng dạy học
GV: Một mô hình đồng hồ có ba kim, Phiếu bài tập 1.
III. Hoạt động dạy học
A. Khởi động: ( 4’ ) Trò chơi : Ai thông minh hơn . 
Câu 1 : Trong các câu sau, câu nào có hình ảnh nhân hoá ?
Chú gà trống gáy vang òóo..
Bông hoa cúc màu vàng.
Cái chổi dùng để quét nhà.
Đáp án đúng là: A. Chú gà trống gáy vang òóo..
Câu 2: Từ nhân hoá trong câu: “Chị ong nâu rất chăm chỉ” là: 
Chị
Chị, chăm chỉ
Chăm chỉ
Đáp án đúng là: B. Chị, chăm chỉ. 
B. Dạy bài mới: 
1/ Giới thiệu bài: (2’) 
- Để các em biết được vì sao từ chị, chăm chỉ là từ nhân hoá. Tiết luyện từ và câu hôm nay Cô sẽ hướng dẫn các con học bài: Nhân hoá. Ôn cách đặt và trả lời câu hỏi như thế nào? 
- GV: ghi bảng, HS nhắc lại.
2/ Hướng dẫn làm bài tập: (32’)
Bài 1/SGK/44: (12’) Đọc bài thơ sau và trả lời câu hỏi:
HS : Đọc yêu cầu bài 1
H: bài tập có mấy yêu cầu:
HS: 1 em đọc lại bài thơ Đồng hồ báo thức
HS : Thảo luân theo nhóm 6 rồi viết kết quả vào phiếu HT (GV giúp đỡ HS HTC)
HS: Đại diện các nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét, giúp đỡ. GV chốt ý
a.Sự vật được nhân hóa?
b.Những sự vật ấy được nhân hóa bằng cách nào?
Dùng từ ngữ để gọi sự vật như người.
Dùng từ ngữ để miêu tả sự vật như người.
Kim giờ
bác
thận trọng, nhích từng li, từng li
Kim phút
anh
lầm lì, đi từng bước, từng bước
Kim giây
bé
tinh nghịch, chạy vút lên trước hàng
Cả ba kim
cùng tới đích, rung một hồi chuông vang
HS, GV nhận xét củng cố về cách sử dụng nhân hóa, Thế nào là nhân hoá,
H: Em thích hình ảnh nhân hóa nào? Vì sao? ( HSHTT)
HS: Đặt câu có hình ảnh nhân hoá? Nêu được từ nhân hoá trong câu vừa tìm.
Bài 2/SGK/45 (9’) Dựa vào nội dung bài thơ trên, trả lời câu hỏi: 
HS : Đọc yêu cầu bài 1
HS : Thảo luân theo nhóm 2 rồi tự làm bài vào vở bài tập. 1 nhóm làm bảng phụ (GV giúp đỡ HS HTC)
HS: Đại diện các nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét, giúp đỡ. GV chốt ý
	a) Bác kim giờ nhích về phía trước như thế nào? (Bác kim giờ nhích về phía trước từng li từng li.)
	b) Anh kim phút đi như thế nào? (Anh kim phút đi từng bước từng bước.)
	c) Bé kim giây chạy lên trước hàng như thế nào? (Bé kim giây tinh nghịch chạy vút lên trước hàng.)
HS, GV củng cố giúp HS ôn luyện cách đặt và trả lời câu hỏi Như thế nào?
Bài 3/ VBT/ 23 (11’) Đặt câu hỏi cho các bộ phận câu được in đậm:
HS : Đọc yêu cầu bài 1
HS: Đặt câu hỏi ở từng câu a,b,c. (HS HT HTT làm thêm câu b)
HS : Thảo luân theo nhóm 2 rồi tự làm bài vào vở bài tập. 1 nhóm làm bảng phụ (GV giúp đỡ HS HTC)
HS: Đại diện các nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét, giúp đỡ. GV chốt ý
 a) Trương Vĩnh Ký hiểu biết rất rộng. (Trương Vĩnh Ký hiểu biết như thế nào?)
 b) Ê-đi-xơn làm việc miệt mài suốt ngày đêm. (Ê-đi-xơn làm việc như thế nào?)
 c) Hai chị em thán phục nhìn chú Lý. (Hai chị em nhìn chú Lý như thế nào?)
 d) Tiếng nhạc nổi lên réo rắt. (Tiếng nhạc nổi lên như thế nào?)
* Củng cố cách đặt câu hỏi cho bộ phận câu Như thế nào?
* HS Đặt câu kiểu như thế nào?
 C. Củng cố - dặn dò: (1’)
Trò chơi : Đố bạn .
Câu 1: Tớ là ai?
Tớ sinh từ biển, từ sông
Bay lên lơ lửng mênh mông lưng trời
Cõi tiên thơ thẩn rong chơi
Gặp miền giá rét lại rơi xuống trần .
 Đáp án: Giọt mưa
Câu 2 :   
Tôi là ai?
Quanh năm tôi bảo vệ
Những bạn cây trong vườn
Những bạn cây dễ thương,
Hiền lành và chăm chỉ
 Đáp án: hàng rào
Câu 3 :   
Đố bạn: Con thỏ chạy như thế nào?
 Con thỏ chạy rất nhanh
GV: Hệ thống ND kiến thức vừa học. 
GV: Dặn dò
Các em về ôn lại cách đặt và trả lời câu hỏi như thế nào? Tập đặt câu có hình ảnh nhân hóa , vận dụng khi làm Tập làm văn để bài văn hay hơn.
- Chuẩn bị bài Luyện từ và câu tuần 24: Từ ngữ về Nghệ thuật. Dấu phẩy (Tìm hiểu trước về những người hoạt động nghệ thuật, các hoạt động nghệ thuật, các môn nghệ thuật.)
 ***************************************

File đính kèm:

  • docthiet_ke_bai_day_tieng_viet_lop_3_bai_nhan_hoa_on_cach_dat_v.doc