Thiết kế bài dạy môn Tự nhiên và xã hội Lớp 2 sách Kết nối tri thức - Chủ đề: Trái đất và bầu trời - Bài 30: Luyện tập ứng phó với thiên tai (Tiết 1)
Bạn đang xem tài liệu "Thiết kế bài dạy môn Tự nhiên và xã hội Lớp 2 sách Kết nối tri thức - Chủ đề: Trái đất và bầu trời - Bài 30: Luyện tập ứng phó với thiên tai (Tiết 1)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Thiết kế bài dạy môn Tự nhiên và xã hội Lớp 2 sách Kết nối tri thức - Chủ đề: Trái đất và bầu trời - Bài 30: Luyện tập ứng phó với thiên tai (Tiết 1)
THIẾT KẾ BÀI DẠY MÔN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI - LỚP 2 CHỦ ĐỀ: TRÁI ĐẤT VÀ BẦU TRỜI (Sách kết nối tri thức với cuộc sống) BÀI 30: LUYỆN TẬP ỨNG PHÓ VỚI THIÊN TAI (tiết 1) YÊU CẦU CẦN ĐẠT: - Bài học giúp học sinh hình thành các phầm chất và năng lực sau: Phẩm chất: - Giúp học sinh yêu thiên nhiên và có những việc làm thiết thực bảo vệ thiên nhiên để phòng tránh thiên tai xảy ra. Năng lực Biết được một số việc làm để ứng phó với thiên tai. Biết cách nhận xét và xử lý tình huống khi gặp thiên tai. Rèn luyện kĩ năng ứng phó với thiên tai. * Phát triển năng lực: Góp phần phát triển năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: GV: Máy tính, video bài giảng (tranh ảnh bài 30, video về thiên tai sưu tầm, video bài hát), phiếu bài tập. HS: Sách giáo khoa, vở ghi chép HOẠT DÔNG DẠY VÀ HỌC: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh *Giới thiệu: Giáo viên giới thiệu bản thân cùng hai bạn Mầm và Xanh. 1. Khởi động (5 phút): Giáo viên tổ chức trò chơi “Lật mảnh ghép” Giáo viên phổ biến luật chơi: Trên màn hình có bốn mảnh ghép tương ứng với 4 câu hỏi. Nhiệm vụ của chúng mình là hãy trả lời đúng các câu hỏi để lật mở các mảnh ghép và tìm ra bức tranh được ẩn dấu phía sau là Học sinh lắng nghe Học sinh lắng nghe và tham gia trò chơi. gì nhé. Yêu cầu học sinh quan sát kĩ bức tranh và trả lời: + Trong tranh mô tả những thiệt hại do thiên tai nào gây ra? Theo em, chúng ta cần làm gì để ứng phó với thiên tai đó ? Giáo viên dẫn dắt giới thiệu vào bài mới: Bài 30: Luyện tập ứng phó với thiên tai (tiết 1) Giáo viên nêu mục tiêu của bài: + Nêu được một số cách ứng phó nhằm giảm nhẹ những rủi ro do thiên tai gây ra ở phương. + Có ý thức chia sẻ với những người xung quanh và cùng thực hiện phòng tránh những rủi ro do thiên tai. Giáo viên nêu cấu trúc của bài: Bài gồm 2 phần. Phần 1: Khởi động Phần 2: Khám phá. Ở phần khám phá gồm 2 hoạt động: + Hoạt động 1: Tìm hiểu các biện pháp ứng phó với thiên tai. + Hoạt động 2: Nhận xét về cách xử lí khi gặp thiên tai. 2. Khám phá (15 phút): * Hoạt động 1: Những việc làm để ứng phó với thiên tai. - Yêu cầu học sinh quan sát tranh SGK (trang 112 và nêu các biện pháp phòng tránh thiên Học sinh quan sát và trả lời Do bão gây ra Học sinh lắng nghe Học sinh quan sát tranh, suy nghĩ tìm câu trả lời. tai. Hình 1: Quan sát hình đầu tiên ta thấy có hai bạn nhỏ đang trú dưới gốc cây khi trời đang mưa và có giông sét. Hành động của hai bạn nhỏ đúng hay sai? Đây là việc làm không đúng, vì trú dưới gốc cây khi trời giông sét sẽ dễ bị sét đánh đấy các em ạ. Hình 2: Cùng quan sát ở hình 2, bạn Mầm thấy gì ở hình này? Chúng mình cần lắng nghe thông tin về thiên tai từ ti vi, loa, đài,... để có thông tin chính xác, kịp thời về diễn biến thiên tai, hướng dẫn cụ thể từ chính quyền địa phương, từ đó có cách xử lí an toàn và hiệu quả nhất. Hình 3: Mọi người đang làm gì? Khi có thiên tai sắp xảy ra như động đất, sạt lỡ, bão lũ,.. thì mọi người cần đi sơ tán theo hướng dẫn của chính quyền địa phương. Hình 4: Bạn Xanh hãy chia sẻ cho cả lớp cùng biết: Người dân đang làm gì? Vậy chúng mình có biết chằng chống nhà cửa để làm gì không? Khi nghe thông tin từ đài báo thì mọi người dân cần phải có biện pháp chằng chống nhà cửa, ngoài ra cần chặt bỏ bớt những cành cây, làm chuồng giữ ấm cho vật nuôi để hạn chế những thiệt hại do Học sinh suy nghĩ và kiểm tra đáp án. Mầm: Mọi người đang lắng nghe thông tin về thiên tai từ loa phát thanh của địa phương. Quan sát, suy nghĩ, lắng nghe và kiểm tra đáp án. Xanh: Thưa cô mọi người đang chằng chống nhà cửa thiên tai gây ra. Hình 5: Chúng mình có biết ở hình 5 mọi người đang làm gì không? Mọi người đang tích trữ nước sạch để phòng khi bão lũ và hạn hán. Bên cạnh đó, chúng mình cũng cần phải tiết kiệm nước sạch nữa đấy các em. Hình 6: Bạn Mầm ơi, hình này vẽ gì đây? Trồng cây là một việc làm rất thiết thực để bảo vệ sườn núi và bờ sông nhằm hạn chế sạt lở đất và những thiệt hại rủi ro do bão lũ gây ra. Không chỉ vậy, cây xanh còn giúp bảo vệ môi trường đấy các em ạ. - Chúng mình vừa tìm hiểu về các biện pháp phòng chống thiên tai ở 6 hình trên. Để bảo vệ cho bản thân và mọi người, chúng mình cần có những biện pháp ứng phó kịp thời để hạn chế những rủi ro do thiên tai gây ra. - Giáo viên nhận xét, chốt đáp án từng hình. + Hình 1: Không trú mưa dưới gốc cây để ứng phó với thiên tai giông sét. + Hình 2 : Lắng nghe thông tin về thiên tai từ ti vi, loa đài, để ứng phó với thiên tai, bão, lũ lụt, giông tố, + Hình 3: Đi sơ tán theo hướng dẫn của chính quyền địa phương để ứng phó với thiên tai:bào, lũ lụt, lốc xoáy, + Hình 4 : Chằng chống nhà cửa để ứng phó với thiên tai: bão, lốc xoáy, Quan sát, suy nghĩ, lắng nghe và kiểm tra đáp án Mầm: Thưa cô. Mọi người đang trồng cây ạ. + Hình 5 : Tích trữ nước sạch để phòng tránh thiên tai: hạn hán, lũ lụt, + Hình 6: Trồng cây đầu nguồn để chống lũ. Cho HS xem video ngắn về ứng phó trước bão. Các em thấy hai bạn Mầm và Xanh đã có rất nhiều cách ứng phó với thiên tai. Các em thì thế nào? Hãy nêu ý kiến của mình qua 1 bài tập nhỏ dưới đây nhé. Yêu cầu học sinh xếp các từ, cụm từ (Chèo thuyền đi chơi, trồng cây, tích trữ lương thực, thực phẩm, chằng chống nhà cửa, chặt phá cây rừng, trú mưa dưới gốc cây, đốt rừng, bảo quản đồ đạc nơi khô ráo) vào hai nhóm thích hợp: Nên và không nên. Các em lấy sổ ghi chép và hoàn thành bài tập này nào. Giáo viên kết luận những việc nên làm: trồng cây, tích trữ lương thực, thực phẩm, chằng chống nhà cửa, bảo quản đồ đạc nơi khô ráo Như vậy, qua bài tập vừa rồi, chúng mình đã biết những việc nên làm để phòng chống thiên tai. Ngoài những việc vừa kể ở bài tập chúng mình còn biết những việc nào nên làm nữa để phòng chống thiên tai, mời bạn Mầm. GV kết luận: Qua phần tìm hiểu vừa rồi Xem video và trả lời các câu hỏi của giáo viên. Học sinh lấy vở ghi chép và hoàn thành bài tập Kiểm tra đáp án Mầm: dạ, lắng nghe thông tin đài báo, sơ tán đến nơi an toàn theo lệnh của chính quyền địa phương, bảo vệ vật nuôi và cây trồng trước gió bão ạ. Lắng nghe và thực hiện. chúng mình đã biết được thiên tai thường gây ra những rủi ro, thiệt hại về người và tài sản. Vì vậy, chúng ta cần có những biện pháp để phòng chống thiên tai như: Lắng nghe thông tin về thiên tai từ ti vi, loa, đài, đi sơ tán đến nơi an toàn, không trú dưới gốc cây khi có giông sét, chằng chống nhà cửa, tích trữ lương thực, nước sạch, trồng cây, không đến gần ao, hồ, sông, suối, - Giáo viên cho học sinh xem 1 số hình ảnh mà người dân miền Trung đang thực hiện để úng phó với thiên tai. Vậy khi gặp thiên tai, chúng mình cần xử lý như thế nào? Cùng đến với hoạt động thứ hai: Nhận xét về cách xử lí khi gặp thiên tai. * Hoạt động 2: Những cách xử lí tình huống khi gặp thiên tai: - Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát hình 7, 8, 9, 10 (trang 113) SGK: + Quan sát và cho biết các bạn trong mỗi hình sau đang gặp thiên tai nào? + Nhận xét cách xử lý của các bạn trong mỗi hình đó? Hình 7: Ở hình này, chúng mình thấy có một bạn nhỏ muốn về nhà trong khi trời đang mưa to, gió lớn. Nhưng người chị đã ngăn cản vì ra về trong lúc này là rất nguy hiểm. Việc làm của hai bạn nhỏ là đúng phải không các em. Hình 8: Bạn Xanh hãy nêu ý kiến của mình Lắng nghe và quan sát Quan sát các hình trong SGK, suy nghĩ và trả lời câu hỏi. Xanh: Thưa cô. Trong hình này, em nào? Đúng rồi đấy. Chúng mình thấy cách xử lí của hai bạn rất tốt để tránh bị lũ cuốn trôi hoặc bị điện giật. Hình 9: Ta thấy hai bạn đang trên đường đi học về thì gặp giông sét. Một bạn rủ cùng tạm trú dưới gốc cây nhưng bạn kia không đống ý vì dễ bị sét đánh đấy. Hai bạn xử lí như vậy có đúng không bạn Mầm? Giáo viên nhận xét, tuyên dương. Hình 10: Có hai bạn đang ở khu nội trú của trường học, bạn áo vàng rất muốn về nhà, nhưng bạn bên cạnh đã nói: Trời đang có lũ, đừng về nguy hiểm lắm. Việc xử lí của hai bạn trong lúc này là rất đúng vì lũ chảy xiết dễ nguy hiểm đến tính mạng. Qua 4 hình bên, mình đã biết đưa ra nhận xét đúng về cách xử lí của các bạn trong mỗi hình khi gặp các loại thiên tai. Ngoài những cách vừa nêu trên, chúng mình cùng quan sát cách xử lí của bạn Mầm, bạn Xanh và ghi nhớ: Đó là những cách gì nhé. Cô mời các em cùng xem đoạn video ngắn sau Giáo viên đưa sơ đồ tư duy để kết luận: Qua xem video, chúng mình thấy hai bạn Mầm và Xanh đã có những biện pháp và cách xử lý phù hợp nhằm giảm nhẹ rủi ro do thấy nước đang tràn vào nhà. Mà người em muốn xuống nền để nghịch nước nhưng người anh không cho vì sợ bị điện giật ạ. Mầm: Thưa cô, đúng ạ. Vì trú dưới gốc cây dễ bị sét đánh. Quan sát, suy nghĩ, lắng nghe và kiểm tra đáp án Xem video Học sinh lắng nghe thiên tai gây ra như là: tuyên truyền, vận động mọi người không ra khơi đánh bắt cá khi có mưa to, gió lớn. Đóng các cửa sổ, ngắt cầu giao điện. Ở những nơi cao ráo trong nhà, không ra ngoài khi trời có bão. Tránh xa cột điện đổ, dây điện đứt hay các ổ điện trong nhà nơi có thể gây chập cháy cho bản thân và cho mọi người. Ngoài ra các bạn còn có cách xử lý như là: không chơi gần bờ ao, sông, suối, đi sơ tán theo hướng dẫn của chính quyền địa phương khi có thông báo. Sơ tán theo hướng dẫn Không trú dưới gốc cây của chính quyền Biện Cách Không chơi gần cống Lắng nghe tin từ đài báo rãnh, ao hồ, pháp xử lý Ứng phó Chằng chống nhà cửa phòng với thiên khi Ở nhà kiên cố, cao ráo chống tai gặp Tích trữ lương thực, thiên thiên Bảo quản tài sản, đồ dùng thuốc, thuốc thang,.. tai tai cá nhân Đắp đê, trồng cây gây Không chơi gần cột điện rừng đổ, dây điện dứt - Ngoài các biện pháp và cách xử lý trên, các em nên học bơi để phòng tránh đuối nước khi gặp phải thiên tai. 3. Củng cố (2 phút): Yêu cầu học sinh xem và hát theo video bài hát: Ai trồng cây (Nhạc Hoàng Long, lời Bế Kiến Quốc). Bài hát gửi đến chúng mình một thông điệp: Hãy tham gia trồng cây để bảo vệ môi trường - Học sinh lắng nghe, ghi nhớ - Học sinh nghe và hát - Lắng nghe và thực hiện và giảm thiểu thiên tai. - GV nhận xét, kết thúc tiết học.
File đính kèm:
- thiet_ke_bai_day_mon_tu_nhien_va_xa_hoi_lop_2_sach_ket_noi_t.docx
- giaoan.pdf