Tập huấn Hướng dẫn đồng nghiệp trong phát triển nghề nghiệp giáo viên trường THCS
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tập huấn Hướng dẫn đồng nghiệp trong phát triển nghề nghiệp giáo viên trường THCS", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Tập huấn Hướng dẫn đồng nghiệp trong phát triển nghề nghiệp giáo viên trường THCS
HƯỚNG DẪN ĐỒNG NGHIỆP TRONG PHÁT TRIỂN NGHỀ NGHIỆP GIÁO VIÊN Đại Sảo , ngµy 23 / 9 / 2013 TRƯỜNG THCS ĐẠI SẢO XÂY DỰNG NỘI QUY LỚP HỌC HƯỚNG DẪN ĐỒNG NGHIỆP TRONG PHÁT TRIỂN NGHỀ NGHIỆP GIÁO VIÊN Mục tiêu của lớp tập huấn . Kết thúc khóa tập huấn , giáo viên cốt cán có khả năng : Hiểu rõ các khái niệm cơ bản nhất liên quan đến phát triển nghề nghiệp giáo viên và hướng dẫn đồng nghiệp trong phát triển nghề nghiệp giáo viên; Áp dụng các phương pháp, hình thức hướng dẫn đồng nghiệp phù hợp với nhu cầu của người được hướng dẫn; lập được kế hoạch hướng dẫn đồng nghiệp trong phát triển nghề nghiệp giáo viên; Tập huấn lại cho giáo viên ở địa phương về “hướng dẫn đồng nghiệp trong phát triển nghề nghiệp giáo viên”. HƯỚNG DẪN ĐỒNG NGHIỆP TRONG PHÁT TRIỂN NGHỀ NGHIỆP GIÁO VIÊN Nội dung tập huấn Chương 1: Phát triển nghề nghiệp giáo viên Hoạt động 1 : Phát triển nghề nghiệp giáo viên là gì? Hoạt động 2 : Chức năng, đặc điểm của phát triển nghề nghiệp GV Hoạt động 3 : Mô hình phát triển nghề nghiệp giáo viên là gì? Chương 2: Mô hình hướng dẫn đồng nghiệp trong phát triển nghề nghiệp giáo viên Hoạt động 4 : Khái niệm hướng dẫn đồng nghiệp trong PTNNGV Hoạt động 5 : Các lĩnh vực hướng dẫn đồng nghiệp trongPTNNGV Hoạt động 6 : Hình thức HDĐN và công cụ, phương pháp thu thập, xử lí thông tin trong hướng dẫn đồng nghiệp Chương 3: Lập kế hoạch hướng dẫn đồng nghiệp Hoạt động 7 : Yêu cầu đối với người hướng dẫn đồng nghiệp Hoạt động 8 : Lập kế hoạch hướng dẫn đồng nghiệp HƯỚNG DẪN ĐỒNG NGHIỆP TRONG PHÁT TRIỂN NGHỀ NGHIỆP GIÁO VIÊN CHƯƠNG 1: PHÁT TRIỂN NGHỀ NGHIỆP GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG 1: PHÁT TRIỂN NGHỀ NGHIỆP GIÁO VIÊN LÀ GÌ? Mục tiêu : Sau khi hoàn thành hoạt động này , học viên có khả năng : - Giải thích được khái niệm phát triển nghề nghiệp giáo viên . - Đưa ra được các ví dụ minh họa về phát triển nghề nghiệp giáo viên . Liên hệ với thực tiễn phát triển nghề nghiệp giáo viên tại cơ sở giáo dục của mình. HƯỚNG DẪN ĐỒNG NGHIỆP TRONG PHÁT TRIỂN NGHỀ NGHIỆP GIÁO VIÊN 1.1 Phát triển nghề nghiệp GV là gì ? Phát triển nghề nghiệp giáo viên được hiểu là sự phát triển nghề nghiệp mà một giáo viên đạt được do có các kỹ năng nâng cao (qua quá trình học tập, nghiên cứu và tích lũy kinh nghiệm nghề nghiệp) đáp ứng các yêu cầu sát hạch việc giảng dạy, giáo dục một cách hệ thống . 1.2. Bản chất của phát triển nghề nghiệp GV Là quá trình gia tăng sự thích ứng trong lao động nghề nghiệp của người giáo viên . CHƯƠNG 1: PHÁT TRIỂN NGHỀ NGHIỆP GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG 1: PHÁT TRIỂN NGHỀ NGHIỆP GIÁO VIÊN LÀ GÌ? 1.3. Nội dung của phát triển nghề nghiệp GV Rất phong phú, bao gồm: Mở rộng, đổi mới tri thức khoa học liên quan đến giảng dạy môn học do giáo viên phụ trách (Năng lực CM) Mở rộng, phát triển, đổi mới tri thức, kỹ năng thực hiện các hoạt động dạy học và giáo dục trong nhà trường cũng như phát triển các giá trị , đạo đức nghề nghiệp .(NL nghiệp vụ của nghề - nghiệp vụ sư phạm & phẩm chất ĐĐ) Trong các nội dung nêu trên, gia tăng năng lực nghiệp vụ của nghề (nghiệp vụ sư phạm) cho giáo viên là nội dung quan trọng. CHƯƠNG 1: PHÁT TRIỂN NGHỀ NGHIỆP GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG 1: PHÁT TRIỂN NGHỀ NGHIỆP GIÁO VIÊN LÀ GÌ? 1.4. M ục đích của phát triển nghề nghiệp GV Hướng đến sự phát triển của mỗi giáo viên và sự phát triển của hệ thống/tổ chức, cơ sở giáo dục. CHƯƠNG 1: PHÁT TRIỂN NGHỀ NGHIỆP GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG 1: PHÁT TRIỂN NGHỀ NGHIỆP GIÁO VIÊN LÀ GÌ? CÙNG SUY NGẪM Hãy suy nghĩ về thực trạng nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên tại cơ sở giáo dục của mình về vấn đề phát triển nghề nghiệp giáo viên. Chia sẻ trong nhóm (5’) HV chia sẻ với cả lớp. CHƯƠNG 1: PHÁT TRIỂN NGHỀ NGHIỆP GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG 2: CHỨC NĂNG, ĐẶC ĐIỂM CỦA PTNNGV Mục tiêu: Sau khi kết thúc hoạt động này, học viên có khả năng: - Phân tích được các chức năng và đặc điểm của phát triển nghề nghiệp giáo viên. Lấy được ví dụ minh họa cho các chức năng và đặc điểm của phát triển nghề nghiệp giáo viên. CHƯƠNG 1: PHÁT TRIỂN NGHỀ NGHIỆP GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG 2: CHỨC NĂNG, ĐẶC ĐIỂM CỦA PTNNGV 1. Chức năng của phát triển nghề nghiệp GV: - Mở rộng , đổi mới và phát triển NL nghề nghiệp cho GV - Mang lại những thay đổi cho hệ thống giáo dục (ở cả cấp độ vi mô và vĩ mô ) và cho cá nhân mỗi giáo viên . CHƯƠNG 1: PHÁT TRIỂN NGHỀ NGHIỆP GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG 2: CHỨC NĂNG, ĐẶC ĐIỂM CỦA PTNNGV Chức năng của PTNNGV KIẾN THỨC NỀN TẢNG CỦA GV PTNNGV MỞ RỘNG ĐỔI MỚI PHÁT TRIỂN Chất lượng dạy học CHƯƠNG 1: PHÁT TRIỂN NGHỀ NGHIỆP GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG 2: CHỨC NĂNG, ĐẶC ĐIỂM CỦA PTNNGV 2. Đặc điểm của phát triển nghề nghiệp GV: a) PTNNGV dựa trên xu hướng tạo dựng thay vì dựa trên mô hình chuyển giao ; b) L à một quá trình mang tính tất yếu và lâu dài đối với mỗi giáo viên: + Tất yếu: bởi dạy học và giáo dục là những quá trình thay đổi và gắn liền với sự sáng tạo của mỗi giáo viên. +Lâu dài: bởi PTNNGV bắt đầu từ sự chuẩn bị khởi đầu ở cơ sở đào tạo nghề và tiếp tục trong quá trình lao động nghề nghiệp của giáo viên tại cơ sở giáo dục cho đến khi về hưu. c) Được thực hiện với những nội dung cụ thể d) Liên quan mật thiết với những thay đổi/cải cách trường học . e) Phát triển nghề nghiệp giáo viên là một quá trình cộng tác . g) Được thực hiện và thể hiện rất đa dạng và có thể rất khác biệt ở những bối cảnh khác nhau ( ,không có một dạng hay một khuôn mẫu duy nhất cho sự PTNNGV để áp dụng cho bất kỳ cơ sở GD nào). CHƯƠNG 1: PHÁT TRIỂN NGHỀ NGHIỆP GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG 2: CHỨC NĂNG, ĐẶC ĐIỂM CỦA PTNNGV 3. Vai trò của phát triển nghề nghiệp GV a) Phát triển nghề nghiệp giáo viên có vai trò giúp/hỗ trợ giáo viên trong việc xây dựng những lý thuyết và thực tiễn sư phạm và giúp họ phát triển sự thành thạo trong nghề . b) Có ảnh hưởng tích cực/hiệu quả đến việc hình thành, phát triển hoạt động học và tự giáo dục của học sinh. “Dùng nhân cách để tác thành nhân cách” c) G ia tăng sự thích ứng trong lao động nghề nghiệp của người giáo viên. d) Ma ng lại những thay đổi cho cá nhân mỗi giáo viên và cho cả hệ thống giáo dục (ở cả cấp độ vi mô và vĩ mô). CHƯƠNG 1: PHÁT TRIỂN NGHỀ NGHIỆP GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG 2: CHỨC NĂNG, ĐẶC ĐIỂM CỦA PTNNGV Mục tiêu : Sau khi hoàn thành hoạt động này, học viên có khả năng: Giải thích được vì sao có sự đa dạng các mô hình phát triển nghề nghiệp giáo viên Mô tả được một số mô hình phát triển nghề nghiệp giáo viên hiện đang được sử dụng rộng rãi. Liên hệ với thực tiễn phát triển nghề nghiệp giáo viên tại cơ sở giáo dục của mình . CHƯƠNG 1: PHÁT TRIỂN NGHỀ NGHIỆP GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG 3: MÔ HÌNH PHÁT TRIỂN NGHỀ NGHIỆP GIÁO VIÊN 1. Mô hình phát triển nghề nghiệp GV là gì ? 1.1. Mô hình là gì? Là hình ảnh (hình tượng, sơ đồ, sự mô tả .v.v) ước lệ của một khách thể (hay một hệ thống các khách thể, các quá trình hoặc hiện tượng). Theo nghĩa hẹp, mô hình là khuôn mẫu, tiêu chuẩn, theo đó mà chế tạo ra sản phẩm hàng loạt; là thiết bị, cơ cấu tái hiện hay bắt chước cấu tạo và hoạt động của cơ cấu khác (của nguyên mẫu hay cái được mô hình hóa) vì mục đích khoa học và sản xuất. (Từ điển Bách Khoa Việt Nam. NXb Từ điển Bách khoa, Hà Nội, 2002). 1.2. Mô hình phát triển nghề nghiệp GV là gì ? L à một kiểu cấu trúc ( các thành tố và mối quan hệ giữa chúng ) để vận hành các hoạt động cần thiết nhằm gia tăng năng lực nghề nghiệp cho giáo viên , tạo những cơ hội để giáo viên có thể phát triển nghề nghiệp của bản thân . CHƯƠNG 1: PHÁT TRIỂN NGHỀ NGHIỆP GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG 3: MÔ HÌNH PHÁT TRIỂN NGHỀ NGHIỆP GIÁO VIÊN 2. Các mô hình phát triển nghề nghiệp GV của một số nước Các mô hình tương tác (quan hệ) có tổ chức Nhóm nhỏ hoặc các mô hình riêng lẻ (cá nhân) PTNNGV ở trường học Giám sát Q/ hệ trường PT - trường ĐH Đánh giá công việc của HS(phản hồi của HS) Hợp tác giữa các viện n/cứu Hội thảo , semine , các khóa học Mạng trường học Nghiên cứu trường hợp Mạng GV trong HDĐN Tự định hướng PT (GV nghiên cứu để PT) Giáo dục từ xa Phát triển các quan hệ hợp tác Giáo viên tham gia vào quá trình đổi mới Thực hiện các nghiên cứu trong lớp học Dùng các bài nói của giáo viên Tập huấn CHƯƠNG 1: PHÁT TRIỂN NGHỀ NGHIỆP GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG 3: MÔ HÌNH PHÁT TRIỂN NGHỀ NGHIỆP GIÁO VIÊN - Cá nhân tự định hướng phát triển - Dự giờ và đóng góp ý kiến - Tham gia vào quá trình đổi mới - Thực hiện các nghiên cứu trong lớp học - Tham gia tập huấn - Hướng dẫn đồng nghiệp . Theo bạn : Người GV phát triển chuyên môn bằng cách nào ? CHƯƠNG 1: PHÁT TRIỂN NGHỀ NGHIỆP GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG 3: MÔ HÌNH PHÁT TRIỂN NGHỀ NGHIỆP GIÁO VIÊN Cá nhân tự định hướng phát triển GV Giải quyết các vấn đề trong hoạt động GD của bản thân Tự đặt ra mục tiêu PTCM, hoạch định hoạt động và cách thức để đạt mục tiêu CHƯƠNG 1: PHÁT TRIỂN NGHỀ NGHIỆP GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG 3: MÔ HÌNH PHÁT TRIỂN NGHỀ NGHIỆP GIÁO VIÊN Dự giờ và đóng góp ý kiến Dự giờ Chia sẻ kinh nghiệm giảng dạy Chia sẻ kiến thức chuyên môn CHƯƠNG 1: PHÁT TRIỂN NGHỀ NGHIỆP GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG 3: MÔ HÌNH PHÁT TRIỂN NGHỀ NGHIỆP GIÁO VIÊN Nghiên cứu Năng lực tự soi rọi , đánh giá hoạt động DH của bản thân Tự nghiên cứu , tự rút kinh nghiệm cho bản thân CHƯƠNG 1: PHÁT TRIỂN NGHỀ NGHIỆP GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG 3: MÔ HÌNH PHÁT TRIỂN NGHỀ NGHIỆP GIÁO VIÊN Tập huấn Tìm hiểu lý thuyết Xem mẫu Thực hành Được tiếp tục tư vấn tại trường CHƯƠNG 1: PHÁT TRIỂN NGHỀ NGHIỆP GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG 3: MÔ HÌNH PHÁT TRIỂN NGHỀ NGHIỆP GIÁO VIÊN Hướng dẫn, tư vấn đồng nghiệp CHƯƠNG 1: PHÁT TRIỂN NGHỀ NGHIỆP GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG 3: MÔ HÌNH PHÁT TRIỂN NGHỀ NGHIỆP GIÁO VIÊN 3. Các mô hình phát triển nghề nghiệp giáo viên được sử dụng phổ biến ở VN - Mô hình cá nhân tự định hướng phát triển - Mô hình tham gia vào quá trình đổi mới - Mô hình thực hiện các nghiên cứu trong lớp học - Mô hình tập huấn Mô hình mạng lưới giáo viên trong hướng d ẫ n đồng nghiệp - Mô hình hướng dẫn đồng nghiệp trong phát triển nghề nghiệp giáo viên CHƯƠNG 1: PHÁT TRIỂN NGHỀ NGHIỆP GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG 3: MÔ HÌNH PHÁT TRIỂN NGHỀ NGHIỆP GIÁO VIÊN 3.1. Mô hình cá nhân tự định hướng phát triển - GV đặt ra những mục tiêu phát triển nghề nghiệp cho bản thân - T ự hoạch định những hoạt động bồi dưỡng cá nhân và cách thức để đạt những mục tiêu đó. - T ự tạo cho mình một động cơ học tập, phát triển nghề nghiệp. - Mô hình này giúp giáo viên giải quyết được các vấn đề họ gặp phải trong giảng dạy, từ đó tạo nên một ý thức về việc PTNN. Cách thực hiện : - GV xác định một mục tiêu mà họ cho là quan trọng với họ ( hay với nhóm nhỏ ) - L iệt kê các hoạt động mà họ sẽ thực hiện để đạt được mục tiêu - Các nguồn lực cần phải có để thực hiện - C ách thức tiến hành để quá trình thực hiện của họ và những thành tựu họ đạt được sẽ được đánh giá. CHƯƠNG 1: PHÁT TRIỂN NGHỀ NGHIỆP GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG 3: MÔ HÌNH PHÁT TRIỂN NGHỀ NGHIỆP GIÁO VIÊN 3.2. Mô hình giáo viên tham gia vào quá trình đổi mới Quá trình phát triển nghề nghiệp trong nhà trường bao gồm việc đánh giá các PPDH hiện đang sử dụng và xem xét các khó khăn phát sinh khi sử dụng những PP này. Những khó khăn này có thể được thực hiện thông qua việc : C ải tiến chương trình đào tạo, T hiết kế chương trình hoặc thay đổi PPDH . Qua việc tham gia các lớp tập huấn, hội thảo, đọc tài liệu và thực nghiệm đổi mới GD , giáo viên sẽ được trang bị kiến thức, kĩ năng mới phục vụ tốt hơn cho công việc của họ. CHƯƠNG 1: PHÁT TRIỂN NGHỀ NGHIỆP GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG 3: MÔ HÌNH PHÁT TRIỂN NGHỀ NGHIỆP GIÁO VIÊN 3.3. Mô hình thực hiện các nghiên cứu trong lớp học Mô hình nghiên cứu này bao gồm: X ác định vấn đề nghiên cứu, T hu thập số liệu, P hân tích số liệu và thực hiện thay đổi về phương pháp dạy học và sau đó thu thập thêm số liệu để so sánh, đối chiếu. Công việc này có thể do giáo viên hoặc nhóm giáo viên thực hiện. Mô hình nghiên cứu được xây dựng trên quan niệm cho rằng một trong những biểu hiện của một giáo viên có trình độ chuyên môn giỏi là khả năng biết soi rọi, đánh giá hiệu quả công việc của chính mình. CHƯƠNG 1: PHÁT TRIỂN NGHỀ NGHIỆP GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG 3: MÔ HÌNH PHÁT TRIỂN NGHỀ NGHIỆP GIÁO VIÊN 3.4. Mô hình tập huấn Giáo viên tham dự các lớp tập huấn theo: + N hu cầu của bản thân; + yêu cầu của tổ chức/người quản lý để phát triển năng lực chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu mới của hoạt động dạy học và giáo dục. Hoạt động tập huấn cho giáo viên có thể được thực hiện theo những hình thức khác nhau: tập huấn đại trà, tập huấn cho nhóm giáo viên; tập huấn tập trung hoặc tập huấn tại cơ sở giáo dục. CHƯƠNG 1: PHÁT TRIỂN NGHỀ NGHIỆP GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG 3: MÔ HÌNH PHÁT TRIỂN NGHỀ NGHIỆP GIÁO VIÊN 3.5. Mô hình mạng lưới giáo viên trong hướng d ẫ n đồng nghiệp Mạng lưới của các GV tạo điều kiện cho các GV xích lại gần nhau để giải quyết các vấn đề mà họ gặp phải trong công việc, và nhờ đó có thể phát triển được sự nghiệp riêng của mỗi người với tư cách là các cá nhân hay với tư cách là nhóm GV . Các mạng lưới này có thể được tạo ra một cách tương đối không chính thức thông qua các cuộc họp thường kì giữa các GV ; hoặc chính thức thông qua việc thiết lập các mối quan hệ, giao tiếp và hội thoại Ở VN , mô hình mạng lưới các GV cốt cán đã bước đầu được hình thành và được sử dụng nhằm phát huy vai trò của những GV này trong hỗ trợ đồng nghiệp phát triển nghề nghiệp. Vì : + Thứ nhât, về nguyên lý, sự phát triển không diễn ra theo hàng nga n g; + T hứ hai, sự khác biệt về hiệu quả giảng dạy của GV quyết định sự khác biệt về kết quả HS hơn là những yếu tố khác; + T hứ ba, c ác GV cốt cán được tổ chức thành một mạng lưới thực hiện nhiệm vụ hướng dẫn nghề nghiệp cho đồng nghiệp (không chỉ trong nội bộ trường mà mở rộng trong mạng lưới các trường học) [9]. CHƯƠNG 1: PHÁT TRIỂN NGHỀ NGHIỆP GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG 3: MÔ HÌNH PHÁT TRIỂN NGHỀ NGHIỆP GIÁO VIÊN 3.6. Mô hình hướng dẫn đồng nghiệp trong phát triển nghề nghiệp giáo viên Đây là mô hình hoạt động tương tác giữa các giáo viên với nhau . Người có nhiều kinh nghiệm giúp người ít kinh nghiệm . Qua đó người giáo viên ít kinh nghiệm sẽ trưởng thành . Mô hình này có ưu thế là tạo nên một động lực từ bên trong đội ngũ giáo viên để phát triển ngề nghiệp của họ . CHƯƠNG 1: PHÁT TRIỂN NGHỀ NGHIỆP GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG 3: MÔ HÌNH PHÁT TRIỂN NGHỀ NGHIỆP GIÁO VIÊN CÙNG SUY NGẪM VÀ CHIA SẺ Thực tế ở cơ sở của các Thầy, Cô thường sử dụng những mô hình nào trong các mô hình phát triển nghề nghiệp giáo viên mà chúng ta vừa nghiên cứu? Mô hình nào được sử dụng nhiều nhất? Vì sao? CHƯƠNG 1: PHÁT TRIỂN NGHỀ NGHIỆP GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG 3: MÔ HÌNH PHÁT TRIỂN NGHỀ NGHIỆP GIÁO VIÊN Mục tiêu : Sau khi hoàn thành hoạt động này, học viên có khả năng: - Phân tích được nội hàm khái niệm hướng dẫn đồng nghiệp trong phát triển nghề nghiệp giáo viên. - Giải thích được vai trò của hướng dẫn đồng nghiệp trong phát triển nghề nghiệp giáo viên. CHƯƠNG 2: MÔ HÌNH HDĐN TRONG PTNN GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG 4: KHÁI NIỆM HDĐN TRONG PTNN GIÁO VIÊN 1. Hướng dẫn là gì? Hướng dẫn (mentoring) là quá trình tác động có chủ định của chủ thể hướng dẫn đến quá trình phát triển tự nhiên của đối tượng được hướng dẫn/giúp đỡ nhằm làm cho người đó hiểu, chấp nhận và sử dụng được những năng lực, khả năng và những mối quan tâm của mình trong việc đạt đến các mục tiêu phải thực hiện (mục tiêu do người đó tự đặt ra hoặc được đặt ra từ bên ngoài nhưng người đó phải đạt được). CHƯƠNG 2: MÔ HÌNH HDĐN TRONG PTNN GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG 4: KHÁI NIỆM HDĐN TRONG PTNN GIÁO VIÊN CHƯƠNG 2: MÔ HÌNH HDĐN TRONG PTNN GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG 4: KHÁI NIỆM HDĐN TRONG PTNN GIÁO VIÊN Hướng dẫn Chủ thể hướng dẫn ( Tác động có chủ định ) Đối tượng được hướng dẫn ( Hiểu , chấp nhận và sử dụng được những năng lực , khả năng và những mối quan tâm của mình trong việc đạt đến các mục tiêu phải thực hiện ) Tóm lại: Quan niệm trên về hướng dẫn cho thấy : Chủ thể hướng dẫn trước hết phải là người có kinh nghiệm (tri thức, kĩ năng, giá trị và chuẩn mực) về một lĩnh vực nào đó. Tác động có chủ định của chủ thể hướng dẫn được thực bằng việc sử dụng kinh nghiệm của mình để cố vấn cho người được hướng dẫn. Tức là đưa ra cho người được hướng dẫn những lời khuyên trên cơ sở am hiểu công việc, nắm vững vấn đề cần giải quyết. Người hướng dẫn không chỉ là người cung cấp thông tin cho người được hướng dẫn mà còn là người cho người hướng dẫn cách giải quyết vấn đề. Dưới tác động của người hướng dẫn, người được hướng dẫn có những thay đổi theo hướng tích cực CHƯƠNG 2: MÔ HÌNH HDĐN TRONG PTNN GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG 4: KHÁI NIỆM HDĐN TRONG PTNN GIÁO VIÊN 2. Hướng dẫn đồng nghiệp trong phát triển nghề nghiệp giáo viên là gì? Hướng dẫn đồng nghiệp trong phát triển nghề nghiệp giáo viên được xem xét với tư cách là một chương trình hoạt động (hoặc các dịch vụ) của nhà trường làm cho việc phát triển nghề nghiệp được thực hiện thông qua công việc lâu dài và liên tục, đáp ứng kịp thời với nhu cầu của giáo viên ngay trong quá trình dạy học và giáo dục. Hiệu quả của hướng dẫn đồng nghiệp được thể hiện qua những thay đổi của đồng nghiệp được hướng dẫn trong hoạt động dạy học và giáo dục của họ CHƯƠNG 2: MÔ HÌNH HDĐN TRONG PTNN GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG 4: KHÁI NIỆM HDĐN TRONG PTNN GIÁO VIÊN Chương trình hoạt động Nhà trường Cơ quan kịp liên lâu thời tục dài Tác động Giáo viên Hiệu quả Thay đổi cách dạy , cách giáo dục CHƯƠNG 2: MÔ HÌNH HDĐN TRONG PTNN GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG 4: KHÁI NIỆM HDĐN TRONG PTNN GIÁO VIÊN 3. Giáo viên vừa là chủ thể, vừa là đối tượng của hoạt động hướng dẫn đồng nghiệp trong phát triển nghề nghiệp giáo viên . Trong nhà trường, giáo viên giỏi/có kinh nghiệm cùng với các cán bộ quản lý trường học là người hướng dẫn cho đồng nghiệp của mình, đặc biệt là các đồng nghiệp trẻ. Những người này cần hướng dẫn cho đồng nghiệp để giúp họ phát triển cả về chuyên môn và nghiệp vụ. CHƯƠNG 2: MÔ HÌNH HDĐN TRONG PTNN GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG 4: KHÁI NIỆM HDĐN TRONG PTNN GIÁO VIÊN Chủ thể - người có kinh nghiệm hướng dẫn Đối tượng - người có ít kinh nghiệm được hướng dẫn . ( Đặc biệt là các giáo viên trẻ mới ra trường ) Giáo viên CHƯƠNG 2: MÔ HÌNH HDĐN TRONG PTNN GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG 4: KHÁI NIỆM HDĐN TRONG PTNN GIÁO VIÊN VẬY, Hướng dẫn đồng nghiệp những gì để họ phát triển nghề nghiệp liên tục ? Và hướng dẫn đồng nghiệp như thế nào để đồng nghiệp phát triển một cách hiệu quả? Hoạt động 5 HƯỚNG DẪN ĐỒNG NGHIỆP TRONG PHÁT TRIỂN NGHỀ NGHIỆP GIÁO VIÊN CHƯƠNG 2: MÔ HÌNH HDĐN TRONG PTNN GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG 5: CÁC LĨNH VỰC HDĐN TRONG PTNN GIÁO VIÊN Mục tiêu : Sau khi hoàn thành hoạt động này, học viên có khả năng: Phân tích được các lĩnh vực HDĐN trong phát triển nghề nghiệp giáo viên. Mô tả được các biện pháp thường được dùng để phát hiện khó khăn trong học tập của học sinh lựa chọn chương trình sinh hoạt học đường và vượt qua vướng mắc riêng tư có liên quan đến nhu cầu cá nhân và các mối quan hệ. - Liên hệ thực tiễn hướng dẫn đồng nghiệp trong phát triển nghề nghiệp giáo viên tại cơ sở giáo dục. Có hai lĩnh vực giáo viên cần được hướng dẫn Chuyên môn Nghiệp vụ sư phạm Có hai phạm vi trong nghiệp vụ cần hướng dẫn cho giáo viên Cách phát hiện khó khăn trong học tập của học sinh Cách lựa chọn giải pháp vượt qua khó khăn trong học tập và hoạt động tập thể của học sinh Chương II: MÔ HÌNH HƯỚNG DẪN ĐỒNG NGHIỆP TRONG PHÁT TRIỂN NGHỀ NGHIỆP GIÁO VIÊN CHƯƠNG 2: MÔ HÌNH HDĐN TRONG PTNN GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG 5: CÁC LĨNH VỰC HDĐN TRONG PTNN GIÁO VIÊN CHƯƠNG 2: MÔ HÌNH HDĐN TRONG PTNN GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG 5: CÁC LĨNH VỰC HDĐN TRONG PTNN GIÁO VIÊN 1. Hướng dẫn đồng nghiệp về chuyên môn Phương pháp phân tích tổng thể chương trình môn học ... Những vấn đề trọng tâm, những đơn vị kiến thức «khó dạy» ... Thiết kế các nhiệm vụ học tập, xây dựng bài tập, hướng dẫn học tập ... Bồi dưỡng kiến thức nâng cao cho học sinh; phụ đạo học sinh học lực kém; bồi dưỡng học sinh giỏi .v.v. Cách thức cập nhật thông tin trong thực thi chương trình môn học CHƯƠNG 2: MÔ HÌNH HDĐN TRONG PTNN GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG 5: CÁC LĨNH VỰC HDĐN TRONG PTNN GIÁO VIÊN 2.Hướng dẫn đồng nghiệp về nghiệp vụ a. Chẩn đoán trong khi giảng bài Sử dụng các câu hỏi Sử dụng các bản đồ khái niệm Quan sát phản ứng của lớp học b. Sự chẩn đoán sau bài giảng - Phân tích bài làm theo đề mục Phỏng vấn theo nhóm hoặc từng học học sinh Phân tích các băng ghi hình/tiếng - Ghi nhật ký giảng dạy 2.1. Hướng dẫn đồng nghiệp về phát hiện khó khăn trong học tập của học sinh 2.2. Cách lựa chọn giải pháp vượt qua khó khăn trong học tập và hoạt động tập thể của học sinh Quan sát cá nhân Những nguyện vọng của học sinh Hồ sơ học sinh và các tài liệu cập nhật CHƯƠNG 2: MÔ HÌNH HDĐN TRONG PTNN GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG 6. HÌNH THỨC HDĐN VÀ CÁC CÔNG CỤ, PPTHU THẬP, XỬ LÍ THÔNG TIN TRONG HDĐN Mục tiêu : Sau khi hoàn thành hoạt động này, học viên có khả năng: - Mô tả được các hình thức hướng dẫn đồng nghiệp, công cụ và phương pháp thu thập, xử lý thông tin trong hướng dẫn đồng nghiệp ; - Thực hành được việc xây dựng, sử dụng công cụ và phương pháp thu thập, xử lí thông tin để hướng dẫn đồng nghiệp trong phát triển nghề nghiệp giáo viên Ở nhà trường đồng chí đã giúp đồng nghiệp mình dưới hình thức nào ? 1. Hình thức hướng dẫn đồng nghiệp Hướng dẫn trực tiếp diễn ra trong quan hệ tương tác trực tiếp giữa người hướng dẫn với đồng nghiệp Hướng dẫn gián tiếp l à hướng dẫn được thực hiện không có sự tương tác mặt đối mặt giữa giáo viên có kinh nghiệm với đồng nghiệp Hướng dẫn chung (hướng dẫn cho nhiều người cùng một lúc) Hướng dẫn riêng (cho từng cá nhân). CHƯƠNG 2: MÔ HÌNH HDĐN TRONG PTNN GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG 6. HÌNH THỨC HDĐN VÀ CÁC CÔNG CỤ, PPTHU THẬP, XỬ LÍ THÔNG TIN TRONG HDĐN CHƯƠNG 2: MÔ HÌNH HDĐN TRONG PTNN GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG 6. HÌNH THỨC HDĐN VÀ CÁC CÔNG CỤ, PPTHU THẬP, XỬ LÍ THÔNG TIN TRONG HDĐN 2.Công cụ thu thập thông tin trong HDĐN Về nhận thức của đối tượng:Trắc nghiệm tâm lí: thí dụ đo Chỉ số Thông minh (IQ), kiểu nhận thức/sở thích; tự khái niệm, khả năng lập luận và giải quyết vấn đề; Trắc nghiệm thành tích Về thái độ của đối tượng: cần đến các công cụ đo như: + Phiếu câu hỏi; + Bản thống kê; + Phiếu lấy ý kiến; Về kỹ năng của đối tượng:cần đến các công cụ đo kỹ năng, đo các khía cạnh khác nhau của năng lực thực hành như: + Các sơ đồ quan sát ; + Thống kê kỹ năng thực hành. 3. Phương pháp thu thập và xử lí thông tin Quan sát trực tiếp: bạn sẽ là người tham gia vào các hoạt động dành cho đồng nghiệp. Quan sát gián tiếp: bạn có thể quan sát nhìn từ xa và ghi lại một các thông tin cần thiết. Phỏng vấn nhóm và phỏng vấn từng cá nhân Quan sát theo nhóm và quan sát cá nhân Ghi chép về thành tích của đồng nghiệp Ghi chép những thông tin về tính cách của đồng nghiệp Ghi chép về gia đình của đối tượng được hướng dẫn. Ghi chép Đây là phương pháp hỗ trợ đắc lực cho những phương pháp nghiên cứu thường được sử dụng để thu thông tin phục vụ hướng dẫn đồng nghiệp. CHƯƠNG 2: MÔ HÌNH HDĐN TRONG PTNN GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG 6. HÌNH THỨC HDĐN VÀ CÁC CÔNG CỤ, PPTHU THẬP, XỬ LÍ THÔNG TIN TRONG HDĐN * Làm việc nhóm , nghiên cứu trường hợp sau ( thu thập thông tin và xử lý các thông tin, từ đó đưa ra lời khuyên cho đồng nghiệp ) Câu chuyện chiếc lọ mực Ba hay bốn học sinh đang bắt nạt Cơ-rô-xi , cậu bé tóc hoe, một tay bị liệt . Bọn chúng lấy thước kẻ đánh , ném hạt dẻ vào đầu và nhại cái tay què . Cơ-rô-xi hết nhìn đứa này lại nhìn đứa khác với đôi mắt van lơn , muốn được yên thân . Nhưng bọn chúng càng làm già một cách quá quắt . Thằng Phơ-răng-ti còn bắt chước mẹ của Cơ-rô-xi . Bọn học sinh cười ầm lên . Cơ-rô-xi mất bình tĩnh , chộp lấy một lọ mực ném Phơ-răng-ti nhưng không may lại trúng thầy giáo đang bước vào lớp . Thầy giáo giận tái mặt , giọng lạc hẳn đi : - Ai vừa ném lọ mực ? Không một tiếng trả lời . Ga-rôn thấy thương Cơ-rô-xi quá , đứng dậy quả quyết : - Thưa thầy , em ném ạ! Thầy giáo nhìn Ga-rôn rồi nhìn cả lớp đang sửng sốt Đây là cách giải quyết thông minh, sáng suốt tài giỏi của người giáo viên giàu lòng nhân ái yêu thương học sinh Câu chuyện chiếc lọ mực Thầy giáo nói với một giọng bình tĩnh : - Không phải em ! Người phạm lỗi sẽ không bị phạt nếu em ấy đứng dậy . Cơ-rô-xi đứng dậy vừa nói vừa khóc : - Thưa thầy , các bạn ấy trêu chọc em , chế giễu em , em tức quá em đã ném - Em ngồi xuống – Thầy giáo nói – Vậy những ai đã chế giếu bạn hãy đứng lên ! Bốn trong những người gây sự đứng dậy , đầu cúi gằm xuống . Thầy giáo nói : - Các em đã lăng nhục một người bạn không hề gây sự gì với mình . Các em đã nhạo báng một người tàn tật , một bạn yếu đuối . Các em đã phạm phải một hành động hèn nhát ! Thầy đi đến bên cạnh Ga-rôn , nâng đầu cậu lên : - Em có tấm lòng thật cao quý ! 4. Xử lí thông tin trong hướng dẫn đồng nghiệp Các câu trả lời cũng như những biểu hiện thu được từ đối tượng (dữ liệu) bằng việc sử dụng công cụ đã lựa chọn cần được xử lý. Việc xử lí dữ liệu có thể thực hiện đơn giản bằng tính toán thủ công nhằm xử lý thô các dữ liệu (tỉ lệ phần trăm và số trung bình)... Việc đó cũng có thể thực hiện trên máy vi tính đối với những phân tích phức tạp hơn. CHƯƠNG 2: MÔ HÌNH HDĐN TRONG PTNN GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG 6. HÌNH THỨC HDĐN VÀ CÁC CÔNG CỤ, PPTHU THẬP, XỬ LÍ THÔNG TIN TRONG HDĐN Mục tiêu Kết thúc chương này, bạn có khă năng : - Phân tích được các yêu cầu đối với người đóng vai người hướng dẫn đồng nghiệp phát triển nghề nghiệp giáo viên; - Thực hành được các nguyên tắc ứng xử đối với người hướng dẫn đồng nghiệp. CHƯƠNG 3: LẬP KẾ HOẠCH HDĐN HOẠT ĐỘNG 7. YÊU CẦU ĐỐI VỚI NGƯỜI HDĐN Có quan niệm cho rằng : tất cả các giáo viên đều có trách nhiệm và khả năng nhất định để hướng dẫn phát triển nghề nghiệp cho đồng nghiệp . Tuy nhiên không phải giáo viên nào cũng có thể là người hướng dẫn có hiệu quả Ý kiến của nhóm về quan niệm trên ? Quan niệm của nhóm về người hướng dẫn có hiệu quả Trình bày ý kiến nhóm trên giấy Ao để báo cáo trước lớp CHƯƠNG 3: LẬP KẾ HOACH HDĐN HOẠT ĐỘNG 7. YÊU CẦU ĐỐI VỚI NGƯỜI HDĐN T Thảo luận nhóm !!! - Mỗi học viên nêu lên một phẩm chất hoặc một năng lực kỹ năng quan trọng của người hướng dẫn đồng nghiệp . VD: Biết lắng nghe / Khoan dung - Mỗi học viên nêu lên một vấn đề người hướng dẫn có thể giúp đồng nghiệp VD: + Giúp đồng nghiệp điều chỉnh hành vi, thói quen + Khuyến khích đồng nghiệp tham gia hoạt động của nhà trường CHƯƠNG 3: LẬP KẾ HOACH HDĐN HOẠT ĐỘNG 7. YÊU CẦU ĐỐI VỚI NGƯỜI HDĐN T Làm việc cá nhân !!! - Nghiên cứu tài liệu phát tay 7a,7b - Làm việc cá nhân với phiếu học tập 7a,7b CHƯƠNG 3: LẬP KẾ HOACH HDĐN HOẠT ĐỘNG 7. YÊU CẦU ĐỐI VỚI NGƯỜI HDĐN T Làm việc cá nhân !!! CHƯƠNG 3: LẬP KẾ HOACH HDĐN HOẠT ĐỘNG 7. YÊU CẦU ĐỐI VỚI NGƯỜI HDĐN Theo đồng chí người hướng dẫn đồng nghiệp phải có phẩm chất và năng lực gì ? 1. Đặc điểm của người hướng dẫn đồng nghiệp Tôn trọng sở thích và tin tưởng vào khả năng của đồng nghiệp Hiểu được nguyện vọng của đồng nghiệp, mức độ thực hiện các hoạt động nghề nghiệp của đồng nghiệp Thân thiện, giao tiếp có hiệu quả và biết lắng nghe đồng nghiệp Có khiếu hài hước; Kiên trì; Khách quan; Chân thật; Tế nhị; Công bằng; Khoan dung Thái độ thông cảm, có kỹ năng động viên, thúc đẩy đồng nghiệp ... 2. Nguyên tắc xử thế của người hướng dẫn đồng nghiệp: Sự kiên nhẫn Tính tự nguyện Sự tin cẩn Tính khách quan Đồng chí hãy trình bày một số nguyên tắc ứng xử của người hướng dẫn đồng nghiệp ? CHƯƠNG 3: LẬP KẾ HOACH HDĐN HOẠT ĐỘNG 7. YÊU CẦU ĐỐI VỚI NGƯỜI HDĐN 3. Những giới hạn khi hướng dẫn đồng nghiệp : - Chỉ hướng dẫn những vấn đề bạn thấy tự tin, hiểu sâu , không hướng dẫn tràn lan Chỉ hỏi người hướng dẫn những vấn đề họ hiểu sâu , hiểu kĩ Nếu giới hạn của bạn là hướng dẫn về chuyên môn , nghiệp vụ cho đồng nghiệp thì hãy dừng lại ở phạm vi đó , đừng lan man sang lĩnh vực khác mà bạn không quen . Trong quá trình hướng dẫn đồng nghiệp chúng ta phải chú ý những điều gì ? CHƯƠNG 3: LẬP KẾ HOACH HDĐN HOẠT ĐỘNG 7. YÊU CẦU ĐỐI VỚI NGƯỜI HDĐN Mục tiêu : Sau khi hoàn thành hoạt động này, học viên có khả năng: - Trình bày được khái niệm lập kế hoạch hướng dẫn đồng nghiệp và giải thích về vai trò của kế hoạch này. - Mô tả được nội dung các bước trong giai đoạn lập kế hoạch hướng dẫn đồng nghiệp - Lập được kế hoạch (theo một chủ đề cụ thể) để hướng dẫn đồng nghiệp. CHƯƠNG 3: LẬP KẾ HOACH HDĐN HOẠT ĐỘNG 8. LẬP KẾ HOẠCH HƯỚNG DẪN ĐỒNG NGHIỆP Các giai đoạn trong quá trình lập kế hoạch HDĐN - Lập kế hoạch ; - Thực hiện kế hoạch ; - Đánh giá kế hoạch ; - Điều chỉnh kế hoạch * Trong các giai đoạn trên giai đoạn lập kế hoạch là quan trọng nhất vì giai đoạn lập kế hoạch tạo ra sản phẩm là những văn bản kế hoạch để người hướng dẫn có thể triển khai trong thực tiễn. Văn bản kế hoạch hướng dẫn đồng nghiệp giúp người hướng dẫn có được những thông tin cần thiết về: + Vấn đề cần ưu tiên trong hướng dẫn đồng nghiệp là gì? + Giải quyết vấn đề đó nhằm đạt đến mục tiêu gì? khi nào thì đạt được? + Những hoạt động nào cần triển khai để có thể hướng dẫn được đồng nghiệp? + Những nguồn lực nào cần khai thác để thực hiện được các hoạt động nói trên? CHƯƠNG 3: LẬP KẾ HOACH HDĐN HOẠT ĐỘNG 8. LẬP KẾ HOẠCH HƯỚNG DẪN ĐỒNG NGHIỆP a. Phân tích vấn đề b. Xác định các mục tiêu cần đạt c. Xác định các đầu ra d. Xác định các hoạt động e. Dự toán các yếu tố đầu vào f. Phê duyệt kế hoạch CHƯƠNG 3: LẬP KẾ HOACH HDĐN HOẠT ĐỘNG 8. LẬP KẾ HOẠCH HƯỚNG DẪN ĐỒNG NGHIỆP 2. Các bước trong giai đoạn lập kế hoạch hướng dẫn đồng nghiệp là: XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN QUÍ THẦY, CÔ!
File đính kèm:
- tap_huan_huong_dan_dong_nghiep_trong_phat_trien_nghe_nghiep.ppt