Tập huấn Hỗ trợ cha mẹ HS chăm sóc GD trẻ Mầm non tại GĐ trong TG nghỉ phòng chống dịch Covid 19 (Lần 3)
Bạn đang xem tài liệu "Tập huấn Hỗ trợ cha mẹ HS chăm sóc GD trẻ Mầm non tại GĐ trong TG nghỉ phòng chống dịch Covid 19 (Lần 3)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Tập huấn Hỗ trợ cha mẹ HS chăm sóc GD trẻ Mầm non tại GĐ trong TG nghỉ phòng chống dịch Covid 19 (Lần 3)
PHÒNG GD&ĐT NA RÌ CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG MN ÂN TÌNH Độc lập - Tự do - Hạnh phúc NỘI DUNG HỖ TRỢ CHA MẸ HỌC SINH CHĂM SÓC GIÁO DỤC TRẺ MẦM NON TẠI GIA ĐÌNH TRONG THỜI GIAN NGHỈ PHÒNG CHỐNG DỊCH COVID 19 ( Lần 3) Thực hiện công văn số 261/PGDĐT ngày 31 tháng 3 năm 2020 về việc tăng cường hỗ trợ cha mẹ học sinh chăm sóc giáo dục trẻ mầm non tại gia đình trong thời gian nghỉ phòng chống dịch covid 19. Nay lớp mẫu giáo 5 tuổi tiếp tục xây dựng nội dung hỗ trợ cha mẹ học sinh chăm sóc giáo dục trẻ tại gia đình trong thời gian nghỉ phòng chống dịch covid 19 như sau: Công tác phòng chống dịch bệnh covid-19: - Đề nghị các bậc phụ huynh tiếp tục thực hiện tốt công tác phòng chống dịch bệnh covid 19 mà giáo viên chủ nhiệm đã triển khai ở các phụ huynh ở 2 kế hoạch đã gửi trước đó. 2. Nội dung hỗ trợ phụ huynh hướng dẫn trẻ học tại nhà: 2.1. Bé làm quen với toán: - Nhận biết các hình dạng: hình tròn, hình vuông, tam giác, chữ nhật ( nhấn mạnh cho trẻ nhắc lại hình vuông có 4 cạnh bằng nhau, hình chữ nhật có 2 cạnh dài và 2 cạnh ngắn, hình tam giác có 3 góc nhọn, hình tròn có đường tròn bao quanh hình, so sánh giữa các hình với nhau để trẻ nhận biết rõ hơn) Phụ huynh chỉ cho trẻ nhận biết các số từ 1 -10 8 7 1 4 2 5 3 1000 6 9 - Ngoài ra các phụ huynh cho trẻ nhận biết các khối: 1, Khối trụ 2, Khối vuông 3, Khối chữ nhật - Phụ huynh có thể cho trẻ nhận biết trên hình hoặc qua liên hệ thực tế ở các đồ dùng trong gia đình. ơ 2.2. Bé làm quen chữ cái: ( cho trẻ nhận biết các chữ cái) ô o ă a â u b d t đ c i ê e ư 2.3. Phát triển ngôn ngữ cho trẻ: 2.3.1: Thơ Tay ngoan ( Tác giả: Vũ Thị Như Chơn) Trăng ơi từ đâu đến ( Tác giả: Trần Đăng Khoa) Tay thò tay thụt Tay thụt tay thò Tay múa xòe hoa Đẹp xinh mười ngón Tay ngoan vòng đón Khách đến thăm nhà Tay biết xòe ra Ú a cùng bạn Tay ngoan buổi sáng Chải răng trắng tinh Tay biết xếp hình Viết bài làm toán Tay ngoan sạch đẹp Tự biết chăm lo Tay thụt tay thò Tay thò tay thụt Hệ thống câu hỏi gợi ý: - Tên bài thơ là gì? tác giả nào sáng tác? - Bài thơ nói về bộ phận nào trên cơ thể? - Đôi tay làm những công việc gì? - Muốn giữ gìn vệ sinh đôi tay các con phải làm gì? Trăng ơi... từ đâu đến? Hay từ cánh rừng xa Trăng hồng như quả chín Lửng lơ lên trước nhà Trăng ơi... từ đâu đến? Hay biển xanh diệu kỳ Trăng tròn như mắt cá Chẳng bao giờ chớp mi Trăng ơi... từ đâu đến? Hay từ một sân chơi Trăng bay như quả bóng Bạn nào đá lên trời Câu hỏi gợi ý: - Bài thơ tên gì? của tác giả nào sáng tác? - Trăng trong bài thơ như thế nào? - Các con đã nhìn thấy trăng chưa? Trăng tròn vào những ngày nào? 2.3.2. Truyện: CÂY RAU CỦA THỎ ÚT Mùa thu đã qua, mùa đông đã tới. Thỏ Mẹ dẫn các con ra vườn và bảo: - Các con ạ, bây giờ là vụ rau rồi, mẹ sẽ dạy các con trồng củ cải nhé. Ba anh em Thỏ ríu rít trả lời: - Thưa mẹ, vâng ạ! Bốn mẹ con quây quần bên luống đất, mẹ bắt đầu giảng: - Muốn trồng rau, người ta phải làm đất, rồi gieo hạt Nhưng mới nghe mẹ nói vậy, thỏ Út đã nghĩ thầm: “Thế thì mình cũng biết rồi” và không chú ý nghe mẹ nói nữa. Chú ngồi đấy nhưng còn mải nhìn theo con bươm bướm ngoài vườn nên chẳng biết mẹ còn dặn điều gì nữa. Mẹ giảng xong, ba anh em bắt đầu làm việc, mỗi người phải trồng một luống rau nho nhỏ. Hai anh của thỏ Út cặm cụi cuốc đất, đập đất cho nhỏ tơi ra rồi mới gieo hạt, còn Thỏ Út thì chỉ làm qua quýt rồi nhảy đi chơi. Ít ngày sau, hạt giống nảy mầm. Những cây rau bé li ti hiện ra. Hai luống rau của các anh cây mọc đều, trông như những chiếc khăn màu xanh tươi phủ lên mặt đất, còn luống rau của thỏ Út thì cây mọc thưa thớt, cây cao, cây thấp. Thế nhưng thỏ Út vẫn mải chơi chẳng chịu chăm bón gì cả. Tới vụ thu hoạch, cây rau nào của các anh lá cũng to, củ cũng to, còn những cây rau của thỏ Út thì cằn cỗi vì thiếu nước, củ bé tí tẹo. Thỏ Út xấu hổ quá, biết nói sao với mẹ bây giờ? Thấy vậy, thỏ Mẹ bảo: - Nếu con chú ý nghe lời mẹ và chăm sóc vườn rau thì rau của con sẽ tươi tốt đúng không? Sau vụ ấy, thỏ Út hỏi lại mẹ cách làm đất, trồng rau, vun luống, gieo hạt rồi bắt đầu trồng lại luống rau khác. Kỷ niệm chương Đúng như lời mẹ đã nói: “Phải biết cách trồng và chăm sóc tưới bón”. Lần này, rau của thỏ Út lớn rất nhanh. Đến vụ thu hoạch, thỏ Út chở về nhà những cây rau lá xanh non. Thỏ Út rất vui. Mẹ thỏ còn vui hơn vì thấy thỏ Út đã biết chăm chỉ và chịu khó làm việc. Hệ thống câu hỏi gợi ý: - Câu truyện có tên là gì? trong câu truyện có những nhân vật nào? - Thỏ mẹ dăn các con như thế nào? Khi thỏ mẹ dạy cách trổngau thì thỏ út làm gì? - Khi rau của các anh thỏ mọc lên như thế nào? Rau của thỏ út thì sao? - Thái độ của thỏ út như thế nào? Thỏ mẹ dạy thỏ út trồng lại rau lần này thỏ út có chú ý không? - Sau khi lắng nghe mẹ dạy và trồng lại thì rau của thỏ út như thế nào? - Thỏ mẹ cảm thấy thế nào? - Qua câu truyện các con rút ra bài học gì? Truyện: TÍCH CHU Ngày xưa có một bạn tên là Tích Chu. Bố mẹ Tích Chu mất sớm, Tích Chu ở với bà. Hàng ngày bà phải làm việc quần quật để kiếm tiền nuôi Tích Chu, có thức ăn gì ngon bà cũng nhường cho Tích Chu. Ban đêm khi Tích Chu ngủ thì bà thức để quạt. Thấy bà thương Tích Chu, có người nói với bà: -Bà ơi! Lòng bà thương Tích Chu cao hơn trời, rộng hơn biển. Lớn lên Tích Chu sẽ không khi nào quên ơn bà. Thế nhưng Tích Chu lớn lên lại chẳng thương bà. Bà thì suốt ngày làm việc vất vả, còn Tích Chu suốt ngày rong chơi. Vì làm việc vất vả, ăn uống kham khổ nên bà bị ốm. Bà lên cơn sốt nhưng chẳng có ai trông nom. Tích Chu mãi rong chơi với bạn bè, chẳng nghĩ gì đến bà đang ốm. Một buổi trưa, trời nóng nực, cơn sốt lên cao, bà khát nước quá liền gọi: -Tích Chu ơi, cho bà ngụm nước. Bà khát khô cả cổ rồi! Bà gọi một lầnhai lần ba lần nhưng vẫn không thấy Tích Chu đáp lại. Mãi sau Tích Chu thấy đói mới chạy về nhà để kiếm cái ăn. Tích Chu ngạc nhiên hết sức khi thấy bà đã hóa thành chim và vỗ cánh bay lên trời. Tích Chu hoảng quá kêu lên: -Bà ơi, bà đi đâu? Bà ở lại với cháu. Cháu sẽ mang nước cho bà. Bà ơi! -Cúccùcu! Cúccùcu! Chậm mất rồi cháu ạ. Bà khát quá, không chịu nổi, phải hóa thành chim để bay đi kiếm nước. Bà đi đây! Bà không về nữa đâu! Nói rồi chim vỗ cánh bay đi. Tích Chu hoảng quá vội chạy theo bà, cứ nhằm theo hướng chim bay mà chạy. Cuối cùng Tích Chu gặp chim đang uống nước ở một dòng suối mát. Tích Chu gọi: -Bà ơi! Bà trở về với cháu đi. Cháu sẽ đi lấy nước cho bà. Cháu sẽ giúp đỡ bà. Cháu sẽ không làm cho bà buồn nữa! -Cúccùcu, muộn quá rồi cháu ơi! Bà không trở lại được nữa đâu! Nghe chim nói, Tích Chu oà lên khóc. Tích Chu thương bà và hối hận. Giữa lúc đó, một bà Tiên hiện ra. Bà Tiên bảo Tích Chu: -Nếu cháu muốn cho bà cháu trở lại thành người thì cháu phải đi lấy nước suối Tiên cho bà cháu uống. Đường lên suối Tiên xa lắm, cháu có đi được không? Nghe bà Tiên nói, Tích Chu mừng rỡ vô cùng, vội vàng hỏi đường lên suối Tiên, rồi chẳng một phút chần chừ, Tích Chu hăng hái đi ngay. Trải qua nhiều ngày đêm lặn lội trên đường, vượt qua nhiều nguy hiểm, cuối cùng, Tích Chu đã lấy được nước suối về cho bà uống. Được uống nước suối Tiên, bà Tích Chu trở lại thành người và về ở với Tích Chu. Từ đấy, Tích Chu hết lòng yêu thương chăm sóc bà. Câu hỏi gợi ý: - Bố (mẹ) vừa kể cho chúng mình nghe câu chuyện gì?. - Trong chuyện có mấy nhân vật ? - Bà đã thương yêu Tích Chu như thế nào ? - Vì sao Tích Chu lại không thương bà ? - Khi Bà bị ốm Bà gọi Tích Chu thế nào ? - Khi bà biến thành chim thái độ Tích Chu ra sao ? - Tích chu đã nói với bà như thế nào ? - Bà trả lời Tích Chu ra sao ? - Trên đường đi tìm bà Tích Chu đã gặp ai? - Bà tiên đã nói gì với Tích Chu? - Tích Chu đã làm gì để bà trở lại thành người ? - Câu chuyện vừa rồi nhắc nhở chúng ta điều gì? Bạn Tích Chu trong truyện đáng khen hay đáng chê? 3. Đề nghị: - Các bậc phụ huynh tiếp tục thực hiện cho trẻ ôn luyện tại nhà - Chú trọng phát triển cho trẻ các lĩnh vực trong kế hoạch đã đề ra, ngoài ra cần cho trẻ nhận biết tốt các số, chữ cái đã học, các hình khối, trả lời các câu hỏi rõ ràng. Văn Lang, ngày 12 tháng 04 năm 2020 Giaó viên chủ nhiệm
File đính kèm:
- tap_huan_ho_tro_cha_me_hs_cham_soc_gd_tre_mam_non_tai_gd_tro.docx