Tập huấn Hỗ trợ cha mẹ học sinh chăm sóc giáo dục trẻ Mầm non tại gia đình trong thời gian nghỉ phòng chống dịch Covid 19

docx 14 trang Mạnh Hào 22/01/2024 1090
Bạn đang xem tài liệu "Tập huấn Hỗ trợ cha mẹ học sinh chăm sóc giáo dục trẻ Mầm non tại gia đình trong thời gian nghỉ phòng chống dịch Covid 19", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tập huấn Hỗ trợ cha mẹ học sinh chăm sóc giáo dục trẻ Mầm non tại gia đình trong thời gian nghỉ phòng chống dịch Covid 19

Tập huấn Hỗ trợ cha mẹ học sinh chăm sóc giáo dục trẻ Mầm non tại gia đình trong thời gian nghỉ phòng chống dịch Covid 19
PHÒNG GD&ĐT NA RÌ CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG MN ÂN TÌNH Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
NỘI DUNG
 HỖ TRỢ CHA MẸ HỌC SINH CHĂM SÓC GIÁO DỤC TRẺ MẦM NON TẠI GIA ĐÌNH TRONG THỜI GIAN NGHỈ
 PHÒNG CHỐNG DỊCH COVID 19
Thực hiện công văn số 261/PGDĐT ngày 31 tháng 3 năm 2020 về việc tăng cường hỗ trợ cha mẹ học sinh chăm sóc giáo dục trẻ mầm non tại gia đình trong thời gian nghỉ phòng chống dịch covid 19. Nay lớp mẫu giáo 5 tuổi xây dựng nội dung hỗ trợ cha mẹ học sinh chăm sóc giáo dục trẻ tại gia đình trong thời gian nghỉ phòng chống dịch covid 19 như sau:
 I.Chăm sóc:
1. Rửa tay:
Phụ huynh nên cho trẻ rửa tay vào các thời điểm:
- Trước khi ăn;
- Sau khi bé đi vệ sinh;
- Sau khi hắt hơi, ho, xì mũi;
- Sau khi chạm vào thú nuôi, động vật;
- Sau khi đi học, đi chơi về nhà.
=> Tốt hơn hết, trẻ nên chú ý rửa tay sạch chậm nhất 60 giây/ một lần để bảo vệ tối đa khỏi virus nguy hiểm.
Cách rửa tay:
– Bước 1: Làm ướt hai bàn tay bằng nước. Lấy xà phòng và chà hai lòng bàn tay vào nhau.
– Bước 2: Chà lòng bàn tay này lên mu và kẽ ngoài các ngón tay của bàn tay kia và ngược lại.
– Bước 3: Chà hai  lòng bàn tay vào nhau, miết mạnh các kẽ trong ngón tay.
– Bước 4: Chà mặt ngoài các ngón tay của bàn tay này vào lòng bàn tay kia.
– Bước 5: Dùng bàn tay này xoay ngón cái của bàn tay kia và ngược lại (làm sạch ngón tay cái).
– Bước 6: Xoay các đầu ngón tay này vào lòng bàn tay kia và ngược lại. Rửa sạch tay dưới vòi nước chảy đến cổ tay và lau khô tay
Lưu ý:
- Nên sử dụng xà phòng rửa tay để diệt khuẩn tốt nhất;
- Trẻ em không nên sử dụng nước rửa tay khô quá nhiều bởi lẽ nước rửa tay nhanh có chứa 60% thành phần là cồn và sẽ không phù hợp với trẻ em, dễ gây ra nhiễm độc và tác dụng ngược lại;
- Khăn lau phải tuyệt đối là khăn sạch, nếu bé đã rửa tay mà sử dụng lại khăn bẩn thì hiệu quả của việc rửa tay là bằng 0;
- Ngoài việc rửa tay sạch, cha mẹ nên hướng dẫn trẻ em tự ý thức giữ gìn sạch sẽ tối đa những vật dụng xung quanh mình hay chạm tới như đồ chơi, ly, cốc, quần áo,...
2. Dạy trẻ cách đánh răng:
Bước 1: Làm sạch cơ bản
- Mẹ cho con súc miệng bằng nước lọc khoảng 10 giây để lấy hết thức ăn còn đọng lại trong miệng
Bước 2: Chuẩn bị cho bé đánh răng
- Rửa sạch rồi lấy một lượng nhỏ kem đánh răng dành cho trẻ em vào bàn chải của con (khoảng bằng hạt đỗ đen là được)
Bước 3: Dạy bé đánh răng đúng cách với bàn chải
- Một lần chải răng đúng cách sẽ mất ít nhất khoảng 2 phút. Đối với người lớn thì việc đánh răng sẽ nhanh hơn, nhưng với các con mới tập đánh răng thì cần sự hỗ trợ rất lớn từ bố mẹ. Do đó, mẹ hãy dạy bé đánh răng đúng cách lần lượt theo từng động tác dưới đây nhé!
- Đầu tiên, mẹ hãy hướng dẫn con há miệng vừa phải, đủ để lộ 2 hàm răng
- Đặt bàn chải nằm ngang và nghiêng 1 góc 450 so với răng và nướu sao cho đầu lông bàn chải tiếp xúc lên cả răng lẫn nướu. Chải nhẹ nhàng mặt ngoài của răng theo động tác xoay tròn tại chỗ sau đó di chuyển theo vòng tròn đến các răng tiếp theo. Lần lượt đánh mặt ngoài của răng ở cả hàm trên, hàm dưới và mặt trong của răng hàm
- Giữ bàn chải theo chiều dọc hướng từ trong ra ngoài và chải các mặt trong của răng cửa và răng nanh
- Đặt bàn chải vuông góc với mặt nhai của các răng hàm, chải từ trong ra ngoài và ngược lại ở cả hàm trên và hàm dưới
- Đặt bàn chải đánh răng lên lưỡi và chải thật nhẹ nhàng để loại bỏ các mảng bám cũng như vi khuẩn tạo mùi hôi
Bước 4: Làm sạch răng bước cuối
Hướng dẫn bé đánh răng đúng cách ở bước cuối cùng đó là súc miệng bằng nước sạch nhiều lần để lấy hết hoàn toàn kem và bọt kem đánh răng ra khỏi miệng.
Mẹ hãy tập cho con thói quen rửa sạch bàn chải, vẩy ráo nước sau đó cắm bàn chải lên kệ đựng, cắm phần lông bàn chải lên trên, phần tay cầm phía dưới.
Để bé dễ dàng tiếp thu và tập trung, mẹ nên:
Để chải răng đúng cách, mẹ hãy hướng dẫn con thực hiện các động tác ngắn và chú ý đến đường viền nướu, chải sạch những chiếc răng ở phía trong cùng của hàm.
Do răng sữa của trẻ có lớp men răng và ngà răng mỏng nên mẹ hãy nhắc con thường xuyên phải chải răng thật nhẹ nhàng, không chải theo chiều ngang để không bị tổn thương nướu hay tụt nướu, không bị mòn lớp men răng, ảnh hưởng tới ngà răng hay tủy răng của con nhé!
 3. Cách rửa mặt:
Xắn cao ống tay áo ( Nếu tay áo dài)
- Rửa tay sạch trước khi rửa mặt.
+ Bước 1: Rũ khăn, cô trải khăn lên 2 lòng bàn tay, đỡ khăn bằng 2 lòng bàn tay và cổ tay.
+ Bước 2: Dùng ngón tay trỏ trái lau mắt trái, ngón tray trỏ phải lau mắt phải.
+ Bước 3: Dịch khăn lau sống mũi
+ Bước 4: Dịch khăn lau miệng
+ Bước 5: Dích khăn lau cằm
+ Bước 6: Dịch khăn lau trán má bên trái, bên phải
+ Bước 6: Gấp khăn lau gáy cổ
+ Bước 7: Gấp khăn lau vành tai
+ Bước 8: Dùng góc khăn ngoáy lỗ mũi, lỗ tai
Lưu ý: Luôn để da mặt được tiếp xúc với khăn sạch.
2. Giáo dục:
1. Phát triển thể chất:
 a, Phụ huynh cho trẻ vận động nhẹ nhàng trong sân, hành lang, nhảy múa theo nhạc trong nhà...hoặc cho trẻ chơi các trò chơi vận động:
- Nhảy lò cò: Vẽ các ô trên sàn với số lượng mà trẻ thích. Ghi số hay chữ cái vào các ô trên. Bé sẽ đứng tại vị trí bắt đầu và nhảy vào ô mà bé chọn. Bạn có thể chỉ định ô cho bé nhảy. Việc đọc chữ cái và con số sẽ giúp bé làm quen nhiều hơn và học được chúng nhanh hơn.
- Ngoài ra có thể cho trẻ chơi nhảy ô, ném vòng cổ chai, nhảy lò cò, bịt mắt bắt dê, đá bóng.... để trẻ được vận động rèn luyện cơ thể
B, vận động cơ bản: Một số bài tập gợi ý
Bật từ trên cao xuống 40 - 45cm
Phụ huynh có thể chuẩn bị 1 ghế gỗ cao 40-50cm có mặt phẳng để trẻ đứng và hướng dẫn trẻ cách bật như sau: 2 tay thả xuôi dọc thân, khi có hiệu lệnh “Bật” tay đưa từ sau ra trước đồng thời hơi khuỵu gối, nhún chân để lấy đà và bật lên khi rơi xuống chạm đất bằng 2 đầu bàn chân, gối hơi khuỵu, tay đưa ra trước để giữ thăng bằng (Chú ý 2 đầu bàn chân chạm đất cùng lúc, và không lao người về phía trước)
Bật tách chân, khép chân vào 7 ô
Phụ huynh vẽ 7 trên nền và cho trẻ bật, cách bật như sau: Ddứng trước vạch chuẩn bị tay chống hông khi có hiệu lệnh bật tách 2 chân vào 2 ô sau đó chụm chân vào ô tiếp theo khi bật phải nhún chân tiếp đất bằng 2 mũi bàn chân sau đó là cả bàn chân cứ tiếp tục như vậy đến hết ô
 Đi trong đường hẹp: Phụ huynh vẽ 2 đường hẹp cho trẻ đi sao cho không nhẫm vào vạch
Trườn theo đường ngoằn nghèo: Vẽ đường ngoằn nghèo cho trẻ trườn sao cho không chạm vạch
2, Phát triển nhận thức:
- Cho trẻ ôn lại số từ 1-9, nhận biết con số và cho trẻ đếm trên các đối tượng là đồ vật có trong gia đình, như đếm xem có bao nhiêu cái ghế, đếm hạt ngô, đếm bát.... phụ huynh có thể thêm bớt để trẻ trả lời. Sau đó cho trẻ đếm theo khả năng.
- Ngoài các con số ra phụ huynh cho trẻ ôn tập về các hình, hình tròn, hình vuông, hình tam giác, hình chữ nhật thông qua các vật dụng tại gia đình
- Cho trẻ nhận biết các phía của bản thân như: trên dưới, phải trái, trước sau
- Cho trẻ tập tô các chữ số
- 1 số bài tập gợi ý cho phụ huynh dạy trẻ tại nhà:
Phụ huynh có thể hỏi trẻ về quy tắc sắp xếp của các con vật, hoặc đồ vật để trẻ trả lời
Phụ huynh cho trẻ đếm và tích hoặc nối số tương ứng như ví dụ ở trên 
Ngoài ra khi ở nhà hàng ngày có thể luyện cho trẻ tập tô số từ 1 -9 đã học và luyện đếm cho trẻ mọi lúc mọi nơi, làm bài tập trong vở bé làm quen với toán tại gia đình ( nếu có)
3, Phát triển ngôn ngữ: Dạy trẻ đọc các bài thơ, câu đố, đồng dao, câu truyện dưới đây là 1 vài gợi ý:
Bài thơ:
Mẹ
Có miếng ngọt miếng ngon
Mẹ dành cho con hết
Đắng cay chỉ mẹ biết
Ngọt lành chỉ mẹ hay
Mẹ bếp lửa mỗi ngày
Sưởi ấm con đông tối
Mẹ là quạt mát rượi
Đuổi cái nóng mùa hè
Mẹ lo đứng lo ngồi
Khi con đau, con ốm
Mẹ như mặt trời sớm
Hôn giấc ngủ của con.
Quà Của Bố
Bố em là bộ đội
Ở tận vùng đảo xa
Chưa lần nào về phép
Mà luôn luôn có quà
Bố gửi nghìn cái nhớ
Gửi cả nghìn cái thương
Bố gửi nghìn lời chúc
Gửi cả nghìn cái hôn
Bố cho quà nhiều thế
Vì biết em rất ngoan
Vì em luôn giúp bố
Tay súng luôn vững vàng
Lời chào
Đi về con chào mẹ
Ra vườn cháu chào bà
Ông làm việc trên nhà
Cháu lên: Chào ông ạ!
Lời chào thân thương quá
Làm mát ruột cả nhà
Đẹp hơn mọi bông hoa
Cháu kính yêu trao tặng
Chỉ những người đi vắng
Cháu không được tặng “chào”.
Mùa hè của em
Gió thổi qua tà áo
Thì có làm sao đâu
Nó chạy chơi đấy mà
Là cơn gió mùa hè
Nấp trong tà áo em.
Mưa rơi trên mái tóc
Thì có làm sao đâu
Nó đùa vui đấy mà
Là giọt mưa mùa hè
Rúc vào trong tóc em.
Dép em cát đong đầy
Thì có làm sao đâu
Chỉ cần em nghiêng dép
Là cát như dòng nước
Chạy ào qua chân em.
Mẹ về đến nhà
Mẹ về đến nhà
Con chó chạy ra
Vui mừng quấn quít
Con gà con vịt
Quấn chặt lấy chân
Theo mẹ ra sân
Theo mẹ vào bếp
Mẹ mời đi hết
Chúng cứ lăn vào
Kêu lên ồn ào:
– “Mẹ ơi, đói quá!
Mẹ ơi, đói quá!”
Mẹ gọi tất cả
Đãi một mo cơm
Ăn xong kêu lên:
– “Mẹ ơi, đói quá!
Mẹ ơi, đói quá!”
Bàn tay cô giáo
Bàn tay cô giáo
Tết tóc cho em
Về nhà mẹ khen
Tay cô đến khéo!
Bàn tay cô giáo
Vá áo cho em
Như tay chị cả
Như tay mẹ hiền.
Hai bàn tay cô
Dạy em múa dẻo
Hai bàn tay cô
Dạy em đến khéo
Cô dắt em đi
Trên đường tới lớp
Đường đẹp quê hương
Đường dài đất nước.
Hai chú gấu con qua cầu
Hai chú gấu xinh xắn
Bước xuống hai đầu cầu
Chú nào cũng muốn mau
Vượt sang cầu kia trước
Không ai chịu nhường bước
Cãi nhau mãi không thôi
Chú nhái bén đang bơi
Nhẩng đầu lên và bảo
Cái cầu thì bé tẹo
Ai cũng muốn sang mau
Nếu cứ cố chen nhau
Thì có anh ngã chết
Bây giờ phải đoàn kết
Cãi nhau quay một vòng
Đổi chỗ thế là xong
Cả hai cùng sang được
Hoa cúc vàng
Suốt cả mùa đông 
Nắng đi đâu miết
Trời đắp chăn bong
Còn cây chịu rét
Sớm nay nở hết
Đầy sân cúc vàng
Thấy mùa xuân đẹp
Nắng lại về chăng
ồ chẳng phải đâu
mùa đông nắng ít
Cúc gôm nắng vàng.
Vào trong lá biếc.
Chờ cho đến tết,
Nở bung thành hoa
Rực vàng hoa cúc
ấm vui mọi nhà
1 số câu đố cho trẻ 5 tuổi:
Da cóc mà bọc bột lọc
Bột lọc mà bọc hòn than 
–Là gì?
(Đáp án: Quả nhãn)
Ruột chấm vừng đen
Ăn vào mà xem
Vừa bổ vừa mát –Là gì?
(Đáp án: Quả thanh long)
Da cóc mà bọc bột lọc
Bột lọc mà bọc hòn son -Là gì
(Đáp án: Quả vải)
Giữa lưng trời có vũng nước trong
Cá lòng tong lội mãi không tới
- Là gì?(Đáp án: Quả dừa)
 Hè về áo đỏ như son
Hè đi thay lá xanh non mượt mà
Bao nhiêu tay tỏa rộng ra
Như vẫy như đón bạn ta đến trường
 -Là cây gì?
(Đáp án: Cây phượng)
Cây gì nhỏ nhỏ
Hạt nó nuôi người
Chín vàng nơi nơi
Dân làng đi hái –Là cây gì?
(Cây lúa)
Mình rồng, đuôi phụng le te
Mùa đông ấp trứng, mùa hè nở con
Là cây gì?(Đáp án: Cây cau)
Thân em nửa chuột, nửa chim
Ngày treo chân ngủ, tối tìm mồi bay
Trời cho tai mắt giỏi thay
Tối đen tối mịt cứ bay vù vù – Là con gì?(Đáp án: Con dơi)
Con gì ăn no
Bụng to mắt híp
Mồm kêu ụt ịt
Nằm thở phì phò –Là con gì?
(Đáp án: Con heo)
 Thường nằm đầu hè
Giữ nhà cho chủ
Người lạ nó sủa
Người quen nó mừng – Là con gì?
(Đáp án: Con chó)
4. Bốn cột tứ trụ
Người ngự lên trên
Gươm bac hai bên
Chầu vua thượng đế
Là con gì? –Là con gì?
(Đáp án: Con voi)
Cái mỏ xinh xinh
Hai chân tí xíu
Lông vàng mát dịu
“”Chiếp! Chiếp!” suốt ngày – Là con gì?
(Đáp án: Con gà con)
 Con gì chân ngắn
Mà lại có màng
Mỏ bẹt màu vàng
Hay kêu cạp cạp? – Là con gì?
(Đáp án: Con vịt)
 Truyện: Ngoài ra phụ huynh có thể tham khảo 1 số video truyện kể giáo viên chia sẻ trong nhóm và kể lại chuyện cho trẻ nghe cũng như đàm thoại với trẻ về nội dung câu chuyện
Một số câu truyện gợi ý:
Bạn mới ( Chủ đề: Trường mầm non)
Lớp mẫu giáo của Hà có thêm bạn mới. Tên bạn ấy là Hoa. Cả lớp cứ xì xào chỉ chỏ vào bàn tay trái của bạn ấy.
“ Kỳ lạ lắm, thật đấy!” – Tí sún thì thầm với Hà như thế. Hà vờ đi uống nước rồi liếc nhìn. Ừ, mà lạ thật. Mấy ngón tay của bạn ấy quắp lại, bé tẹo.
Đến lúc nghỉ trưa, cả lớp cứ đùn đẩy nhau không ai chịu nằm cạnh Hoa. Cuối cùng Tí sún bảo:
-Oẳn tù tì, ai thua thì phải nằm cạnh bạn mới nhé!
Hà thua, Hoa nằm ngoài cùng rồi đến Hà. Các bạn đã ngủ khì từ khi nào, nhưng Hà không sao ngủ được. Hà hé mắt nhìn sang Hoa đang nằm im bên cạnh. Hàng mi bạn ấy khe khẽ động đậy. Bạn ấy cũng chưa ngủ. Bàn tay bị tật giấu chặt vào trong lòng. Nước mắt lặng lẽ chảy xuống chiếc gối bông.
Buổi chiều, cô giáo dạy cả lớp tập múa:
– Các giơ tay ra phía trước nào!
Hoa lúng túng rồi mếu máo:
–    Thưa cô con không múa được !
Cả lớp nhìn về phía bạn mới. Hoa chợt ngồi thụp xuống sàn, giấu bàn tay trái vào lòng và òa khóc nức nở. Cô giáo bước lại ôm Hoa vào lòng:
–    Nín đi con, cô thương!
Rồi cô nghẹn ngào nói:
– Cô đã tận mắt nhìn bàn tay tật nguyền của bạn Hoa biết trông em và nấu cơm đỡ mẹ. Cô nghĩ, bàn tay ngoan ấy phải được cả lớp yêu thương chứ! Chỉ những bàn tay lười, bàn tay bẩn không rửa mới là bàn tay xấu và đáng chê cười thôi, có phải không các con?
Nghe cô nói, Hà thấy thương Hoa quá. Hà nhớ lại những giọt nước mắt của Hoa buổi trưa. Thế là Hà chạy lại nắm tay Hoa:
–    Tớ là Hà !
Cô giáo mỉm cười:
–    Hà ngoan lắm!
Các bạn khác cũng lần lượt xúm lại:
–    Tớ là Dung.
–    Tớ là Phương.
Tí sún thấy vậy vội chen vào:
–    Còn tớ là Tí sún. Hoa ơi, tí nữa chúng mình chơi trò chơi em bé ăn bột nhé!
Cô giáo gật đầu:
–    Có thế chứ! Bạn bè trong lớp như con một nhà, các con phải biết yêu thương đòan kết thì cô mới vui.
Truyện: Ba cô gái ( Chủ đề: Gia đình)
Ngày xưa, có một người đàn bà nghèo sinh được ba cô con gái. Bà rất yêu thương các con, bà lo cho các con từng li từng tí. Nhà nghèo, bà phải làm lụng vất vả để nuôi các con nhưng bà không hề phàn nàn.
Được mẹ yêu thương chăm sóc, ba cô con gái lớn nhanh như thổi. Cả ba đều đẹp như trăng rằm. Thế rồi lần lượt hết cô này đến cô khác di lấy chồng, bà mẹ ở nhà một mình.
Năm tháng trôi qua, bà mẹ tuổi mỗi ngày một già, sức mỗi ngày một yếu. Một hôm, bà thấy trong người mệt mỏi, bà biết mình không sống được bao lâu nữa, bà nhớ các con nhưng cả ba cô gái đều ở xa quá nên bà không thể đến thăm các con được. Bà liền nhớ Sóc con đưa thư cho ba cô gái, bà dặn Sóc:
- Sóc khôn ngoan, Sóc hãy nói với các con ta là ta đang ốm và báo chúng về ngay thăm ta Sóc nhé!
Sóc con vâng lời mang thư đi. Sóc đi ròng rã một ngày một đêm đến nhà cô chị cả, cô chị cả đang cọ chậu. Sóc con đưa thư cho cô và nói:
- Chị cả ơi! Mẹ chị đang ốm đấy, mẹ chị muốn gặp chị. Chị hãy về ngay cho mẹ chị gặp.
Nghe Sóc nói, cô cả đáp:
- Thật á Sóc? Mẹ chị đang ốm à? Ôi! Chị buồn quá! Chị thương mẹ chị quá! Chị cũng muốn về thăm mẹ chị ngay, nhưng chị còn phải cọ xong mấy cái chậu này đã.
Nghe chị cả nói xong, Sóc con giận dữ:
- Thương mẹ, thương mẹ mà lại còn cọ chậu rồi mới đi thăm mẹ. Thôi cứ ở nhà mà cọ chậu.
Ngay lúc đó cô gái ngã lăn ra đất, biến thành một con rùa to bò ra khỏi nhà đi mãi.
Sóc con lại đi đến nhà cô gái thứ hai. Phải mất ròng rã một ngày, một đêm nữa thì Sóc đến được nhà cô hai. Cô hai đang xe chỉ. Sóc con đưa thư rồi nói với cô hai:
- Chị hai ơi! Mẹ chị đang ốm đấy, mẹ chị muốn gặp chị. Chị hãy đến gặp mẹ đi.
Nghe Sóc con nói, cô hai đáp:
- Thật ư Sóc? Mẹ chị đang ốm à? Ôi! Chị thương mẹ chị quá! Chị muốn về thăm mẹ yêu quý của chị ngay, nhưng chị còn bận xe cho xong chỗ chỉ này đã.
Nghe cô hai nói, Sóc con giận dữ:
- Thương mẹ, thương mẹ mà lại còn để xe chỉ đã rồi mới đi thăm mẹ. Thôi được! Nếu thế thì cứ ở nhà mà xe chỉ suốt đời.
Sóc con vừa nói xong thì cô hai biến thành con nhện, suốt đời giăng chỉ.
Sóc con lại đi đến nhà cô gái út. Cô đang nhào bột. Sóc con đưa thư cho cô út. Đọc thư xong cô hốt hoảng, tát tả đi thăm mẹ ngay.
Thấy cô út thật tình thương mẹ, Sóc con âu yếm nói:
- Chị út ơi! Chị là người con hiếu thảo. Mọi người ai ai cũng thương yêu, quý mến cô. Còn các con cô thì người nào cũng quý mến cô.
TRUYỆN: SỰ TÍCH MÙA XUÂN ( Chủ đề: Tết và mùa xuân)
   Ngày xưa, trên Trái đất chỉ có ba mùa: Mùa Hạ, Mùa Thu, Mùa Đông. Người ta bảo rằng Mùa Xuân chỉ đến khi có một chiếc Cầu vồng nhiều màu sắc và
có muôn hoa đón chào. Cầu vồng thì chỉ có trong Mùa Hạ, khi ông mặt trời xuất hiện sau cơn mưa rào. Còn hoa thì nở quanh năm, lại ở khắp nơi trên
Trái đất nên không thể hẹn cùng nhau nở một lúc được. Vì thế, sau Mùa Đông giá buốt là đến Mùa Hạ nóng bức, thời tiết thay đổi đột ngột khiến cho
muôn loài hết sức khổ sở. Ai cũng mong được gặp Mùa Xuân ấm áp.  
   Có một chú Thỏ sống trong khu rừng xanh cùng với mẹ. Mỗi lúc chuyển mùa, Thỏ mẹ lại bị ốm nặng. Thương mẹ quá, Thỏ con liền bàn với bác Khỉ
già thông thái:
-    Chúng ta hãy cùng nhau làm một chiếc Cầu vồng thật đẹp để đón Mùa Xuân!
-    Nhưng bằng cách nào? – Bắc Khỉ già hỏi lại.
-    Cháu sẽ rủ muông thú trong rừng góp những chiếc lông đẹp nhất để làm chiếc Cầu vồng nhiều màu sắc.
   Tin lan truyền đi khắp nơi. Muông thú trong rừng đều muốn gặp Mùa Xuân dịu hiền nên vui vẻ góp những sắc màu đẹp nhất. Nào là màu xám cuả
Gấu, màu vàng tơ của Hươu Sao, màu nâu của Sóc. Rồi chim Công, Vẹt, Vành Khuyêncũng góp những chiếc lông nhiều màu sắc của mình. Bày cá cũng
cử Cá Chép mang đến túi vây cá lấp lánh sắc màu.
    Chim Sâu khéo tay bắt đầu kết nối những mảng màu  lại để àm chiếc Cầu vồng.
    Trong khi đó, Thỏ tạm biệt các bạn muông thú để lên đường đi tìm các loài hoa.
   Thỏ đi mãi, đi mãi, vượt thác, lên ngàn, băng qua hết khu rừng này đến khu rừng khác để gặp từng loài hoa. Cảm động trước tấm lòng hiếu thảo của
Thỏ con dành cho mẹ, các loài hoa đều đồng ý sẽ tích tụ dưỡng chất để chờ chị gió báo tin là đồng loạt nở.
   Một buổi sáng cuối mùa Đông, chim sâu đã dệt xong những mảng màu cuối cùng. Chiếc cầu vồng xuất hiện làm muôn loài trên mặt đất xôn xao. Chị
Gió nhanh chóng báo tin cho các loài hoa. Như đã hẹn, những nụ hoa lần lượt trồi lên, nở muôn màu rực rỡ. Cả mặt đất lộng lẫy sắc màu. Nàng mùa
Xuân xinh đẹp đã đến với trái đất.
   Từ đó, trên trái đất có đủ bốn mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông. Nếu các bé để ý sẽ thấy các loài hoa đều khoe màu rực rỡ khi những làn gió xuân nhè nhẹ
thổi tới. 
   Còn riêng chú thỏ đáng yêu đã được nàng Mùa Xuân tặng cho một chiếc áo trắng tinh, mềm mại vì tấm lòng hiếu thảo và đã biết đoàn kết các bạn
muông thú và các loài hoa để cùng nhau đón Mùa Xuân về.
=> Ngoài ra giáo viên sẽ chuyển những video câu truyện hay vào nhóm mong phụ huynh cho các cháu đón xem sau đó có thể cho trẻ kể lại theo ý hiểu, kể sáng tạo cho ông bà, bố mẹ nghe.
* Làm quen chữ cái:
Đối với lớp mẫu giáo 5 tuổi việc quan trọng là trẻ đang học chữ cái trong thời gian nghỉ phòng dịch bệnh covid 19 phụ huynh cần cho trẻ ôn lại các chữ cái đã học theo nhóm chữ ( Các nhóm chữ trẻ đã học là: o, ô, ơ ; a, ă, â; e, ê; u, ư; l,m,n; b,d,đ; i, t,c. hướng dẫn trẻ tô và đồ nét chữ, cho trẻ nhận biết chữ cái mọi lúc mọi nơi, phụ huynh có thể lấy các loại hạt cho trẻ xếp thành chữ để trẻ tưởng tượng ra nét chữ .
- Phụ huynh có thể viết tay các bài thơ và cho trẻ tìm chữ cái đã học để trẻ quan sát và nhận biết được chữ cái và ngoài ra hàng ngày nên cho trẻ tô chữ in rỗng không chườm ra ngoài, tìm chữ cái đã học trong các từ và tập tô ( đối với các cháu có vở tập tô tại nhà) , đồ nét chữ ...
4, Phát triển thẩm mỹ: 
Phụ huynh cho trẻ xem các chương trình ca nhạc thiếu nhi theo thời gian biểu gợi ý, cho trẻ xem chương trình “ Nâng cao tầm vóc Việt: phát sóng vào 20h05’ hàng ngày trên VTV 1; Kênh truyền hình Giaó dục Quốc gia phát sóng trên vtv7 vào lúc 6h04’ đến 23h30’ hàng ngày.
Cho trẻ tô màu tranh, vẽ theo ý thích, hướng dẫn trẻ gấp giấy làm máy bay, thuyền, làm đèn lồng hoặc diều, các đồ chơi bằng giấy, lá cây...
Trên đây là 1 số nội dung cơ bản để phụ huynh hướng dẫn các cháu học tại gia đình ngoài ra giáo viên sẽ chia sẻ những video hướng dẫn phụ huynh trong chăm sóc trẻ taị gia đình kính mong phụ huynh hợp tác với giáo viên.
 Giaó viên chủ nhiệm
 Hoàng Thị Huệ

File đính kèm:

  • docxtap_huan_ho_tro_cha_me_hoc_sinh_cham_soc_giao_duc_tre_mam_no.docx