Tài liệu Tập huấn Đánh giá đề thi tham khảo THPT QG môn Ngữ Văn năm 2019
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tài liệu Tập huấn Đánh giá đề thi tham khảo THPT QG môn Ngữ Văn năm 2019", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Tài liệu Tập huấn Đánh giá đề thi tham khảo THPT QG môn Ngữ Văn năm 2019
PHẦN I PHÂN TÍCH ĐỀ THAM KHẢO MÔN NGỮ VĂN NĂM 2019 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI THAM KHẢO KỲ THI TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUỐC GIA NĂM 2019 Bài thi: NGỮ VĂN Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm) Đọc đoạn trích dưới đây: Nhiều người cho rằng phát triển là điều tốt. Nhưng chỉ ít người dám cống hiến cả cuộc đời mình cho sự phát triển đó. Tại sao vậy? Bởi vì muốn phát triển đòi hỏi phải có sự thay đổi, trong khi đó họ lại không sẵn sàng cho bất cứ sự thay đổi nào. Tuy nhiên, một sự thật hiển nhiên là nếu không thay đổi thì không thể có sự phát triển. Nhà văn Gail Sheehy đã khẳng định: “Nếu không thay đổi thì sẽ không bao giờ phát triển. Nếu không phát triển thì không phải là cuộc sống. Phát triển đòi hỏi phải tạm thời từ bỏ cảm giác an toàn. Điều này có nghĩa là phải từ bỏ lối sống quen thuộc nhưng luôn bị hạn chế bởi tính khuôn mẫu, tính an toàn, những điều không bao giờ khiến cuộc sống của bạn tốt hơn được. Những điều đó sẽ khiến bạn không còn tin tưởng vào các giá trị khác, mọi mối quan hệ đều không còn ý nghĩa. Nhà văn Dostoevsky nói: “Tiến thêm một bước, nói thêm một lời là những điều đáng sợ nhất”. Nhưng trên thực tế, điều ngược lại mới là điều đáng sợ nhất.” Tôi nghĩ không có gì tồi tệ hơn là cứ sống mãi một cuộc sống trì trệ, không bao giờ thay đổi và không bao giờ phát triển. (John C. Maxwell - Cách tư duy khác về thành công, NXB Lao động - Xã hội, 2015, tr.130) Thực hiện các yêu cầu: Câu 1. Chỉ ra tác hại của việc không dám từ bỏ lối sống quen thuộc được nêu trong đoạn trích. Câu 2. Theo anh/chị, “điều ngược lại” được nói đến trong đoạn trích là gì? Câu 3. Việc tác giả trích dẫn ý kiến của Gail Sheehy có tác dụng gì? Câu 4. Anh/Chị có cho rằng việc từ bỏ lối sống an toàn, quen thuộc để phát triển đồng nghĩa với sự liều lĩnh, mạo hiểm không? Vì sao? II. LÀM VĂN (7.0 điểm) Câu 1 (2.0 điểm) Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) về điều bản thân cần thay đổi để có thể thành công trong cuộc sống. Câu 2 (5.0 điểm) Trong truyện ngắn Vợ nhặt, nhà văn Kim Lân hai lần miêu tả cung cách ăn uống của người vợ nhặt. Chiều hôm trước, khi được Tràng đồng ý đãi bánh đúc ở ngoài chợ: “Thế là thị ngồi sà xuống, ăn thật. Thị cắm đầu ăn một chặp bốn bát bánh đúc liền chẳng chuyện trò gì.” và sáng hôm sau, khi nhận bát “chè khoán” từ mẹ chồng: “Người con dâu đón lấy cái bát, đưa lên mắt nhìn, hai con mắt thị tối lại. Thị điềm nhiên và vào miệng.” (Kim Lân - Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2015, tr.27 và tr.31) Phân tích hình ảnh người vợ nhặt trong hai lần miêu tả trên, từ đó làm nổi bật sự thay đổi của nhân vật này. ------------------ HẾT ------------------ I. ĐÁNH GIÁ CHUNG So với đề thi Ngữ văn kỳ thi THPT quốc gia năm 2018, đề tham khảo bài thi Ngữ văn năm 2019 không có sự thay đổi nào về cấu trúc và thời gian làm bài. Cụ thể như sau: - Phần Đọc hiểu (3,0 điểm): gồm một ngữ liệu đi kèm 4 câu hỏi nhỏ. Các câu hỏi được sắp xếp tuần tự từ cấp độ nhận biết, thông hiểu đến vận dụng. - Phần Làm văn (7,0 điểm): + Câu viết đoạn văn nghị luận xã hội (2,0 điểm) + Câu nghị luận văn học (5,0 điểm) - Thời gian làm bài: 120 phút Đề thi chỉ có một số sự thay đổi trong việc ra câu hỏi và nội dung của từng câu hỏi. II. CỤ THỂ 1. Phần Đọc hiểu Đề thi tham khảo vẫn giữ nguyên việc sử dụng ngữ liệu nằm ngoài sách giáo khoa. Sự thay đổi lớn nhất ở phần này nằm ở cách ra các câu hỏi. Các câu hỏi đều không yêu cầu học sinh phải học thuộc các kiến thức trong sách giáo khoa. Nhất là hai câu hỏi đầu tiên trong đề thi tham khảo không còn kiểm tra học sinh về các kiến thức tiếng Việt, Làm văn căn bản như thể thơ, phong cách ngôn ngữ, phương thức biểu đạt như những năm trước. Với sự thay đổi này, học sinh không phải quá tập trung vào việc học các kiến thức tiếng Việt và Làm văn. Phần Đọc hiểu yêu cầu học sinh thực hiện chính xác hai thao tác là đọc và hiểu ngữ liệu. 4 câu hỏi được sắp xếp theo các mức độ từ nhận biết, thông hiểu đến vận dụng, có khả năng phân hóa tốt, phát huy được năng lực và sự hiểu biết xã hội, khả năng bày tỏ quan điểm cá nhân của học sinh. Vấn đề được đặt ra trong ngữ liệu yêu cầu bày tỏ quan điểm cá nhân, phù hợp với các bạn trẻ hiện nay. 2. Phần Làm văn 2.1. Câu nghị luận xã hội Đây là câu hỏi duy nhất không chứng kiến bất kì một sự thay đổi nào. Đề tham khảo vẫn giữ nguyên cách hỏi và hình thức thể hiện của câu hỏi này so với đề thi THPT quốc gia năm 2018. Học sinh vẫn được yêu cầu viết một đoạn văn nghị luận xã hội khoảng 200 chữ nghị luận về một vấn đề được trích ra trong ngữ liệu ở phần Đọc hiểu: điều bản thân người viết cần thay đổi. Đây là yêu cầu gần gũi, thiết thực và có tính giáo dục. 2.2. Câu nghị luận văn học Tương tự như phần Đọc hiểu, câu nghị luận văn học trong đề tham khảo năm 2019 có sự thay đổi rất lớn so với câu nghị luận văn học trong đề thi chính thức năm 2018. Cụ thể: nếu ở đề thi năm 2018, câu nghị luận văn học yêu cầu thí sinh vận dụng kiến thức trong cả hai lớp là lớp 11và lớp 12 thì năm 2019 chỉ hỏi duy nhất kiến thức trong chương trình lớp 12. Câu nghị luận văn học trong đề tham khảo năm 2019 yêu cầu phân tích nhân vật người vợ nhặt trong truyện ngắn Vợ nhặt của nhà văn Kim Lân qua hành động "ăn" ở hai thời điểm khác nhau để thấy được sự thay đổi của nhân vật. Đây là một cách hỏi mới về một nhân vật, đòi hỏi người viết phải nắm chắc tác phẩm, nhân vật, có khả năng phân tích, khái quát, so sánh. So với câu nghị luận văn học trong đề thi chính thức năm 2018 thì phạm vi kiến thức của đề văn tham khảo có phần thu hẹp hơn. Về độ khó, câu nghị luận văn học trong đề tham khảo năm 2019 có độ khó gần tương đương so với đề thi năm 2018. Không liên hệ kiến thức lớp 11, chỉ hỏi duy nhất kiến thức lớp 12 nhưng câu hỏi này lại đi sâu vào việc yêu cầu học sinh phân tích sự thay đổi hình ảnh của nhân vật qua hai lần miêu tả. Với câu lệnh như vậy, dù đề bài không yêu cầu nhưng trong quá trình làm bài, học sinh vẫn phải thực hiện thao tác so sánh để làm rõ sự thay đổi của nhân vật. Đặc biệt học sinh phải thật hiểu tác phẩm, nhân vật và chi tiết liên quan đến nhân vật mới có thể làm tốt bài thi. Như vậy, đề tham khảo năm 2019 ổn định về cấu trúc, thang điểm, bám sát chương trình, có tính phân hóa khá cao, phát huy được năng lực người học, chứa đựng tính giáo dục và tinh thần nhân văn. Từ kết quả phân tích này, các giáo viên căn cứ vào đó để xây dựng kế hoạch ôn tập cho kỳ thi quan trọng sắp tới. PHẦN 2 ĐỊNH HƯỚNG NỘI DUNG ÔN TẬP MÔN NGỮ VĂN Stt Phần Chủ đề Tên bài/ nội dung Cách thức thực hiện; kiến thức/kĩ năng cần nắm vững Ghi chú 1 ĐỌC HIỂU (câu 3,0 điểm) - Các văn bản/ngữ liệu ngoài SGK, chủ yếu là văn bản nhật dụng. - Sưu tầm các văn bản trên mạng/báo/tin tức - Những văn bản có nội dung nói về những vấn đề có tính thời sự, thực tiễn cuộc sống - Chú trọng rèn luyện cho HS hai kĩ năng cơ bản: đọc và hiểu văn bản. - Trả lời ngắn gọn các câu hỏi theo các mức độ nhận thức. - GV cung cấp đề tham khảo; luyện đề cho HS. Nội dung, kiến thức tiếng Việt và Làm văn, HS tự ôn (trong đề tham khảo 2019 của Bộ GDĐT không có nội dung hỏi về kiến thức tiếng Việt). Tùy từng đối tượng học sinh mà giáo viên có các hình thức ôn tập khác nhau. Ví dụ như hệ thống nhanh kiến thức cơ bản, yêu cầu học sinh tự học hoặc kết hợp ôn lí thuyết trong quá trình luyện đề. 2 NLXH (Câu 2,0 điểm) NLXH về một tư tưởng, đạo lí - Nội dung câu NLXH liên quan đến vấn đề đặt ra trong phần Đọc hiểu. Các vấn đề tư tưởng đạo lí: Lí tưởng, lẽ sống; đạo đức, tâm hồn, tính cách; quan hệ gia đình; quan hệ xã hội; cách ứng xử - Có nhiều dạng đề, song giáo viên có thể tập trung hướng dẫn học sinh lập dàn ý một số dạng cơ bản sau: - Nghị luận về một tư tưởng đạo lí mang tính nhân văn cao đẹp. - Nghị luận về một tư tưởng đạo lí ảnh hưởng đến sự hình thành nhân cách của con người. - Các hình thức viết đoạn văn: quy nạp, diễn dịch, tổng phân hợp - Kĩ năng triển khai đoạn văn NLXH về một tư tưởng, đạo lí. - Luyện đề. GV cần dành nhiều thời gian luyện đề; rèn kĩ năng làm bài cho HS; chú ý phân bố thời gian làm bài ở mỗi phần, mỗi câu. NLXH về một hiện tượng đời sống Hiện tượng đời sống có liên quan đến phần Đọc hiểu. - Hiện tượng tốt có tác động tích cực - Hiện tượng xấu có tác động tiêu cực - Những hiện tượng có quan điểm trái chiều (Bạn trẻ khởi nghiệp như thế nào? Học sinh có nên mặc đồng phục đi học? Đại học có phải con đường tiến thân duy nhất?...) - Các hình thức viết đoạn văn: quy nạp, diễn dịch, tổng phân hợp - Kiến thức về các vấn đề, hiện tượng xã hội thu hút sự quan tâm của nhiều người - Kĩ năng triển khai đoạn văn NLXH về một hiện tượng đời sống. - Luyện đề. 3 NLVH (Câu 5,0 điểm) Truyện - Ôn tập kiểu bài nghị luận về một tác phẩm, một đoạn trích văn xuôi - Các tác phẩm chính: + Vợ chồng A Phủ (Tô Hoài) + Vợ nhặt (Lim Lân) + Rừng xà nu (Nguyễn Trung Thành) + Những đứa con trong gia đình (Nguyễn Thi) + Chiếc thuyền ngoài xa (Nguyễn Minh Châu) - Lập dàn ý một số kiểu bài nghị luận về một tác phẩm, một đoạn trích văn xuôi. - Hệ thống kiến thức cơ bản về: + Tác giả (vị trí, phong cách sáng tác) + Tác phẩm (hoàn cảnh ra đời, xuất xứ, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật) - Luyện các dạng đề. - GV định hướng HS tự ôn tập các tác phẩm truyện hiện đại ở lớp 11 có các vấn đề liên quan đến tác phẩm truyện lớp 12. - GV cần dành nhiều thời gian luyện đề; rèn kĩ năng làm bài cho HS; chú ý phân bố thời gian làm bài ở mỗi phần, mỗi câu. Kí hiện đại + Người lái đò Sông Đà (Nguyễn Tuân) + Ai đã đặt tên cho dòng sông (Hoàng Phủ Ngọc Tường) - Hệ thống kiến thức cơ bản về: + Tác giả (vị trí, phong cách sáng tác) + Tác phẩm (hoàn cảnh ra đời, xuất xứ, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật) - Luyện các dạng đề Thơ hiện đại - Ôn tập kiểu bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ - Các tác phẩm: + Tây Tiến (Quang Dũng) + Việt Bắc (Tố Hữu). + Đất Nước (Nguyễn Khoa Điềm) + Sóng (Xuân Quỳnh). + Đàn ghi ta của Lor-ca (Thanh Thảo). - Lập dàn ý một số kiểu bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ - Hệ thống kiến thức cơ bản về: + Tác giả (vị trí, phong cách sáng tác) + Tác phẩm (hoàn cảnh ra đời, xuất xứ, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật) - Luyện các dạng đề. Kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt (Lưu Quang Vũ) - Hệ thống kiến thức cơ bản về: + Tác giả (vị trí, phong cách sáng tác) + Tác phẩm (hoàn cảnh ra đời, xuất xứ, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật) - Luyện các dạng đề. Nghị luận Tuyên ngôn độc lập (Hồ Chí Minh) - Hệ thống kiến thức cơ bản về: + Tác giả (vị trí, phong cách sáng tác) + Tác phẩm (hoàn cảnh ra đời, xuất xứ, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật) - Luyện các dạng đề. PHẨN 3 ĐỊNH HƯỚNG CÁCH THỨC, PHƯƠNG PHÁP ÔN TẬP A. PHẦN ĐỌC HIỂU Theo thông tin chính thức từ Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa công bố, năm 2019: Nội dung đề thi nằm trong chương trình cấp THPT, chủ yếu là chương trình lớp 12; đảm bảo ngưỡng cơ bản để xét tốt nghiệp THPT và có độ phân hóa phù hợp để các cơ sở giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp làm cơ sở cho tuyển sinh (Theo Trung tâm truyền thông giáo dục, Năm điều chỉnh đáng lưu ý trong kỳ thi quốc gia năm 2019, Bộ Giáo dục và Đào tạo, 04/12/2019). Và, về cơ bản, kỳ thi 2019 sẽ vẫn ổn định như 2018, những thay đổi không gì khác ngoài mục tiêu đảm bảo phản ánh đúng thực chất kết quả việc dạy và học của các trường phổ thông. Những thay đổi theo lời Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng Bộ GD&ĐT đó là công tác tổ chức, giám sát kỳ thi sẽ siết chặt hơn nữa, chi tiết vai trò, nhiệm vụ đến từng cá nhân. Là công tác đảm bảo an ninh, an toàn đề thi, bài thi, cũng như công tác chấm thi (Theo Giáo dục & Thời đại, Những thay đổi trong Kỳ thi THPT quốc gia 2019, Bộ Giáo dục và Đào tạo, 02/10/2019). Theo đó, Đọc hiểu là một phần trong cấu trúc đề thi THPT Quốc gia, chiếm 30% tổng số điểm của toàn bài. Phần Đọc hiểu sẽ cho trước một ngữ liệu kèm theo bốn câu hỏi. Các câu hỏi của phần này được sắp xếp theo các mức độ từ nhận biết, thông hiểu đến vận dụng, có khả năng phân hóa, phát huy được năng lực và sự hiểu biết xã hội, khả năng bày tỏ quan điểm cá nhân của học sinh. Vấn đề được đặt ra trong ngữ liệu thường gắn với thực tiễn xã hội hiện nay. 1. Một số lỗi thường gặp khi làm bài Trong cấu trúc đề thi THPT quốc gia, Đọc hiểu là phần dễ lấy điểm mà ít tốn thời gian nhất vì yêu cầu làm thường ngắn gọn, súc tích. Tuy nhiên cũng không ít học sinh bị mất điểm ở phần này vì một số lỗi sau: - Về nội dung: không chắc kiến thức, sai cơ bản trong việc nhận biết hoặc hiểu các thông tin trong văn bản do yếu kĩ năng đọc hiểu văn bản. - Hình thức: trả lời quá dài dòng, không đúng trọng tâm; đôi khi câu trả lời vừa thiếu vừa thừa do yếu kĩ năng trả lời câu hỏi. - Phân bố thời gian không hợp lí, dành quá nhiều thời gian cho phần Đọc hiểu, lấn chiếm thời gian làm bài của các câu sau. Để khắc phục những lỗi trên, học sinh cần được trang bị những kiến thức cơ bản thật vững chắc. Quan trọng hơn học sinh cần có kĩ năng đọc hiểu văn bản, kĩ năng trả lời các câu hỏi phần Đọc hiểu và phân bố thời gian hợp lí để xử lí mọi yêu cầu mà đề thi đặt ra. 2. Định hướng cách thức, phương pháp ôn tập 2.1. Ôn tập phần lí thuyết Để trả lời được 4 câu hỏi phần Đọc hiểu, giáo viên cần chú ý hướng dẫn học sinh cách thức trả lời câu hỏi sao cho hiệu quả nhất. Ví dụ: Đọc kĩ văn bản; xác định được chủ đề, hiểu nội dung văn bản; câu trả lời ngắn gọn, súc tích, đảm bảo đúng, trúng vấn đề tránh rườm rà, dài dòng. 2.2. Thực hành luyện đề Một trong những cách hình thành kĩ năng đọc hiểu hiệu quả nhất chính là thực hành luyện các đề cụ thể. Trong quá trình luyện đề cần lưu ý rằng: điểm mới trong phần Đọc hiểu của đề tham khảo năm 2019 là các câu hỏi không yêu cầu học sinh học thuộc kiến thức tiếng Việt, Làm vănmà các câu hỏi đều gắn trực tiếp với văn bản đã cho. Do đó, trong quá trình ôn tập, giáo viên có thể tập trung lưu ý cho học sinh cách trả lời một số dạng câu hỏi sau: Dạng câu hỏi nêu nội dung cụm từ khóa, ví dụ: Theo tác giả A là gì? (A là từ khóa ví dụ như thấu cảm, ý chí), người viết cần đọc và ghi lại các thông tin chính xác trong văn bản; Với câu hỏi: Theo anh/chị, A là gì? (A là từ khóa), thì cần tư duy trả lời theo cách của mình dựa vào hướng trình bày trong văn bản. Dạng câu hỏi nêu nội dung một vấn đề, thường cho một ý kiến và yêu cầu trình bày cách hiểu về ý kiến đó. Với câu hỏi này ta có thể giải thích từ khóa trước, sau đó giải thích cả câu. Nếu ý kiến là thơ thì cần đi từ nghệ thuật đến nội dung. Dạng câu hỏi nêu quan điểm của bản thân, đồng tình hay không đồng tình, người viết cần đưa ra ý kiến của mình và giải thích hợp lí. Có thể lựa chọn các phương án trả lời sau: - Em đồng tình. Vì. - Em không đồng tình. Vì - Vừa đồng tình vừa không đồng tình. Vì. 2.3. Để đạt điểm tuyệt đối và tránh mất điểm phần đọc hiểu cần chú ý: - Làm trọn vẹn từng câu, không bỏ ý, không viết vội vàng để giành chắc từng 0,25 điểm. - Ở mức độ nhận biết và thông hiểu, cần trả lời ngắn gọn, chính xác theo đúng kiến thức đọc hiểu, đúng đặc trưng của các văn bản. - Ở mức độ vận dụng, cần nêu được những nội dung thật cơ bản, viết theo hướng mở và linh hoạt (5 - 7 dòng). B. PHẦN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 1. Khái quát chung - NLXH là kiểu bài dùng lập luận, lí lẽ, dẫn chứng để trình bày ý kiến, quan điểm của mình về các vấn đề xã hội - chính trị như một tư tưởng đạo lí, một lối sống, một hiện tượng, một vấn đề liên quan tới cá nhân người viết... - Các dạng đề NLXH: NL về một tư tưởng đạo lí, NL về một hiện tượng đời sống; kết hợp giữa tư tưởng đạo lí và hiện tượng đời sống; NL một vấn đề đời sống từ tác phẩm văn học. - Đề đọc hiểu kết hợp với NLXH: Kiểu đề đọc hiểu kết hợp với đề NLXH được Bộ GD&ĐT đưa vào kì thi THPT Quốc gia từ năm 2017. Phần NLXH có vấn đề cần nghị luận được rút ra trong ngữ liệu của phần đọc hiểu. Đây là điểm mới phù hợp với hướng học tích hợp ngày nay đồng thời cũng phù hợp với mục đích của văn chương muôn đời là hướng về cuộc đời, về hiện thực xã hội. Việc tích hợp này vừa giúp tập trung vào một nội dung trên cùng văn bản, vừa đảm bảo thời gian phù hợp để có thể khai thác sâu luận đề chính theo hướng vận dụng cao. - Điểm khác biệt giữa NLXH thông thường với đề NLXH 200 chữ trong kì thi THPT Quốc gia của Bộ: + Đề bài yêu cầu bàn luận/đánh giá về một vấn đề được đặt ra trong phần đọc hiểu. Học sinh chỉ có thể làm tốt phần NLXH khi đã hiểu thông điệp của văn bản ở đề đọc hiểu và câu văn được trích dẫn (nếu có). + Bị giới hạn về dung lượng. 2. Định hướng cách thức, phương pháp ôn tập 2.1. Đáp ứng yêu cầu "đúng đoạn văn" - Đảm bảo triển khai trọn vẹn một nội dung - Đúng hình thức: + Bắt đầu bằng chữ cái viết hoa lùi đầu dòng đến chỗ chấm xuống dòng. + Thường có câu chủ đề - là câu nêu ý chính của toàn đoạn, mang nội dung khái quát, ý nghĩa ngắn gọn; thường đứng ở đầu hoặc cuối đoạn. + Các câu trong đoạn có nhiệm vụ triển khai và làm rõ chủ đề của đoạn... - Đoạn văn nhưng phải đảm bảo bố cục ba phần: Đặt vấn đề - giải quyết vấn đề - kết thúc vấn đề. - Dung lượng an toàn khoảng 2/3 tờ giấy thi (khoảng trên dưới 15 dòng viết tay), có thể nhiều hơn một vài dòng cũng không bị trừ điểm. 2.2. Tìm ý cho đoạn văn - HS cần xác định sẽ viết những nội dung cụ thể gì (ý chính). - Vạch nhanh ra nháp những ý chính - Tìm ý giúp HS hình dung những ý chính sẽ viết, tránh tình trạng lan man dài dòng, không trọng tâm. - Để tìm ý cho đoạn văn, cần xem xét vấn đề ở nhiều góc độ. Cách đơn giản nhất là thử đặt ra và trả lời những câu hỏi: + Nó (vấn đề) là gì? nó (câu nói) như thế nào? + Tại sao lại như thế? + Điều đó đúng hay sai? hay vừa đúng vừa sai? + Thể hiện như thế nào? + Có ý nghĩa gì với cuộc sống, với con người, với bản thân? + Cần phê phán điều gì? + Cần phải làm gì? - Từ việc đặt ra và trả lời các câu hỏi trên, có thể hình dung một đoạn văn nghị luận cần được triển khai theo ba bước: + B1: Giải thích + B2: Phân tích và chứng minh + B3: Bình luận, đánh giá, mở rộng 2.3. Gợi ý định hướng của một đoạn văn NLXH * Đoạn văn nghị luận về tư tưởng đạo lí: - Giới thiệu vấn đề cần nghị luận (Câu 1, 2) + Câu dẫn vào vấn đề chỉ là vài từ để trích nếu như là một nhận định ở bài đọc hiểu + Có thể trích nguyên văn câu dẫn nếu là câu ngắn. - Giải thích (Câu 3, 4) + Không cần giải thích từ, cụm từ và chốt lại + Giải thích khái quát, chốt luôn - Phân tích, chứng minh (Câu 5,6,7) + Ngắn gọn, lựa chọn khía cạnh sâu sắc nhất + Dẫn chứng đưa vào dưới dạng nén thông tin tối đa - Mở rộng, phản đề (Câu 8,9,10) + Bên cạnh vấn đề đó + Ngược lại vấn đề đó + Cần phê phán gì? - Liên hệ, bài học nhận thức, hành động (Câu 11, 12) - Kết luận vấn đề (Câu 13, 14) - Nên viết đoạn văn theo kiểu diễn dịch hoặc tổng phân hợp; nên viết câu 2 điểm này trong 20 phút * Đoạn văn nghị luận về hiện tượng đời sống: - Nêu hiện tượng cần nghị luận - Phân tích thực trạng, biểu hiện, dẫn chứng - Bàn luận về nguyên nhân: chủ quan, khách quan - Phân tích tác dụng/tác hại của hiện tượng trên: đối với cá nhân, cộng đồng xã hội. - Nêu giải pháp phát huy/khắc phục - Nêu bài học sâu sắc với bản thân. Trên đây chỉ là một số vấn đề có tính chất tham khảo, giáo viên cần căn cứ vào đối tượng học sinh để xây dựng cách thức và phương pháp ôn tập cho phù hợp. C. PHẦN NGHỊ LUẬN VĂN HỌC I. NẮM CHẮC KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ TÁC GIẢ, TÁC PHẨM 1. Về tác giả - Vị trí - Đặc điểm sáng tác Ví dụ: Nhà thơ Quang Dũng: + Quang Dũng là một nghệ sĩ đa tài: làm thơ, viết văn, vẽ tranh, soạn nhạc song nổi bật hơn cả là lĩnh vực thơ ca. Ông được coi là một trong những nhà thơ tiêu biểu của nền thơ Việt Nam thời kháng chiến chống thực dân Pháp. + Thơ Quang Dũng phóng khoáng lãng mạn và hào hoa, đặc biệt khi ông viết về người lính và xứ Đoài (Sơn Tây) của mình. 2. Về tác phẩm - Xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác - Học thuộc lòng tác phẩm thơ - Đọc, tóm tắt một cách chi tiết tác phẩm văn xuôi, thuộc những chi tiết quan trọng để làm dẫn chứng - Nắm được nội dung tư tưởng và nghệ thuật của tác phẩm II. NẮM VỮNG PHƯƠNG PHÁP LÀM BÀI NGHỊ LUẬN VĂN HỌC 1. MÔ HÌNH CHUNG: a. Mở bài: - Dẫn dắt - Giới thiệu tác giả, tác phẩm (chỉ nêu tên) - Giới thiệu vấn đề cần nghị luận b. Thân bài - Tổng quát: + Giới thiệu vài nét về tác giả (vị trí, đặc điểm sáng tác) + Khái quát về tác phẩm: xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác, nội dung cảm hứng + Khái quát sự thể hiện của vấn đề (nếu là ý kiến, nhận định thì giải thích ý kiến nhận định đó) - Làm rõ vấn đề nghị luận + Chia vấn đề ra thành các luận điểm + Làm rõ mỗi luận điểm ấy bằng dẫn chứng, lí lẽ + Sử dụng linh hoạt các thao tác lập luận: phân tích, chứng minh, bình luận - Đánh giá, bình luận, liên hệ, so sánh + Khái quát những những đặc sắc về nghệ thuật + Khái quát lại vấn đề, chỉ ra ý nghĩa của vấn đề về tư tưởng thẩm mĩ. + Bình luận, liên hệ, so sánh (tùy yêu cầu của đề) c. Kết bài - Khẳng định lại vấn đề - Khẳng định vị trí của tác giả, tác phẩm trong một giai đoạn, một thời kì vh - Liên hệ 2. MỘT SỐ KIỂU BÀI NGHỊ LUẬN VĂN HỌC CẦN LƯU Ý 2.1. Kiểu bài cảm nhận một đoạn văn, đoạn thơ VÍ DỤ: Cảm nhận của em về đoạn thơ sau trong bài thơ “Tây Tiến” của Quang Dũng: Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi! ------------------------------------ Mai Châu mùa em thơm nếp xôi. a. MỞ BÀI Cuộc kháng chiến chống Pháp gian khổ mà hào hùng của dân tộc đã là nguồn cảm hứng vô tận cho những sáng tác thơ ca. Trong số những thi phẩm xuất sắc của văn học thời kì này không thể không kể đến Tây Tiến của Quang Dũng. Bài thơ hấp dẫn người đọc ngay từ đoạn thơ đầu: Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi! ------------------------------------ Mai Châu mùa em thơm nếp xôi. b. THÂN BÀI * Tổng quát - Quang Dũng là một Nhà thơ - Chiến sĩ, một nghệ sĩ đa tài: viết văn, làm thơ, vẽ tranh, soạn nhạc nhưng thành công nhất vẫn là thơ ca. Các tập thơ tiêu biểu của Quang Dũng được bạn đọc biết đến nhiều như “Mây đầu ô”, “Mùa hoa gạo”... Nhưng tên tuổi của Quang Dũng có lẽ đã gắn liền với bài thơ “Tây Tiến”. - Tây Tiến là một phân hiệu bộ đội được thành lập đầu năm 1947, thành phần chủ yếu là thanh niên trí thức Hà Nội. Nhiệm vụ của họ là phối hợp với bộ đội Lào bảo vệ biên giới phía Tây. Năm 1948, Tây Tiến giải thể để thành lập trung đoàn 52. Quang Dũng cũng chuyển sang đơn vị khác. Sau khi rời đơn vị cũ chưa được bao lâu Quang Dũng đã sáng tác bài thơ này. - Bài thơ in trong tập “Mây đầu ô” là bài thơ tiêu biểu nhất của Quang Dũng - Đoạn thơ trên thể hiện nỗi nhớ về hình ảnh đoàn quân Tây Tiến với những cuôc hành quân gian khổ trên nền thiên nhiên Tây Bắc hùng vĩ, dữ dội * Phân tích chi tiết - Đoạn thơ mở đầu bằng hai câu thơ mang cảm xúc chủ đạo của toàn đoạn Đó là nỗi nhớ của nhà thơ được thốt lên thành tiếng gọi: Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi + Điệp từ “nhớ” được nhắc lại hai lần nhằm nhấn mạnh và tăng chiều sâu của cảm xúc. + Nhà thơ nhớ về Sông Mã đầu tiên trong nỗi nhớ của mình “Sông Mã xa rồi”. Nhớ con sông vì con sông Mã là người bạn, là nhân chứng đã theo suốt bước chân quân hành, chứng kiến biết bao buồn vui, bao mất mát, hi sinh, vất vả của người lính Tây Tiến. + “Tây Tiến ơi” là nỗi nhớ đồng đội, nhớ tình đồng chí của một thời chinh chiến. + “nhớ về rừng núi” là nhớ địa bàn hoạt động giữa thiên nhiên Tây Bắc vừa hùng vĩ, hiểm trở vừa thơ mộng trữ tình. + Đặc biệt là cách nói “Nhớ chơi vơi” dường như đã khắc họa được cái hồn của cả bài thơ. “Chơi vơi” là trạng thái trơ trọi giữa khoảng không rộng, không thể bấu víu vào đâu cả. “Nhớ chơi vơi” có thể hiểu là một mình giữa thế giới hoài niệm mênh mông, bề bộn, không đầu, không cuối, không thứ tự thời gian, không gian. Đó là nỗi nhớ da diết, miên man, lửng lơ, bâng khuâng, sâu lắng làm cho con người có cảm giác đứng ngồi không yên. Nghệ thuật sử dụng vần “ơi”, kết hợp từ láy “chơi vơi” là vần bằng tạo âm hưởng của tiếng gọi đồng vọng miên man không dứt làm câu thơ sâu lắng, bồi hồi cứ thế ngân dài tha thiết vọng vào lòng người, vào không gian xa thẳm mênh mông của thế giới hoài niệm. - Bức tranh thiên nhiên Tây Bắc hiện lên qua nỗi nhớ + “Hình khe thế núi” hiểm trở “Dốc lên.. .mưa xa khơi” + Thiên nhiên âm u, bí ẩn “Chiều chiều cọp trêu người” - Hình ảnh người lính Tây Tiến + Gian khổ, hi sinh Sài khao sương lấp đoàn quân mỏi Anh bạn dãi dầu.bỏ quên đời -> bi tráng - Tuy vậy tâm hồn họ vẫn thật lãng mạn, hào hoa Mường Lát hoa về trong đêm hơi Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi Nhớ ôi Tây Tiến cơm .thơm nếp xôi * Đánh giá: - Bằng sự kết hợp hài hòa giữa cảm hứng lãng mạn và tinh thần bi tráng, sử dụng từ ngữ giàu giá trị tạo hình cùng cách sử dụng sáng tạo thanh điệu, thủ pháp tương phản đối lập, biện pháp nhân hóa đoạn thơ đã tái hiện một cách sinh động bức tranh thiên nhiên Tây Bắc hùng vĩ, dữ dội và hình ảnh những người lính Tây Tiến hào hùng, bi tráng và hào hoa, lãng mạn. - Qua đoạn thơ ta thấy được tấm lòng gắn bó thiết tha của nhà thơ với mảnh đất và con người Tây Bắc. Đặc biệt là niềm yêu mến, tự hào của nhà thơ về những người đồng đội - những chiến sĩ Tây Tiến chấp nhận gian khổ, hi sinh vì độc lập tự do của Tổ Quốc, và dù phải đối mặt với gian khổ, hi sinh vẫn lạc quan, lãng mạn. c. KẾT BÀI - Mười bốn câu thơ đầu là một trong những đoạn thơ hay nhất của bài thơ Tây Tiến, góp phần làm nên thành công của của thi phẩm. - Tây Tiến của Quang Dũng thật xứng đáng là một trong những bài thơ tiêu biểu, xuất sắc về người lính và cuộc kháng chiến chống Pháp, là niềm tự hào của văn học Cách mạng Việt Nam. 2.2. Kiểu bài nghị luận về một đoạn văn, đoạn thơ có yêu cầu bình luận Ví dụ: Đất là nơi anh đến trường Nước là nơi em tắm Đất Nước là nơi ta hò hẹn Đất Nước là nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm Đất là nơi "con chim phượng hoàng bay về hòn núi bạc" Nước là nơi "con cá ngư ông móng nước biển khơi" Thời gian đằng đẵng Không gian mệnh mông Đất Nước là nơi dân mình đoàn tụ Đất là nơi Chim về Nước là nơi Rồng ở Lạc Long Quân và Âu Cơ Đẻ ra đồng bào ta trong bọc trứng Những ai đã khuất Những ai bây giờ Yêu nhau và sinh con đẻ cái Gánh vác phần người đi trước để lại Dặn dò con cháu chuyện mai sau Hàng năm ăn đâu làm đâu Cũng biết cúi đầu nhớ ngày giỗ Tổ (Trích Đất nước, trường ca Mặt đường khát vọng – Nguyễn Khoa Điềm, Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2016, tr.118-119) Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ trên. Từ đó, bình luận quan niệm về đất nước của Nguyễn Khoa Điềm. GỢI Ý a. Mở bài - Dẫn dắt - Giới thiệu tác giả, tác phẩm - Giới thiệu đoạn thơ. b. Thân bài * Tổng quát Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm: - Tác giả Nguyễn Khoa Điềm là nhà thơ trữ tình - chính luận, thơ ông chín cả trong cảm xúc và suy tư. - Trường ca "Mặt đường khát vọng" hoàn thành ở chiến khu Trị Thiên năm 1971, in lần đầu năm 1974, viết về sự thức tỉnh của thế hệ trẻ vùng đô thị tạm chiến miền Nam Việt Nam về non sông đất nước và sứ mệnh của thế hệ mình. - Khái quát đoạn trích: thuộc phần đầu chương Vcủa trường ca Mặt đường khát vọng, thể hiện quan niệm mới mẻ của Nguyễn Khoa Điềm về Đất Nước ở các phương diện địa lý và lịch sử. * Phân tích: Đoạn thơ thể hiện cắt nghĩa của Nguyễn Khoa Điềm về Đất Nước ở phương diện địa lý và lịch sử. Học sinh cần triển khai được những ý sau: - Cắt nghĩa Đất Nước ở không gian địa lý: + Nguyễn Khoa Điềm chiết tự Đất Nước thành 2 thành tố "Đất" và "Nước". + Đất Nước không hề xa lạ, mà đó là không gian sinh tồn không thể thiếu của mỗi con người (nơi riêng tư thầm kín, chứng kiến tình yêu lứa đôi, sự hy sinh âm thầm lặng lẽ của nhân dân): "Đất là nơi anh đến trường, Nước là nơi em tắm, Đất Nước là nơi ta hò hẹn, Đất Nước là nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm". + Đất Nước gần gũi, giản dị mà cũng thật thiêng liêng, lớn lao, kỳ vĩ: Không gian rộng dài, giàu đẹp: "Đất là nơi biển khơi" Không gian đoàn tụ của dân tộc gắn liền với cội nguồn lịch sử cao quý, thiêng liêng con Rồng cháu Tiên. - Cắt nghĩa Đất Nước từ bình diện lịch sử: Từ không gian địa lý của Đất Nước, tác giả đã gợi những trang sử hào hùng vẻ vang của dân tộc, được kế thừa và nối tiếp qua các thế hệ: "Những ai đã khuấtgiỗ Tổ". + Những câu thơ nhắc đến cội nguồn cao quý, lâu đời: dòng dõi Rồng Tiên, thời kỳ các Vua Hùng dựng nước. + Những câu thơ vẽ ra hình ảnh các thế hệ nhân dân nối tiếp nhau trong công cuộc dựng nước và giữ nước. + Những câu thơ nhắc nhở về sứ mệnh được lịch sử giao phó của các thế hệ nhân dân (lòng biết ơn và ý thức phát huy truyền thống). * Đánh giá, bình luận - Đánh giá : + NT: sử dụng chất liệu văn hóa, văn học dân gian; sử dụng sáng tạo các hình ảnh so sánh, ẩn dụ + ND: đoạn trích đã thể hiện cái nhìn mới mẻ về đất nước: Đất Nước không có gì xa lạ, là những gì hết sức gần gũi, gắn bó với đời sống sinh hoạt, văn hóa dân gian của con người Việt Nam. - Bình luận: + Quan niệm về Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm vừa sâu sắc, vừa mới mẻ, gợi nhắc đến niềm tự hào về Đất Nước và ý thức trách nhiệm của mỗi cá nhân trong việc xây dựng và bảo vệ Đất Nước. Điều này có ý nghĩa đặc biệt trong bối cảnh lúc bấy giờ. + Quan niệm gắn liền với tư tưởng Đất Nước của Nhân dân, được thể hiện bằng hình thức biểu đạt giàu suy tư. Giọng thơ trữ tình chính luận thiết tha và các chất liệu văn hóa dân gian được sử dụng nhuần nhị, sáng tạo. c. Kết bài - Khẳng định đoạn trích, tác phẩm, tác giả - Liên hệ 2.3. Dạng bài nghị luận về hai ý kiến VÍ DỤ Nhận xét về hình tượng người lính trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng có ý kiến cho rằng: "Người lính Tây Tiến hiện lên với chất anh hùng ngang tàng”, lại có ý kiến “ở họ toát lên chất men say lãng mạn”. Bằng hiểu biết của mình về bài thơ Tây Tiến anh (chị) hãy làm sáng tỏ các ý kiến trên. GỢI Ý a. MỞ BÀI: - Dẫn dắt - Giới thiệu tác giả, tác phẩm - Trích dẫn nhận định b. THÂN BÀI: * Khái quát chung - Tác giả - Tác phẩm: (hoàn cảnh sáng tác, đề tài, chủ đề, cảm hứng xuyên suốt) - Giải thích: + Chất anh hùng ngang tàng: vẻ đẹp kiêu dũng anh ùng phẩm chất cốt cách mạnh mẽ thuộc về ý chí. + Chất men say lãng mạn: thể hiện sự nhạy cảm tâm hồn lãng mạn bay bổng hào hoa tình tứ. -> Hai vẻ đẹp quyện hòa làm nên hình tượng người lính Tây Tiến thời chống Pháp. * Phân tích: - Chất anh hùng ngang tàng: + Ngoại hình kỳ dị khác thường "không mọc tóc” “xanh màu lá" dấu ấn khắc nghiệt để lại trên ngoại hình, hiện tượng trần trụi khóc khổ nơi chiến trường, tác động bệnh tật + Vẻ đẹp sức mạnh của trung đoàn : "đoàn binh" lực lượng hùng hậu đông đảo khí thế mẽ đang tiến lên . Đảo ngữ "không mọc tóc" "quân xanh màu lá" chuyển người lính từ thế bị động sang chủ động sẵn sàng đối mặt với gian khổ hi sinh . Ẩn dụ "Dữ oai hùm" khơi gợi khí phách, khí thế dân tộc trải qua bao cuộc xâm lăng => Nét tương phản làm nổi bật ý chí hiên ngang tinh thần của toàn chạm khắc vẻ đẹp hiên ngang lẫm liệt. - Chất men say lãng mạn: + Thế giới tâm hồn lãng mạn hào hoa đa tình: "mắt trừng gửi mộng": dõi theo mộng lập công danh qua miền biên ải quyết tâm chiến đấu chiến thắng kẻ thù. "mơ Hà Nội dáng kiều thơm": xuất thân là thanh niên trí thức thành thị nhớ về những bóng hồng đài các kiêu sa = hướng tinh thần về quê hương => hài hòa giữa tình yêu riêng tư và đất nước ->vững lòng chiến đấu. - Chất hào hùng hòa quyện chất lãng mạn: + Tinh thần :"chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh" lý tưởng cao đẹp hi sinh cả tuổi xuân tươi đẹp quý giá cho đất nước . + Tư thế hi sinh "rải rác biên cương": không gian hi sinh ,nhấn mạnh sự đau lòng. "Áo bào thay chiếu": ra đi trong sự khó khăn thiếu thốn." áo bào" áo của vua quan tướng lĩnh.cách nói trang trọng thể hiện sự tôn trọng sự thật đau lòng vẫn lấp lánh vẻ hào hùng tráng ca. "anh về đất": thoát khỏi sự bi lụy, ra đi để trở về với đất mẹ vĩnh hằng tiếp nối truyền thống ->sự lãng mạn lạc quan Thiên nhiên đất trời lẻ loi khi vắng bóng bước chân của người lính "Sông Mã gầm lên khúc độc hành” tiễn người lính về cõi vĩnh hằng. * Đánh giá - Nghệ thuật: + Sử dụng nhiều từ Hán Việt không khí trang trọng thiêng liêng tủ kính + Giọng thơ khi thiết tha bồi hồi khi trang trọng hào hùng đầy khí phách hiên ngang - Nội dung: + Khắc họa chân thực chiến trường gian nan khắc nghiệt song đời sống tinh thần của người lính vẫn lạc quan hồn hậu. + Gợi nhắc về một thời chiến đấu ,ca ngợi tinh thần chiến đấu anh dũng quả cảm anh hùng, lí tưởng tư thế khi sinh .. - Hai ý kiến trên bổ sung cho nhau, giúp người đọc có cái nhìn toàn diện về hình ảnh người lính Tây Tiến c. KẾT BÀI: Khái quát và khẳng định lại đoạn trích và nhận định. 2.4. DẠNG ĐỀ NGHỊ LUẬN VỀ MỘT ĐOẠN TRÍCH THƠ/VĂN XUÔI HOẶC MỘT KHÍA CẠNH CỦA TÁC PHẨM, CÓ LIÊN HỆ VỚI TÁC PHẨM KHÁC VÍ DỤ ĐỀ: Phân tích hai phát hiện của nghệ sĩ Phùng trong Chiếc thuyền ngoài xa (Nguyễn Minh Châu). Từ quá trình nhận thức của nhân vật Phùng, hãy liên hệ đến lời khuyên nhân vật Huấn Cao dành cho viên quản ngục trong cảnh cho chữ (Chữ người tử tù, Nguyễn Tuân), hãy nhận xét về vai trò, sứ mệnh của nghệ thuật đích thực. GỢI Ý a. MỞ BÀI - Dẫn dắt - Giới thiệu nhà văn Nguyễn Minh Châu và tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa - Giới thiệu nhân vật Phùng - một người nghệ sĩ nhiếp ảnh được nhà văn khắc họa bằng một quá trình nhận thức về cuộc đời và nghệ thuật. c. THÂN BÀI * Tổng quát - Tác giả: Nguyễn Minh Châu là nhà văn tiêu biểu của nền vh cách mạng Việt Nam, cũng là nhà văn mở đường đầy tinh anh cho văn học Việt Nam thời kì đổi mới. Trước 1975, tác phẩm của Nguyễn Minh Châu mang đậm khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn. Nhưng từ thập kỉ 80 trở đi, văn Nguyễn Minh Châu hướng về đời tư, thế sự và mang triết lí nhân sinh sâu sắc. - Chiếc thuyền ngoài xa (1983) là tác phẩm tiêu biểu của Nguyễn Minh Châu trong giai đoạn sáng tác thứ hai, phản ánh chân thực hiện thực cuộc sống của con người sau chiến tranh, gợi người đọc suy tư về cuộc sống, về mối quan hệ giữa cuộc đời và nghệ thuật. - Nhân vật Phùng - người kể chuyện; vốn là một người lính giải ngũ, giờ là một nghệ sĩ nhiếp ảnh, đến vùng biển này để chụp một bức ảnh bổ sung cho bộ lịch năm ấy. Sau môt tuần săn ảnh, Phùng có hai phát hiện trái ngược: một cảnh đắt trời cho và một cảnh bạo hành gia đình khủng khiếp của gia đình người đàn bà hàng chài. * Phân tích Phát hiện thứ nhất - Giây phút ấy đã tới, đôi mắt nhà nghề của người nghệ sĩ đã phát hiện ra một cảnh đắt trời cho trên mặt biển sớm mờ sương, một cảnh đẹp mà cả đời bấm máy có lẽ anh chỉ bắt gặp được một lần. Nó đẹp như một bức tranh mực tàu của một danh họa thời cổ: + Một con thuyền ngư phủ đang từ từ hướng vào bờ. Mũi thuyền chạm vào bầu sương mù trắng như sữa có pha đôi chút màu hồng hồng do ánh mặt trời chiếu vào. + Vài bóng người ngồi im phăng phắc như tượng trên chiếc mui khum khum. + Tất cả khung cảnh được Phùng nhìn qua những cái mắt lưới của tấm lưới nằm giữa hai gọng vó như cánh một con dơi. ® Vẻ đẹp của bức tranh: hài hòa (thiên nhiên - con người, bóng tối - ánh sáng, màu sắc - đường nét - chuyển động, tĩnh - động), giản dị, bình yên. - Cảm nhận của Phùng trước bức ảnh nghệ thuật của tạo hóa: + Đứng trước một sản phẩm nghệ thuật tuyệt vời của hóa công, người nghệ sĩ trở nên bối rối và trong trái tim như có cái gì bóp thắt vào - niềm xúc động mãnh liệt, cảm xúc thẩm mĩ trong tâm hồn người nghệ sĩ. + Nhận ra chân lí: Bản thân cái đẹp chính là đạo đức. ® Quan niệm của Nguyễn Minh Châu về tác động của nghệ thuật của cái đẹp cũng tương đồng với quan niệm của nhiều nhà văn khác: Cái đẹp đã có tác dụng thanh lọc tâm hồn con người. Phát hiện thứ hai - Từ chính chiếc ngư phủ đẹp như trong mơ ấy bước ra một người đàn bà xấu xí, mệt mỏi, cam chịu; một lão đàn ông thô kệch, dữ dằn, độc ác, coi việc đánh vợ là một phương thức để giải tỏa những uất ức, đau khổ; đứa con vì thương mẹ đã đánh lại cha để rồi nhận lấy hai cái bạt tai của bố ngã dúi xuống cát ® Cảnh tượng đầy rẫy trong thực tế cuộc sống hiện nay, gợi đến vấn đề bạo lực trong gia đình. - Chứng kiến cảnh đó, anh kinh ngạc đến sững sờ, không tin vào những gì đang nhìn thấy trước mắt trong mấy phút đầu, tôi cứ đứng há mồm ra mà nhìn. Sở dĩ anh có thái độ như vậy vì lúc trước anh từng có cái khoảnh khắc hạnh phúc tràn ngập tâm hồn do cái đẹp tuyệt đỉnh của ngoại cảnh mang lại, anh đã từng chiêm nghiệm bản thân cái đẹp chính là đạo đức vậy mà cảnh anh vừa bắt gặp trên mặt biển lại chẳng phải là đạo đức, là chân lí của sự toàn thiện. Đó là cảnh tượng thật xấu, thật ác. - Phát hiện thứ nhất: khoảng cách xa, lại bị gián cách bởi lớp sương mù trắng như sữa nên chỉ thấy con thuyền ngư phủ đẹp như mơ. Phải đến phát hiện thứ hai với khoảng cách gần sát Phùng mới nhận ra cái xấu, cái ác thật đáng sợ. Þ Phát hiện thứ hai: Cuộc đời không chỉ có cái đẹp, cái thiện mà còn có cái xấu, cái ác; cuộc đời không đơn giản, xuôi chiều mà chứa đựng nhiều nghịch lí. * Đánh giá, liên hệ - Đánh giá: Bằng cách dẫn dắt truyện tự nhiên, tạo tình huống nhận thức hợp lí, phát hiện về cái đẹp trước, về cái xấu sau, nhà văn giúp người đọc nhận thức những vấn đề sâu sắc của cuộc sống và nghệ thuật: + Cuộc sống luôn tồn tại những mặt đối lập, những mâu thuẫn: đẹp - xấu, thiện - ác + Nghệ thuật nếu chỉ nhìn từ ngoài xa sẽ k thể thấy hết cái xấu xa, tồi tệ mà phải đến gần với cuộc sống. Nghệ thuật không chỉ phản ánh cái đẹp mà còn phải vạch trần cái xấu, cái ác. Nghệ thuật không thể vị nghệ thuật mà phải vị nhân sinh. - Liên hệ đến lời khuyên nhân vật Huấn Cao dành cho viên quản ngục trong cảnh cho chữ, nhận xét về vai trò, sứ mệnh của nghệ thuật đích thực + Dẫn dắt để giới thiệu Nguyễn Tuân và Chữ người tử tù + Nêu vắn tắt hoàn cảnh dẫn đến việc cho chữ và lời khuyên của Huấn Cao dành cho Quản ngục. + Phân tích sơ lược: Trong Chữ người tử tù (Nguyễn Tuân), Huấn Cao sau khi cho chữ viên quản ngục còn khuyên quản ngục nên thay chốn ở đi để giữ thiên lương cho lành vững. Ông cho rằng, nhà tù tăm tối, tàn ác không phải là nơi treo những con chữ vuông, tươi tắn, nói lên cái hoài bão tung hoành của một đời con người. Trước lời khuyên của Huấn Cao, viên quản ngục đã xúc động, cúi xuống vái lạy, dòng nước mắt rỉ vào kẽ miệng: "Kẻ mê muội này xin bái lĩnh!". Như vậy, Huấn Cao không chỉ cho chữ (trao gửi lại cái đẹp) mà còn cứu giữ "thiên lương" của quản ngục. Người nghệ sĩ, dù cận kề cái chết vẫn cố công thực hiện sứ mệnh của mình là truyền bá cái đẹp và cái thiện. ® Thông điệp nghệ thuật: Cái Đẹp không bao giờ chung sống với cái Xấu, cái Ác. Cái Đẹp luôn gắn liền với cái Thiện. => Nhận xét: Cả Nguyễn Tuân và Nguyễn Minh Châu nhận thức sâu sắc về vai trò, sứ mệnh của nghệ thuật trong cuộc đời: Nghệ thuật phải phản ánh cái Đẹp và dùng chính cái Đẹp để thanh lọc tâm hồn con người, để làm cuộc đời trở nên tốt đẹp hơn. ® Quan niệm đúng đắn của những người nghệ sĩ chân chính. c. KẾT BÀI - Khẳng định Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu và Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân là những tác phẩm xuất sắc gửi gắm những thông điệp sâu xa về con người và nghệ thuật. - Khẳng đinh sức sống của hai tác phẩm, vị trí của hai tác giả trong nền văn học Việt Nam hiện đại. 2.5. DẠNG ĐỀ NGHỊ LUẬN VỀ CÁC CHI TIẾT CÙNG LOẠI XUẤT HIỆN TRONG CÙNG MỘT TÁC PHẨM Ví dụ: Suy nghĩ của anh (chị) về những lời nói của nhân vật Mị trong truyện ngắn Vợ chồng A Phủ, của Tô Hoài (Ngữ văn 12, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2015, tr.5 và tr.14) ở hai thời điểm: - Khi thống lí Pá Tra muốn bố Mị gả cô cho con trai mình để xóa nợ, Mị nói với bố: "Con nay đã biết cuốc nương làm ngô, con phải làm nương ngô giả nợ thay cho bố. Bố đừng bán con cho nhà giàu". - Khi chứng kiến cảnh A Phủ bị trói đứng vào cột, có nguy cơ phải chết, Mị đã cắt dây cởi trói cho A Phủ , Mị thì thào: "Đi ngay...", rồi Mị vụt chạy ra "A Phủ cho tôi đi... Ở đây thì chết mất". Từ đó bình luận vẻ đẹp nổi bật trong tâm hồn của nhân vật này. GỢI Ý a. MỞ BÀI - Dẫn dắt - Giới thiệu tác giả, tác phẩm - Giới thiệu nhân vật Mị: được nhà văn dụng công khắc họa, Tô Hoài ít để nhân vật thể hiện lời nói trực tiếp, chỉ ghi lại những câu nói trong tình huống bắt buộc để bày tỏ suy nghĩ song qua đó người đọc lại thấy được nét đẹp trong tâm hồn Mị. Đáng chú ý là lời nói của Mị ở hai thời điểm: Khi thống lí Pá Tra muốn bố Mị gả cô cho con trai mình để xóa nợ, Mị nói với bố: "Con nay đã biết cuốc nương làm ngô, con phải làm nương ngô giả nợ thay cho bố. Bố đừng bán con cho nhà giàu". Và khi chứng kiến cảnh A phủ bị trói đứng vào cột, có nguy cơ phải chết, Mị đã cắt dây cởi trói cho A Phủ , Mị thì thào: "Đi ngay...", rồi Mị vụt chạy ra "A Phủ cho tôi đi... Ở đây thì chết mất". b. THÂN BÀI * Tổng quát - Tác giả: Tô Hoài là một trong những cây bút văn xuôi hàng đầu của nền văn học hiện đại Việt Nam. Sáng tác của Tô Hoài thẻ hiện vốn hiểu biết phong phú về đời sống đặc biệt là phong tục và sinh hoạt đời thường. Với lối kể chuyện tự nhiên, sinh động, cách miêu tả giàu chất tạo hình cùng vốn từ vựng giàu có và đậm tính khẩu ngữ, văn Tô Hoài có sức hấp dẫn đối với người đọc . - Tác phẩm: + Vợ chồng A Phủ rút từ tập Truyện Tây Bắc (1953) là kết quả của chuyến đi dài 8 tháng Tô Hoài đi cùng bộ đội vào giải phóng Tây Bắc. Hình ảnh một Tây Bắc đau thương, dũng cảm và giàu nghĩa tình lúc nào cũng in đâm trong tâm trí nhà văn đã khơi nguồn cảm hứng cho ông viết truyện Tây Bắc như một cách để tỏ tấm lòng tri ân của mình với đồng bào nơi đây. + Tác phẩm viết về cuộc đời. số phận đầy đau khổ của người dân nghèo miền núi dưới ách thống trị của bọn thực dân phong kiến chúa đất ở miền núi Tây Bắc, đồng thời khẳng định những phẩm chất cao đẹp của họ. + Mị là nhân vật trung tâm của tác phẩm. Tuy cuộc đời đầy bi kịch nhưng Mị vẫn luôn thể hiện sức sống tiềm tàng mạnh mẽ. Những lời nói của Mị ở hai thời điểm trên đã nhất quán thể hiện điều đó. * Phân tích - Lần 1: Thống lí Pá Tra muốn bố Mị gả cô cho con trai mình để xóa nợ, Mị nói với bố: "Con nay đã biết cuốc nương làm ngô, con phải làm nương ngô giả nợ thay cho bố. Bố đừng bán con cho nhà giàu" + Tóm tắt hoàn cảnh dẫn đến lời nói. + lời nói ẩn chứa quan điểm, thái độ sống tích cực của Mị: Thà sống cuộc sống lao động khổ cực, vất vả nhưng có tự do còn hơn về làm dâu gạt nợ nhà thống lí Pá Tra. + Mị muốn tự mình trả nợ → sự phản kháng ở Mị nói lên ý thức trách nhiệm của một người con hiếu thảo và hơn thế là người yêu chuộng tự do, ý thức được sự độc ác của nhà Pá Tra → Câu nói chứa đựng niềm tin mạnh mẽ vào tương lai, vào cuộc sống và vào chính bản thân mình của Mị. - Lần 2: khi chứng kiến cảnh A phủ bị trói đứng vào cột, có nguy cơ phải chết, Mị đã cắt dây cởi trói cho A phủ , Mị thì thào: "Đi ngay...", rồi Mị vụt chạy ra "A Phủ cho tôi đi... Ở đây thì chết mất". + Tóm tắt hoàn cảnh dẫn đến lời nói : Từ khi về làm dâu nhà Pá Tra, Mị hoàn toàn thay đổi, câm lặng và "lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa". Nay cả sức sống vừa trỗi dậy trong đêm tình mùa xuân cũng bị A Sử dập tắt phũ phàng, Mị càng trở nên câm lặng. Nhưng rồi trong đêm mùa đông, khi chứng kiến "giọt nước mắt" của A Phủ, Mị đã thức tỉnh dần....Mị cắt dây cởi trói cho A Phủ. + Hai tiếng khô khốc "Đi ngay" là biểu hiện của lòng thương người ở Mị + "A Phủ cho tôi đi... Ở đây thì chết mất": Ranh giới giữa cái chết và sự sống, tự do và nô lệ buộc Mị phải lựa chọn. Và hành động chạy theo A Phủ đã khẳng định sức sống, khát vọng sống mạnh mẽ trong Mị. * Bình luận - NT: Đặt n/v vào trong những tình huống cụ thể để bày tỏ suy nghĩ; miêu tả tâm lí và hành động hợp lí. - Những lời nói ở hai thời điểm khác nhau nhưng đều nhất quán thể hiện tính cách của nhân vật: khao khát một cuộc sống tự do, được làm chủ cuộc đời mình. Chính khát vọng ấy đã trở thành động lực mạnh mẽ giúp Mị chiến thắng được cường quyền và thần quyền,dám hành động quyết liệt để tự giải phóng cho bản thân khỏi ách áp bức, bóc lột tàn bạo. c. KẾT BÀI - Những lời nói của Mị ở hai thời điểm trên là những chi tiết nghệ thuật đặc sắc, thể hiện sự tinh tế của ngòi bút Tô Hoài, giúp nhà văn khéo léo khắc họa tính cách nhân vật, khẳng định khát khao sống tự do, hạnh phúc của con người không thế lực bạo tàn nào có thể hủy diệt được. - Khẳng định tác phẩm có giá trị hiện thực và nhân đạo sâu sắc; là một trong những tác phẩm làm nên tên tuổi của nhà văn Tô Hoài. PHẨN 4 ĐỀ THAM KHẢO A. ĐỀ SỐ 1 KÌ THI TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUỐC GIA NĂM 2019 Bài thi: NGỮ VĂN Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: Một người bạn của tôi từng tham gia sát hạch để được sang lao động tại Nhật Bản kể lại rằng: Các nhà tuyển dụng đến từ xứ sở hoa anh đào khi tuyển lao động phổ thông họ chưa cần nhìn vào hồ sơ mà là sờ vào lòng bàn tay, những bàn tay trắng nõn, non mỡn sẽ bị loại ngay vòng gửi xe. Ngược lại, bàn tay chai sạn và sần sùi được chấp nhận như một bằng chứng cho sự cần cù lao động của thân chủ Nhiều người băn khoăn thắc mắc vì sao lại có cách sát hạch lao động kỳ quái đến vậy, nhưng với một dân tộc có truyền thống lao động miệt mài và hiệu quả như Nhật Bản thì tất cả đều có lý của họ. Cách tuyển nhân sự của người Nhật phần nào cho thấy được sự thâm thúy và tinh tế, khiến chúng ra giật mình đặt câu hỏi vì sao người Nhật lại thấu hiểu con người Việt Nam hơn cả chúng ta? Và thực tế phương pháp độc đáo ấy là cách tốt nhất để phát hiện một thực trạng của đa số lớp trẻ ngày nay đó là lười lao động! Không khó để nhận ra rằng người Việt ngày càng lười hơn so với trước đây, không thiếu những phong trào trong thanh niên nhưng sao mà hời hợt chứ không còn khí thế của “một ngày làm việc bằng ba”, “sóng duyên hải”, “gió đại phong” của lớp lớp cha anh đi trước. Đầy rẫy khắp các hàng quán sáng cà phê chiều nhậu nhẹt chém gió, khoe mẽ hàng hiệu, sành điệu cách chơi nhưng hầu hết không quan tâm đến giá trị của sức lao động chân chính, một thế hệ “gà công nghiệp” đã và đang hiện hữu. Một bộ phận không nhỏ lớp trẻ sống thụ động, phụ thuộc và ỷ lại vào gia đình. Họ có thể ngồi lai rai hàng giờ trong các quán xá nhưng khi dừng đèn đỏ mấy chục giây ai ai cũng muốn lao lên phía trước như thể ta đây là người bận rộn công việc, thật khó để diễn tả hết sự trái khoáy trong cách nghĩ, cách làm của không ít bạn trẻ thời nay. Những câu chuyện xưa như trái đất rằng: Việt Nam thừa thầy thiếu thợ, đất nước thiếu nhân tài, chảy máu chất xám, năng suất lao động thấp cũng phần lớn bắt nguồn từ lười lao động mà ra. Đâu phải chỉ có bằng cấp cao, du học nước ngoài mới được gọi là nhân tài! Nhân tài không bước ra từ sách vở mà đi ra từ lao động! (Theo Hoàng Giang/Báo Diễn đàn Doanh nghiệp) Câu 1. Vì sao nhà tuyển dụng Nhật Bản chỉ muốn nhận những người có bàn tay chai sạn, sần sùi? Câu 2. Theo anh/chi, "sự trái khoáy" trong cách nghĩ, cách làm của không ít bạn trẻ thời nay được nói đến trong đoạn trích được hiểu như thế nào? Câu 3. Việc tác giả đưa ra cách tuyển dụng lao động của người Nhật có tác dụng gì? Câu 4. Quan điểm của anh chị về vấn đề Nhân tài không bước ra từ sách vở mà đi ra từ lao động? II. LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1 (2.0 điểm) Từ nội dung đoạn trích ở phần đọc hiểu, anh/ chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) bàn về vai trò của lao động trong đời sống con người. Câu 2: (5.0 điểm) Suy nghĩ của anh (chị) về những lời nói của nhân vật Mị trong truyện ngắn Vợ chồng A Phủ, của Tô Hoài (Ngữ văn 12, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2015, tr.5 và tr.14) ở hai thời điểm: - Khi thống lí Pá Tra muốn bố Mị gả cô cho con trai mình để xóa nợ, Mị nói với bố: "Con nay đã biết cuốc nương làm ngô, con phải làm nương ngô giả nợ thay cho bố. Bố đừng bán con cho nhà giàu". - Khi chứng kiến cảnh A phủ bị trói đứng vào cột, có nguy cơ phải chết, Mị đã cắt dây cởi trói cho A phủ , Mị thì thào: "Đi ngay...", rồi Mị vụt chạy ra "A Phủ cho tôi đi... Ở đây thì chết mất". Từ đó bình luận vẻ đẹp nổi bật trong tâm hồn của nhân vật này. HƯỚNG DẪN CHẤM Phần Câu Nội dung Điểm ĐỌC HIỂU 3,0 1 Bàn tay chai sạn và sần sùi được chấp nhận như một bằng chứng cho sự cần cù lao động của thân chủ 0,5 2 Sự trái khoáy trong cách nghĩ, cách làm của không ít bạn trẻ ngày nay: + Sáng cà phê chiều nhậu nhẹt chém gió, khoe mẽ hàng hiệu, sành điệu cách chơi nhưng hầu hết không quan tâm đến giá trị của sức lao động chân chính. + Ngồi lai rai hàng giờ trong các quán xá nhưng khi dừng đèn đỏ mấy chục giây ai ai cũng muốn lao lên phía trước như thể ta đây là người bận rộn công việc. 0,5 3 Việc đưa ra cách tuyển dụng lao động của người Nhật có tác dụng: + So sánh để thấy được Nhật Bản phát triển chính nhờ sự cần cù trong lao động + Truyền thông điệp quan trọng tới độc giả: Hãy chịu khó lao động để kiến tạo cuộc sống tốt nhất. 1,0 4 Thí sinh có thể trả lời: Quan điểm đúng/không đúng hoặc vừa đúng vừa chưa đúng nhưng phải lí giải hợp lí, thuyết phục. 1,0 II LÀM VĂN 7,0 1 Trình bày suy nghĩ về vai trò của lao động trong đời sống con người 2,0 Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng - phân - hợp, móc xích hoặc song hành. 0,25 Xác định đúng vấn đề cần nghị luận vai trò của lao động trong đời sống con người 0,25 Triển khai vấn đề nghị luận Thí sinh lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ vai trò của lao động trong cuộc sống hiện nay. Có thể có các ý sau: - Lao động là vận dụng sức mạnh tay chân hoặc trí óc để cải tạo thiên nhiên, tạo ra những sản phẩm vật chất và tinh thần phục vụ cho cuộc sống con người. - Nhờ lao động: con người đảm bảo cuộc sống cho bản thân, đóng góp vào việc xây dựng xã hội; nhờ lao động mà con người hình thành và hoàn thiện nhân cách của bản thân; nhờ lao động mà con người biết quí trọng tài sản quí trọng công sức của bản thân; nhờ lao động mà con người dần đạt đến cuộc sống văn minh như hiện nay (lấy dẫn chứng ngắn gọn). - Phê phán những thành phần ăn bám, chỉ thích hưởng thụ mà không chịu lao động; sống không có ước mơ, lười nhác... - Bài học nhận thức và hành động: lao động là vinh quang, cần tích cực lao động sáng tạo để cuộc sống tốt đẹp và có ý nghĩa hơn. 1,0 Chính tả, ngữ pháp Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt 0,25 Sáng tạo Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. 0,25 2 Phân tích n/v Mị qua
File đính kèm:
- tai_lieu_tap_huan_danh_gia_de_thi_tham_khao_thpt_qg_mon_ngu.doc