Tài liệu ôn thi THPT QG môn Sinh học Lớp 12 - Chủ đề: Cá thể và quần thể sinh vật
Bạn đang xem tài liệu "Tài liệu ôn thi THPT QG môn Sinh học Lớp 12 - Chủ đề: Cá thể và quần thể sinh vật", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Tài liệu ôn thi THPT QG môn Sinh học Lớp 12 - Chủ đề: Cá thể và quần thể sinh vật
Chủ đề. CÁ THỂ VÀ QUẦN THỂ SINH VẬT TÓM TẮT LÝ THUYẾT A. MÔI TRƯỜNG VÀ CÁC NHÂN TỐ SINH THÁI I. Môi trường sống và các nhân tố sinh thái 1. Khái niệm và các loại môi trường a. Khái niệm: Môi trường sống của sinh vật là bao gồm tất cả các nhân tố xung quanh sinh vật, có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp tới sinh vật; làm ảnh hưởng tới sự tồn tại, sinh trưởng, phát triển và mọi hoạt động của sinh vật. b. Các loại môi trường: nước, đất (trong đất), trên cạn (mặt đất và trên không), sinh vật. 2. Nhân tố sinh thái a. Nhân tố sinh thái vô sinh: (nhân tố vật lí và hóa học) như khí hậu, thổ nhưỡng, nước và địa hình... b. Nhân tố hữu sinh: (sinh vật) như vi khuẩn, nấm, động vật, thực vật và con người... II. Giới hạn sinh thái 1. Giới hạn sinh thái (khoảng chịu đựng): Là khoảng giá trị xác định của một nhân tố sinh thái mà trong khoảng đó sinh vật có thể tồn tại và phát triển. - Khoảng thuận lợi: là khoảng có giá trị sinh thái ở mức độ phù hợp nhất để SV thực hiện những chức năng sống tốt nhất. - Khoảng chống chịu: gây ức chế hoạt động sống của SV. - Điểm gây chết: giới hạn dưới (dưới giá trị đó SV chết), giới hạn trên (trên giá trị đó SV chết). 2. Ổ sinh thái: Là không gian sinh thái mà ở đó tất cả các nhân tố sinh thái của môi trường nằm trong giới hạn sinh thái cho phép loài đó tồn tại và phát triển. * Nơi ở: Là nơi cư trú của loài. B. QUẦN THỂ SINH VẬT VÀ CÁC MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC CÁ THỂ TRONG QUẦN THỂ I. Quần thể sinh vật (QTSV) Là tập hợp các cá thể cùng loài, cùng sinh sống trong một khoảng không gian xác định, vào một thời gian nhất định, có khả năng sinh sản tạo ra thế hệ mới. II. Quan hệ giữa các cá thể trong quần thể sinh vật (quan hệ cùng loài) 1. Quan hệ hỗ trợ - Là mối quan hệ giữa các cá thể cùng loài hỗ trợ nhau trong các hoạt động sống như lấy thức ăn, chống kẻ thù, sinh sản,... - Ví dụ: Hiện tượng liền rể ở cây thông, Bồ nông xếp thành bắt cá, chó rừng săn mồi,.. - Vai trò: Đảm bảo cho quần thể tồn tại ổn định, khai thác tối ưu nguồn sống, tăng khả năng sống sót và sinh sản. 2. Quan hệ cạnh tranh - Các cá thể cạnh tranh nhau giành nguồn sống như thức ăn, nơi ở, ánh sáng,... hoặc con đực giành con cái. - Ví dụ : Hiện tượng tự tỉa thưa ở thực vật, Cá mập ăn trúng chưa nở,... - Vai trò: Duy trì mật độ phù hợp, đảm bảo sự tồn tại và phát triển của quần thể. ð Sự cạnh tranh không dẫn đến tiêu diệt loài mà đây là 1 đăc điểm thích nghi của quần thể. C. CÁC ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA QUẦN THỂ SINH VẬT (7 đặc trưng) I. Tỉ lệ giới tính - Là tỉ lệ giữa số lượng các thể đực và cái trong quần thể. - TLGT có thể thay đổi và chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố như môi trường sống, đặc điểm sinh sản, sinh lí của loài,... - TLGT là đặc trưng quan trọng đảm bảo hiệu quả sinh sản của loài. II. Nhóm tuổi - Cấu trúc nhóm tuổi gồm: tuổi trước sinh sản, tuổi sinh sản và tuổi sau sinh sản. - Tháp tuổi phản ánh trạng thái phát triển của quần thể (phát triển, ổn định, suy thoái). III. Sự phân bố cá thể: Có 3 kiểu phân bố Kiểu phân bố Đặc điểm Ý nghĩa Ví dụ Nhóm Thường gặp trong điều kiện sống phân bố không đều, khi các cá thể sống theo bầy đàn, ngủ đông,... Các cá thể hỗ trơ nhau chống lại điều kiện bất lợi. Cây mộc thành bụi, đàn trâu rừng, Đều Thường gặp trong điều kiện sống phân bố đồng đều, có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể. Giảm mức độ cạnh tranh. Cây thông trong rừng thông, chim hải âu làm tổ, Ngẫu nhiên Dạng trung gian, Thường gặp trong điều kiện sống phân bố đồng đều khi các cá thể không có sự cạnh tranh. SV tận dụng được nguồn sống tiềm tàng của môi trường Các loài sò sống ở bãi bồi, các cây thân gỗ sống trong rừng, IV. Mật độ cá thể - Mật độ các thể của quần thể là số lượng các thể trên một đơn vị diện tích hay thể tích của quần thể. - Mật độ cá thể là đặc trưng cơ bản nhất: Vì nó ảnh hưởng tới mức độ sử dụng nguồn sống trong môi trường, tới khả năng sinh sản và tử vong của cá thể. V. Kích thước của quần thể sinh vật 1. Khái niệm: Kích thước của QTSV là số lượng cá thể (hoặc khối lượng hay năng lượng tích lũy trong các cá thể) phân bố trong khoảng không gian của QT. 2. Phân loại - Kích thước tối thiểu: là số lượng cá thể ít nhất mà QT cần có để duy trì và phát triển. => Nếu kích thước QT dưới mức tối thiểu, QT suy giảm dẫn tới diệt vong vì: + Sự hỗ trợ giữa các cá thể bị giảm, QT không có kn chống chọi với những thay đổi của MT. + Khả năng sinh sản suy giảm do cơ hội gặp nhau giữa con đực và con cái ít. + Giao phối gần thường xảy ra gây suy thoái nồi giống. + Kích thước tối đa: là giới hạn lớn nhất về số lượng mà QT có thể đạt được, phù hợp với khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường. => Kích thước QT vượt mức tối đa: cạnh tranh gay gắt, khai thác cạn kiệt nguồn sống, ô nhiễm, bệnh tậtà mức tử vong và di cư cao. 3. Các yếu tố ảnh hưởng kích thước của QTSV: Mức sinh sản, tử vong, nhập cư, di cư. VI. Tăng trưởng của quần thể sinh vật - Trong điều kiện môi trường không bị giới hạn (hoàn toàn thuận lợi): Tăng trưởng theo tiềm năng sinh học, đường cong tăng trưởng hình chữ J. - Điều kiện môi trường bị giới hạn (không hoàn toàn thuận lợi): Tăng trưởng theo thực tế, đường cong tăng trưởng hình chữ S. ð Trong thực tế QT thường không tăng trưởng theo tiềm năng sinh học vì: sức sinh sản của QT luôn phụ thuộc vào điều kiện môi trường mà môi trường không lúc nào cũng thuận lợi, khả năng sinh sản hạn chế, sự xuất cư theo mùa,.. VII. Tăng trưởng của quần thể người - Dân số thế giới tăng liên tục trong suốt quá trình phát triển lịch sử. - Dân số tăng nhanh là nguyên nhân chủ yếu làm chất lượng môi trường giảm sút, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của loài người. D. BIẾN ĐỘNG SỐ LƯỢNG CÁ THỂ CỦA QUẦN THỂ I. Biến động số lượng cá thể - Biến động số lượng cá thể của QT là sự tăng hoặc giảm số lượng cá thể trong QT. - Các hình thức biến động: + Biến động theo chu kỳ: Do những thay đổi có tính chu kì của điều kiện môi trường. w Chu kì mùa (năm): ví dụ: số lượng muỗi tăng vào mùa mưa và giảm vào mùa nắng; sâu hại xuất hiện nhiều vào mùa xuân, hè ấm áp. w Chu kì nhiều năm: ví dụ: Biến động số lượng Thỏ, Mèo ở rừng Canada theo chu kỳ 9-10 năm; Biến động số lượng Cáo, Chuột lemmut ở đồng rêu phương bắc theo chu kỳ 3-4 năm; cá cơm ở biển peru 7 năm giảm 1 lần. + Biến động số lượng không theo chu kỳ: do những thay đổi bất thường của môi trường (thiên tai, dịch bệnh...) hoặc do con người khai thác quá mức. Ví dụ: Miền Bắc Việt Nam số lượng bò sát, ếch nhái giảm vào những năm có giá rét (nhiệt độ < 8oC); số lượng các loài động vật giảm mạnh sau những trận lũ lụt. II. Nguyên nhân gây ra biến động và sự điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể 1. Nguyên nhân gây biến động số lượng cá thể của quần thể - Do thay đổi của các nhân tố sinh thái vô sinh như khí hậu, thổ nhưỡng, à nhân tố không phụ thuộc mật độ của quần thể. - Do sự thay đổi các nhân tố sinh thái hữu sinh như sự cạnh tranh giữa các cá thể, kẻ thù, à nhân tố phụ thuộc mật độ của quần thể. 2. Sự điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể - ĐK thuận lợi: Mức sinh tăng, mức tử giảm; nhập cư cao à tăng số cá thể của QT - ĐK bất lợi: Mức sinh giảm; mức tử tăng; xuất cư cao à giảm số lượng cá thể của QT * Trạng thái cân bằng của quần thể - QT ở trạng thái cân bằng có số lượng cá thể ổn định và phù hợp với khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường. CÂU HỎI LUYỆN TẬP MỨC ĐỘ BIẾT Câu 1: Đặc trưng sinh thái quan trọng đảm bảo hiệu quả sinh sản của quần thể sinh vật trong điều kiện môi trường thay đổi là A. kích thước của quần thể sinh vật. B. tỉ lệ giới tính. C. sự phân bố cá thể của quần thể. D. thành phần nhóm tuổi. Câu 2: Số lượng cá thể của quần thể được sinh ra trong một đơn vị thời gian được gọi là A. mức độ sinh sản của quần thể. B. mức độ xuất cư của quần thể. C. mức độ tử vong của quần thể. D. mức độ nhập cư của quần thể. Câu 3: Số lượng cá thể (hoặc khối lượng hoặc năng lượng tích lũy trong các cá thể) phân bố trong khoảng không gian của quần thể được gọi là A. kích thước của quần thể. B. kích thước tối thiểu của quần thể. C. kích thước trung bình của quần thể. D. kích thước tối đa của quần thể. Câu 4: Khoảng không gian sinh thái mà ở đó tất cả các nhân tố sinh thái của môi trường nằm trong giới hạn sinh thái cho phép loài tồn tại và phát triển được gọi là A. nơi ở của loài. B. giới hạn chịu đựng của loài. C. ổ sinh thái của loài. D. giới hạn sinh thái của loài. Câu 5: Nguyên nhân gây biến động số lượng cá thể của quần thể là A. sự thay đổi của các nhân tố sinh thái vô sinh. B. sự thay đổi của các nhân tố sinh thái. C. sự tác động của con người trong hoạt động sống. D. sự thay đổi của các nhân tố sinh thái hữu sinh. Câu 6: Số lượng cá thể trên một đơn vị diện tích hay thể tích của quần thể sinh vật được gọi là A. mật độ cá thể của quần thể sinh vật. B. tăng trưởng của quần thể sinh vật. C . kích thước của quần thể sinh vật. D. phân bố cá thể của quần thể sinh vật. Câu 7: Kiểu phân bố ngẫu nhiên của các cá thể trong quần thể sinh vật thường gặp khi điều kiện sống A. phân bố đồng đều, không có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể sinh vật. B. phân bố đồng đều, có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể sinh vật. C. phân bố không đồng đều, các cá thể có xu hướng sống tụ họp với nhau. D. phân bố đồng đều, các cá thể có xu hướng tụ họp với nhau thành bầy đàn. Câu 8: Trong quần thể, các cá thể luôn gắn bó chặt chẽ với nhau nhờ thông qua mối quan hệ A. hỗ trợ và cạnh tranh. B. đối địch và cạnh tranh. C. hỗ trợ và đối địch. D. hỗ trợ và cộng sinh. Câu 9: Đặc trưng sinh thái của quần thể sinh vật là A. tỉ lệ giới tính. B. tỉ lệ các alen. C. loài đặc trưng. D. loài ưu thế. Câu 10: “ Tập hợp các cá thể cùng loài, cùng sống trong một khoảng không gian xác định, vào một thời gian nhất định, có khả năng sinh sản tạo ra các thế hệ mới” được gọi là A. hiệu quả nhóm. B. quần thể sinh vật. C. quần xã sinh vật. D. loài sinh thái. Câu 11: Hiệu quả nhóm biểu hiện của mối quan hệ sinh thái A. hội sinh. B. hợp tác. C. hỗ trợ. D. cạnh tranh. Câu 12: Khoảng thuận lợi là A. giới hạn mà ở đó sinh vật bị chết. B. giới hạn mà ở đó sinh vật bắt đầu chết. C. khoảng giá trị của các nhân tố sinh thái mà tại đó sẽ gây ức chế cho hoạt động sinh lý của sinh vật. D. khoảng của các nhân tố sinh thái ở mức độ phù hợp, đảm bảo cho sinh vật thực hiện các chức năng sống tốt nhất. Câu 13: Kiểu phân bố làm giảm mức độ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể là phân bố A. thẳng đứng. B. đồng đều. C. theo nhóm. D. ngẫu nhiên. Câu 14: Số lượng của thỏ rừng và mèo rừng Canađa cứ 9-10 năm lại biến động một lần. Đây là ví dụ minh họa cho kiểu biến động theo chu kì A. năm. B. tuần trăng. C. nhiều năm. D. mùa. THÔNG HIỂU Câu 15: Cho các đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật như sau: I. Tỉ lệ giới tính. II. Nhóm tuổi. III. Sự phân bố cá thể của quần thể. IV. Mật độ cá thể của quần thể. V. Kích thước của quần thể. VI. Vốn gen của quần thể. Trong các đặc trưng trên, số đặc trưng về mặt sinh thái của quần thể sinh vật là A. 3. B. 6. C. 5. D. 4. Câu 16: Hiện tượng không thể hiện mối quan hệ cạnh tranh trong quần thể sinh vật là A. cạnh tranh giành nước, muối khoáng giữa cỏ và lúa trong một ruộng lúa. B. hiện tượng tự tỉa thưa ở thực vật. C. cá mập con khi mới nở ra sử dụng ngay các trứng chưa nở làm thức ăn. D. động vật cùng loài ăn thịt lẫn nhau. Câu 17: Nếu mật độ cá thể của quần thể cá lóc nuôi trong một ao nuôi (hoặc ao tự nhiên) tăng quá cao thì các cá thể của quần thể cá lóc sẽ A. tăng cường hỗ trợ nhau kiếm ăn, nơi ở. B. cạnh tranh nhau dẫn đến làm tăng khả năng sinh sản của các cá thể. C. tăng cường hỗ trợ nhau sinh sản và xuất cư. D. cạnh tranh nhau gay gắt dẫn đến tỉ lệ tử vong cao. Câu 18: Số lượng cây thông trong một rừng thông giảm mạnh sau cháy rừng là ví dụ minh họa về kiểu biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật nào sau đây? A. Chu kì hằng năm. B. Không theo chu kì. C. Chu kì mùa. D. Chu kì nhiều năm. Câu 19: Phát biểu sai về quan hệ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể sinh vật là A. cạnh tranh là đặc điểm thích nghi của quần thể sinh vật trong tự nhiên. B. cạnh tranh xuất hiện khi mật độ cá thể của quần thể sinh vật tăng quá cao. C. cạnh tranh làm quần thể sinh vật suy thoái dẫn đến diệt vong. D. do cạnh tranh xảy ra ở cả các quần thể động vật và thực vật. Câu 20: Nhân tố sinh thái không phụ thuộc mật độ cá thể của quần thể sinh vật là A. khí hậu. B. động vật. C. thực vật. D. vi khuẩn. Câu 21: Kích thước của một quần thể sinh vật sẽ tăng lên khi A. mức độ sinh sản và nhập cư tương đương với mức độ tử vong và xuất cư. B. mức độ sinh sản giảm, mức độ tử vong tăng và không có phát tán cá thể. C. mức độ sinh sản và nhập cư nhỏ hơn mức độ tử vong và xuất cư. D. mức độ sinh sản và nhập cư lớn hơn mức độ tử vong và xuất cư. Câu 22: Nếu một quần thể sinh vật của một loài bị con người khai thác quá mức, làm giảm mạnh số lượng cá thể thì A. quần thể sinh vật có nguy cơ bị tuyệt chủng do dễ xảy ra giao phối gần, làm tăng tần số kiểu gen có hại trong quần thể sinh vật. B. đột biến gen dễ xảy ra, làm tăng tần số alen đột biến có hại, có lợi và trung tính trong quần thể sinh vật. C. sự hỗ trợ giữa các cá thể tăng, các cá thể có khả năng chống chịu tốt với những thay đổi của môi trường. D. khả năng sinh sản của quần thể sinh vật tăng do cơ hội gặp nhau giữa các cá thể đực với cá thể cái trong quần thể nhiều hơn. Câu 23: Tập hợp sinh vật nào sau đây là quần thể sinh vật? A. Các cây cỏ trong một ruộng lúa. B. Các cây thân gỗ trong rừng U Minh. C. Các con chim trong rừng mưa nhiệt đới. D. Các con cá trắm cỏ trong một ao cá. VẬN DỤNG Câu 24: Ví dụ minh họa về biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật theo chu kì là A. số lượng cá thể của quần thể cá chép trong một ao cá giảm sau khi thu hoạch. B. số lượng tràm ở rừng tràm U Minh Thượng bị giảm mạnh sau cháy rừng vào tháng 3 năm 2012. C. ở miền Bắc Việt Nam, số lượng bò sát giảm mạnh vào những năm có mùa đông giá rét, nhiệt độ xuống dưới 8°C. D. ở Việt Nam, vào mùa xuân và mùa hè có khí hậu ấm áp, sâu hại xuất hiện nhiều. Câu 25: Ở loài kiến nâu (Formica rufa) nếu đẻ trứng ở nhiệt độ thấp hơn 20°C thì trứng nở ra toàn cá thể cái, nếu đẻ trứng ở nhiệt độ trên 200C thì trứng nở ra hầu hết là cá thể đực là ví dụ chứng tỏ giới tính phụ thuộc vào A. từng thời gian. B. tỉ lệ tử vong. C. tập tính sinh sản. D. điều kiện sống. Câu 26: Loài sinh vật A có giới hạn chịu đựng về nhiệt độ từ 210C đến 350C; Giới hạn chịu đựng về độ ẩm từ 74% đến 96%. Cho các loại môi trường bên dưới: I. Môi trường có nhiệt độ dao động từ 200C đến 350C, độ ẩm từ 75% đến 95%. II. Môi trường có nhiệt độ dao động từ 250C đến 400C, độ ẩm từ 85% đến 95%. III. Môi trường có nhiệt độ dao động từ 250C đến 300C, độ ẩm từ 80% đến 90%. IV. Môi trường có nhiệt độ dao động từ 120C đến 300C, độ ẩm từ 90% đến 100%. Số loại môi trường mà sinh vật A có thể tồn tại và phát triển là A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. VẬN DỤNG CAO Câu 27: Nghiên cứu một quần thể động vật gồm có 1000 cá thể. Quần thể này có tỉ lệ sinh là 12%/năm, tỉ lệ tử vong là 8%/năm và tỉ lệ nhập cư là 2%/năm. Theo lí thuyết, sau một năm, số lượng cá thể trong quần thể sẽ là A. 1020. B. 1200. C. 1060. D. 1600. Câu 28: Hiện tượng quần thể sinh vật dễ rơi vào trạng thái suy giảm dẫn đến diệt vong khi kích thước của quần thể giảm xuống dưới mức tối thiểu có thể là do bao nhiêu nguyên nhân sau đây? I. Khả năng chống chọi của các cá thể với những thay đổi của môi trường giảm. II. Sự hỗ trợ giữa các cá thể trong quần thể giảm. III. Hiện tượng giao phối gần giữa các cá thể trong quần thể tăng. IV. Cơ hội gặp gỡ và giao phối giữa các cá thể trong quần thể giảm. A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 29: Người ta theo dõi số lượng của quần thể chim cồng cộc trong khu bảo tồn đất ngập nước có diện tích 5000 ha: vào năm thứ nhất, mật độ cá thể trong quần thể là 0,25 cá thể/ha; đến năm thứ hai, tổng số cá thể trong quần thể là 1350. Biết rằng, không có sự phát tán cá thể và tỉ lệ tử vong của quần thể là 2%/năm. Theo lý thuyết, có bao nhiêu phát biểu dưới đây đúng về quần thể này? I. Tỉ lệ sinh sản trong quần thể là 10%. II. Kích thước của quần thể ở năm thứ nhất là 1200 cá thể. III. Mật độ cá thể của quần thể vào năm thứ hai là 0,25 cá thể/ha. IV. Tổng số cá thể trong quần thể vào năm thứ ba chắc chắn là 1450 cá thể. A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Chủ đề. QUẦN XÃ SINH VẬT TÓM TẮT LÝ THUYẾT A. QUẦN XÃ SINH VẬT VÀ MỘT SỐ ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA QUẦN XÃ I. Khái niệm về quần xã sinh vật (QXSV) Quần xã sinh vật là một tập hợp các quần thể sinh vật thuộc nhiều loài khác nhau, cùng sống trong một không gian và thời gian nhất định. Các sinh vật trong quần xã gắn bó với nhau như một thể thống nhất do vậy quần xã có cấu trúc tương đối ổn định. II. Một số số đặc trưng cơ bản của quần xã 1. Đặc trưng về thành phần loài trong quần xã - Số lượng loài và số cá thể trong mỗi loài: Biểu thị mức độ đa dạng của quần xã. - Loài ưu thế: có số lượng cá thể nhiều, sinh khối lớn hoặc do hoạt động của chúng mạnh. - Loài đặc trưng: chỉ có ở một quần xã nào đó hoặc loài có số lượng nhiều hơn hẳn các loài khác trong quần xã. 2. Đặc trưng về phân bố cá thể trong không gian của quần xã - Phân bố theo chiều thẳng đứng VD: Sự phân tầng của thực vật trong rừng mưa nhiệt đới. - Phân bố theo chiều ngang VD: + Phân bố của sinh vật từ đỉnh núi Sườn núi chân núi + Từ đất ven bờ biển vùng ngập nước ven bờ vùng khơi => Ý nghĩa: khai thác tối ưu các nguồn sống và giảm mức cạnh tranh giữa các loài trong quần xã. III. Quan hệ giữa các loài trong quần xã (mối quan hệ khác loài) 1. Các mối quan hệ sinh thái: Gồm quan hệ hỗ trợ và đối kháng. Kí hiệu: “+” là có lợi; “-” là có hại; “0” là không lợi cũng không hại a. Quan hệ hỗ trợ: ít nhất có lợi cho một loài; không có loài nào bị hại. + Cộng sinh (+;+): 2 hay nhiều loài sống chung đều có lợi và có quan hệ chặt chẽ với nhau. VD: vi khuẩn Rhizobium- cây Họ Đậu; vi khuẩn lam - nấm trong địa y; trùng roi - mối + Hợp tác (+;+): 2 hay nhiều loài sống chung đều có lợi và nhưng không có quan hệ chặt chẽ với nhau. VD: Sáo - Trâu; + Hội sinh (+;0): 1 loài có lợi; loài kia không lợi cũng không hại. VD: Địa y - cây to; b. Quan hệ đối kháng: ít nhất một loài bị hại + Cạnh tranh (-;-): VD: cỏ - lúa, + Ký sinh (+;-): VD: Giun sán - ĐV (người), + Ức chế - cảm nhiễm (0;-): VD: Tảo giáp (tảo đỏ) - cá, tôm, + Sinh vật này ăn sinh vật khác (+;-): VD: trâu - cỏ, hổ - thỏ, 2. Hiện tượng khống chế sinh học - Khống chế sinh học là hiện tượng số lượng cá thể của một loài bị khống chế ở một mức nhất định bởi số lượng cá thể của loài khác. - Ví dụ: Dùng ong kí sinh (ong mắt đỏ) tiêu diệt bọ dừa, sâu đục thân. B. DIỄN THẾ SINH THÁI I. Khái niệm: Diễn thế sinh thái là quá trình biến đổi tuần tự của quần xã qua các giai đoạn tương ứng với sự biến đổi của môi trường. II. Các loại diễn thế sinh thái 1. Diễn thế nguyên sinh: Khởi đầu từ môi trường không có quần xã sinh vật sinh sống (trống trơn) → QX tiên phong → các QX trung gian → QX tương đối ổn định VD: diễn thế xảy ra ở ao mới đào; khu rừng mới bị núi lửa phun trào; vùng đất mới bồi 2. Diễn thế thứ sinh: Bắt đầu từ môi trường đã có quần xã sinh vật sinh sống → các QX trung gian → QX bị suy thoái. VD: Diễn thế ở Rừng Lim ↔ Rừng Sau Sau ↔ Trảng cây gỗ ↔ Trảng cây bụi ↔ Trảng cỏ; III. Nguyên nhân gây ra diễn thế - Nguyên nhân bên ngoài: Do tác động mạnh mẽ của ngoại cảnh lên quần xã. - Nguyên nhân bên trong: sự cạnh tranh gay gắt giữa các loài trong quần xã hặc do con người gây ra. IV. Tầm quan trọng của việc nghiên cứu diễn thế sinh thái Giúp khai thác hợp lí các nguồn tài nguyên thiên nhiên, khắc phục những biến đổi bất lợi của môi trường. CÂU HỎI LUYỆN TẬP MỨC ĐỘ BIẾT Câu 1: Trong quần xã sinh vật, mối quan hệ sinh thái giữa hai loài mà trong đó có một loài có lợi còn loài kia không có lợi cũng không có hại là quan hệ A. hội sinh. B. hợp tác. C. cộng sinh. D. kí sinh. Câu 2: Tập hợp các loài sinh vật cùng sống trong rừng U Minh được gọi là A. sinh quyển. B. quần thể sinh vật. C. hệ sinh thái. D. quần xã sinh vật. Câu 3: Loài sinh vật chỉ có ở một quần xã sinh vật nào đó được gọi là loài A. ưu thế. B. đặc trưng. C. thứ yếu. D. chủ chốt. Câu 4: Những loài đóng vai trò quan trọng trong quần xã sinh vật do có số lượng cá thể nhiều, sinh khối lớn hoặc hoạt động mạnh được gọi là loài A. ưu thế. B. đặc trưng. C. đa hình. D. chủ chốt. Câu 5: Quá trình biến đổi tuần tự của quần xã sinh vật qua các giai đoạn tương ứng với sự biến đổi của môi trường được gọi là A. hiện tượng khống chế sinh học. B. hệ sinh thái. C. diễn thế sinh thái. D. biến động số lượng cá thể. Câu 6: Loài đặc trưng trong một quần xã ruộng lúa là A. cỏ. B. lúa. C. ếch-nhái. D. sâu hại. Câu 7: Kiểu diễn thế sinh thái khởi đầu từ môi trường chưa có sinh vật và kết quả hình thành nên quần xã tương đối ổn định là diễn thế A. phân hủy. B. nguyên sinh. C. thứ sinh. D. phân hóa. Câu 8: Quan hệ sinh thái giữa giun đũa sống trong ruột người và người là quan hệ A. ức chế - cảm nhiễm. B. sinh vật này ăn sinh vật khác. C. cạnh tranh. D. kí sinh. Câu 9: Yếu tố quyết định sự phân bố cá thể trong không gian của quần xã sinh vật là A. sự cạnh tranh giữa các loài. B. nhu cầu sống của từng loài. C. sự hỗ trợ giữa các loài. D. nhu cầu sống của từng cá thể. Câu 10: Sự sống chung trong môi trường giữa cây tỏi và các vi sinh vật sống xung quanh là ví dụ phù hợp về mối quan hệ A. kí sinh. B. hợp tác. C. ức chế, cảm nhiễm. D. hội sinh. THÔNG HIỂU Câu 11: Cho các giai đoạn của diễn thế nguyên sinh như sau: I. Môi trường chưa có sinh vật. II. Giai đoạn hình thành quần xã sinh vật ổn định tương đối. III. Giai đoạn giữa gồm các quần xã sinh vật biến đổi tuần tự, thay thế lẫn nhau. IV. Các sinh vật đầu tiên phát tán tới hình thành nên quần xã sinh vật tiên phong. Diễn thế nguyên sinh diễn ra theo thứ tự là A. I à II à IV à III. B. I à III à IV à II. C. I à IV à III à II. D. I à II à III à IV. Câu 12: Trong rừng mưa nhiệt đới, sự phân tầng các loài thực vật từ thấp đến cao thường sắp xếp theo thứ tự sau nào sau đây? A. Tầng vượt tánà tầng tánàtầng dưới tánàtầng cây nhỏ dưới cùng. B. Tầng tánàtầng dưới tánàtầng cây nhỏ dưới cùng. C. Tầng cây nhỏ dưới cùngàtầng tánàtầng dưới tánàtầng vượt tán. D. Tầng cây nhỏ dưới cùngàtầng dưới tánàtầng tánàtầng vượt tán. Câu 13: Phát biểu không đúng khi nối về diễn thế sinh thái là A. trong diễn thế sinh thái, quá trình biến đổi của quần xã gắn liền với biến đổi của môi trường. B. nghiên cứu diễn thế sinh thái giúp con người đề xuất các biện pháp khắc phục biến đổi bất lợi của môi trường. C. kết quả của diễn thế sinh thái luôn dẫn đến hình thành quần xã tương đối ổn định. D. tháp số lượng được xây dựng dựa trên năng lượng tích lũy ở mỗi bậc dinh dưỡng. Câu 14: Trong một sinh cảnh cùng tồn tại hai loài sinh vật gần nhau về nguồn gốc và có chung nguồn thức ăn thì sự cạnh tranh giữa chúng sẽ dẫn đến A. mỗi loài có ổ sinh thái về dinh dưỡng riêng biệt. B. một trong hai loài này bị tiêu diệt bởi loài kia. C. tăng thêm nguồn thức ăn trong sinh cảnh của nó. D. số lượng cá thể của hai loài này luôn bằng nhau. Câu 15: Xu hướng không đúng về những biến đổi chính trong quá trình diễn thế thứ sinh hình thành quần xã sinh vật bị suy thoái là A. tính đa dạng về loài giảm. B. tổng số cá thể sinh vật giảm. C. lưới thức ăn trở nên phức tạp hơn. D. tổng sản lượng sinh vật giảm. Câu 16: Phát biểu đúng về mối quan hệ giữa sinh vật chủ-sinh vật kí sinh trong một quần xã sinh vật là A. trong một chuỗi thức ăn, sinh vật chủ-sinh vật kí sinh thuộc cùng một bậc dinh dưỡng. B. số lượng cá thể sinh vật chủ bao giờ cũng nhiều hơn số lượng cá thể sinh vật kí sinh. C. sinh vật kí sinh lấy chất nuôi sống cơ thể từ sinh vật chủ nên luôn làm chết sinh vật chủ. D. quan hệ giữa sinh vật chủ-sinh vật kí sinh thuộc quan hệ đối kháng trong quần xã sinh vật. Câu 17: Trong rừng mưa nhiệt đới, loài cú và loài chồn cùng kiếm ăn về ban đêm và cùng bắt chuột làm thức ăn thì quan hệ sinh thái giữa cú và chồn là quan hệ A. kí sinh. B. cạnh tranh. C. ức chế-cảm nhiễm. D. sinh vật này ăn sinh vật khác. Câu 18: Mối quan hệ sinh thái nào sau đây không đúng quan hệ đối kháng trong quần xã sinh vật? A. Cây cỏ và cây lúa trong một ruộng lúa. B. Cây tầm gửi trên thân cây gỗ lớn trong rừng. C. Cây phong lan trên thân cây gỗ trong rừng. D. Dây tơ hồng trên tán các cây trong rừng. VẬN DỤNG Câu 19: Trong cùng một ao cá, cách hợp lí nhất để tận dụng tối đa nguồn thức ăn và nâng cao năng suất sinh học của ao nuôi là A. nuôi ghép nhiều loài cá có giá trị kinh tế cao. B. nuôi ghép các loài cá khác nhau trong ao. C. thả các loài cá khác nhau, mỗi loài chỉ kiếm ăn ở một tầng nước nhất định. D. thả một số lượng lớn cá cùng một loại vào trong ao, nuôi đúng kỹ thuật. Câu 20: Trong cùng một ao cá, để tận dụng tối đa nguồn thức ăn và nâng cao năng suất sinh học của ao nuôi, người nuôi thường thả các loài cá khác nhau, mỗi loài chỉ kiếm ăn ở một tầng nước nhất định. Đây là ứng dụng của sự phân bố cá thể trong không gian của quần xã sinh vật A. theo chiều thẳng đứng. B. theo chiều ngang. C. một cách ngẫu nhiên. D. một cách đồng đều. -HẾT-
File đính kèm:
- tai_lieu_on_thi_thpt_qg_mon_sinh_hoc_lop_12_chu_de_ca_the_va.doc