Ôn tập kiểm tra Học kì II môn Sinh học Lớp 12 năm học 2020- 2021

docx 32 trang Mạnh Hào 02/12/2024 190
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Ôn tập kiểm tra Học kì II môn Sinh học Lớp 12 năm học 2020- 2021", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Ôn tập kiểm tra Học kì II môn Sinh học Lớp 12 năm học 2020- 2021

Ôn tập kiểm tra Học kì II môn Sinh học Lớp 12 năm học 2020- 2021
PHẦN BẢY: SINH THÁI HỌC
CHƯƠNG I. CÁ THỂ VÀ QUẦN THỂ SINH VẬT
KIẾN THỨC CẦN NHỚ:
1. Giới hạn sinh thái và ổ sinh thái
            a. Giới hạn sinh thái
- Giới hạn sinh thái là khoảng giá trị xác định của một nhân tố sinh thái mà trong khoảng đó sinh vật có thể tồn tại và phát triển ổn định theo một thời gian.
            - Tuỳ theo mức độ phù hợp của các nhân tố sinh thái đối với hoạt động sống của sinh vật mà người ta chia giới hạn sinh thái thành 2 khoảng khác nhau: khoảng thuận lợi và khoảng chống chịu.
b. Ổ sinh thái
- Ổ sinh thái của một loài là một “không gian sinh thái” mà ở đó tất cả các nhân tố sinh thái của môi trường nằm trong giới hạn sinh thái cho phép loài đó tồn tại và phát triển lâu dài.
- Ổ sinh thái của một loài khác với nơi ở của chúng. Nơi ở chỉ là nơi cư trú, còn ổ sinh thái biểu hiện cách sống của loài đó.
2. Quần thể sinh vật và quá trình hình thành quần thể
- Quần thể là tập hợp các cá thể trong cùng một loài, cùng sinh sống trong một khoảng không gian xác định, vào một thời gian nhất định, có khả năng sinh sản và tạo thành những thế hệ mới.
6. Các đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật
a. Tỉ lệ giới tính
b. Nhóm tuổi
c. Sự phân bố cá thể của quần thể sinh vật
d. Mật độ cá thể của quần thể
e. Kích thước của quần thể
BÀI 35. MÔI TRƯỜNG SỐNG VÀ CÁC NHÂN TỐ SINH THÁI
Câu 3: Giới hạn sinh thái là gì?
            A. Là giới hạn chịu đựng của sinh vật đối với nhiều nhân tố sinh thái của môi trường. Nằm ngoài giới hạn sinh thái, sinh vật không thể tồn tại được.
            B. Là giới hạn chịu đựng của sinh vật đối với một hoặc một số nhân tố sinh thái của môi trường; nằm ngoài giới hạn sinh thái, sinh vật không thể tồn tại được.
            C. Là khoảng giá trị xác định của một nhân tố sinh thái mà trong khoảng đó sinh vật có thể tồn tại và phát triển theo thời gian.
            D. Là giới hạn chịu đựng của sinh vật đối với một số nhân tố sinh thái của môi trường; nằm ngoài giới hạn sinh thái, sinh vật không thể tồn tại được.
Câu 4: Khoảng thuận lợi là khoảng các nhân tố sinh thái
      A. ở đó sinh vật sinh sản tốt nhất.
      B. ở mức phù hợp nhất để sinh vật thực hiện chức năng sống tốt nhất.
      C. giúp sinh vật chống chịu tốt nhất với môi trường.
      D. ở đó sinh vật phát triển tốt nhất.
Câu 5: Cá rô phi nuôi ở nước ta có giới hạn sinh thái từ 5,60C đến 420C. Điều giải thích nào dưới đây là đúng?
            A. nhiệt độ 5,60C gọi là giới hạn dưới, 420C gọi là giới hạn trên.
            B. nhiệt độ 5,60C gọi là giới hạn dưới, > 420C gọi là giới hạn trên.
            C. nhiệt độ < 5,60C gọi là giới hạn dưới, 420C gọi là giới hạn trên.
            D. nhiệt độ 5,60C gọi là giới hạn trên, 420C gọi là giới hạn dưới.
Câu 6: Nơi ở là
      A. địa điểm cư trú của sinh vật.                       B. địa điểm dinh dưỡng của sinh vật.
      C. địa điểm thích nghi của sinh vật.                D. địa điểm sinh sản củaấtinh vật.
Câu 7: Ổ sinh thái của một loài là
      A. một không gian sinh thái được hình thành bởi một giới hạn sinh thái mà ở đó nhân tố sinh thái quy định sự tồn tại và phát triển lâu dài của loài.
      B. một không gian sinh thái được hình thành bởi tổ hợp các giới hạn sinh thái mà ở đó loài tồn tại và phát triển lâu dài.
      C. một không gian sinh thái mà ở đó tất cả các nhân tố sinh thái của môi trường nằm trong giới hạn sinh thái cho phép loài đó tồn tại và phát triển.
      D. một vùng địa lí mà ở đó tất cả các nhân tố sinh thái quy định sự tồn tại và phát triển lâu dài của loài.
BÀI 36. QUẦN THỂ SINH VẬT VÀ MỐI QUAN HỆ
GIỮA CÁC CÁ THỂ TRONG QUẦN THỂ
Câu 1: Đặc điểm nào dưới đây là cơ bản nhất đối với quần thể?
            A. Quần thể sinh vật là tập hợp các cá thể trong cùng một loài.
            B. Các cá thể trong quần thể cùng sinh sống trong một khoảng không gian xác định.
            C. Các cá thể trong quần thể cùng tồn tại ở một thời điểm nhất định.
            D. Quần thể có khả năng sinh sản, tạo thành những thế hệ mới.
Câu 2: Nhóm cá thể nào dưới đây là một quần thể?
            A. Cá chép và cá vàng trong bể cá cảnh.        B. Đàn cá rô đồng trong ao.
            C. Cây trong vườn.                                         D. Cây cỏ ven bờ hồ.
Câu 3: Ví dụ nào sau đây là quần thể?
            A. Các cá thể rắn hổ mang sống ở 3 hòn đảo cách xa nhau.
            B. Tập hợp các cá thể cá chép, cá mè, cá rô phi sống chung trong một ao.
            C. Rừng cây thông nhựa phân bố tại vùng núi Đông Bắc Việt Nam.
            D. Tập hợp các cá thể rắn hổ mang, cú mèo và lợn rừng sống trong một rừng mưa nhiệt đới.
Câu 4: Những đặc điểm nào có thể có ở một quần thể sinh vật?
            1. Quần thể bao gồm nhiều cá thể sinh vật.
            2. Quần thể là tập hợp của các cá thể cùng loài.
            3. Các cá thể trong quần thể có khả năng giao phối với nhau.
            4. Quần thể gồm nhiều cá thể cùng loài phân bố ở các nơi xa nhau.
            5. Các cá thể trong quần thể có kiểu gen hoàn toàn giống nhau.
            6. Quần thể có thể có khu vực phân bố rộng, giới hạn bởi các chướng ngại của thiên nhiên như song, núi, eo biển
            Tổ hợp câu đúng là
            A. 1, 2, 3.                    B. 2, 3, 6.                    C. 3, 4, 5.                    D. 4, 5, 6.
CHƯƠNG II. QUẦN XÃ SINH VẬT
KIẾN THỨC CẦN NHỚ:
1. Quần xã sinh vật và một số đặc trưng của quần xã
a. Định nghĩa
- Quần xã sinh vật là một tập hợp các quần thể sinh vật thuộc nhiều loài khác nhau, cùng sống trong một khoảng không gian và thời gian nhất định.
- Các sinh vật trong quần xã có mối quan hệ gắn bó với nhau như một thể thống nhất và do vậy quần xã có cấu trúc tương đối ổn định.
- Các sinh vật trong quần xã thích nghi với môi trường sống của chúng.
b. Một số đặc trưng cơ bản của quần xã
- Đặc trưng về thành phần loài:
+ Quần xã đa dạng có số lượng loài và số lượng cá thể của mỗi loài lớn.
+ Quần xã có loài ưu thế là loài đóng vai trò quan trọng trong quần xã.
+ Quần xã có loài đặc trưng, đó là loài thuộc 1 trong 2 trường hợp: Loài chỉ có trong quần xã này mà không có trong quần xã khác, loài có số lượng nhiều hơn hẳn và có vai trò quan trọng so với các loài khác trong quần xã.
- Đặc trưng về phân bố trong không gian của quần xã: Phân bố cá thể theo chiều thẳng đứng và phân bố theo chiều ngang.
c. Quan hệ giữa các loài trong quần xã sinh vật
- Quan hệ hỗ trợ: Trong quan hệ hỗ trợ giữa các loài hoặc đều có lợi hoặc ít nhất không bị hại. Gồm có các mối quan hệ: cộng sinh, hợp tác, hội sinh.
- Quan hệ đối kháng: Trong quan hệ đối kháng, loài được lợi sẽ thắng thế và phát triển, loài bị hại sẽ bị suy thoái, tuy nhiên trong nhiều trường hợp cả hai loài ít nhiều đều bị hại. Gồm có các mối quan hệ: cạnh tranh, kí sinh, ức chế - cảm nhiễm, sinh vật này ăn sinh vật khác.
d. Hiện tượng khống chế sinh học
Hiện tượng số lượng cá thể của một loài bị khống chế ở một mức nhất định, bởi các mối quan hệ hỗ trợ hoặc đối kháng giữa các loài trong quần xã.
BÀI 40. QUẦN XÃ SINH VẬT VÀ MỘT SỐ ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN
CỦA QUẦN XÃ SINH VẬT
Câu 1: Quần xã sinh vật là
            A. tập hợp nhiều quần thể sinh vật thuộc các loài khác nhau có mối quan hệ tương hỗ và gắn bó nhau như một thể thống nhất.                    
            B. tập hợp nhiều quần thể sinh vật thuộc các loài khác nhau được hình thành trong một quá trình lịch sử cùng sống trong một khu vực có liên hệ dinh dưỡng với nhau.
            C. tập hợp nhiều quần thể sinh vật thuộc các loài khác nhau. Các quần thể đó phải có mối quan hệ tương hỗ và gắn bó nhau như một thể thống nhất trong một sinh cảnh.
            D. tập hợp nhiều quần thể sinh vật khác loài được hình thành trong một quá trình lịch sử cùng sống trong một không gian xác định gọi là sinh cảnh, nhờ các mối liên hệ sinh thái tương hỗ mà gắn bó với nhau như một thể thống nhất.
Câu 2: Đặc điểm nào sau đây không phải của quần xã?
            A. Quần xã là một tập hợp các quần thể sinh vật thuộc nhiều loài khác nhau, cùng sống trong một khoảng không gian nhất định (gọi là sinh cảnh).
            B. Quần xã là một tập hợp các quần thể sinh vật thuộc cùng một loài, cùng sống trong một khoảng không gian nhất định (gọi là sinh cảnh).
            C. Các sinh vật trong quần xã thích nghi với môi trường sống của chúng.
            D. Các sinh vật trong quần xã có mối quan hệ gắn bó với nhau như một thể thống nhất và do vậy quần xã có cấu trúc tương đối ổn định.
Câu 3: Ốc sống dưới đáy hồ thuộc về
            A. quần thể sinh vật.                                       B. quần xã sinh vật.
            C. đàn ốc.                                                        D. một tập hợp cá thể ngẫu nhiên.
Câu 4: Điều nào sau đây không phải là đặc trưng cơ bản của quần xã?
            A. Sự phân bố cá thể trong không gian của quần xã theo chiều thẳng đứng và theo chiều ngang.
            B. Thành phần loài trong quần xã biểu thị qua nhóm các loài ưu thế, loài đặc trưng, số lượng cá thể của loài.
            C. Quan hệ dinh dưỡng của các nhóm loài, các cá thể trong quần xã được chia ra thành các nhóm: nhóm sinh vật sản xuất, nhóm sinh vật tiêu thụ và nhóm sinh vật phân giải.
            D. Quan hệ giữa các loài luôn luôn đối kháng nhau.
Câu 5: Điạ y sống trên cây cau là quan hệ
A. kí sinh.                    B. cộng sinh.               C. cạnh tranh.              D. hội sinh.
Câu 6: Dây tơ hồng sống trên các tán cây trong rừng là ví dụ về mối quan hệ nào?
            A. Cộng sinh.              B. Cạnh tranh.             C. Kí sinh.                   D. Hội sinh.
Câu 7: Quan hệ giữa hai loài sinh vật, trong đó một loài này sống bình thường, nhưng gây hại cho nhiều loài khác là mối quan hệ nào?
            A. Quan hệ cộng sinh.                                                B. Quan hệ ức chế- cảm nhiễm.
            C. Quan hệ hợp tác.                                        	D. Quan hệ hội sinh.
Câu 8: Quan hệ giữa nấm Penicillium với vi khuẩn thuộc quan hệ
     	 A. hợp tác.                                                      B. cạnh tranh.             
 	 C. ức chế- cảm nhiễm.                                    D. hội sinh.
Câu 9: Quan hệ giữa hai loài sinh vật, trong đó một loài dùng loài khác làm thức ăn là mối quan hệ nào?
            A. Quan hệ cộng sinh.                                                B. Quan hệ ức chế- cảm nhiễm.
            C. Quan hệ hợp tác.                                        	D. Quan hệ con mồi – vật ăn thịt.
Câu 10: Mối quan hệ giữa tò vò và nhện được mô tả trong câu ca dao “Tò vò mà nuôi con nhện, về sau nó lớn nó quyện nhau đi; tò vò ngồi khóc tỉ ti, nhện ơi, nhện hỡi, nhện đi đằng nào” là
            A. quan hệ kí sinh.                                          B. quan hệ hội sinh.
            C. quan hệ con mồi – vật ăn thịt.                     D. quan hệ ức chế - cảm nhiễm.
Câu 11: Tại sao các loài thường phân bố khác nhau trong không gian theo chiều thẳng đứng hoặc theo chiều ngang?
            A. Do hạn chế về nguồn dinh dưỡng.             B. Do nhu cầu sống khác nhau.
            C. Do mối quan hệ hỗ trợ giữa các loài.         D. Do mối quan hệ cạnh tranh giữa các loài.
Câu 12: Sự phân bố của một loài trên một vùng
            A. thường không thay đổi.
            B. thay đổi do hoạt động của con người, không phải do tự nhiên.
            C. do nhu cầu của loài, không phải do tác động của yếu tố tự nhiên.
            D. do nhu cầu của loài và tác động của các yếu tố tự nhiên.
Câu 13: Sự phân bố của một loài trên một vùng có liên quan tới
            A. lượng thức ăn mà loài sinh vật có thể tìm kiếm từ môi trường.
            B. diện tích vùng phân bố của loài đó.
            C. số lượng sinh vật sống trên một vùng nhất định.
            D. tất cả các yếu tố trên.
Câu 14: Tại một khu rừng có 5 loài chim ăn sâu, số lượng sâu không thật dồi dào. Khả năng nào dưới đây không phải là nguyên nhân giúp cho cả 5 loài chim có thể cùng tồn tại?
            A. Mỗi loài ăn một loài sâu khác nhau.
            B. Mỗi loài kiếm ăn ở một vị trí khác nhau trong rừng.
            C. Mỗi loài kiếm ăn vào một thời gian khác nhau trong ngày.
            D. Các loài chim cùng ăn một loài sâu, vào thời gian và địa điểm như nhau.
Câu 15: Các loài trong quần xã có quan hệ mật thiết với nhau, trong đó
            A. các mối quan hệ hỗ trợ, ít nhất có một loài hưởng lợi, còn trong các mối quan hệ đối kháng ít nhất có một loài bị hại.
            B. các mối quan hệ hỗ trợ, ít nhất có hai loài hưởng lợi, còn trong các mối quan hệ đối kháng ít nhất có một loài bị hại.
            C. các mối quan hệ hỗ trợ, các loài đều hưởng lợi, còn trong các mối quan hệ đối kháng ít nhất có một loài bị hại.
            D. các mối quan hệ hỗ trợ, ít nhất có một loài hưởng lợi, còn trong các mối quan hệ đối kháng các loài đều bị hại.
Câu 16: Quan hệ hỗ trợ và quan hệ đối kháng giữa các loài khác nhau về
            A. số lượng các loài được lợi dụng trong quần xã.
            B. số lượng các loài bị hại trong quần xã.
            C. đặc điểm có loài được lợi hay bị hại, hoặc ít nhất không bị hại trong quần xã.
            D. mức độ cạnh tranh gay gắt giữa các loài trong quần xã.
Câu 17: Quan hệ giữa hai (hay nhiều) loài sinh vật, trong đó tất cả các loài đều có lợi, song mỗi bên chỉ có thể tồn tại được dựa vào sự hợp tác của bên kia là mối quan hệ nào?
            A. Quan hệ hãm sinh.                         B. Quan hệ cộng sinh.
C. Quan hệ hợp tác.                            D. Quan hệ hội sinh.
Câu 18: Loài giun dẹp Convolvuta roscoffensin sống trong cát vùng ngập thuỷ triều ven biển. Trong mô của giun dẹp có các tảo lục đơn bào sống. Khi thuỷ triều hạ xuống, giun dẹp phơi mình trên cát và khi đó tảo lục có khả năng quang hợp. Giun dẹp sống bằng chất tinh bột do tảo lục quang hợp tổng hợp nên. Quan hệ nào trong số các quan hệ sau đây là quan hệ giữa tảo lục và giun dẹp.
            A. Hợp tác.                 B. . Kí sinh.                 C. Cộng sinh.              D. Vật ăn thịt – con mồi.
Câu 19: Trùng roi tricomonas sống trong ruột mối là quan hệ
A. Kí sinh.                   B. cộng sinh.               C. hội sinh.                  D. hợp tác.
Câu 20: Tảo quang hợp, nấm hút nước hợp thành địa y là quan hệ
A. kí sinh.                    B. cộng sinh.               C. cạnh tranh;              D. hợp tác.
Câu 21: Vi khuẩn Rhizobium sống trong rễ cây họ Đậu là quan hệ
A. cộng sinh.               B. cạnh tranh.              C. Hội sinh.                 D. hợp tác.
Câu 22: Quan hệ giữa hai loài sinh vật sống chung với nhau và cả hai loài cùng có lợi, sống tách riêng chúng vẫn tồn tại được gọi là mối quan hệ nào?
            A. Quan hệ cộng sinh.                                    B. Quan hệ hội sinh.  
C. Quan hệ hợp tác.                                        D. Quan hệ con mồi – vật ăn thịt.
Câu 23: Ví dụ nào sau đây phản ánh quan hệ hợp tác giữa các loài?
            A. Vi khuẩn lam sống trong nốt sần rễ đậu.    B. Chim sáo đậu trên lưng trâu rừng.
            C. Cây phong lan bám trên thân cây gỗ.         D. Cây tầm gửi sống trên thân cây gỗ.
Câu 24: Mối quan hệ sinh học tạo cho cả hai loài đều cùng có lợi là
            A. quan hệ hội sinh và hợp tác.                       B. quan hệ cộng sinh và hợp tác.
            C. quan hệ hội sinh và cộng sinh.                   D. quan hệ hội sinh và hãm sinh.
Câu 25: Quan hệ giữa hai loài sinh vật, trong đó một loài có lợi, còn loài khác không có lợi cũng không có hại là mối quan hệ nào?
            A. Quan hệ cộng sinh.                                    B. Quan hệ hội sinh.
            C. Quan hệ hợp tác.                                        D. Quan hệ con mồi – vật ăn thịt.
Câu 26: Quan hệ giữa hai loài sinh vật diễn ra sự tranh giành nguồn sống là mối quan hệ nào?
            A. Quan hệ cộng sinh.                                                B. Quan hệ vật chủ - vật kí sinh.
            C. Quan hệ hợp tác.                                        	D. Quan hệ cạnh tranh.
Câu 27: Quan hệ giữa hai loài sinh vật, trong đó một loài sống nhờ trên cơ thể loài khác là mối quan hệ nào?
            A. Quan hệ cộng sinh.                                                B. Quan hệ vật chủ - vật kí sinh.
            C. Quan hệ hợp tác.                                       	 	D. Quan hệ hội sinh.
Câu 28: Hiện tượng khống chế sinh học trong quần xã biểu hiện ở
            A. số lượng cá thể trong quần xã luôn được khống chế ở mức độ cao phù hợp với khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường.
            B. số lượng cá thể trong quần xã luôn được khống chế ở mức độ tối thiểu phù hợp với khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường.
            C. số lượng cá thể trong quần xã luôn được khống chế ở mức độ nhất định (dao động quanh vị trí cân bằng) do sự tác động của các mối quan hệ hoặc hỗ trợ hoặc đối kháng giữa các loài trong quần xã.
            D. số lượng cá thể trong quần xã luôn được khống chế ở mức độ nhất định gần phù hợp với khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường.
CHƯƠNG III. HỆ SINH THÁI, SINH QUYỂN VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
KIẾN THỨC CẦN NHỚ:
1. Hệ sinh thái
- Khái niệm:
+ Hệ sinh thái bao gồm các quần xã sinh vật và sinh cảnh.
+ Các sinh vật trong quần xã luôn tác động lẫn nhau và đồng thời tác động qua lại với các thành phần vô sinh của sinh cảnh.
+ Hệ sinh thái là hệ thống sinh học hoàn chỉnh và tương đối ổn định.
- Thành phần cấu trúc của hệ sinh thái:
+ Thành phần vô sinh (sinh cảnh): ánh sáng, khí hậu, đất, nước, xác sinh vật...
+ Thành phần hữu sinh: sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ, sinh vật phân giải.
- Các kiểu hệ sinh thái:
+ Các hệ sinh thái tự nhiên: các hệ sinh thái trên cạn (hệ sinh thái rừng, đồng cỏ, savan...), các hệ sinh thái dưới nước (hệ sinh thái nước mặn, hệ sinh thái nước ngọt).
+ Các hệ sinh thái nhân tạo: đồng ruộng, ao, hồ, rừng trồng, thành phố...
2. Trao đổi chất trong hệ sinh thái
* Trao đổi chất trong quần xã:
- Một chuỗi thức ăn gồm nhiều loài có quan hệ dinh dưỡng với nhau và mỗi loài là một mắt xích của chuỗi. Trong một chuỗi, một mắt xích vừa có nguồn thức ăn là mắt xích phía trước, vừa là nguồn thức ăn của mắt xích phía sau.
- Trong hệ sinh thái có 2 loại chuỗi thức ăn:
+ Chuỗi thức ăn được mở đầu bằng sinh vật tự dưỡng động vật ăn sinh vật tự dưỡng các loài động vật ăn động vật.
+ Chuỗi thức ăn được mở đầu bằng sinh vật phân giải mùn bã hữu cơ động vật ăn sinh vật phân giải các loài động vật ăn động vật.
- Lưới thức ăn: Một loài sinh vật tham gia đồng thời vào nhiều chuỗi thức ăn khác nhau, nhiều chuỗi thức ăn kết hợp thành lưới thức ăn.
- Tháp sinh thái: Trong một lưới thức ăn, tất cả các loài có cùng mức dinh dưỡng hợp thành một bậc dinh dưỡng. Gồm có các bậc dinh dưỡng cấp 1 (sinh vật sản xuất) bậc dinh dưỡng cấp 2, 3... và cuối cùng là bậc dinh dưỡng cấp cao nhất.
* Trao đổi chất giữa quần xã với ngoại cảnh:
- Chu trình trao đổi các chất trong tự nhiên, theo đường từ môi trường ngoài truyền vào cơ thể sinh vật, qua các bậc dinh dưỡng rồi từ cơ thể sinh vật truyền trở lại môi trường.
- Chu trình cacbon: Chu trình luân chuyển cacbon từ môi trường ngoài vào cơ thể sinh vật và từ sinh vật trở lại môi trường qua một số con đường. Cacbon đi vào chu trình dưới dạng cacbon điôxit (CO2).
- Chu trình nitơ: Chu trình luân chuyển nitơ được chia ra 3 giai đoạn chính:
+ Các hợp chất đạm amôni, nitrit và nitrat được hình thành từ nitơ trong không khí và đất qua các con đường vật lí, hoá học và sinh học.
+ Các hợp chất đạm amôni, nitrit và nitrat được sinh vật sản xuất hấp thụ và luôn chuyển qua lưới thức ăn, từ sinh vật sản xuất chuyển lên sinh vật tiêu thụ ở bậc cao hơn. Khi sinh vật chết, prôtêin xác sinh vật lại tiếp tục được phân giải thành đạm của môi trường.
+ Vòng tuần hoàn được khép kín qua hoạt động của một số vi khuẩn phản nitrat, các vi khuẩn này phân giải đạm trong đất, nước... và giải phóng nitơ và trong không khí.
Một phần hợp chất nitơ không trao đổi liên tục theo vòng tuần hoàn kín mà lắng đọng trong các trầm tích sâu của môi trường đất, nước.
- Chu trình nước trên Trái Đất: Nước mưa rơi xuống Trái Đất, chảy trên mặt đất, một phần thấm xuống các mạch nước ngầm, còn phần lớn được tích luỹ trong đại dương, sông, hồ... Nước mưa trở lại khí quyển dưới dạng hơi nước thông qua hoạt động thát hơi nước của lá cây và bốc hơi nước trên mặt đất.
3. Sinh quyển
- Sinh quyển là lớp vỏ của Trái Đất gồm toàn bộ sinh vật sống trong các lớp đất, nước và không khí của Trái Đất.
- Sinh quyển được chia thành nhiều khu sinh học khác nhau:
+ Các khu sinh học trên cạn: rừng nhiệt đới, savan, hoang mạc và sa mạc, rừng rụng lá ôn đới, thảo nguyên, rừng cây gỗ Địa Trung Hải, rừng lá kim phương bắc, đồng rêu đới lạnh...
+ Các khu sinh học nước ngọt gồm: khu nước đứng (các đầm, ao, hồ...) và khu nước chảy (các sông, suối).
+ Khu sinh học biển: chia theo chiều ngang gồm vùng ven bờ, vùng khơi hoặc chia theo chiều thẳng đứng gồm lớp nước mặt, lớp nước giữa và lớp nước dưới cùng (lớp nước đáy).
4. Dòng năng lượng trong hệ sinh thái và hiệu suất sinh thái
- Trong chu trình dinh dưỡng, năng lượng truyền từ bậc dinh dưỡng thấp lên bậc dinh dưỡng cao. Càng lên bậc dinh dưỡng cao hơn năng lượng càng giảm, do một phần năng lượng bị thất thoát dần qua nhiều cách:
+ Năng lượng mất qua hô hấp.
+ Năng lượng mất qua chất thải (qua phân, bài tiết, thức ăn thừa...) và các bộ phận rơi rụng (lá cây rụng ở thực vật; lông rụng, lột xác ... ở động vật).
- Năng lượng được truyền theo một chiều từ sinh vật sản xuất qua các bậc dinh dưỡng tới môi trường.
- Hiệu suất sinh thái là tỉ lệ % chuyển hoá năng lượng giữa các bậc dinh dưỡng trong hệ sinh thái.
BÀI 42 . HỆ SINH THÁI
Câu 1: Hệ sinh thái bao gồm
            A. các sinh vật luôn luôn tác động lẫn nhau.
            B. quần xã sinh vật và sinh cảnh của quần xã (môi trường vô sinh của quần xã).
            C. các loài quần tụ với nhau tại một không gian xác định.
            D. các tác động của các nhân tố vô sinh lên các loài.
Câu 2: Tại sao hệ sinh thái là một hệ thống sinh học hoàn chỉnh và tương đối ổn định?
            A. Vì các sinh vật trong quần xã luôn tác động lẫn nhau và đồng thời tác động với các thành phần vô sinh của sinh cảnh.
            B. Vì các sinh vật trong quần xã luôn tác động với các thành phần vô sinh của sinh cảnh.
            C. Vì các sinh vật trong quần xã luôn tác động lẫn nhau.
D. Vì các sinh vật trong quần xã luôn cạnh tranh với nhau và đồng thời tác động với các thành phần vô sinh của sinh cảnh.
Câu 3: Hệ sinh thái biểu hiện chức năng của một tổ chức sống như thế nào?
            A. Biểu hiện sự trao đổi chất và năng lượng giữa các sinh vật trong nội bộ quần xã.
            B. Biểu hiện sự trao đổi chất và năng lượng giữa các sinh vật trong nội bộ quần xã và giữa quần xã với sinh cảnh của chúng.
            C. Biểu hiện sự trao đổi chất và năng lượng giữa quần xã với sinh cảnh của chúng.
            D. Biểu hiện sự trao đổi chất và năng lượng giữa các sinh vật trong nội bộ quần thể và giữa quần thể với sinh cảnh của chúng.
Câu 4: Một hệ thưc nghiệm có đầy đủ các nhân tố môi trường vô sinh, nhưng người ta chỉ cấy vào đó tảo lục và vi sinh vật phân huỷ. Hệ đó được gọi đúng là
            A. quần thể sinh vật.                                       B. quần xã sinh vật.
            C. hệ sinh thái.                                                D. một tổ hợp sinh vật khác loài.
Câu 5: Trong hệ sinh thái, thành phần hữu sinh bao gồm các yếu tố nào?
            A. Sinh vật tiêu thụ, sinh vật phân giải, các chất hữu cơ.
            B. Sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ, sinh vật phân giải.
            C. Sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ, các chất hữu cơ.
            D. Sinh vật sản xuất, sinh vật phân giải, các chất hữu cơ.
Câu 6: Về nguồn gốc hệ sinh thái được phân thành các kiểu
            A. Các hệ sinh thái tự nhiên và nhân tạo.        B. Các hệ sinh thái rừng và biển.
            C. Các hệ sinh thái lục địa và đại dương.        D. Các hệ sinh thái trên cạn và dưới nước.
Câu 7: Khu sinh học nào là lá phổi xanh của hành tinh?
A. Khu sinh học rừng lá rộng rụng theo mùa và rừng hỗn tạp ôn đới Bắc Bán Cầu.
B. Khu sinh học rừng xanh nhiệt đới.
C. Khu sinh học rừng lá kim phương bắc.
D. Khu sinh học đồng rêu.
Câu 8: Một hệ sinh thái có đặc điểm: năng lượng mặt trời là năng lượng đầu vào chủ yếu, được cung cấp thêm một phần vật chất và số lượng loài hạn chế. Đó là
            A. Hệ sinh thái biển.                                       B. Hệ sinh thái thành phố.
            C. Hệ sinh thái rừng mưa nhiệt đới.                D. Hệ sinh thái nông nghiệp.
Câu 9: Các hệ sinh thái trên cạn nào có tính đa dạng sinh học nghèo nàn nhất?
            A. Các hệ sinh thái hoang mạc.
            B. Các hệ sinh thái thảo nguyên.
            C. Các hệ sinh thái rừng (rừng mưa nhiệt đới, rừng lá rộng rụng lá theo mùa vùng ôn đới, rừng lá kim).
            D. Các hệ sinh thái nông nghiệp vùng đồng bằng.
Câu 10: Các hệ sinh thái trên cạn nào có vai trò quan trọng đối với sự cân bằng sinh thái của Trái Đất?
            A. Các hệ sinh thái hoang mạc.
            B. Các hệ sinh thái thảo nguyên.
            C. Các hệ sinh thái rừng (rừng mưa nhiệt đới, rừng lá rộng rụng lá theo mùa vùng ôn đới, rừng lá kim).
            D. Các hệ sinh thái nông nghiệp vùng đồng bằng.
Câu 11: Các hệ sinh thái trên cạn nào có vai trò quan trọng cần bảo vệ trước tiên?
            A. Các hệ sinh thái hoang mạc.
            B. Các hệ sinh thái thảo nguyên.
            C. Các hệ sinh thái rừng (rừng mưa nhiệt đới, rừng lá rộng rụng lá theo mùa vùng ôn đới, rừng lá kim).
            D. Các hệ sinh thái núi đá vôi.
Câu 12: Hoang mạc, đồng cỏ, đồng ruộng, rừng cây bụi, rừng rậm nhiệt đới là
            A. các ví dụ về hệ sinh thái.
            B. các ví dụ về sự tương tác giữa các sinh vật.
            C. các giai đoạn của diễn thế sinh thái.
            D. những quần xã có cùng đầu vào và đầu ra của chu trình dinh dưỡng.
Câu 13: Các hệ sinh thái nước có độ đa dạng sinh vật cao nhất là ở
            A. vùng biển xa khơi.                                     B. vùng ven bờ biển.  
C. Đầm, ao hồ.                                                D. sông, suối. 
BÀI 43. TRAO ĐỔI VẬT CHẤT TRONG HỆ SINH THÁI
Câu 1: Trao đổi chất trong quần xã được biểu hiện qua
            A. trao đổi vật chất giữa các sinh vật và giữa quần xã với sinh cảnh.
            B. trao đổi vật chất giữa các sinh vật trong quần xã qua chuỗi và lưới thức ăn.
            C. trao đổi vật chất giữa quần xã với môi trường vô sinh.
            D. chu trình trao đổi các chất trong tự nhiên.
Câu 2: Chuỗi thức ăn là một dãy gồm nhiều loài sinh vật có quan hệ với nhau về
A. nguồn gốc.                         B. nơi chốn.                C. dinh dưỡng.            D. sinh sản.
Câu 3: Một chuỗi thức ăn gồm
           A. nhiều loài sinh vật có quan hệ dinh dưỡng với nhau và mỗi loài là một mắt xích của chuỗi. Trong một chuỗi, mỗi mắt xích là nguồn thức ăn của mắt xích phía sau.
            B. nhiều loài sinh vật có quan hệ cạnh tranh về dinh dưỡng với nhau và mỗi loài là một mắt xích của chuỗi. Trong một chuỗi, một mắt xích vừa có nguồn thức ăn là mắt xích phía trước, vừa là nguồn thức ăn của mắt xích phía sau.
           C. nhiều loài sinh vật có quan hệ dinh dưỡng với nhau và mỗi loài là một mắt xích của chuỗi. Trong một chuỗi, một mắt xích có nguồn thức ăn là mắt xích phía trước.
           D. nhiều loài sinh vật có quan hệ dinh dưỡng với nhau và mỗi loài là một mắt xích của chuỗi. Trong một chuỗi, một mắt xích vừa có nguồn thức ăn là mắt xích phía trước, vừa là nguồn thức ăn của mắt xích phía sau.
Câu 4: Chu trình dinh dưỡng trong quần xã cho ta biết
            A. mức độ gần gũi giữa các cá thể trong quần xã.
            B. con đường trao đổi vật chất và năng lượng trong quần xã.
            C. nguồn thức ăn của các sinh vật tiêu thụ.
            D. mức tiêu thụ chất hữu cơ của các sinh vật.
Câu 5: Quan hệ dinh dưỡng trong quần xã rất quan trọng bởi vì
            A. cho ta biết mức độ gần gũi giữa các cá thể trong quần xã.
            B. cho ta biết dòng năng lượng trong quần xã.
            C. tất cả các động vật đều trực tiếp hoặc gián tiếp phụ thuộc vào thực vật..
            D. từ lượng thức ăn sử dụng ở mỗi bậc dinh dưỡng sẽ xác định được sinh khối của quần xã.
Câu 6: Những sinh vật nào sau đây không thuộc sinh vật tiêu thụ?
            A. Động vật ăn côn trùng.                               B. Động vật ăn thực vật.
            C. Loài người.                                                 D. Nấm, vi khuẩn.
Câu 7: Trật tự nào sau đây là không đúng với chuỗi thức ăn?
            A. Cây xanh Chuột Mèo Diều hâu.
            B. Cây xanh Chuột Cú Diều hâu.
            C. Cây xanh Rắn Chim Diều hâu.
            D. Cây xanh Chuột Rắn Diều hâu.
Câu 8: Vì sao chuỗi thức ăn trong hệ sinh thái thường không dài?
            A. Do năng lượng bị hấp thụ nhiều ở mỗi bậc dinh dưỡng.
            B. Do năng lượng mặt trời được sử dụng quá ít trong quang hợp.
            C. Do năng lượng bị hấp thụ nhiều ở sinh vật sản xuất.
            D. Do năng lượng mất quá lớn qua các bậc dinh dưỡng.
Câu 9: Chuỗi thức ăn của hệ sinh thái ở nước thường dài hơn hệ sinh thái trên cạn vì
            A. hệ sinh thái ở nước có đa dạng sinh học hơn.
            B. môi trường nước không bị năng lượng ánh sáng mặt trời đốt nóng.
            C. môi trường nước có nhiệt độ ổn định.
            D. môi trường nước giàu chất dinh dưỡng hơn môi trường trên cạn.
Câu 10: Lưới thức ăn là
            A. tập hợp các chuỗi thức ăn, trong đó có một loài sử dụng nhiều dạng thức ăn hoặc những loài làm thức ăn cho nhiều loài trở thành điểm nối các chuỗi thức ăn với nhau.
            B. tập hợp các chuỗi thức ăn, trong đó có một loài sử dụng nhiều dạng thức ăn hoặc chỉ một loài làm thức ăn cho nhiều loài trở thành điểm nối các chuỗi thức ăn với nhau.
            C. tập hợp các chuỗi thức ăn, trong đó có một loài sử dụng nhiều dạng thức ăn hoặc một loài làm thức ăn cho nhiều loài trở thành điểm nối các chuỗi thức ăn với nhau.
            D. tập hợp các chuỗi thức ăn, trong đó có một số loài sử dụng nhiều dạng thức ăn hoặc những loài làm thức ăn cho nhiều loài trở thành điểm nối các chuỗi thức ăn với nhau.
Câu 11: Chuỗi và lưới thức ăn biểu thị mối quan hệ nào sau đây giữa các loài sinh vật trong hệ sinh thái?
            A. Quan hệ dinh dưỡng giữa các sinh vật.
            B. Quan hệ giữa thực vật với động vật ăn thực vật.
            C. Quan hệ giữa động vật ăn thịt bậc 1 với động vật ăn thịt bậc 2.
            D. Quan hệ giữa động vật ăn thịt với con mồi.
Câu 12: Ở mỗi bậc dinh dưỡng, phần lớn năng lượng bị tiêu hao do
            A. hô hấp, tạo nhiệt của cơ thể sinh vật.
            B. các chất thải (phân động vật, chất bài tiết).
            C. các bộ phận rơi rụng ở thực vật (lá cây rụng, củ, rễ).
            D. các bộ phận rơi rụng ở động vật (rụng lông, lột xác).
Câu 13: Điều nào dưới đây không đúng để xác định độ lớn của bậc dinh dưỡng?
            A. Xác định bằng năng lượng của bậc dinh dưỡng.
            B. Xác định bằng số lượng cá thể của bậc dinh dưỡng.
            C. Xác định bằng sinh khối của bậc dinh dưỡng.
            D. Xác định bằng số lượng loài của bậc dinh dưỡng.
Câu 14: Tháp năng lượng được xây dựng dựa trên
            A. số năng lượng được tích luỹ chỉ trên một đơn vị diện tích, trong một đơn vị thời gian, ở mỗi bậc dinh dưỡng.
            B. số năng lượng được tích luỹ trên một đơn vị thời gian, ở mỗi bậc dinh dưỡng.
            C. số năng lượng được tích luỹ trên một đơn vị diện tích hay thể tích, trong một đơn vị thời gian, ở mỗi bậc dinh dưỡng.
            D. số năng lượng được tích luỹ chỉ trên một đơn vị thể tích, trong một đơn vị thời gian, ở mỗi bậc dinh dưỡng.
Câu 15: Tháp số lượng được xây dựng dựa trên
            A. số lượng cá thể ở mỗi bậc dinh dưỡng.      B. số lượng cá thể ở mỗi đơn vị thể tích.
            C. số lượng cá thể ở mỗi đơn vị diện tích.      D. số lượng cá thể ở mỗi đơn vị thời gian.
Câu 16: Tháp sinh khối được xây dựng dựa trên
            A. khối lượng tổng số của tất cả các sinh vật chỉ trên một đơn vị diện tích ở mỗi bậc dinh dưỡng.
            B. khối lượng tổng số của tất cả các sinh vật chỉ trên một đơn vị thể tích ở mỗi bậc dinh dưỡng.
            C. khối lượng tổng số của tất cả các sinh vật chỉ trên một đơn vị thời gian ở mỗi bậc dinh dưỡng.
            D. khối lượng tổng số của tất cả các sinh vật chỉ trên một đơn vị diện tích hay thể tích ở mỗi bậc dinh dưỡng.
Câu 17: Tháp hay các tháp hoàn thiện nhất là
            A. tháp năng lượng.                                        B. tháp năng lượng và tháp số lượng.
            C. tháp năng lượng và sinh khối.                    D. tháp sinh khối và tháp số lượng.
Câu 18: Trong một hệ sinh thái, chuỗi thức ăn nào trong số các chuỗi thức ăn sau cung cấp sinh khối có lượng năng lượng cao nhất cho con người (sinh khối của thực vật ở các chuỗi là bằng nhau)?
            A. Thực vật dê người.
            B. Thực vật người.
            C. Thực vật động vật phù du cá người.
            D. Thực vật cá chim trứng chim người.
BÀI 44. CHU TRÌNH SINH ĐỊA HOÁ VÀ SINH QUYỂN
Câu 1: Chu trình sinh địa hoá là
            A. chu trình chuyển hoá các chất vô cơ và hữu cơ trong tự nhiên, theo đường từ môi trường ngoài truyền qua các bậc dinh dưỡng, rồi từ đó truyền trở lại môi trường.
            B. chu trình chuyển hoá các chất vô cơ và hữu cơ trong tự nhiên, theo đường từ môi trường ngoài truyền vào cơ thể sinh vật, qua các bậc dinh dưỡng, rồi từ cơ thể sinh vật truyền trở lại môi trường.
            C. chu trình chuyển hoá các chất vô cơ trong tự nhiên, theo đường từ môi trường ngoài truyền vào cơ thể sinh vật, rồi truyền trở lại môi trường.
            D. chu trình chuyển hoá các chất vô cơ trong tự nhiên, theo đường từ môi trường ngoài truyền vào cơ thể sinh vật, qua các bậc dinh dưỡng, rồi từ cơ thể sinh vật truyền trở lại môi trường.
Câu 2: Một chu trình sinh địa hoá gồm có các phần nào?
            A. Tổng hợp các chất, tuần hoàn vật chất trong tự nhiên, phân giải các chất hữu cơ.
            B. Tổng hợp các chất, tuần hoàn vật chất trong tự nhiên và lắng đọng một phần vật chất trong đất, nước.
            C. Tổng hợp các chất, phân giải và lắng đọng một phần vật chất trong đất, nước.
            D. Tổng hợp các chất, tuần hoàn vật chất trong tự nhiên, phân giải và lắng đọng một phần vật chất trong đất, nước.
Câu 3: Chu trình sinh địa hoá có vai trò
            A. duy trì sự cân bằng vật chất trong sinh quyển.
            B. duy trì sự cân bằng năng lượng trong sinh quyển.
            C. duy trì sự cân bằng vật chất và năng lượng trong sinh quyển.
            D. duy trì sự cân bằng trong quần xã.
Câu 4: Điều nào dưới đây không đúng đối với chu trình cacbon?
            A. Cacbon trao đổi trong quần xã: trong quần xã, hợp chất cacbon trao đổi thông qua chuỗi thức ăn và lưới thức ăn.
            B. Cacbon đi từ môi trường vô cơ vào quần xã: khí cacbon trong khí quyển được thực vật hấp thu, thông qua quang hợp tổng hợp nên các chất hữu cơ có cacbon.
            C. Cacbon trở lại moi trường vô cơ: quá trình hô hấp ở thực vật, động vật và quá trình phân giải các chất hữu cơ thành chất vô cơ ở trong đất của vi sinh vật thải ra một lượng lớn khí cacbônic vào bầu khí quyển.
            D. Tất cả lượng cacbon của quần xã sinh vật được trao đổi liên tục theo vòng tuần hoàn kín.
Câu 5: Chu trình cacbon trong sinh quyển là
            A. quá trình phân giải mùn bã hữu cơ trong đất.
            B. quá trình tái sinh toàn bộ vật chất trong hệ sinh thái.
            C. quá trình tái sinh một phần vật chất của hệ sinh thái.
            D. quá trình tái sinh một phần năng lượng của hệ sinh thái.
Câu 6: Điều nào dưới đây không đúng đối với chu trình nitơ?
            A. Vòng tuần hoàn được khép kín qua hoạt động của một số vi khuẩn phản nitrat, các vi khuẩn này phân giải đạm trong đất, nước... và giải phóng nitơ vào không khí.
            B. Khí quyển là nơi dự trữ nitơ chủ yếu. Phần chính của chu trình nitơ là là các sinh vật phân giải đã biến prôtêin trong xác sinh vật thành các hợp chất đạm amôn, nitrat.
            C. Các hợp chất nitơ luôn trao đổi theo vòng tuần hoàn kín.
            D. Thực vật hấp thụ các dạng đạm ở dạng muối amôn ( ) và nitrat ( ) cấu tạo nên cơ thể sống. Trong quần xã, ni tơ được luân chuyển qua lưới thức ăn. Khi sinh vật chết, prôtêin xác sinh vật lại tiếp tục được phân giải thành đạm của môi trường.
Câu 7: Chu trình nitơ
            A. liên quan tới các yếu tố vô sinh của hệ sinh thái.
            B. là quá trình tái sinh toàn bộ vật chất trong hệ sinh thái.
            C. là quá trình tái sinh một phần vật chất của hệ sinh thái.
            D. là quá trình tái sinh một phần năng lượng của hệ sinh thái.
Câu 8: Điều nào dưới đây không đúng với chu trình nước?
            A. Trong khí quyển, nước ngưng tụ tạo thành mưa rơi xuống lượng lớn ở đại dương.
            B. Trong tự nhiên, nước luôn vận động tạo nên chu trình nước toàn cầu.
            C. Trong khí quyển, nước ngưng tụ tạo thành mưa rơi xuống lượng lớn ở lục địa.
            D. Sự bốc hơi nước diễn ra từ đại dương, mặt đất và thảm thực vật.
Câu 9: Chu trình nước
            A. chỉ liên quan tới các nhân tố vô sinh của hệ sinh thái.
            B. không có ở sa mạc.
            C. là một phần của chu trình tái tạo vật chất trong hệ sinh thái.
            D. là một phần của tái tạo năng lượng tronghệ sinh thái.
Câu 10: Ý nào không đúng với hiệu quả việc thay đổi các loại cây trồng hợp lí (trồng luân canh và xen kẽ)?
            A. Tăng năng xuất cây trồng.
            B. Tăng sự hỗ trợ giữa các loại cây trồng.
            C. Tận dụng được hiệu suất sử dụng đất.                  
D. Làm cho đất không bị cạn kiệt nguồn dinh dưỡng.
Câu 11: Sinh quyển bao gồm toàn bộ các cơ thể sống tồn tại
            A. trong các lớp nước và không khí của Trái Đất.
            B. chỉ trong các lớp đất và không khí của Trái Đất.
C. trong các lớp đất, nước và không khí của Trái Đất.
            D. chỉ trong các lớp đất và nước của Trái Đất.
Câu 12: Sinh quyển được chia thành nhiều khu sinh học, đó là
            A. các khu rừng nhiệt đới, rừng rụng lá ôn đới, rừng lá kim và vùng đại dương.
            B. toàn bộ các khu sinh học trên cạn, khu sinh học nước ngọt và khu sinh học biển.
C. toàn bộ các khu sinh học trên cạn phân bố theo vĩ độ và mức khô hạn của các vùng trên Trái Đất.
            D. toàn bộ các hồ, ao... và các khu nước chảy là các sông, suối.
BÀI 45. DÒNG NĂNG LƯỢNG TRONG HỆ SINH THÁI VÀ HIỆU SUẤT SINH THÁI
Câu 1: Dòng năng lượng trong hệ sinh thái diễn ra như thế nào?
            A. bắt nguồn từ môi trường, được sinh vật sản xuất hấp thụ và biến đổi thành quang năng, sau đó năng lượng được truyền qua các bậc dinh dưỡng và cuối cùng năng lượng truyền trở lại môi trường.
            B. bắt nguồn từ môi trường, được sinh vật sản xuất hấp thụ và biến đổi thành năng lượng hoá học, sau đó năng lượng được truyền hết qua các bậc dinh dưỡng.
            C. từ sinh vật sản xuất hình thành năng lượng hoá học, sau đó năng lượng được truyền qua các bậc dinh dưỡng và cuối cùng năng lượng truyền trở lại môi trường.
            D. bắt nguồn từ môi trường, được sinh vật sản xuất hấp thụ và biến đổi thành năng lượng hoá học, sau đó năng lượng được truyền qua các bậc dinh dưỡng và cuối cùng năng lượng truyền trở lại môi trường.
Câu 2: Điều nào sau đây không đúng với dòng năng lượng trong hệ sinh thái?
            A. Càng lên bậc dinh dưỡng cao hơn năng lượng càng tăng dần.
            B. Năng lượng truyền qua các bậc dinh dưỡng từ thấp lên cao.
            C. Năng lượng bị thất thoát dần qua các bậc dinh dưỡng.
            D. Càng lên bậc dinh dưỡng cao hơn năng lượng càng giảm dần.
Câu 3: Điều nào không phải là nguyên nhân của sự thất thoát năng lượng lớn khi quan các bậc dinh dưỡng?
            A. Do một phần năng lượng được động vật sử dụng, nhưng không được đồng hoá mà thải ra môi trường dưới dạng các chất bài tiết.
            B. Do một phần năng lượng của sinh vật làm thức ăn không sử dụng được (rễ. Lá rơi rụng, xương, da, lông...)
C. Do một phần năng lượng mất đi qua sự huỷ diệt sinh vật một cách ngẫu nhiên.
D. Do một phần năng lượng mất đi qua hô hấp và tạo nhiệt ở mỗi bậc dinh dưỡng.
Câu 4: Trong một hệ sinh thái, sinh khối của mỗi bậc dinh dưỡng được kí hiệu bằng các chữ từ A đến E. Trong đó:
            A = 500 kg;     B = 600 kg;     C = 5000 kg;              D = 50 kg;       E = 5 kg.
            A. A B C D.                                  B. E D A C.
            C. E D C B.                                  D. C A D E.
Câu 5: Hiệu suất sinh thái là
            A. tỷ lệ % chuyển hoá năng lượng giữa các bậc dinh dưỡng đầu tiên và cuối cùng trong hệ sinh thái.
            B. tổng tỷ lệ % chuyển hoá năng lượng giữa các bậc dinh dưỡng trong hệ sinh thái.
            C. tỷ lệ % chuyển hoá năng lượng giữa các bậc dinh dưỡng của sinh vật sản xuất và sinh vật tiêu thụ bậc một trong hệ sinh thái.
            D. tỷ lệ % chuyển hoá năng lượng giữa các bậc dinh dưỡng trong hệ sinh thái.
Câu 6: Trong rừng, hổ không có vật ăn thịt chúng là do
            A. hổ có vuốt chân và răng rất sắc chống trả lại kẻ thù.
            B. hổ có sức mạnh không loài nào địch nổi.
            C. hổ chạy rất nhanh, vật ăn thịt khó lòng đuổi được.
            D. hổ có số lượng ít, sản lượng thấp, không thể tạo nên một quần thể vật ăn thịt dù nó đủ số lượng tối thiểu để tồn tại.
Câu 7: Hoạt động nào của con người gây hậu quả phá hoại môi trường lớn nhất?
            A. Săn bắt động vật hoang dã.                        B. Khai thác khoáng sản.
            C. Đốt rừng lấy đất trồng trọt.                         D. Chăn thả gia súc.
Câu 8: Biện pháp nào không có tác dụng hạn chế ô nhiễm môi trường?
            A. Xây dựng các nhà máy, xí nghiệp ở xa khu dân cư.
            B. Hạn chế gây tiếng ồn của các phương tiện giao thông.
            C. Xây dựng công viên cây xanh, trồng cây.
            D. Xây dựng thêm nhà máy tái chế chất thải thành các nguyên liệu, đồ dùng.
Câu 9: Biện pháp nào không có tác dụng hạn chế ô nhiễm nguồn nước?
            A. Tạo bể lắng và lọc nước thải.
            B. Sử dụng nhiều năng lượng mới không sinh ra khí thải (năng lượng gió, mặt trời).
            C. Chôn lấp và đốt ác một cách khoa học..
            D. Xây dựng nhà máy xử lí rác.
Câu 10: Nguyên nhân dẫn đến hiệu ứng nhà kính ở Trái Đất là
            A. do động vật được phát triển nhiều nên làm tăng lượng CO2 qua hô hấp.
            B. do bùng nổ dân số nên làm tăng lượng CO2 qua hô hấp.
            C. do thảm thực vật có xu hướng giảm dần quang hợp và tăng dần hô hấp vì có sự thay đổi khí hậu.
            D. do đốt quá nhiều nhiên liệu hoá thạch và thu hẹp diện tích rừng.
Câu 11: Biện pháp nào có tác dụng hạn chế ô nhiễm do chất phóng xạ?
            A. Lắp đặt các thiết bị lọc khí cho các nhà máy.
            B. Sử dụng nhiều năng lượng mới không sinh ra khí thải (năng lượng gió, mặt trời).
            C. Quản lí thật chặt chẽ các chất gây nguy hiểm cao.
            D. Xây dựng nhà máy xử lí rác.
Câu 12: Biện pháp nào không có tác dụng hạn chế ô nhiễm do tác nhân sinh học?
            A. Lắp đặt các thiết bị lọc khí cho các nhà máy.        
B. Tạo bể lắng và lọc nước thải.
            C. Xây dựng nhà máy xử lí rác.                                 
D. Chôn lấp và đốt rác một cách khoa học.
Câu 13: Biện pháp nào có tác dụng hạn chế ô nhiễm do chất thải rắn?
            A. Lắp đặt các thiết bị lọc khí cho các nhà máy.
            B. Tạo bể lắng và lọc nước thải.
            C. Xây dựng nhà máy xử lí rác.
            D. Sử dụng nhiều năng lượng mới không sinh ra khí thải (năng lượng gió, mặt trời).
Câu 14: Biện pháp nào có tác dụng hạn chế ô nhiễm do hoạt động tự nhiên, thiên tai?
            A. Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học để dự báo và tìm biện pháp phòng tránh.
            B. Xây dựng thêm nhà máy tái chế chất thải thành các nguyên liệu, đồ dùng.
            C. Xây dựng nhà máy xử lí rác.
            D. Chôn lấp và đốt rác một cách khoa học.
Câu 15: Biện pháp nào có tác dụng lớn tới sự cân bằng sinh thái?
            A. Sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên.
            B. Bảo vệ các loài sinh vật.
            C. Phục hồi và trồng rừng mới.
            D. Kiểm soát và giảm thiểu các nguồn chất thải gây ô nhiễm.
Câu 16: Nếu cả 4 hệ sinh thái dưới đây đều bị ô nhiễm thuỷ ngân với mức độ ngang nhau, con người ở hệ sinh thái nào trong 4 hệ sinh thái đó bị nhiễm độc nhiều nhất?
            A. Tảo đơn bào động vật phù du cá người.
            B. Tảo đơn bào động vật phù du giáp xác cá chim người.
            C. Tảo đơn bào cá người.
            D. Tảo đơn bào thân mềm cá người.
Câu 17: Khả năng gây đột biến ở người và sinh vật, gây ra một số bệnh di truyền, bệnh ung thư do tác nhân gây ô nhiễm môi trường nào gây ra?
            A. Ô nhiễm do hoá chất bảo vệ thực vật và chất độc hoá học.
            B. Ô nhiễm do các chất phóng xạ.
            C. Ô nhiễm do các chất khí thải ra từ hoạt động công nghiệp và sinh hoạt.
            D. Ô nhiễm do các chất thải rắn.
Câu 18: Chất thải rắn gây ô nhiễm nào có tác động gây độc hại nhất cho con người?
            A. Các chất thải công nghiệp như đồ cao su, đồ nhựa, giấy, dụng cụ kim loại, đồ thuỷ tinh, tro xỉ.
            B. Các chất thải từ hoạt động nông nghiệp chủ yếu là rác thải hữu cơ như thực phẩm hư hỏng, lá cây...
            C. Chất thải từ hoạt động xây dựng gồm đất, đá, vôi, cát...
            D. Chất thải từ khai thác khoáng sản gồm đất, đá...
Câu 19: Điều nào không đúng với hiệu quả trồng cây gây rừng ở vùng đất trống và đồi núi trọc?
            A. Hạn chế hạn hán, lũ lụt.                             B. Hạn chế mức độ đa dạng sinh học.
            C. Hạn chế xói mòn đất.                                 D. Cải tạo khí hậu.
Câu 20: Biện pháp quan trọng để sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên nước là
            A. tiết kiệm nước trong việc ăn uống.             B. tiết kiệm trong việc tưới tiêu cho cây trồng.
            C. hạn chế nước ngọt chảy ra biển.                 D. không làm ô nhiễm và cạn kiệt nguồn nước.
Câu 21: Tài nguyên nào không phải là tài nguyên năng lượng vĩnh cửu?
            A. Dầu lửa.                                                     B. Năng lượng thuỷ triều.
            C. Bức xạ mặt trời.                                         D. Năng lượng gió.
 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO	 ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ 2 Năm học 2016-2017
 THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG Môn SINH HỌC Lớp 12 THPT
 Thời gian làm bài 45 phút (không kể thời gian giao đề) 
	 Số câu trả lời trắc nghiệm: 30 câu (đề có 4 trang)
Mã đề 455
Học sinh làm bài bằng cách chọn và tô kín một ô tròn ở Phiếu trả lời trắc nghiệm tương ứng với phương án trả lời đúng.
Câu 1: Về nhiệt độ, cá rô phi nuôi ở nước ta có giới hạn sinh thái từ 5,60C đến 420C. Giá trị nhiệt độ từ 200C đến 350C giúp cá sông tốt nhất được gọi là
A. khoảng giới hạn giữa.	 B. khoảng giới hạn trên và dưới.
C. khoảng thuận lợi.	 D. khoảng chịu đựng (chống chịu).
Câu 2: Cho các kiểu phân bố các cá thể như sau:
(1) theo nhóm	(2) theo chiều thẳng đứng	(3) theo chiều ngang
(4) đồng đều	(5) ngẫu nhiên
Trong quần xã có các kiểu phân bố
A. (2) và (3).	B. (2), (3) và (5).	C. (1), (4) và (5).	D. (1) và (2).
Câu 3: Cho các ví dụ về mối quan hệ giữa các loài trong quần xã sinh vật: 
(1) Tảo giáp nở hoa gây độc cho cá sống trong cùng môi trường. 
(2) Cây tầm gửi sống bám trên thân các cây gỗ trong rừng. 
(3) Cây phong lan bám trên thân cây gỗ sống trong rừng. 
(4) Vi khuẩn Rhizobium sống trong nốt sần ở rễ cây họ Đậu. 
Những ví dụ thuộc về mối quan hệ hỗ trợ giữa các loài trong quần xã sinh vật là
A. (1) và (4).	B. (1) và (2).	C. (2) và (3).	D. (3) và (4).
Câu 4: Cho biết mức độ giống nhau về ADN giữa người và các loài thuộc bộ Khỉ như sau:
Các loài
Tinh tinh
Vượn Gibbon
Khỉ Rhesut
Khỉ Vervet
Khỉ Capuchin
Galago
Tỉ lệ %
97,6
94,7
91,1
90,5
84,2
58,0
Dựa vào bảng số liệu, hãy cho biết loài nào có mối quan hệ họ hàng gần gũi với người nhất?
A. Khỉ Vervet.	B. Tinh tinh.	C. Vượn Gibbon.	D. Galago.
Câu 5: Đặc điểm nào dưới đây không phải là đặc trưng của quần xã?
A. Tỉ lệ giới tính.	B. Thành phần loài.
C. Sự phân bố của các loài.	D. Mối quan hệ giữa các loài.
Câu 6: Trong một quần xã sinh vật, mối quan hệ ...(A)... đảm bảo cho các loài tham gia mối quan hệ đều có lợi, các loài sống dựa vào nhau nhưng không bắt buộc. Ví dụ ...(B).... Vậy (A) và (B) lần lượt là
A. cộng sinh; lươn biển và cá nhỏ.
B. hợp tác; sáo thường đậu trên lưng trâu.
C. hợp tác; phong lan bám trên thân cây gỗ.
D. cộng sinh; nấm và vi khuẩn lam tạo thành địa y.
Câu 7: Hiện tượng nào sau đây phản ánh dạng biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật không theo chu kì ? 
A. Ở Việt Nam, hàng năm vào thời gian thu hoạch lúa, ngô, chim cu gáy thường xuất hiện nhiều. 
B. Ở Việt Nam, vào mùa xuân khí hậu ấm áp, sâu hại thường xuất hiện nhiều. 
C. Ở miền Bắc Việt Nam, số lượng ếch nhái giảm vào những năm có mùa đông giá rét, nhiệt độ xuống dưới 8oC. 
D. Ở đồng rêu phương Bắc, cứ 3 năm đến 4 năm, số lượng cáo lại tăng lên gấp 100 lần và sau đó lại giảm. 
Câu 8: Hiện tượng quần thể sinh vật dễ rơi vào trạng thái suy giảm dẫn tới diệt vong khi kích thước quần thể giảm xuống dưới mức tối thiểu có thể là do bao nhiêu nguyên nhân sau đây?
1. Khả năng chống chọi của các cá thể với những thay đổi của môi trường tăng lên.
2. Sự hỗ trợ giữa các cá thể trong quần thể giảm.
3. Hiện tượng giao phối gần giữa các cá thể trong quần thể tăng.
4. Khả năng sinh sản giảm do cơ hội gặp gỡ và giao phối giữa các cá thể trong quần thể giảm.
A. 3.	B. 4.	C. 1.	D. 2.
Câu 9: Có 4 quần thể của cùng một loài cỏ sống ở 4 môi trường khác nhau như sau:
Quần thể
Quần thể 1
Quần thể 2
Quần thể 3
Quần thể 4
Mật độ (cá thể/1m

File đính kèm:

  • docxon_tap_kiem_tra_hoc_ki_ii_mon_sinh_hoc_lop_12_nam_hoc_2020_2.docx