Ôn tập kiểm tra Học kì II môn Sinh học Lớp 10 năm học 2018- 2019

docx 4 trang Mạnh Hào 26/06/2025 110
Bạn đang xem tài liệu "Ôn tập kiểm tra Học kì II môn Sinh học Lớp 10 năm học 2018- 2019", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Ôn tập kiểm tra Học kì II môn Sinh học Lớp 10 năm học 2018- 2019

Ôn tập kiểm tra Học kì II môn Sinh học Lớp 10 năm học 2018- 2019
ÔN TẬP SINH 10 – HKII – NĂM HỌC 2018 2019
I. Trắc nghiệm
1. Sử dụng các sự kiện sau để trả lời câu hỏi 1.1 à 1.10.
	1. NST đơn nhân đôi thành NST kép.
	2. NST tồn tại ở trạng thái kép.
	3. NST tồn tại ở trạng thái đơn.
	4. NST dãn xoắn thành sợi mảnh.
	5. NST bắt đầu co xoắn.
	6. NST co xoắn cực đại.
	7. NST kép tập trung thành 2 hàng ở mpxđ.
	8. NST kép tập trung thành 1 hàng ở mpxđ.
	9. NST đơn tập trung thành 1 hàng ở mpxđ.
	10. NST kép tách thành 2 NST đơn di chuyển về 2 cực tế bào.
	11. Cặp NST kép tương đồng tiếp hợp nhau, có thể xảy ra trao đổi chéo.
	12. Cặp NST kép tương đồng tách ra, di chuyển về 2 cực tế bào.
	13. Tế bào chất phân chia tạo thành 2 tế bào mới. 
Có bao nhiêu sự kiện xuất hiện ở
1.1. Kì trung gian?	1.2. Kì đầu của nguyên phân?
1.3. Kì giữa của nguyên phân?	1.4. Kì sau của nguyên phân?
1.5. Kì cuối của nguyên phân?	1.6. Kì đầu của giảm phân 1?
1.7. Kì giữa của giảm phân 1?	1.8. Kì sau của giảm phân 1?
1.9. Kì cuối của giảm phân 1?	1.10. Kì giữa của giảm phân 2?
2. Cho các đặc điểm sau?
	1. Có 1 lần phân bào.	 	2. Có 2 lần phân bào.	3. Giữ nguyên bộ NST
	4. Bộ NST giảm đi 1 nửa.	5. Xảy ra ở mọi tế bào.
2.1. Có bao nhiêu đặc điểm đúng với nguyên phân? A. 1	B. 2	C. 3	D. 4
2.2 Có b.ao nhiêu đặc điểm đúng với nguyên phân? A. 1	B. 2	C. 3	D. 4
3. Điều nào sau đây là ý nghĩa của quá trình giảm phân?
 	A. Giúp cơ thể lớn lên. 	B. Giúp đổi mới tế bào.
 	C. Giúp cơ thể đơn bào sinh sản. 	D. Giúp cơ thể đa bào sinh sản hữu tính.
4. Gà có 2n=78. Vào kỳ trung gian, sau khi xảy ra tự nhân đôi, số nhiễm sắc thể trong mỗi tế bào là:
	a. 78 nhiễm sắc thể đơn 	b. 78 nhiễm sắc thể kép 
	c. 156 nhiễm sắc thể đơn 	d. 156 nhiễm sắc thể kép 
5. Trong giảm phân, cấu trúc của nhiễm sắc thể có thể thay đổi từ hiện tượng nào sau đây?
	a. Nhân đôi 	b. Tiếp hợp c. Trao đổi chéo 	d. Co xoắn 
6. Sự trao đổi chéo nhiễm sắc thể trong giảm phân có ý nghĩa gì về mặt di truyền?
	a. Làm tăng số lượng nhiễm sắc thể trong tế bào. 
	b. Tạo ra sự ổn định về thông tin di truyền. 
	c. Góp phần tạo ra sự đa dạng về kiểu gen của loài. 
	d. Duy trì tính đặc trưng về cấu trúc nhiễm sắc thể.
7. Ở người ( 2n = 46 ), số NST trong 1 tế bào ở kì sau của giảm phân 2 là
	A. 23.	B. 46.	C. 69.	D. 92.
8. Một loài thực vật có bộ NST lưỡng bội là 2n = 24. Một tế bào đang tiến hành quá trình phân bào nguyên phân, ở kì sau có số NST trong tế bào là
	A- 24 NST đơn.	B- 24 NST kép.	C- 48 NST đơn.	D- 48 NST kép. 
9. Một nhóm tế bào sinh tinh tham gia quá trình giảm phân đã tạo ra 512 tinh trùng. Số tế bào sinh tinh là	A- 16.	B- 32.	C- 64.	D- 128.
10. Trong giảm phân II, NST kép tồn tại ở
	A. kì đầu, kì giữa. 	B. kì giữa, kì sau.	C. kì sau, kì cuối.	D. kì đầu, kì cuối.
11. Vi sinh vật quang tự dưỡng cần nguồn năng lượng và nguồn cacbon chủ yếu từ
 A. ánh sáng và CO2. B. ánh sáng và chất hữu cơ. C. chất vô cơ và CO2.	D. chất hữu cơ.
12. Vi sinh vật quang dị dưỡng cần nguồn năng lượng và nguồn cacbon chủ yếu từ
 A. ánh sáng và CO2. B. ánh sáng và chất hữu cơ. C. chất vô cơ và CO2.	D. chất hữu cơ.
13. Vi sinh vật hoá tự dưỡng cần nguồn năng lượng và nguồn cacbon chủ yếu từ
 A. ánh sáng và CO2. B. ánh sáng và chất hữu cơ. C. chất vô cơ và CO2.	D. chất hữu cơ.
14. Vi sinh vật sử dụng chất hữu cơ làm nguồn năng lượng là vi sinh vật
	A. quang dưỡng. B. hoá dưỡng.	C. tự dưỡng.	D. dị dưỡng.
15. Việc làm sữa chua là lợi dụng hoạt động của
	A. nấm men rượu. B. vi khuẩn mì chính.	 C. nấm cúc đen.	D. vi khuẩn lactic.
16. Trong 1 quần thể vi sinh vật, ban đầu có 5.103 tế bào. Thời gian 1 thế hệ là 20 phút, số tế bào trong quần thể sau 2h là
	A. 32.104.	B. 32.103.	C. 104.25	D. 104.26
17. Môi trường nuôi cấy không liên tục có đặc điểm gì?
	1. Thường xuyên bổ sung chất dinh dưỡng mới.
	2. Không ngừng rút bỏ chất thải và sinh khối.
	3. Chỉ bỏ chất dinh dưỡng 1 lần.
	4. Mật độ vi sinh vật luôn luôn ổn định.
 Có bao nhiêu ý đúng: 	A. 1	B. 2	C. 3	D. 4
18. Cho các ví dụ sau đây? 
 1. Hũ sữa chua. 2. Bình muối dưa.	3. Dây chuyền sản xuất bia. 4. Hệ tiêu hóa ở người.
 Có bao nhiêu ví dụ là môi trường nuôi cấy liên tục đối với vi sinh vật?
	A. 1	B. 2	C. 3	D. 4
19. Trong nuôi cấy không liên tục, pha tiềm phát có đặc điểm gì?
	A. Số lượng tế bào tăng lên nhanh chóng.
	B. Số lượng tế bào chưa tăng.
	C. Số lượng tế bào đạt cực đại và không đổi theo thời gian.
	D. Số lượng tế bào bắt đầu giảm.
20. Trong nuôi cấy không liên tục, nên dừng lại ở thời điểm nào là hiệu quả nhất?
	A. Đầu pha lũy thừa.	B. Giữa pha lũy thừa.
	C. Cuối pha lũy thừa.	D. Cuối pha cân bằng.
21. Tốc độ sinh trưởng của vi sinh vật đạt cực đại ở pha nào trong nuôi cấy liên tục?
	A. Pha tiềm phát.	B. Pha lũy thừa.	C. Pha cân bằng.	D. Pha suy vong.
22. Cho các yếu tố sau: 
	1. Chất thải.	2. Mật độ quá cao.	3. Thức ăn cạn kiệt.	 4. Nhiệt độ quá thấp.
Có bao nhiêu yếu tố gây ức chế vi sinh vật ở pha suy vong trong nuôi cấy không liên tục?
	A. 1	B. 2	C. 3	D. 4
23. Trong nuôi cấy liên tục, sự sinh trưởng của vi sinh vật kéo dài ở pha nào?
	A. Pha tiềm phát.	B. Pha lũy thừa.	C. Pha cân bằng.	D. Pha suy vong.
24. Ý nào sau đây KHÔNG đúng với đặc điểm của pha cân bằng?
	A. Số tế bào sinh ra bằng số tế bào chết đi.
	B. Số lượng tế bào vi sinh vật đạt duy trì ổn định.
	C. Số tế bào chết đi nhiều hơn số tế bào sinh ra.
	D. Chất dinh dưỡng bắt đầu giảm, chất thải bắt đầu tăng.
25. Cho các ý sau đây?
	1. Vi sinh vật hình thành enzim phân giải cơ chất.
	2. Vi sinh vật thích nghi với môi trường mới.
	3. Số lượng tế bào vi sinh vật không đổi.
	4. Trao đổi chất của tế bào diễn ra mạnh mẽ.
 Có bao nhiêu ý đúng với đặc điểm của pha tiềm phát trong nuôi cấy không liên tục?
	A. 1	B. 2	C. 3	D. 4
26. Cho các chất sau đây:
	1. Bánh mì	2. Thịt	3. Rau	4. Nước	5. Chất kháng sinh
	6. Đường	7. Muối	8. Xà phòng	9. Cồn	10. Nước Javen
26.1. Có tối đa bao nhiêu chất có thể là chất dinh dưỡng đối với vi sinh vật?
	A. 4	B. 5	C. 6	D. 7	
26.2. Có tối đa bao nhiêu chất có thể là chất ức chế đối với vi sinh vật?
	A. 4	B. 5	C. 6	D. 7
27. Nhóm vi sinh vật chủ yếu gây hại đối với đồ dùng, quần áo, chăn màn?
	A. Vi khuẩn 	B. Nấm men	C. Nấm môc	D. Nấm men và nấm mốc.
28. Các vsv trong cơ thể chó, mèo thuộc nhóm nào?	
	A. Ưa lạnh	B. Ưa ấm	C. Ưa nhiệt.	D. Ưa siêu nhiệt
29. Vi khuẩn gây lên men sữa chua thuộc nhóm nào?
	A. Ưa lạnh và ưa axit.	B. Ưa ấm và ưa axit.
	C. Ưa lạnh và ưa trung tính.	D. Ưa ấm và ưa trung tính.
30. Để tiêu diệt vi sinh vật gây hỏng thực phẩm, KHÔNG THỂ dùng biện pháp nào?
	A. Phơi nắng.	B. Sấy khô 	C. Bỏ tủ lạnh.	D. Đun sôi.
31. Cho các yếu tố sau: 
 1. Nhiệt độ cao.	2. Độ ẩm cao.	 3. Tia tử ngoại.	4. Độ ẩm thấp. 5. Môi trường axit.
 Có bao nhiêu yếu tố ức chế vi sinh vật khi phơi khô thực phẩm ngoài nắng?
	A. 1	B. 2	C. 3	D. 4
32. Vôi bột có thể tiêu diệt vi sinh vật gây bệnh trong chuồng trại chăn nuôi vì
	A. tạo môi trường axit.	B. tạo môi trường kiềm.
	C. tạo môi trường khô ráo	D. khử mùi hôi của phân.
33. Yếu tố nào giúp rau củ muối chua để được lâu?	
	A. Độ pH thấp và áp suất thẩm thấu cao.	B. Độ pH thấp và áp suất thẩm thấu thấp.
	C. Độ pH cao và áp suất thẩm thấu cao.	D. Độ pH cao và áp suất thẩm thấu thấp.
34. Các tia tử ngoại có tác dụng
	A. đẩy mạnh tốc độ các phản ứng sinh hoá trong tế bào vi sinh vật.
	B. tham gia vào các quá trình thuỷ phân trong tế bào vi khuẩn.
	C. gây co nguyên sinh làm vi sinh vật không phân chia được.
	D. gây đột biến hoặc gây chết các tế bào vi khuẩn.
35. Khi có ánh sáng và giàu CO2, một loại vi sinh vật có thể phát triển trên môi trường với thành phần được tính theo đơn vị g/l như sau:
(NH4)3PO4 (0,2); KH2PO4 (1,0) ; MgSO4(0,2) ; CaCl2(0,1) ; NaCl(0,5).
35.1. Sinh vật phát triển trên môi trường đó có kiểu dinh dưỡng là
	A. quang tự dưỡng. 	B. quang dị dưỡng. 	C. hóa tự dưỡng.	D. hóa dị dưỡng
35.2. Đây là loại môi trường
	A. tự nhiên B. tổng hợp.	C. bán tự nhiên.	D. bán tổng hợp.
36. Môi trường nuôi cấy vi sinh vật có các thành phần: nước thịt, gan, glucozơ. Đây là loại môi trường
	A. tự nhiên B. tổng hợp.	C. bán tự nhiên.	D. bán tổng hợp.
37. Việc làm tương, nước mắm là lợi dụng quá trình
	A. lên men rượu.	B. lên men lactic.
	C. phân giải polisacarit.	D. phân giải protein.
38. Vi sinh vật nào trong hoạt động sống tiết ra axit làm giảm độ pH của môi trường?
	a. Xạ khuẩn b. Vi khuẩn lam c. Vi khuẩn lăctic d. Vi khuẩn lưu huỳnh 
39. Nhóm vi sinh vật nào sau đây có nhu cầu độ ẩm cao trong môi trường sống so với các nhóm vi sinh vật còn lại?
	a. Vi khuẩn 	b. Nấm men 	c. Xạ khuẩn 	 d. Nấm mốc 
40. Trong môi trường cấy không được bổ sung chất dinh dưỡng thì quá trình sinh trưởng của vi sinh vật biểu hiện mấy pha ? 	a. 3	b.4	c.5	d.6
41. Virut là
	A- một dạng sống đặc biệt chưa có cấu trúc tế bào.
	B- chỉ có vỏ là prôtêin và lõi là axit nuclêic.
	C- sống kí sinh bắt buộc.	D- cả A, B và C.
42. Virut có cấu tạo gồm
	A- vỏ prôtêin ,axit nuclêic và có thể có vỏ ngoài.	B- có vỏ prôtêin và ADN.
	C- có vỏ prôtêin và ARN.	D- có vỏ prôtêin, ARN và có thể có vỏ ngoài.
43. Hai thành phần cơ bản của tất cả các virut bao gồm
	A. protein và axit amin. B. protein và axit nucleic.	C. axit nucleic và lipit.	D. protein và lipit..
44. Capsome là
	A. lõi của virut.	B. đơn phân của axit nucleic cấu tạo nên lõi virut.
	C. vỏ bọc ngoài virut.	D. đơn phân cấu tạo nên vỏ capsit của virut.
45. Cấu tạo của virut trần gồm có
	A. axit nucleic và capsit.	B. axit nucleic, capsit và vỏ ngoài.
	C. axit nucleic và vỏ ngoài.	D. capsit và vỏ ngoài.
46. Hình thức sống của vi rut là gì?
	a. Sống kí sinh không bắt buộc 	b. Sống hoại sinh 
	c. Sống cộng sinh 	d. Sống kí sinh bắt buộc
47. Dựa vào hình thái ngoài, virut được phân chia thành các dạng nào sau đây?
	a. Dạng que, dạng xoắn. 	b. Dạng cầu, dạng khối, dạng que.
	c. Dạng xoắn, dạng khối, dạng que. d. Dạng xoắn, dạng khối, dạng phức hợp.
48. Nếu trộn axit nuclêic của chủng virut B với một nửa prôtêin của chủng virut A và một nửa prôtêin của chủng B thì chủng lai sẽ có dạng
	A- giống chủng A.	B- giống chủng B.
	C- vỏ giống A và B , lõi giống B.	D- vỏ giống A, lõi giống B.
49. Không thể tiến hành nuôi virut trong môi trường nhân tạo giống như vi khuẩn được vì
	A- kích thước của nó vô cùng nhỏ bé.	B- hệ gen chỉ chứa một loại axit nuclêic.
	C- không có hình dạng đặc thù.	D- nó chỉ sống kí sinh nội bào bắt buộc.
50. Cho các đặc điểm sau: 
	1. Có cấu tạo tế bào. 2. Bộ gen là ADN hoặc ARN.
	4. Chứa ribôxôm. 5. Sinh sản độc lập.	6. Kí sinh nội bào bắt buộc.
50.1. Có bao nhiêu đặc điểm có ở vi khuẩn? A. 1	B. 2	C. 3	D. 4
50.2. Có bao nhiêu đặc điểm có ở vi rut? A. 1	B. 2	C. 3	D. 4
 II. Tự luận
Câu 1. Đậu Hà Lan có bộ NST 2n = 14.
Em hãy trả lời các câu hỏi từ 1.1 đến 1.8
1.1. Một tế bào nguyên phân 7 lần liên tiếp tạo ra bao nhiêu tế bào con?	
1.2. Mỗi tế bào con ở câu 1.1 có bao nhiêu NST?	
1.3. Tổng số NST trong các tế bào con ở câu 1.1 là bao nhiêu?
1.4. Một nhóm các tế bào cùng tham gia nguyên phân 7 lần liên tiếp tạo ra 1280 tế bào con. Hỏi có bao nhiêu tế bào mẹ ban đầu?
1.5. Có ¼ số tế bào con ở câu 1.4 được phân hóa thành tế bào sinh tinh. Có bao nhiêu tinh trùng được tạo ra?
1.6. Bộ NST trong mỗi tinh trùng ở câu 1.5 là bao nhiêu?
1.7. Có ¾ số tế bào con ở câu 1.4 được phân hóa thành tế bào sinh trứng. Có bao nhiêu trứng được tạo ra?
1.8. Tổng số NST trong các trứng ở câu 1.7 là bao nhiêu?
Câu 2: Vì sao trong sữa chua hầu như không có vi khuẩn gây bệnh?
Câu 3: Khi trời nắng to, người ta đem phơi lương thực (thóc, ngô, đậu), có tác dụng gì?
Câu 4: Vì sao dưa muối chua thì để được lâu hơn rau củ tươi?
Câu 6: Vì sao mứt để được rất lâu?
Câu 7: Vì sao thịt cá mua về mà chưa kịp chế biến ngay thì nên rửa sạch, ướp mắm muối?
Câu 8: Nêu các ứng dụng kiến thức vi sinh vật để bảo quản, chế biến thực phẩm, vệ sinh thân thể, môi trường sống.
Câu 9: Xà phòng có diệt khuẩn không? Rửa tay xà phòng có tác dụng gì?

File đính kèm:

  • docxon_tap_kiem_tra_hoc_ki_ii_mon_sinh_hoc_lop_10_nam_hoc_2018_2.docx