Ôn tập kì thi THPT Quốc gia 2020 môn Ngữ Văn (tuần 1)
Bạn đang xem tài liệu "Ôn tập kì thi THPT Quốc gia 2020 môn Ngữ Văn (tuần 1)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Ôn tập kì thi THPT Quốc gia 2020 môn Ngữ Văn (tuần 1)
Giáo viên: Hoàng Anh Thư BÀI TẬP TỪ 17/2 – 23/2/2020 Dành cho lớp 12 Toán và 12 Hóa Yêu cầu học sinh: Đọc lại lý thuyết và nắm vững để vận dụng làm bài tập Học sinh sau khi hoàn thành bài tập có thể chụp ảnh gửi bài hoặc gửi bản mềm. ÔN TẬP THI THPT QUỐC GIA 2020 PHẦN MỘT: ĐỌC HIỂU VÀ NGHỊ LUẬN XÃ HỘI ÔN TẬP KIẾN THỨC ĐỂ LÀM BÀI ĐỌC HIỂU Phương thức biểu đạt: Nhận diện qua mục đích giao tiếp Tự sự Trình bày diễn biến sự việc Miêu tả Tái hiện trạng thái, sự vật, con người Biểu cảm Bày tỏ tình cảm, cảm xúc Nghị luận Trình bày ý kiến đánh giá, bàn luận Thuyết minh Trình bày đặc điểm, tính chất, phương pháp, nguyên lý, công dụng Hành chính – công vụ Trình bày ý muốn, quyết định nào đó, thể hiện quyền hạn, trách nhiệm giữa người với người Phong cách ngôn ngữ: Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt Sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp hàng ngày, mang tính tự nhiên, thoải mái và sinh động, ít trau chuốtTrao đổi thông tin, tư tưởng, tình cảm trong giao tiếp với tư cách cá nhân Gồm các dạng chuyện trò/ nhật kí/ thư từ Phong cách ngôn ngữ báo chí -Kiểu diễn đạt dùng trong các loại văn bản thuộc lĩnh vực truyền thông của xã hội về tất cả các vấn đề thời sự (thông tấn = thu thập và biên tập tin tức để cung cấp cho các nơi) Phong cách ngôn ngữ chính luận Dùng trong lĩnh vực chính trị - xã hội, ; người giao tiếp thường bày tỏ chính kiến, bộc lộ công khai quan điểm tư tưởng, tình cảm của mình với những vấn đề thời sự nóng hổi của xã hội Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật -Dùng chủ yếu trong tác phẩm văn chương, không chỉ có chức năng thông tin mà còn thỏa mãn nhu cầu thẩm mĩ của con người; từ ngữ trau chuốt, tinh luyện Phong cách ngôn ngữ khoa học Dùng trong những văn bản thuộc lĩnh vực nghiên cứu, học tập và phổ biến khoa học, đặc trưng cho các mục đích diễn đạt chuyên môn sâu Phong cách ngôn ngữ hành chính -Dùng trong các văn bản thuộc lĩnh vực giao tiếp điều hành và quản lí xã hội ( giao tiếp giữa Nhà nước với nhân dân, Nhân dân với các cơ quan Nhà nước, giữa cơ quan với cơ quan) Các biện pháp tu từ: Tu từ về ngữ âm: điệp âm, điệp vần, điệp thanh, (tạo âm hưởng và nhịp điệu cho câu) Tu từ về từ: so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ, nhân hóa, tương phản, chơi chữ, nói giảm, nói tránh, thậm xưng, Tu từ về cú pháp: Lặp cú pháp, liệt kê, chêm xen, câu hỏi tu từ, đảo ngữ, đối, im lặng, Biện pháp tu từ Hiệu quả nghệ thuật (Tác dụng nghệ thuật) So sánh: Giúp sự vật, sự việc được miêu tả sinh động, cụ thể tác động đến trí tưởng tượng, gợi hình dung và cảm xúc Ẩn dụ: Cách diễn đạt hàm súc, cô đọng, giá trị biểu đạt cao, gợi những liên tưởng ý nhị, sâu sắc. Nhân hóa: Làm cho đối tượng hiện ra sinh động, gần gũi, có tâm trạng và có hồn hơn. Hoán dụ: Diễn tả sinh động nội dung thông báo và gợi những liên tưởng ý vị, sâu sắc Điệp từ/ngữ/cấu trúc: Nhấn mạnh, tô đậm ấn tượng – tăng giá trị biểu cảm Nói giảm: Làm giảm nhẹ đi ý đau thương, mất mát nhằm thể hiện sự trân trọng Thậm xưng (phóng đại): Tô đậm ấn tượng về Câu hỏi tu từ: Bộc lộ cảm xúc, gây chú ý Đảo ngữ: Nhấn mạnh, gây ấn tượng về Đối: Tạo sự cân đối nhịp nhàng giữa các vế, câu Im lặng () : Tạo điểm nhấn, gợi sự lắng đọng cảm xúc, diễn biến tâm lý Liệt kê : Diễn tả cụ thể, toàn diện sự việc Các hình thức, phương tiện ngôn ngữ khác: Từ láy, thành ngữ, từ Hán – Việt Điển tích điển cố, Phương thức trần thuật. Lời trực tiếp: Trần thuật từ ngôi thứ nhất do nhân vật tự kể chuyện (Tôi) Lời kể gián tiếp: Trần thuật từ ngôi thứ ba – người kể chuyện giấu mặt. Lời kể nửa trực tiếp: Trần thuật từ ngôi thứ ba – người kể chuyện tự giấu mình nhưng điểm nhìn và lời kể lại theo giọng điệu của nhân vật trong tác phẩm. Các phép liên kết (liên kết các câu trong văn bản). Phép lặp từ ngữ: Lặp lại ở câu đứng sau những từ ngữ đã có ở câu trước Phép liên tưởng (đồng nghĩa / trái nghĩa) :Sử dụng ở câu đứng sau những từ ngữ đồng nghĩa/ trái nghĩa hoặc cùng trường liên tưởng với từ ngữ đã có ở câu trước Phép thế: Sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ có tác dụng thay thế các từ ngữ đã có ở câu trước Phép nối: Sử dụng ở câu sau các từ ngữ biểu thị quan hệ (nối kết)với câu trước. Nhận diện các thao tác lập luận: Giải thích: Giải thích là vận dụng tri thức để hiểu vấn đề nghị luận một cách rõ ràng và giúp người khác hiểu đúng ý của mình. Phân tích. Phân tích là chia tách đối tượng, sự vật hiện tượng thành nhiều bộ phận, yếu tố nhỏ để đi sâu xem xét kĩ lưỡng nội dung và mối liên hệ bên trong của đối tượng. Sau đó tích hợp lại trong kết luận chung Chứng minh. Chứng minh là đưa ra những cứ liệu - dẫn chứng xác đáng để làm sáng tỏ một lí lẽ một ý kiến để thuyết phục người đọc người nghe tin tưởng vào vấn đề. Bình luận. Bình luận là bàn bạc đánh giá vấn đề, sự việc, hiện tượng đúng hay sai, hay / dở; tốt / xấu, lợi / hại; để nhận thức đối tượng, cách ứng xử phù hợp và có phương châm hành động đúng Bác bỏ. Bác bỏ là chỉ ra ý kiến sai trái của vấn đề trên cơ sở đó đưa ra nhận định đúng đắn và bảo vệ ý kiến lập trường đúng đắn của mình. So sánh. + So sánh là một thao tác lập luận nhằm đối chiếu hai hay nhiều sự vật, đối tượng hoặc là các mặt của một sự vật để chỉ ra những nét giống nhau hay khác nhau, từ đó thấy được giá trị của từng sự vật hoặc một sự vật mà mình quan tâm. + Hai sự vật cùng loại có nhiều điểm giống nhau thì gọi là so sánh tương đồng, có nhiều điểm đối chọi nhau thì gọi là so sánh tương phản. Yêu cầu nhận diện kiểu câu và nêu hiệu quả sử dụng. Câu theo mục đích nói: Câu tường thuật (câu kể) Câu cảm thán (câu cảm) Câu nghi vấn ( câu hỏi) Câu khẳng định Câu phủ định. Câu theo cấu trúc ngữ pháp Câu đơn Câu ghép/ Câu phức Câu đặc biệt. Yêu cầu xác định nội dung chính của văn bản/ Đặt nhan đề cho văn bản. Yêu cầu nhận diện các lỗi diễn đạt và chữa lại cho đúng Lỗi diễn đạt ( chính tả, dùng từ, ngữ pháp) Lỗi lập luận ( lỗi lôgic) Yêu cầu nêu cảm nhận nội dung và cảm xúc thể hiện trong văn bản. Cảm nhận về nội dung phản ánh. Cảm nhận về cảm xúc của tác giả. Yêu cầu xác định từ ngữ,hình ảnh biểu đạt nội dung cụ thể trong văn bản. Chỉ ra những từ ngữ, hình ảnh thể hiện nội dung cụ thể/ nộidung chính của văn bản. Chỉ ra từ ngữ chứa đựng chủ đề đoạn văn. Lưu ý: Phương thức biểu đạt, phong cách ngôn ngữ, thao tác lập luận, biện pháp tu từ trong bài tập đọc hiểu thường không sử dụng đơn lẻ mà có sự kết hợp nhiều thao tác, phương thức, biện pháp tu từ cho nên cần phải nắm vững một số biểu hiện để làm bài đúng và đạt hiệu quả cao. NGHỊ LUẬN XÃ HỘI. Lí thuyết. Dạng bài nghị luận về một tư tưởng, đạo lí Kiến thức chung Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí là dạng đề thường bàn về một quan điểm, một tư tưởng như: lòng dũng cảm, lòng khoan dung, thói vô cảm, vô trách nhiệm, Dấu hiệu để nhận biết kiểu bài này là thường là những câu nói trực tiếp để trong ngoặc kép của các nhà tư tưởng, các danh nhân nổi tiếng hoặc những câu văn, câu thơ, ý kiến trích dẫn trong tác phẩm văn học, Cách làm Cần tìm hiểu tư tưởng trong câu nói là tư tưởng gì?, đúng sai như thế nào? Từ đó xác định phương hướng bàn luận (nội dung) và cách bàn luận (sử dụng thao tác lập luận nào). Dàn ý khái quát Mở bài: Giới thiệu tư tưởng đạo lí cần bàn. Thân bài: Giải thích tư tưởng đạo lí. Phân tích mặt đúng, bác bỏ mặt sai. Phương hướng phấn đấu. *Kết bài: Ý nghĩa tư tưởng, đạo lí trong đời sống. Bài học nhận thức cho bản thân. Dạng bài nghị luận về một hiện tượng đời sống Kiến thức chung Nghị luận về một hiện tượng đời sống là dạng đề mang tính thời sự, bàn về một vấn đề của xã hội (tốt – xấu) đang diễn ra trong cuộc sống hàng ngày như: tai nạn giao thông, bạo lực học đường, tiêu cực trong thi cử, Cách làm Cần nêu rõ hiện tượng, phân tích mặt đúng, sai, lợi, hại. Chỉ ra nguyên nhân. Bày tỏ thái độ, ý kiến của người viết bắng các thao tác lập luận phù hợp. Bàn luận và đưa ra những đề xuất, giải pháp của mình trước hiện tượng đó. Dàn ý khái quát Mở bài: Giới thiệu hiện tượng đời sống cần nghị luận. Thân bài: Triển khai các vấn đề cần nghị luận Thực trạng của hiện thực đời sống, tác động (tích cực, tiêu cực) Thái độ của xã hội đối với hiện tượng, lí giải nguyên nhân (nguyên nhân khách quan, chủ quan), giải pháp để giải quyết hiện tượng. * Kết bài: Khái quát lại vấn đề nghị luận. Thái độ của bản thân về hiện tượng đời sống cần nghị luận. MỘT SỐ BÀI TẬP PHẦN ĐỌC HIỂU VÀ NGHỊ LUẬN XÃ HỘI Đề bài: Đề bài 1 Phần đọc hiểu (3.0 điểm) Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi từ Câu 1 đến Câu 4: (1) Văn hóa ứng xử từ lâu đã trở thành chuẩn mực trong việc đánh giá nhân cách con người. Cảm ơn là một trong các biểu hiện của ứng xử có văn hóa. Ở ta, từ cảm ơn được nghe rất nhiều trong các cuộc họp: cảm ơn sự có mặt của quý vị đại biểu, cảm ơn sự chú ý của mọi ngườiNhưng đó chỉ là những lời khô cứng, ít cảm xúc. Chỉ có lời cảm ơn chân thành, xuất phát từ đáy lòng, từ sự tôn trọng nhau bất kể trên dưới mới thực sự là điều cần có cho một xã hội văn minh. Người ta có thể cảm ơn vì những chuyện rất nhỏ như được nhường vào cửa trước, được chỉ đường khi hỏi Ấy là chưa kể đến những chuyện lớn lao như cảm ơn người đã cứu mạng mình, người đã chìa tay giúp đỡ mình trong cơn hoạn nạn Những lúc đó, lời cảm ơn còn có nghĩa là đội ơn. (2) Còn một từ nữa cũng thông dụng không kém ở các xứ sở văn minh là "Xin lỗi". Ở những nơi công cộng, người ta hết sức tránh chen lấn, va chạm nhau. Nếu có ai đó vô ý khẽ chạm vào người khác, lập tức từ xin lỗi được bật ra hết sức tự nhiên. Từ xin lỗi còn được dùng cả khi không có lỗi. Xin lỗi khi xin phép nhường đường, xin lỗi trước khi dừng ai đó lại hỏi đường hay nhờ bấm hộ một kiểu ảnh. Tóm lại, khi biết mình có thể làm phiền đến người khác dù rất nhỏ, người ta cũng đều xin lỗi. Hiển nhiên, xin lỗi còn được thốt ra trong những lúc người nói cảm thấy mình thực sự có lỗi. Từ xin lỗi ở đây đi kèm với một tâm trạng hối lỗi, mong được tha thứ hơn là một cử chỉ văn minh thông thường. Đôi khi, lời xin lỗi được nói ra đúng nơi, đúng lúc còn có thể xóa bỏ biết bao mặc cảm, thù hận, đau khổNgười có lỗi mà không biết nhận lỗi là có lỗi lớn nhất. Xem ra sức mạnh của từ xin lỗi còn lớn hơn cảm ơn. (3) Nếu toa thuốc cảm ơn có thể trị bệnh khiếm nhã, vô ơn, ích kỷ thì toa thuốc xin lỗi có thể trị được bệnh tự cao tự đại, coi thường người khác. Vì thế, hãy để cảm ơn và xin lỗi trở thành hai từ thông dụng trong ngôn ngữ hàng ngày của chúng ta. (Bài viết tham khảo) Câu 1. Hãy ghi lại câu văn nêu khái quát chủ đề của đoạn trích trên. Câu 2. Trong đoạn (1), tác giả chủ yếu sử dụng thao tác lập luận nào?) Câu 3. Hãy giải thích vì sao tác giả lại cho rằng “toa thuốc xin lỗi có thể trị được bệnh tự cao tự đại, coi thường người khác”? Câu 4. Anh/chị hãy nêu ít nhất 02 ý nghĩa của việc cảm ơn và xin lỗi theo quan điểm riêng của mình. Phần Làm văn (2.0 điểm) “Việc tổ chức lễ hội cần dựa trên nguyên tắc tôn trọng ý nguyện của cộng đồng; đồng thời, đề cao các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp và tính nhân văn, loại bỏ các hủ tục không còn phù hợp với xã hội văn minh.” Viết một đoạn văn 200 từ bày tỏ suy nghĩ của mình về ý kiến trên. Đề bài 2: Phần đọc hiểu (3.0 điểm) Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi từ 1 đến 4. "...thực phẩm bẩn chính là kẻ sát nhân thầm lặng, ảnh hưởng và di hại đến nhiều thế hệ làm kiệt quệ giống nòi, người tiêu dùng có còn đủ tỉnh táo để phân biệt trong ma trận thực phẩm đang giăng như mạng nhện ấy đâu là sạch, đâu là bẩn hay lực bất tòng tâm để rồi "nhắm mắt đưa chân". Nếu không có biện pháp hữu hiệu để ngăn chặn kịp thời, rồi đây 10, 20 năm sau tỷ lệ mắc ung thư và tâm thần của người Việt sẽ còn cao hơn rất nhiều, mọi nỗ lực để nâng cao chất lượng cuộc sống, cải tạo giống nòi chẳng nhẽ bó tay trước những người đang đầu độc dân tộc mình! Phát triển sẽ là gì nếu không phải giúp người dân nâng cao đời sống, tạo môi trường lành mạnh, an toàn để mỗi chúng ta sống và đóng góp cho xã hội, nhưng thực phẩm bẩn tràn lan như hiện nay như là cái u ác tính cho cả dân tộc, nếu không cắt bỏ sẽ di căn thành ung thư, hãy hành động ngay hôm nay đừng để lúc vô phương cứu chữa." (Trích Vấn nạn thực phẩm bẩn, chẳng nhẽ bó tay? Ths Trương Khắc Hà. ngày 03/01/2016.) Câu 1. Phong cách ngôn ngữ của đoạn trích? (0,5 điểm). Câu 2. Các cụm từ "kẻ sát nhân thầm lặng", "ma trận thực phẩm đang giăng như mạng nhện" được sử dụng có tác dụng như thế nào trong việc thể hiện đặc điểm phong cách ngôn ngữ mà anh (chị) vừa xác định? (1,0 điểm). Câu 3. Tác giả bài viết đã chỉ ra những mối nguy hại nào của thực phẩm bẩn? (0,5 điểm). Câu 4. Nêu biện pháp loại trừ thực phẩm bẩn trong cuộc sống (1,0 điểm). Làm văn (2.0 điểm) Anh (chị) viết đoạn văn ngắn 200 từ thể hiện suy nghĩ của mình về điều mà tác giả văn bản phần Đọc hiểu gửi gắm trong câu sau: "thực phẩm bẩn tràn lan như hiện nay như là cái u ác tính cho cả dân tộc, nếu không cắt bỏ sẽ di căn thành ung thư, hãy hành động ngay hôm nay đừng để lúc vô phương cứu chữa.". Đề bài 3: Phần đọc hiểu (3.0 điểm) Đọc đoạn trích sau đây và thực hiện các yêu cầu từ 1 đến 4: Khi các nhà khoa học tìm kiếm một học thuyết chung cho vũ trụ, họ đã bỏ qua lực vô hình nhưng mạnh mẽ nhất này. Tình yêu là ánh sáng soi chiếu tâm hồn những người biết trao và nhận nó. Tình yêu là lực hấp dẫn, bởi nó khiến người ta cuốn hút lẫn nhau. Tình yêu là sức mạnh, bởi nó phát triển bản tính tốt đẹp nhất trong ta, giúp nhân loại không bị che mắt bởi sự ích kỷ mù quáng. Tình yêu hé lộ và gợi mở. Tình yêu có thể khiến chúng ta sống và chết. () Để giúp khái niệm tình yêu trở nên dễ hình dung hơn, cha đã thực hiện một sự thay thế đơn giản trong phương trình nổi tiếng nhất của mình. Thay vì sử dụng công thức E = mc2, ta chấp nhận rằng, năng lượng hàn gắn thế giới có thể tạo ra từ tình yêu nhân với tốc độ ảnh sáng bình phương. Chúng ta hoàn toàn có thể kết luận rằng: tình yêu chính là năng lượng bất khả chiến bại, bởi nó là vô hạn. Sau những thất bại liên tiếp của nhân loại trong nỗ lực điều khiển các nguồn lực của vũ trụ, đã đến lúc chúng ta phải nuôi dưỡng mình bằng một loại năng lượng khác Nếu loài người muốn tồn tại, nếu ta muốn tìm ý nghĩa của sự sống, nếu ta muốn bảo vệ thế giới và tất cả những giống loài khác, tình yêu chính là câu trả lời đầu tiên và duy nhất. (Trích Thư của Albert Einstein gửi các con. Nguồn: Internet) Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích trên. Câu 2: Tác giả muốn chứng minh điều gì khi viết: Thay vì sử dụng công thức E = mc2, ta chấp nhận rằng, năng lượng hàn gắn thế giới có thể tạo ra từ tình yêu nhân với tốc độ ảnh sáng bình phương? Câu 3: Anh/ chị hiểu như thế nào về câu nói sau: Tình yêu là sức mạnh, bởi nó phát triển bản tính tốt đẹp nhất trong ta, giúp nhân loại không bị che mắt bởi sự ích kỷ mù quáng? Câu 4: Thông điệp nào của đoạn trích trên có ý nghĩa nhất đối với anh/ chị? Làm văn (2.0 điểm) Anh/ chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 từ) nêu suy nghĩ của mình về sức mạnh của tình yêu sau khi đọc văn bản ở phần Đọc hiểu. Đề bài 4: Phần đọc hiểu (3.0 điểm) Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi từ Câu 1 đến Câu 4: “ Với một tốc độ truyền tải như vũ bão, Internet nói chung, Facebook nói riêng hàm chứa nhiều thông tin không được kiểm chứng, sai sự thật, thậm chí độc hại. Vì thế, nó cực kì nguy hiểm, có thể gây ảnh hưởng xấu đến chính trị, kinh tế, đạo đứcvà nhiều mặt của đời sống, có thể gây nguy hại cho quốc gia, tập thể hay các cá nhân. Do được sáng tạo trong môi trường ảo, thậm chí nặc danh nên nhiều “ngôn ngữ mạng” trở nên vô trách nhiệm, vô lương tâm và vô văn hóaKhông ít kẻ tung lên Facebook những ngôn ngữ tục tĩu, bẩn thỉu nhằm nói xấu, đả kích, thóa mạ người khác. Chưa kể những hiện tượng xuyên tạc tiếng Việt, viết tắt, kí hiệu đến kì quặc, tùy tiện đưa vào văn bản những chữ z, f, w vốn không có trong hệ thống chữ cái tiếng Việt, làm mất đi sự trong sáng của tiếng ViệtFacebook kết nối thế giới ảo nhưng lại làm xói mòn và ảnh hưởng đến cách con người giao tiếp, thể hiện tình cảm. Nhiều bạn trẻ mải nói chuyện với người trên mạng mà quên giao tiếp với người thân, chỉ đắm chìm trong thế giới ảo mà thờ ơ, dửng dưng với mọi người, không muốn và không biết cách giao tiếp, thậm chí mất niềm tin nơi cuộc đời thực, có khi dẫn đến mặc cảm cô đơn, thu mình lại. Nhiều ông bà, cha mẹ thấy cô đơn khi con cháu họ chỉ “ôm” điện thoại, laptop” Câu 1. Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản. (0,5 điểm) Câu 2. Đoạn văn bản trên đề cập đến những tác hại nào của mạng xã hội Facebook? (1,0 điểm) Câu 3. Trong đoạn trích, tác giả chủ yếu sử dụng thao tác lập luận nào? (0,5 điểm) Câu 4. Thông điệp nào của đoạn trích trên có ý nghĩa nhất đối với anh/chị? (1,0 điểm). Làm văn (2.0 điểm) Anh/chị hãy nêu quan điểm riêng của mình về thực trạng sử dụng mạng xã hội Facebook của lớp trẻ ngày nay. (Trả lời trong một đoạn văn khoảng 200 chữ.) Đề bài 5: Phần đọc hiểu (3.0 điểm) Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi từ 1 đến 4. Đôi khi cuộc sống dường như cố tình đánh ngã bạn. Nhưng hãy đừng làm mất lòng tin. Tôi biết chắc chắn rằng, điều duy nhất đã giúp tôi tiếp tục bước đi chính là tình yêu của tôi dành cho những gì tôi đã làm. Các bạn phải tìm ra được cái các bạn yêu quý. Điều đó luôn đúng cho công việc và cho cả những người thân yêu của bạn. Công việc sẽ chiếm phần lớn cuộc đời bạn và cách duy nhất để thành công thực sự là hãy làm những việc mà bạn tin rằng đó là những việc tuyệt vời. Và cách để tạo ra những cộng việc tuyệt vời là bạn hãy yêu việc mình làm. Nếu như các bạn chưa tìm thấy nó, hãy tiếp tục tìm kiếm. Đừng bỏ cuộc bởi vì bằng trái tim bạn, bạn sẽ biết khi bạn tìm thấy nó, Và cũng giống như bất kì một mối quan hệ nào, nó sẽ trở nên tốt dần lên khi năm tháng qua đi. Vì vậy, hãy cố gắng tìm kiếm cho đến khi nào bạn tìm ra được tình yêu của mình, đừng từ bỏ. (Theo Steve Jobs với những phát ngôn đáng nhớ, Vnexpress.net,ngày 26/8/2011) Internet Câu 1: Chỉ ra ít nhất 5 cụm từ trong đoạn trích thể hiện kêu gọi, động viên, khích lệ. Câu 2: Anh/ chị hiểu thế nào về câu: “Đôi khi cuộc sống dường như cố tình đánh ngã bạn”? Câu 3: Theo anh/chị vì sao tác giả cho rằng: “Các bạn phải tìm ra được cái các bạn yêu quý”. Câu 4: Thông điệp nào từ đoạn trích trên có ý nghĩa đối với anh/ chị? Làm văn (2.0 điểm) Hãy viết một đoạn văn 200 chữ, trình bày suy nghĩ của anh/ chị về ý kiến của Steve Jobs được nêu trong đoạn trích ở phần đọc hiểu: Cách duy nhất thành công một cách thực sự là hãy làm những việc mà bạn tin rằng đó là những việc tuyệt vời.
File đính kèm:
- on_tap_thi_thpt_quoc_gia_2020_mon_ngu_van_tuan_1.docx