Nội dung yêu nước và nhân đạo trong văn học trung đại Việt Nam

docx 8 trang Mạnh Hào 24/04/2024 2340
Bạn đang xem tài liệu "Nội dung yêu nước và nhân đạo trong văn học trung đại Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nội dung yêu nước và nhân đạo trong văn học trung đại Việt Nam

Nội dung yêu nước và nhân đạo trong văn học trung đại Việt Nam
NỘI DUNG YÊU NƯỚC VÀ NHÂN ĐẠO TRONG VĂN HỌC TRUNG ĐẠI VIỆT NAM 
I. Khái quát quá trình hình thành và tương quan giữa hai nội dung yêu nuớc và nhân đạo.
1. Hoàn cảnh lịch sử – xã hội – văn hoá
– Gắn bó với vận mệnh đất nước và số phận con người.
– Hấp thụ nguồn VHDG
– Từng bước tiếp thu văn hoá Trung Hoa trên cơ sở ting thần và bản lĩng dân tộc, từng bước phát triển bộ phận văn chương bác học và xác lập những giá trị văn học đậm đà bản sắc dân tộc, vận động theo chiều hướng dân tộc hoá và dân chủ hoá.
– Phản ánh sắc nét cuộc đấu tranh không ngừng vì khát vọng độc lập dân tộc và những giá trị tinh thần cao cả của con người.
2. Quá trình phát triển nội dung yêu nước và nhân đạo
– Thời kì quốc gia độc lập
+ Văn học khai thác từ nguồn văn học dân gian để tôn vinh những anh hùng thần thoại có công lập nước.
+ Nhấn mạnh truyền thống văn hoá riêng.
+ Nghĩa đồng bào và tình cảm gắn bó với núi sông nước Việt.
– Thời kì Tống,  Nguyên, Thanh xâm lược.
+ Văn học nổi lên tiếng nói chiến đấu, căm thù giặc, ý chí diều kịên bảo vệ lành thổ.
– Thời kì nhà Minh đặt ách đô hộ.
Văn học đóng vai trò “đao bút” lấy ngòi bút làm vũ khí tinh thần động viên toàn dân đứng lên đánh giặc, ý chí đoàn kết bảo vệ lãnh thổ.
– Thời kì nạn cát cứ như 12 sứ quân
+ Văn học phán mạnh mẽ tầng lớp thống trị, phản ánh sâu sắc khát vọng hoà bình, thống nhất. Gắn liền với tiếng nói yêu nước là sự khẳng định giá trị nhân đạo ở nhhững giai đoạn mà quyền sống của con người được nhấn mạnh.
– Giai đoạn văn học nửa cuối TK  XVIII hết TK XIX.
+ Ý thức đề cao con người, đề cao hạnh phúc đời thường xu thế đòi hỏi giải phóng tình cảm cá nhân và ước vọng vượt lên mọi quy luật tù túng của XHPK.
=> Nội dung yêu nước và nhân đạo vừa gắn liền vừa đan xen vừ tiếp nối vừa phát triển -> quyết định bản sắc và truyền thống văn học.
VD: Hịch, cáo, chiếu, biểu, văn thư binh vận, thơ ca chiến trận-> nghiêng về nội dung yêu nước.
+ Văn học trữ tình và thế sự: Thiền, truyện thơ, ngâm khúc, hát nói -> tiếng nói nhân đạo.
II. Biểu hiện của cảm hứng yêu nước và nhân đạo trong văn học trung đại:
1. Cảm hứng yêu nước:
Yêu nước gắn với tư tưởng tôn quân( yêu vua, trung hiếu với vua).
Tự hào dân tộc.
Yêu thiên nhiên, quê hương, xứ sở.
Khát vọng và quyết tâm cống hiến bảo vệ và xây dựng đất nước.
2. Cảm hứng nhân đạo:
Cảm thông sâu sắc với những nỗi khổ của con người.
Đề cao những phẩm chất tốt đẹp của con người, những giá trị tốt đẹp của cuộc sống; niềm tin  vào vẻ đẹp tâm hồn của những  kiếp người nhỏ bé trong xã hội.
Lên tiếng tố cáo các thế lực trong xã hội đã chà đạp lên quyền sống của con người; cất tiếng nói bảo vệ và đòi quyền sống xứng đáng cho những kiếp đọa đày đau khổ.
III. Sự thể hiện nội dung yêu nước và nhân đạo qua một số tác phẩm văn học.
1. Nội dung yêu nước
– Vận nước:( Sư Pháp Thuận): Vận nước gắn liền với ngôi vua
– Bình Ngô đại cáo ( Nguyễn Trãi): Khẳng định chính nghĩa vốn được xây nền từ truyền thống văn hiến, vị thế chủ động của một đất nước có chủ quyền và niềm tự hào trước thế hệ anh hùng hào kiệt.
– Bạch Đằng giang phú ( Trương Hán Siêu):
+ Khái quát những quy luật lớn lao của cõi sông nước.
+ Khẳng định cơ sở chiến thắng là con người, tài trí con người.
+ Ca ngợi hai vị vua như là biểu tựơng của người tài đức, văn võ song toàn.
– Thuật hoài của Phạm Ngũ Lão.
+ Khí thế ba quân và hình ảng võ tướng, người anh hùng mang tầm vóc vũ trụ đo điếm bằng chiều kích của giang sơn núi rộng sông dài.
2. Nội dung nhân đạo
– Cảnh ngày hè của Nguyễn Trãi: Khát vọng về đất nước thái bình nhân dân được ấm no hạnh phúc.
– Chinh phụ ngâm của Đặng Trần Côn: Tiếng kêu thương của người phụ nữ chờ chồng, nhớ thương chồng đi chinh chiến phương xa .
– Cung oán ngâm của Nguyễn Gia Thiều: Lê án chế độ cung tần mĩ nữ trong cung vua phủ chúa ngày xưa. Nỗ đau của người cung nữ bị Vua ruồng bỏ.
– Truyện Kiều của Nguyễn Du: Số phận của nàng Kiều người con gái tài sắc nhưng phận bất hạnh.
=> Nhìn chung nội dung yêu nước và nhân đạo gắn bó với nhau, bổ sung cho nhau và là những giá trị luôn tồn tại trong nhau, làm nên hai dòng chủ lưu trong nền văn học dân tộc.
*Kết luận:
Văn học trung đại Việt Nam được xây một chặng đường phát triển dưới thời phong kiến, nối dài qua 10 thế kỉ, bắt đầu từ thế kỉ thứ X đến hết XIX. Văn học trung đại đã định hình những đặc điểm và truyền thống cơ bản gắn bó với vận mệnh đất nước và số phận con người Việt Nam.
CHỦ NGHĨA YÊU NƯỚC TRONG VĂN HỌC TRUNG ĐẠI
Chủ nghĩa yêu nước trong văn học trung đại
Văn học là dòng chảy không ngừng của thời gian, các nhà văn nhà thơ là thư kí trung thành của thời đại. Ta bắt gặp được những bản tuyên ngôn độc lập với giọng đọc hào sảng của Nước Việt Nam qua “Nam quốc sơn hà”hay một bài hịch vang núi sông  ngỡ còn đâu đây trong “Hịch tướng sĩ” của Trần quốc Tuấnvà đó chính là những biểu hiện đẹp về trào lưu chủ nghĩa yêu nước tô đậm trong nền văn học trung đại.
Dân tộc Việt Nam trải qua bốn nghìn năm dựng nước và giữ nước, những chiến tích oanh liệt của các vua hùng, tướng sĩ được tạc trên sổ vàng của lịch sử. Văn học phản ánh chân thực và rõ nét qua các tác phẩm văn chương.
Từ thế kỉ X đến thế kỉ XIX, nước ta tồn tại dưới các triều đại phong kiến từ hưng thịnh đến suy vong. Văn học trung đại với nhiều nguồn cảm hứng khác nhau, trong đó yêu nước và nhân đạo là hai trong bốn nguồn cảm hứng chi phố ngòi bút của nhà thơ, nhà văn. Nhưng chủ nghĩa yêu nước tồn tại với những biểu hiện rõ nét, dưới nhiều cung bậc, màu vẻ khác nhau.
Yêu nước là niềm tự hào, tự tôn dân tộc, là lòng căm thù giặc sâu sắc với ý chí quyết tâm dẹp loạn, giành độc lập tự do; là lòng trung quân ái quốc; tình yêu thiên nhiên, yêu đất nước sâu sắc; tố cáo tội ác của giặc; khát vọng hòa bình . Ngoài ra còn thể hiện ở nhiều cung bậc tâm trạng: buồn vui, sung sướng, hả hê, hay tủi nhục, hân hoan
Có thể nói, trong những thế kỉ đầu, văn học viết về những chiến công anh dũng, lấp lánh ánh hào quang của tinh thần yêu nước.
Mở đầu với “Bản tuyên ngôn độc lập” đầu tiên của nước Đại việt với lòng tự hào, tự tôn dân tộc của Lý Thường Kiệt:
“Sông núi nước Nam vua Nam ở
Vằng vặc sách trời chia xứ sở
Giặc giữ cớ sao phạm đến đây
Chúng bay nhất định phải tan vỡ”
Với giọng đọc hùng hồn, vang dội, bài thơ là lời khẳng định chủ quyền dân tộc, không tên giặc ngoại xâm nào có thể “xâm phạm” đến đây và lời tuyên ngôn rõ ràng, nhất quyết về tội ác của giặc sẽ phải chịu:
“Giặc giữ cớ sao phạm đến đây
Chúng bay nhất định phải tan vỡ”
Yêu nước còn là tấm lòng trung quân ái quốc, luôn xưng đế:
“Như nước Đại việt ta từ trước
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu
Núi sông bờ cõi đã chia
Phong tục Bắc Nam cũng khác
Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời xây nền độc lập
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương”
(Bình ngô đại cáo – Nguyễn trãi)
Nước đại việt với những phong tục, tập quán riêng, trải qua bao đời nay nó đã trở thành “nền văn hiến” không thể nào xóa bỏ.
Nhưng trong các triều đại phong kiens, nước ta luôn phải chống giặc ngoại xâm thì không thể nào không có một trái tim hừng hực cháy bỏng về lòng căm thù giặc và một ý chí quyết tâm sắt đá đánh đuổi giặc như trong “ Hịch tướng sĩ” vang núi sông của Trần quốc Tuấn.
“Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa, chỉ căm tức một nỗi chưa xả thịt, lột da, nuốt gan uống máu quân thù. Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa ta cũng thấy cam lòng”.
Đó là tâm trạng căm phẫn tột cùng và một hào khí “sát thát” Đông A của thời Trần. Ông căm ghét lũ giặc đi nghênh ngang ngoài đường trên đất Nam, và coi đó như lũ cú, lũ hổ đói và có lẽ bởi thế, bằng các động từ mạnh: xả thịt, lột da, nuốt gan, uống máu đã lột tả hết được tâm trạng lên đến đỉnh cao của Trần quốc Tuấn. Lời thủ thỉ của tướng sĩ khiến bao an hem trong đội phải dấy lên những cảm xúc để họ một ngày nào đó sẽ “ nhà nhà giỏi như Nguyễn Huệ, bêu đầu Hốt Tất Liệt ở cửu sông”tất cả đều xuất phát từ lòng yêu nước sâu sắc.
Đến với “Bình ngô đại cáo” của Nguyễn Trãi, một áng “ thiên cổ hùng văn” như một bản ngôn dân quyền của nước đại Việt ta. Một lời tố cáo tội ác của giặc như khiến lòng độc giả cũng phải hòa mình vào thời ấy.
“Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn
Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ”
Lũ giặc gây bao tội ác như thế, làm sao ta không căm tức, không muốn diết giặc:
“Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo”
Tất cả vì dân, “ vì nước quên thân, vì dân diệt bạo”.
Ta còn bắt gặp một ông vua chúa Trịnh ăn chơi xa đọa, không chăm lo cho cuộc sống của người dân, bỏ bê việc triều chính. Không chỉ có vậy, mà đến các tầng lớp quan lại cũng là lũ “đầu trâu mặt ngựa” nửa đêm đi lùng tìm những cây quí của nhà dân rồi đổ tội oan cho dân, đẩy họ vào bước đường cùng không lối thoát.
Bên cạnh đó, tình yêu đất nước còn thể hiện ở khát vọng hòa bình của mọi người dân.
“Chương Dương cướp giáo giặc
Hàm tử bắt quân thù
Thái bình nên gắng sức
Non nước ấy ngàn thu”
(Phò giá về kinh – Trần Quang Khải)
Đó là những chiến công hiển hách oanh liệt để làm nên chiến thắng thanh bình như ngày hôm nay. Khát vọng hòa bình của người dân được đẩy thêm một nấc. Một lời tâm sự của Nguyễn Trãi mang bao khát vọng:
“Độc ác thay trúc Nam Sơn không ghi hết tội
Dơ bẩn thay nước Đông Hải không rửa sạch thù”
Từ đó thúc đẩy ý chí của mọi người để vươn lên tới hòa bình, hạnh phúc, ấm no. Cảm xúc trước cuộc sống thanh bình của người dân:
“Giặc tan muôn thủa thăng bình
Bởi đâu đất hiểm cốt mình đức cao”
Vì non sông gấm vóc, nước Việt Nam sẵn sàng hi sinh tất cả giành lại đất nước. Ngoài ra, chủ nghĩa yêu nước còn là tình yêu thiên nhiên sâu đậm. Đọc thơ Nguyễn Trãi, thiên nhiên như ùa về trong ta với bao cảnh đẹp:
“Một mình nhàn nhã khép phòng văn
Khách tục không ai bén mảng gần
Trong tiếng quốc kêu xuân đã muộn
Đầy sân mưa bụi nở hoa xoan”
Thì ra Nguyễn Trãi khép phòng văn chứ ông không khép lòng mình, mà ông luôn mở rộng lòng mình đến với thiên nhiên tươi đẹp. Sắc tím của hoa xoan đã trở thành ấn tượng đối với thi nhân. Ông yêu thiên nhiên bởi nó không có cái nham hiểm của lòng người. Màn mưa bụi khép lại khiến lòng ta xao xuyến, nhớ mãi. Hay đến với thứ cỏ xanh non sau cơn mưa còn vương như những làn khói mờ mờ, hư thực:
“Cỏ xanh như khói bến xuân tươi
Lại có mưa xuân nước vỗ trời
Quạnh quẽ đường đồng thưa vắng khách
Con đò gối bãi suốt ngày ngơi”
(Bến đò xuân đầu trại – Nguyễn Trãi)
Không gian đưa đến với màu xanh của cỏ, màu trắng của khói sớm, và hơn thế là sự tĩnh lặng của một miền quê xa vắng ngỡ còn đâu đây. Ta bắt gặp tiết trời thu xanh ngắt cugnf ánh trăng mờ ảo huyền diệu trong “Thu vịnh” của Nguyễn Khuyến:
“Trời thu xanh ngắt mấy tầng cao
Cần trúc lơ thơ gió hắt hiu”
Thu của làng cảnh Việt Nam thật mộc mạc, bình dị mà thân thuộc, gần gũi. Bởi thế tôi càng yêu sao quê hương, đất nước mình hơn.
Con người Việt Nam đẹp như thế, họ có tình yêu thương sâu sắc khiến ta thêm tự hào và trân trọng biết bao. Bởi vậy, chủ nghĩa yêu nước như một sợi chỉ đỏ xuyên suốt chặng đường dài rộng của nền văn học nước nhà. Các nghệ sĩ nối tiếp nhau viết về chủ nghĩa đó bằng cả niềm tin và tình yêu vô bờ đối với con người và tình quê chan chứa. Chủ nghĩa yêu nước trong văn học trung đại mãi mãi tỏa sáng trong tâm hồn mỗi người bởi lẽ “với quá khứ, ta xây dựng được tương lai”. Càng đọc ta càng thấm thía trong từng trang viết về một thời đại vang danh núi sông bởi “ Mỗi con người là một bài thơ đẹp”
HÌNH TƯỢNG NGƯỜI PHỤ NỮ TRONG XÃ HỘI PHONG KIẾN QUA MỘT SỐ TÁC PHẨM
 –  HS phải khái quát được một vài nét về hoàn cảnh lịch sử thời kì này: Đây là giai đoạn lịch sử có nhiều biến động to lớn,  đặc biệt là giai đoạn từ thế kỉ XVIII đến nửa đầu thế kỉ XIX,  chế độ phong kiến khủng hoảng trầm trọng, bộ máy chính quyền chuyên chế đang trong giai đoạn sâu mọt và mục ruỗng. Nhân dân bị bóc lột và áp bức nặng nề, nhiều cuộc khởi nghĩa nổi dậy khắp nơi, mâu thuẫn giữa nhân dân và tâng lớp thống trị ngày càng sâu sắc. Và văn học – tấm gương trung thành phản ánh hiện thực cuộc sống đã nảy sinh trên mảnh đất màu mỡ ấy. Chính trong tình trạng khủng hoảng trầm trọng của chế độ phong kiến, văn học phát triển và đạt đến độ rực rỡ nhất. Văn học gắn liền với những vấn đề thiết yếu trong cuộc sống, tố cáo chiến tranh phong kiến và sự thối nát của giai cấp thống trị, phơi bày những nỗi khổ, lầm than của nhân dân lao động bị áp bức, đồng thời lên tiếng đòi quyền sống, quyền hạnh phúc cho họ, đặc biệt là người phụ nữ.
–  Vị trí:  Người phụ nữ là đối tượng, đề tài được đề cập nhiều nhất trong văn học giai đoạn này, bởi vì họ là đối tượng bị coi thường và bị áp bức nặng nề nhất trong xã hội phong kiến, bị bủa vây bởi những tập tục, những định kiến khắt khe của lễ giáo phong kiến, không chỉ khổ về thể xác lẫn tinh thần mà còn bị chà đạp, bị hắt hủi, lăng nhục,
Nội dung
–   Đó là những người phụ nữ tài sắc vẹn toàn:  Thúy Kiều, nàng Tiểu Thanh, người cung nữ, người phụ nữ trong thơ Hồ Xuân Hương,
–   Nhưng họ cũng là những người chịu nhiều bi kịch đau đớn, đắng cay:
+  Thúy Kiều phải trải qua mươi lăm năm lưu lạc, ê chề trong chốn bùn nhơ  ( Truyện Kiều – Nguyễn Du)
+  Tiểu Thanh chết trẻ trong cô đơn, tủi nhục  ( Đọc Tiểu Thanh kí – Nguyễn Du)
+  Vũ Nương cũng bị chồng nghi oan và chịu kết cục đau buồn  ( Chuyện người con gái Nam Xương– Nguyễn Dữ)
+  Người cung nữ bị vua ruồng bỏ, chôn vùi tuổi xuân trong cung cấm lạnh lẽo ( Cung oán ngâm khúc – Nguyễn Gia Thiều)
+  Người chinh phụ đơn chiếc, mòn mỏi đợi chồng trong tuyệt vọng ( Chinh phụ ngâm – Đặng Trần Côn)
+  Hồ Xuân Hương cay đắng trong thân phận vợ lẽ, không một lần được hưởng hạnh phúc trọn vẹn  ( Tự tình, Làm lẽ),
–    Họ cũng là những người ý thức sâu sắc về phẩm giá của mình ( Nỗi thương mình – Truyện Kiều), khát vọng vươn lên khẳng định tài năng của mình trong cuộc sống ( Đề đền Sầm Nghi Đống – Hồ Xuân Hương).
–     Nhưng hơn ai hết, họ là những người có phẩm chất trong sáng (Chuyện người con gái Nam Xương– Nguyễn Dữ, Bánh trôi nước – Hồ Xuân Hương, Truyện Kiều – Nguyễn Du,), bất bình, chán ghét  với cuộc sống tù túng, ngột ngạt, tẻ nhạt thực tại ( Chinh phụ ngâm – Đặng Trần Côn, Tự tình, Làm lẽ – Hồ Xuân Hương, Cung oán ngâm khúc – Nguyễn Gia Thiều ,), có khát vọng về một cuộc sống công bằng, khát khao hạnh phúc, tự do yêu đương (Truyện Kiều – Nguyễn Du, Chinh phụ ngâm – Đặng Trần Côn, Cung oán ngâm khúc – Nguyễn Gia Thiều, Làm lẽ – Hồ Xuân Hương,),  mong ước có được một tình yêu thủy chung, son sắt (Mời trầu – Hồ Xuân Hương),
¦  Đứng trên lập trường nhân sinh, các nhà văn đã bày tỏ nỗi cảm thông, thương xót, chia sẻ với những nỗi thống khổ, bất hạnh mà người phụ nữ phải gánh chịu; trân trọng, phát hiện ở người phụ nữ những phẩm chất tốt đẹp; thấu hiểu, đồng cảm với những khát vọng sống, hạnh phúc đầy tính nhân văn của họ. Đó cũng chính là giá trị nhân đạo sâu sắc được thể hiện qua các tác phẩm.

File đính kèm:

  • docxnoi_dung_yeu_nuoc_va_nhan_dao_trong_van_hoc_trung_dai_viet_n.docx