Nội dung ôn tập Vật lí Lớp 11 - Chủ đề: Từ trường
Bạn đang xem tài liệu "Nội dung ôn tập Vật lí Lớp 11 - Chủ đề: Từ trường", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Nội dung ôn tập Vật lí Lớp 11 - Chủ đề: Từ trường
TRƯỜNG THPT AN KHÁNH TỔ VẬT LÝ - CÔNG NGHỆ NỘI DUNG ÔN TẬP TẠI NHÀ TỪ NGÀY 30/3 ĐẾN 04/4/2020 Ninh Kiều, ngày 02 tháng 4 năm 2020 CHỦ ĐỀ: TỪ TRƯỜNG I. Hệ thống kiến thức Từ trường: - Từ trường là một dạng vật chất tồn tại trong không gian mà biểu hiện cụ thể là sự xuất hiện của lực từ tác dụng lên một dòng điện hay một nam châm đặt trong nó. - Hướng của từ trường tại một điểm là hướng Nam-Bắc của kim nam châm nằm cân bằng tại điểm đó. - Từ trường đều là từ trường mà các đường sức cùng chiều, song song và cách đều nhau. Đường sức từ: - Đường sức từ là những đường cong vẽ ở trong không gian có từ trường, sao cho tiếp tuyến tại mỗi điểm có hướng trùng với hướng của từ trường tại điểm đó. - Tính chất đường sức từ: + Qua mỗi điểm trong không gian chỉ vẽ được một đường sức từ. + Các đường sức từ là những đường cong khép kín hoặc vô hạn ở hai đầu. + Chiều của đường sức từ tuân theo quy tắc nắm tay phải. + Nơi có từ trường mạnh đường sức từ vẽ dầy. Nơi có từ trường yếu đường sức từ vẽ thưa. Véctơ cảm ứng từ tại một điểm: - Điểm đặt: tại điểm đang xét. - Hướng: trùng với hướng của từ trường tại điểm đó. - Biểu thức: . Đơn vị Tesla (T). Lực từ tác dụng lên dây dẫn mang dòng điện: - Điểm đặt: đặt tại trung điểm của đoạn dây. - Phương: vuông góc với mặt phẳng chứa dây dẫn và đường cảm ứng từ. - Chiều: xác định theo quy tắc bàn tay trái. - Độ lớn: F = BIl.sinα trong đó α là góc tạo bởi hướng của véc tơ cảm ứng từ và hướng dòng điện. Từ trường của các dòng điện chạy trong các dây dẫn có hình dạng đặc biệt: Từ trường của dòng điện trong dây dẫn thẳng dài Từ trường của dòng điện tròn Từ trường của dòng điện trong ống dây Hình dạng: là những đường tròn đồng tâm. Điểm đặt: tại vị trí xét. Phương: Chiều: tuân theo quy tắc nắm tay phải. Biểu thức: Hình dạng: tại tâm là đường thẳng. Điểm đặt: tại tâm. Phương: Chiều: tuân theo quy tắc nắm tay phải. Biểu thức: Hình dạng: trong lòng ống dây là từ trường đều. Điểm đặt: tại vị trí xét. Phương: vuông góc với mặt phẳng ống dây. Chiều: tuân theo quy tắc nắm tay phải. Biểu thức: II. Vận dụng BÀI TẬP TỰ LUẬN Câu 1. Một đoạn dây dẫn dài 0,4 m đặt trong từ trường đều sao cho dây dẫn hợp với véctơ cảm ứng từ 1 góc 300. Biết I = 20 A, cảm ứng từ B = 2.10-4 T. Tính lực từ tác dụng lên đoạn dây dẫn? (Đs: 8.10-4 N) Câu 2. Dòng điện I = 1 A chạy trong dây dẫn thẳng dài. Tính cảm ứng từ tại điểm M cách dây dẫn 10 cm? (Đs: 2.10-6 T) Câu 3. Một khung dây tròn có 15 vòng dây đang đặt trong chân không. Cho dòng điện I = 48 A chạy qua khung dây thì độ lớn cảm ứng từ tại tâm vòng dây là 2π.10-5 T. Tính đường kính khung dây tròn? (Đs: 24 cm) Câu 4. Cho dòng điện cường độ I = 0,15 A chạy qua các vòng dây của một ống dây, thì cảm ứng từ bên trong ống dây là B = 35.10-5 T. Ống dây dài 50 cm. Tính số vòng dây của ống dây. (Đs: 929 vòng) Câu 5. Hai dây dẫn thẳng, rất dài, đặt song song, cách nhau 20 cm trong không khí, có hai dòng điện cùng chiều, có cường độ I1 = 12 A; I2 = 15 A chạy qua. Xác định cảm ứng từ tổng hợp do hai dòng điện này gây ra tại điểm M cách dây dẫn mang dòng I1 15 cm và cách dây dẫn mang dòng I2 5 cm. (Đs: 4,4.10-5 T) TRẮC NGHIỆM Câu 1. Từ trường đều là từ trường mà các đường sức từ là các đường A. thẳng. B. song song. C. thẳng song song. D. thẳng song song và cách đều nhau. Câu 2: Trong quy tắc bàn tay trái thì theo thứ tự, chiều của ngón giữa, của ngón cái chỉ chiều của yếu tố nào? A. Dòng điện, từ trường. B. Từ trường, dòng điện. C. Dòng điện, lực từ. D. Từ trường, lực từ. Câu 3. Đường sức từ không có tính chất nào sau đây? A. Qua mỗi điểm trong không gian chỉ vẽ được một đường sức; B. Các đường sức là các đường cong khép kín hoặc vô hạn ở hai đầu; C. Chiều của các đường sức là chiều của từ trường; D. Các đường sức của cùng một từ trường có thể cắt nhau. Câu 4. Từ trường là dạng vật chất tồn tại trong không gian và A. tác dụng lực đẩy lên các vật đặt trong nó. B. tác dụng lực điện lên điện tích. C. tác dụng lực hút lên các vật. D. tác dụng lực từ lên nam châm và dòng điện. Câu 5. Lực từ tác dụng lên đoạn dây dẫn không phụ thuộc trực tiếp vào A. độ lớn cảm ứng từ. B. cường độ dòng điện chạy trong dây dẫn. C. chiêu dài dây dẫn mang dòng điện. D. điện trở dây dẫn. Câu 6. Một đoạn dây dẫn thẳng dài 1m mang dòng điện 10 A, dặt trong một từ trường đều 0,1 T thì chịu một lực 0,5 N. Góc lệch giữa cảm ứng từ và chiều dòng điện trong dây dẫn là A. 0,50. B. 300. C. 450. D. 600. Câu 7. Một dòng điện chạy trong một dây tròn 10 vòng đường kính 20 cm với cường độ 10 A thì cảm ứng từ tại tâm các vòng dây là A. 0,2π mT. B. 0,02π mT. C. 20π μT. D. 0,2 mT. Câu 8. Một dòng điện có cường độ I = 5 A. chạy trong một dây dẫn thẳng, dài. Cảm ứng từ do dòng điện này gây ra tại điểm M có độ lớn B = 4.10-5 T. Điểm M cách dây một khoảng A. 5 cm. B. 10 cm. C. 2,5 cm. D. 25 cm. Câu 9. Hai ống dây dài bằng nhau và có cùng số vòng dây, nhưng đường kính ống một gấp đôi đường kính ống hai. Khi ống dây một có dòng điện 10 A thì độ lớn cảm ứng từ trong lòng ống một là 0,2 T. Nếu dòng điện trong ống hai là 5 A thì độ lớn cảm ứng từ trong lòng ống hai là A. 0,1 T. B. 0,2 T. C. 0,05 T. D. 0,4 T. Câu 10. Một đoạn dây dẫn mang dòng điện 1,5 A chịu một lực từ 5 N. Sau đó cường độ dòng điện thay đổi thì lực từ tác dụng lên đoạn dây là 20 N. Cường độ dòng điện đã A. tăng thêm 4,5 A. B. tăng thêm 6 A. C. giảm bớt 4,5 A. D. giảm bớt 6 A. III. Luyện tập Câu 1. Phương của lực từ tác dụng lên dây dẫn mang dòng điện không có đặc điểm nào sau đây? A. Vuông góc với dây dẫn mang dòng điện. B. Vuông góc với véc tơ cảm ứng từ. C. Vuông góc với mặt phẳng chứa véc tờ cảm ứng từ và dòng điện. D. Song song với các đường sức từ. Câu 2. Độ lớn cảm ứng từ tại tâm vòng dây dẫn tròn mang dòng điện không phụ thuộc A. bán kính dây. B. bán kính vòng dây. C. cường độ dòng điện chạy trong dây. C. môi trường xung quanh. Câu 3. Độ lớn cảm ứng từ sinh bởi dòng điện chạy trong ống dây tròn phụ thuộc A. chiều dài ống dây. B. số vòng dây của ống. C. đường kính ống. D. số vòng dây trên một mét chiều dài ống. Câu 4. Cảm ứng từ sinh bởi dòng điện chạy trong dây dẫn thẳng dài không có đặc điểm nào sau đây? A. vuông góc với dây dẫn. B. tỉ lệ thuận với cường độ dòng điện. C. tỉ lệ nghịch với khoảng cách từ điểm đang xét đến dây dẫn. D. tỉ lệ thuận với chiều dài dây dẫn. Câu 5. Nhận định nào sau đây không đúng về cảm ứng từ sinh bởi dòng điện chạy trong dây dẫn thẳng dài? A. phụ thuộc bản chất dây dẫn. B. phụ thuộc môi trường xung quanh. C. phụ thuộc hình dạng dây dẫn. D. phụ thuộc độ lớn dòng điện. Câu 6. Một dây dẫn mang dòng điện có chiều từ trái sang phải nằm trong một từ trường có chiều từ dưới lên thì lực từ có chiều A. từ trái sang phải. B. từ trên xuống dưới. C. từ trong ra ngoài. D. từ ngoài vào trong. Câu 7. Một dây dẫn mang dòng điện được bố trí theo phương nằm ngang, có chiều từ trong ra ngoài. Nếu dây dẫn chịu lực từ tác dụng lên dây có chiều từ trên xuống dưới thì cảm ứng từ có chiều A. từ trái sang phải. B. từ phải sang trái. C. từ trên xuống dưới. D. từ dưới lên trên. Câu 8. Nếu lực từ tác dụng lên đoạn dây dẫn mang dòng điện tăng 2 lần thì độ lớn cảm ứng từ tại vị trí đặt đoạn dây đó A. vẫn không đổi. B. tăng 2 lần. C. tăng 4 lần. D. giảm 2 lần. Câu 9. Khi độ lớn cảm ứng từ và cường độ dòng điện qua dây dẫn tăng 2 lần thì độ lớn lực từ tác dụng lên dây dẫn A. tăng 2 lần. B. tăng 4 lần. C. không đổi. D. giảm 2 lần. Câu 10. Nhận xét nào sau đây không đúng về cảm ứng từ? A. Đặc trưng cho từ trường về phương diện tác dụng lực từ; B. Phụ thuộc vào chiều dài đoạn dây dẫn mang dòng điện; C. Trùng với hướng của từ trường; D. Có đơn vị là Tesla. Câu 11. Một đoạn dây dẫn dài 1,5 m mang dòng điện 10 A, đặt vuông góc trong một từ trường đều có độ lớn cảm ứng từ 1,2 T. Nó chịu một lực từ tác dụng là A. 18 N. B. 1,8 N. C. 1800 N. D. 0 N. Câu 12. Đặt một đoạn dây dẫn thẳng dài 120 cm song song với từ trường đều có độ lớn cảm ứng từ 0,8 T. Dòng điện trong dây dẫn là 20 A thì lực từ có độ lớn là A. 19,2 N. B. 1920 N. C. 1,92 N. D. 0 N. Câu 13. Một đoạn dây dẫn mang dòng điện 2 A đặt trong một từ trường đều thì chịu một lực từ 8 N. Nếu dòng điện qua dây dẫn là 0,5 A thì nó chịu một lực từ có độ lớn là A. 0,5 N. B. 2 N. C. 4 N. D. 32 N. Câu 14. Cho đoạn dây l = 10 cm, có dòng điện chạy qua I = 1 A đặt trong từ trường đều B = 0,1 T, . Lực từ có giá trị là A. 2,5.10-3 N. B. 3.10-3 N. C. 6,5.10-3 N. D. 5.10-3 N. Câu 15. Một dòng điện chạy trong dây dẫn thẳng dài vô hạn có độ lớn 10 A đặt trong chân không sinh ra một từ trường có độ lớn cảm ứng từ tại điểm cách dây dẫn 50 cm là A. 4.10-6 T. B. 2.10-7/5 T. C. 5.10-7 T. D. 3.10-7 T. Câu 16. Một ống dây dài 50 cm có 1000 vòng dây mang một dòng điện là 5 A. Độ lớn cảm ứng từ trong lòng ống là A. 8 π mT. B. 4 π mT. C. 8 mT. D. 4 mT. Câu 17. Một ống dây dài 50 cm, cường độ dòng điện chạy qua mỗi vòng dây là 2 A. cảm ứng từ bên trong ống dây có độ lớn B = 25.10-4 T. Số vòng dây của ống dây là A. 250. B. 497. C. 418. D. 320. Câu 18. Tại tâm của một dòng điện tròn cường độ 5 A cảm ứng từ đo được là 31,4.10-6 T. Đường kính của dòng điện đó là A. 10 cm. B. 20 cm. C. 22 cm. D. 26 cm. Câu 19. Một dòng điện có cường độ I = 5 A chạy trong một dây dẫn thẳng, dài. Cảm ứng từ do dòng điện này gây ra tại điểm M có độ lớn B = 4.10-5 T. Điểm M cách dây một khoảng A. 25 cm. B. 10 cm. C. 5 cm. D. 2,5 cm. Câu 20. Một dòng điện thẳng, dài có cường độ 20 A, cảm ứng từ tại điểm M cách dòng điện 5 cm có độ lớn là A. 8.10-5 T. B. 8π.10-5 T. C. 4.10-6 T. D. 4π.10-6 T. Câu 21. Một ống dây có dòng điện 10 A chạy qua thì cảm ứng từ trong lòng ống là 0,2 T. Nếu dòng điện trong ống là 20 A thì độ lớn cảm ứng từ trong lòng ống là A. 0,4 T. B. 0,8 T. C. 1,2 T. D. 0,1 T. Câu 22. Một dòng điện có cường độ I = 5 A chạy trong một dây dẫn thẳng, dài. Cảm ứng từ do dòng điện này gây ra tại điểm M có độ lớn B = 4.10-6 T. Điểm M cách dây một khoảng A. 2,5 m. B. 25 cm. C. 2,5 cm. D. 5 cm. Câu 23. Một đoạn dây dẫn dài 1,5 m mang dòng điện 10 A, đặt song song trong một từ trường đều có độ lớn cảm ứng từ 1,2 T. Nó chịu một lực từ tác dụng là A. 18 N. B. 1,8 N. C. 1800 N. D. 0 N. Câu 24. Một đoạn dây dẫn dài l = 0,2 m đặt trong từ trường đều sao cho dây dẫn hợp với vectơ cảm ứng từ một góc a = 300. Biết dòng điện chạy qua dây là 10 A, cảm ứng từ B = 2.10-4 T. Lực từ tác dụng lên đoạn dây dẫn là A. l0-4 N. B. 2.10-4 N. C. 10-3 N. D. 1.10-3 N. Câu 25. Trong một động cơ điện, đoạn dây dẫn có dòng điện 8 A đặt vuông góc với vecto cảm ứng từ ( B = 0,2 T). Lực từ tác dụng lên 5 cm của đoạn dây dẫn là A. 0,08 N. B. 8 N. C. 0 N. D. 800 N. Câu 26. Trong động cơ điện đoạn dây dẫn có dòng điện 5 A đặt vuông góc với vecto cảm ứng từ . Lực từ tác dụng lên 10 cm của đoạn dây ấy là 10 mN. Cảm ứng từ B bằng A. 2 T. B. 0,2 T. C. 2.10-4 T. D. 2.10-2 T. Câu 27. Một đoạn dây dẫn thẳng MN dài 6 cm đặt trong từ trường đều có cảm ứng từ B = 0,5 T. Lực từ tác dụng lên đoạn dây có độ lớn F = 7,5.10-2 N. Góc a hợp bởi dây MN và đường cảm ứng từ là 300. Dòng điện đặt trong từ trường đều có độ lớn A. 1 A. B. 5 A. C. 2 A. D. 4 A. Câu 28. Đoạn dây dẫn mang dòng điện 10 A, đặt vuông góc trong một từ trường đều có độ lớn cảm ứng từ 1,2 T. Nó chịu một lực từ tác dụng là 18 N. Chiều dài của đoạn dây dẫn là A. 1,5 m. B. 15 m. C. 2 m. D. 5 m. Câu 29. Một đoạn dây dẫn thẳng MN dài 6 cm có dòng điện I = 5 A đặt trong từ trường đều có cảm ứng từ B = 0,5 T. Lực từ tác dụng lên đoạn dây có độ lớn F = 7,5.10-2 N. Góc a hợp bởi dây MN và đường cảm ứng từ là A. 0,50 B. 300. C. 600. D. 900. Câu 30. Một đoạn dây dẫn thẳng dài 1m mang dòng điện 10 A, dặt trong một từ trường đều 0,1 T thì chịu một lực 0,5 N. Góc lệch giữa cảm ứng từ và chiều dòng điện trong dây dẫn là A. 0,50. B. 300. C. 450. D. 600. DUYỆT CỦA TỔ TRƯỞNG Nguyễn Thị Ngọc Điệp GIÁO VIÊN BIÊN SOẠN Phạm Thị Thúy An
File đính kèm:
- noi_dung_on_tap_vat_li_lop_11_chu_de_tu_truong.doc