Nội dung ôn tập Vật lí Lớp 10 - Chủ đề: Các định luật bảo toàn- Chất khí
Bạn đang xem tài liệu "Nội dung ôn tập Vật lí Lớp 10 - Chủ đề: Các định luật bảo toàn- Chất khí", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Nội dung ôn tập Vật lí Lớp 10 - Chủ đề: Các định luật bảo toàn- Chất khí
TRƯỜNG THPT AN KHÁNH TỔ : VẬT LÍ – CN NỘI DUNG ÔN TẬP TẠI NHÀ TỪ NGÀY 20/4 ĐẾN 28/4/2020 Ninh Kiều, ngày 22 tháng 4 năm 2020 Chủ đề: CÁC ĐỊNH LUẬT BẢI TOÀN – CHẤT KHÍ I. Bài tập có hướng dẫn Bài 1: Một vật được ném lên từ độ cao 1 m so với mặt đất với vận tốc đầu 2 m/s. Biết khối lượng của vật bằng 0,5 kg (Lấy g = 10 m/s2). Chọn gốc thế năng tại mặt đất, tính cơ năng của vật ? Tóm tắt: h = 1 m; v = 2 m/s; m = 0,5 kg; g = 10 m/s2; W = ? HD: Bài 2: Chiếc xe chạy trên đường ngang với vận tốc 20 m/s va chạm mềm vào một chiếc xe khác đang đứng yên và có cùng khối lượng. Tính vận tốc của hai xe sau va chạm ? Tóm tắt: v1 = 20 m/s ; v2 = 0 m/s; m1 = m2 = m; v1‘ = v2‘ = v = ? HD: Bài 3: Dưới áp suất 105 Pa một lượng khí có thể tích 10 lít. Tính thể tích của khí đó dưới áp suất 3.105 Pa. Biết trong quá trình biến đổi, nhiệt độ của lượng khí không đổi. Tóm tắt: p1 = 105 Pa ; V1 = 10 lít; p2 = 3.105 Pa; T = const; V2= ? HD: lít Bài 4: Một khối khí được nén đẳng nhiệt từ thể tích 16 lít, áp suất từ 1atm tới 4 atm. Tìm thể tích phần khí đã bị nén ? Tóm tắt: V1 = 16 lít ; p1 = 1 atm; p2 = 4 atm; T = const; HD: Bài 5: Nếu áp suất của một lượng khí tăng thêm 2.105 Pa thì thể tích giảm 3 lít. Nếu áp suất tăng thêm 5.105 Pa thì thể tích giảm 5 lít. Tìm áp suất và thể tích ban đầu của khí, biết nhiệt độ khí không đổi. HD: Từ 2 pt trên p1 = 4.105 Pa ; V1 = 9 lít II. Luyện tập Câu 1: Khi vật nặng rơi từ độ cao h xuống mặt đất thì A. động năng và thế năng của vật giảm. B. động năng và thế năng của vật tăng. C. động năng tăng, thế năng giảm. D. động năng và thế năng không đổi. Câu 2 : Chọn câu sai . Động năng của vật không đổi khi vật A. chuyển động thẳng đều. B. chuyển động với gia tốc không đổi. C. chuyển động tròn đều. D. chuyển động đều trên một đường cong. Câu 3: Một ô tô khối lượng 1000 kg chuyển động với vận tốc 80 km/h. Động năng của ô tô bằng A. 3,2.106 J. B. 2,52.104 J. C. 2,42.106 J. D. 2,47.105 J. Câu 4: Một gàu nước khối lượng 10 kg được kéo cho chuyển động đều lên độ cao 5 m trong khoảng thời gian 1 phút 40 giây (Lấy g = 10 m/s2). Công suất của lực kéo là A. 0,5 W. B. 5W. C. 50W. D. 500 W. Câu 5: Một vật có khối lượng 2 kg chuyển động theo phương trình x = 2t2 -4t +3 (m). Độ biến thiên động lượng của vật sau 3s là A. 26 kg.m/s. B.24 kg.m/s. C.14 kg.m/s. D. 22 kg.m/s. Câu 6: Công thức tính công của lực F trong trường hợp tổng quát là A. A = F.s.cosa. B. A = mgh. C. A = ½.mv2. D. A = F.s. Câu 7: Chọn gốc thế năng là mặt đất. Thế năng của vật nặng 2 kg ở dưới đáy một giếng sâu 10 m tại nơi có gia tốc trọng trường g = 10 m/s2 là A. 100 J. B. – 100 J. C. 200 J. D. – 200 J. Câu 8. Véc tơ động lượng A. cùng phương, ngược chiều với véc tơ vận tốc. B. có phương hợp với véc tơ vận tốc một góc α bất kì. C. có phương vuông góc với véc tơ vận tốc. D. cùng phương, cùng chiều với véc tơ vận tốc. Câu 9. Một vật có khối lượng 1 kg được thả rơi tự do. Cho g = 10 m/s2. Sau 2s động lượng của vật bằng A. 10 kg.m/s. B. 2 kg.m/s. C. 20 kg.m/s. D. 1 kg.m/s. Câu 10. Chọn phát biểu sai. A. Động lượng là một đại lượng véc tơ. B. Xung của lực là một đại lượng véc tơ. C. Động lượng tỉ lệ với khối lượng vật. D. Động lượng tỉ lệ với bình phương vận tốc. Câu 11. Một vật rơi tự do từ độ cao 120 m. Lấy g = 10 m/s2. Bỏ qua sức cản của không khí. Động năng của vật gấp đôi thế năng tại độ cao A. 10 m. B. 30 m. C. 20 m. D. 40 m. Câu 12. Một người khối lượng m đang treo mình trên cành cây thì thấy một chiếc ô tô tải chở cát khối lượng M đang đi ngang qua với vận tốc v. Người đó thả mình rơi xuống thùng xe. Vận tốc của cả người và xe sau đó là A.v′=(M+m)vM B.v′=Mv / (M+m). C.v′=−(M+m)vM. D.v′=−Mv(M+m). Câu 13. Đơn vị nào sau đây không phải là đơn vị của công ? A. kW.h. B. N.m. C. kg.m2/s2 D. kg.m2/s. Câu 14. Kéo một xe goong bằng một sợ dây cáp với một lực bằng 150 N. Góc giữa dây cáp và mặt phẳng nằm ngang bằng 300. Công của lực tác dụng lên xe để xe chạy được 200 m là A. 30000 J. B. 15000 J. C. 25950 J. D. 51900 J. Câu 15: Một vật khối lượng m chuyển động với vận tốc v. Động năng của vật tăng gấp đôi khi A. m không đổi ,v tăng gấp đôi. B. m giảm một nửa ,v tăng gấp đôi. C. m tăng gấp đôi ,v giảm còn một nửa. D. m không đổi ,v giảm còn một nửa. Câu 16. Một người có khối lượng 50 kg, ngồi trên ô tô đang chuyển động với vận tốc 72 km/h. Động năng của người đó so với ô tô là A. 129,6 kJ. B. 10 kJ. C. 0 J. D. 1 kJ. Câu 17: Khi một tên lửa chuyển động thì cả vận tốc và khối lượng của nó đều thay đổi. Khi khối lượng giảm một nửa, vận tốc tăng gấp hai thì động năng của tên lửa A. không đổi. B. giảm 2 lần. C. tăng gấp 4 lần. D. tăng gấp 2 lần. Câu 18. Khi bị nén 3 cm, một lò xo có thế năng đàn hồi bằng 0,18 J. Độ cứng của lò xo bằng A. 200 N/m. B. 300 N/m. C. 400 N/m. D. 500 N/m. Câu 19: Một vật khối lượng 1,0 kg có thế năng 2,0 J đối với mặt đất. Lấy g = 9,8 m/s2. Khi đó, vật ở độ cao A. 0,102 m. B. 1,0 m. C. 0,204 m. D. 9,8 m. Câu 20. Một vật được ném thẳng đứng từ dưới lên cao. Trong quá trình chuyển động của vật thì A. thế năng của vật giảm, trọng lực sinh công dương. B. thế năng của vật giảm, trọng lực sinh công âm. C. thế năng của vật tăng, trọng lực sinh công dương. D. thế năng của vật tăng, trọng lực sinh công âm. Câu 21. Trong dao động của một con lắc đơn, tại vị trí cao nhất thì A. cơ năng bằng 0. B. thế năng đạt giá trị cực đại. C.động năng đạt giá trị cực đại. D. thế năng bằng động năng. Câu 22: Va chạm nào sau đây là va chạm mềm ? A. Viên đạn xuyên qua một tấm bia trên đường bay của nó. B. Viên đạn bay xuyên vào và nằm gọn trong bao cát. C. Quả bóng đang bay đập vào tường và nảy ra. D. Quả bóng tennis đập xuống sân thi đấu. Câu 23: Khối lượng súng là 4 kg và của đạn là 50 g. Lúc thoát khỏi nòng súng, đạn có vận tốc 800 m/s. Vận tốc giật lùi của súng là A. 10m/s. B. 7m/s. C. 12m/s. D. 6m/s. Câu 24. Một vật có khối lượng 0,5 kg trượt không ma sát trên một mặt phẳng ngang với tốc độ 5 m/s đến đập vào một bức tường thẳng đứng theo phương vuông góc với tường. Sau va chạm vật bật ngược trở lại phương cũ với tốc độ 2 m/s. Thời gian tương tác là 0,2 s. Lực do tường tác dụng lên vật có độ lớn bằng A. 1750 N. B. 17,5 N. C. 175 N. D. 1,75 N. Câu 25. Một vật có khối lượng 200 g bắt đầu rơi tự do từ điểm M cách mặt đất 10 m. Tại điểm N động năng của vật gấp 3 lần thế năng. Lấy g = 10 m/s2, bỏ qua mọi lực cản của không khí. Thời gian chuyển động của vật trên đoạn MN là A. 1,5 s. B. 0,2 s. C. 1,2 s. D. 0,5 s. Hết... DUYỆT CỦA TỔ TRƯỞNG Nguyễn Thị Ngọc Điệp GIÁO VIÊN BIÊN SOẠN Lâm Thị Cẩm Hồng
File đính kèm:
- noi_dung_on_tap_vat_li_lop_10_chu_de_cac_dinh_luat_bao_toan.docx