Nội dung ôn tập Sinh học Lớp 12 - Chủ đề: Hệ sinh thái và sinh quyền

doc 7 trang Mạnh Hào 26/06/2024 940
Bạn đang xem tài liệu "Nội dung ôn tập Sinh học Lớp 12 - Chủ đề: Hệ sinh thái và sinh quyền", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nội dung ôn tập Sinh học Lớp 12 - Chủ đề: Hệ sinh thái và sinh quyền

Nội dung ôn tập Sinh học Lớp 12 - Chủ đề: Hệ sinh thái và sinh quyền
TRƯỜNG THPT AN KHÁNH
TỔ SINH-CÔNG NGHỆ
NỘI DUNG ÔN TẬP TẠI NHÀ
TỪ NGÀY 30/3 ĐẾN 04/4/2020
Ninh Kiều, ngày 30 tháng 3 năm 2020
CHỦ ĐỀ. HỆ SINH THÁI VÀ SINH QUYỂN
I. Hệ thống kiến thức
A. HỆ SINH THÁI
I. Khái niệm hệ sinh thái: Hệ sinh thái bao gồm quần xã sinh vật và sinh cảnh
 VD: Hệ sinh thái ao hồ, đồng ruộng, rừng
 - Hệ sinh thái là một hệ thống sinh học hoàn chỉnh và tương đối ổn định.
 - Hệ sinh thái là 1 tổ chức sống: vì nó có sự trao đổi chất và năng lượng giữa SV và MT.
 - HST có kích thước rất đa dạng (Một giọt nước ao tù cũng có thể xem là 1 HST).
II. Các thành phấn cấu trúc của hệ sinh thái: Gồm có 2 thành phần
- Thành phần vô sinh (sinh cảnh): Các yếu tố khí hậu, thổ nhưỡng
- Thành phần hữu sinh (QXSV): 
+ Sinh vật sản xuất: thực vật, tảo, vi khuẩn tự dưỡng
+ Sinh vật tiêu thụ: 
SVTT bậc 1: động vật ăn thực vật như chuột, sâu, châu chấu
SVTT bậc 2: động vật ăn SVTT bậc 1 như rắn, chim sâu,
SVTT bậc n: động vật ăn SVTT bậc n-1.
+ Sinh vật phân giải: sinh vật phân giải chất hữu cơ như vi khuẩn, nấm, giun đất,
III. Các kiểu hệ sinh thái trên trái đất: Gồm hệ sinh thái tự nhiên và hệ sinh thái nhân tạo
- Hệ sinh thái tự nhiên: tính đa dạng và ổn định cao
+ HST trên cạn. VD: Savan, rừng nhiệt đới, sa mạc, đồng rêu
+ HST dưới nước: 
HST nước ngọt: nước đứng (ao, hồ) và nước chảy (sông, suối)
HST nước mặn: ven bờ (rừng ngập mặn, rạn san hô) và ngoài khơi
- Hệ sinh thái nhân tạo: tính đa dạng và ổn định thấp, ngoài năng lượng tự nhiên con người cung cấp 1 phần năng lượng nhân tạo và chăm sóc tốt nên cá thể sinh trưởng nhanh à năng suất cao
VD: HST Đồng ruộng, thành phố, ao đào,
B. TRAO ĐỔI VẬT CHẤT TRONG HỆ SINH THÁI
I. Trao đổi vật chất trong quần xã sinh vật
1. Chuỗi thức ăn
- Một chuỗi thức ăn gồm nhiều loài có quan hệ dinh dưỡng với nhau và mỗi loài là một mắt xích của chuỗi. 
- Trong hệ sinh thái có hai loại chuỗi thức ăn:
+ Chuỗi thức ăn bắt đầu bằng SV sản xuất → SV tiêu thụ bậc 1,2 
	VD: cỏ à chuột à rắn à đại bàng
+ Chuỗi thức ăn bắt đầu bằng SV phân giải mùn bả hữu cơ → SV tiêu thụ bậc 1,2 
	VD: Giun đất à cò à rắn à người
2. Lưới thức ăn: Là gồm nhiều chuỗi thức ăn có mắt xích chung.
VD: 
3. Bậc dinh dưỡng 
- Tập hợp các loài sinh vật có cùng mức dinh dưỡng hợp thành một bậc dinh dưỡng.
- Trong quần xã có nhiều bậc dinh dưỡng:
+ Bậc dinh dưỡng cấp 1 (Sinh vật sản xuất)
+ Bậc dinh dưỡng cấp 2 (Sinh vật tiêu thụ bậc 1)
+ Bậc dinh dưỡng cấp 3 (Sinh vật tiêu thụ bậc 2) 
+ Bậc dinh dưỡng cấp n (Sinh vật tiêu thụ bậc n-1).
VD : Cây ngô à Sâu ăn lá ngô à Nhái à Rắn à Diều hâu
Bậc dinh dưỡng
cấp 1
Bậc d2
cấp 2
Bậc d2
cấp 3
Bậc d2
cấp 4
Bậc d2
cấp 5
SV sản xuất
SV tiêu thụ
bậc 1
SV tiêu thụ
bậc 2
SV tiêu thụ
bậc 3
SV tiêu thụ
bậc 4
/
/
Đv ăn thịt
bậc 1
ĐV ăn thịt
bậc 2
ĐV ăn thịt
bậc 3
II. THÁP SINH THÁI gồm các hình chủ nhật xếp chồng lên nhau. Mỗi hình là 1 bậc dinh dưỡng, chiều cao bằng nhau, bề rộng khác nhau thể hiện độ lớn của các bậc dinh dưỡng.
- Phân loại : + Tháp số lượng: dựa vào số lượng cá thể (số con, cây)
 + Tháp sinh khối: dựa vào khối lượng cá thể (g, kg)
 + Tháp năng lượng: luôn có đáy rộng, đỉnh nhỏ => hoàn thiện nhất nhưng tốn nhiều thời gian và công sức (cal, Kcal).
C. CHU TRÌNH SINH ĐỊA HÓA VÀ SINH QUYỂN
I. Trao đổi vật chất qua chu trình sinh địa hóa 
- Chu trình sinh địa hoá là chu trình trao đổi các chất trong tự nhiên: các chất từ môi trường à sinh vật sản suất à ....... (qua các bậc dinh dưỡng khác) à sinh vật phân giải à môi trường.
- Một chu trình sinh địa hoá gồm có các phần: 
+ Tổng hợp các chất
+ Tuần hoàn vật chất trong tự nhiên
+ Phân giải và lắng đọng một phần vật chất trong đất, nước. 
II. Một số chu trình sinh địa hoá
 1. Chu trình cacbon
- Cacbon đi vào chu trình dưới dạng cabon điôxit (CO2) .
- TV lấy CO2 để tạo ra chất hữu cơ đầu tiên thông qua con đường quang hợp.
- Khi sử dụng và phân hủy các hợp chất chứa cacbon, SV trả lại CO2 cho môi trường.
- Nồng độ khí CO2 trong bầu khí quyển đang tăng gây hiệu ứng nhà kín làm trái đất nóng lên à gây nhiều thiên tai.
* Giải pháp: Hạn chế sử dụng nhiên liệu hóa thạch, trồng rừng
2. Chu trình nitơ
- TV hấp thụ nitơ dưới dạng muối amôn (NH4+) và nitrat (NO3-).
- Các muối trên vào chu trình (thực vật ) bằng con đường vật lí, hóa học và sinh học (cố định đạm).
- Nitơ từ xác SV trở lại môi trường đất, nước thông qua hoạt động phân giải chất hữu cơ của VK, nấm,đặc biệt hoạt động phản nitrat của VK gây lãng phí nitơ trong đất.
 3. Chu trình nước
- Nước mưa rơi xuống đất, một phần thấm xuống các mạch nước ngầm, một phần tích lũy trong sông , suối, ao , hồ,
- Nước mưa trở lại bầu khí quyển dưới dạng nước thông qua hoạt động thoát hơi nước của lá cây và bốc hơi nước trên mặt đất.
III. Sinh quyển
 1. Khái niệm 
Sinh quyển là toàn bộ sinh vật sống trong các lớp đất, nước và không khí của trái đất. 
Sinh quyển gồm: khí quyển (6-7 km), địa quyển (vài chục m) và thủy quyển (10-11 km)
 2. Các khu sinh học trong sinh quyển
	Bao gồm: Khu sinh học trên cạn, khu sinh học nước ngọt, khu sinh học biển.
D. DÒNG NĂNG LƯỢNG TRONG HỆ SINH THÁI
I. Dòng năng lượng trong hệ sinh thái
- Càng lên bậc dinh dưỡng cao hơn thì năng lượng càng giảm, do mất đi qua hô hấp, bài tiết...
- Trong hệ sinh thái năng lượng được truyền một chiều từ SVSX qua các bậc dinh dưỡng, tới môi trường, còn vật chất được trao đổi qua chu trình dinh dưỡng.
II. Hiệu suất sinh thái: Hiệu suất sinh thái là tỉ lệ % chuyển hoá năng lượng qua các bậc dinh dưỡng.
Hn% = x 100% 
với Hn% : Hiệu suất sinh thái bậc n; 
Qn : Sản lượng bậc dinh dưỡng n; 
Qn-1 : Sản lượng bậc dinh dưỡng n-1
VD: Cỏ (1000Kcal) à Chuột (100Kcal) à Rắn (10Kcal)
Hiệu suất sinh thái của chuột so với cỏ là: H = x 100% = x 100% = 10%
* Hiệu suất sinh thái của bậc dinh dưỡng sau tích luỹ được thường là 10% so với bậc trước liền kề. Năng lượng mất đi qua các bậc dinh dưỡng 90% (thất thoát do hô hấp, sinh nhiệt, chất thải, bài tiết và lắng đọng).
II. Vận dụng
Câu 1: Cho một lưới thức ăn có sâu ăn hạt ngô, châu chấu ăn lá ngô, chim chích và ếch xanh; đều ăn châu chấu và sâu, rắn hổ mang ăn ếch xanh. Trong lưới thức ăn trên, sinh vật tiêu thụ bậc 3 là
A. châu chấu và sâu.	B. rắn hổ mang.
C. chim chích và ếch xanh.	D. rắn hổ mang và chim chích.
Câu 2: Cho các thành phần sau: I. Sinh vật sản xuất; II. Sinh vật tiêu thụ; III. Sinh cảnh của các quần xã; IV. Sinh vật phân giải.
Thành phần hữu sinh của một hệ sinh thái là
A. I, II, III.	B. II, III, IV.	
C. I, III, IV.	D. I, II, IV.
Câu 3: Giả sử sinh khối của các bậc dinh dưỡng được diễn tả theo trình tự như sau: Thực vật phù du rất thấp, giáp xác lớn nhất, cá trích thấp thì hình dạng tháp sinh khối của chúng sẽ được biểu thị như thế nào?
A. Dạng tháp mất cân đối.	
B. Như dạng tháp chuẩn.
C. Tháp có bậc đáy nhỏ nhất, bậc đỉnh lớn nhất.	
D. Tháp có bậc đáy lớn nhất, bậc đỉnh nhỏ nhất.
Câu 4: Phát biểu nào sau đây không đúng khi mô tả về tháp sinh thái?
A. Tháp số lượng được xây dựng dựa trên số lượng cá thể của mỗi bậc dinh dưỡng.
B. Tháp năng lượng bao giờ cũng có dạng đáy lớn đỉnh nhỏ.
C. Tháp sinh khối không phải lúc nào cũng có đáy lớn đỉnh nhỏ.
D. Tháp số lượng bao giờ cũng có dạng đáy lớn đỉnh nhỏ.
Câu 5: Ở hệ sinh thái dưới nước, thông thường, độ đa dạng sinh vật cao nhất có ở hệ sinh thái
A. đầm, ao hồ.	B. ven bờ biển.	
C. ngoài khơi.	D. sông, suối.
Câu 6: Phát biểu nào sau đây sai về chuỗi thức ăn trong hệ sinh thái?
A. Chuỗi thức ăn của hệ sinh thái dưới nước có thể bắt đầu bằng sinh vật sản xuất.
B. Tất cả các chuỗi thức ăn của hệ sinh thái trên cạn đều khởi đầu bằng sinh vật tự dưỡng.
C. Chuỗi thức ăn thể hiện mối quan hệ dinh dưỡng giữa các loài trong quần xã sinh vật.
D. Trong một chuỗi thức ăn, mỗi mắc xích là một loài sinh vật trong hệ sinh thái.
Câu 7. Cho các hoạt động của con người như sau:
I. Khai thác tài nguyên rừng kết hợp trồng và bảo vệ rừng.
II. Khai thác triệt để các nguồn tài nguyên thủy sản.
III. Xây dựng các hệ sinh thái nhân tạo hợp lí.
IV. Bảo vệ các loài thiên địch, bảo tồn đa dạng sinh học.
V. Tăng cường sử dụng các chất hóa học để tiêu diệt các loài sâu hại.
Trong các hoạt động trên, có bao nhiêu hoạt động là giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng hệ sinh thái?
A. 5.	B. 3.	C. 4.	D. 2.
Câu 8: Cho các nhóm sinh vật như sau:
I. Thực vật nổi; II. Động vật nổi; III. Giáp xác;
IV. Cỏ; V. Cá ăn thịt; VI. Vi khuẩn lam.
Trong các nhóm sinh vật trên, có bao nhiêu nhóm thuộc sinh vật sản xuất của hệ sinh thái?
A. 2.	B. 3.	C. 4.	D. 5.
Câu 9: Sơ đồ mô tả đúng về một chuỗi thức ăn là
A. tảo à giáp xác à chim bói cá à cá.	B. tảo àgiáp xác à cá à chim bói cá.
B. tảo à chim bói cá à cá à giáp xác. D. tảo à cá à chim bói cá à giáp xác.
Câu 10: Cho các quá trình sau: I. Tổng hợp các chất; II. Tuần hoàn vật chất trong tự nhiên; 
III. Phân giải các chất; IV. Lắng đọng một phần vật chất trong đất, nước.
Một chu trình sinh địa hóa gồm:
A. II.	B. I, II, III, IV.	C. I, II, III.	D. I, II.
Câu 11: Cho các nhóm sinh vật sau: I. Thực vật; II. Vi khuẩn lam; III. Vi sinh vật dị dưỡng; IV. Tảo lục; V. Nấm; VI. Vi sinh vật phân giải.	
 Có mấy nhóm sinh vật thuộc sinh vật sản xuất trong hệ sinh thái?
A. 4.	B. 2.	C. 3.	D. 5.
Câu 12: Cho các hệ sinh thái sau: I. Hệ sinh thái đồng ruộng; II. Hệ sinh thái nước ngọt; 
III. Hệ sinh thái rừng trồng; IV. Hệ sinh thái thành phố; V. Hệ sinh thái thảo nguyên.
Trong số các hệ sinh thái trên, có bao nhiêu hệ sinh thái thuộc kiểu hệ sinh thái nhân tạo?
A. 5.	B. 3.	C. 2.	D. 4.
Câu 13: Cho các biện pháp sau: I. Tăng cường khai thác tài nguyên thiên nhiên; II. Cải tạo đất; III. Tăng cường chăm sóc cây trồng; IV. Làm thủy lợi để điều tiết lượng nước.
Trong số các biện pháp trên, có bao nhiêu biện pháp có thể được ứng dụng để khắc phục những biến đổi bất lợi của môi trường thiên nhiên?
A. 4.	B. 2.	C. 1.	D. 3.
Câu 14: Cho các nhóm sinh vật sau: I. Thực vật; II. Vi khuẩn lam; III. Vi sinh vật dị dưỡng; IV. Tảo lục; V. Nấm; VI. Vi sinh vật phân giải; VII. Trùng roi xanh.
Trong số các nhóm sinh vật trên, có bao nhiêu nhóm được xem là sinh vật sản xuất trong quần xã sinh vật?
A. 4.	B. 3.	C. 6.	D. 5.
Câu 15: Cho một lưới thức ăn của một quần xã sinh vật gồm các loài sinh vật được kí hiệu là: A, B, C, D, E, F và H. Cho biết loài A là sinh vật sản xuất, các loài còn lại đều là sinh vật tiêu thụ; loài B, C và E cùng sử dụng loài A làm thức ăn; loài E và B là thức ăn của loài D; loài F sử dụng loài C làm thức ăn đồng thời loài F lại là thức ăn của loài E; loài H sử dụng loài D, E và F làm thức ăn. Cho các nhận định về lưới thức ăn nói trên như sau:
I. Lưới thức ăn này có tối đa 5 chuỗi thức ăn.
II. Loài D có thể là sinh vật tiêu thụ bậc 3 hoặc bậc 5.
III. Loài H thuộc nhiều bậc dinh dưỡng khác nhau.
IV. Nếu loại bỏ loài C ra khỏi quần xã sinh vật thì loài F sẽ mất đi.
Trong các nhận định trên, có bao nhiêu nhận định đúng?
A. 1.	B. 2.	C. 3.	D. 4.
III. Luyện tập
Câu 1: Quần xã sinh vật và sinh cảnh của nó được gọi là
A. tháp sinh thái.	B. lưới thức ăn.	
C. bậc dinh dưỡng.	D. hệ sinh thái.
Câu 2: Phát biểu đúng về tháp sinh thái là
A. tháp sinh khối được xây dựng dựa trên năng lượng tích lũy ở mỗi bậc dinh dưỡng.
B. tháp năng lượng bao giờ cũng có dạng đáy lớn, đỉnh nhỏ.
C. tháp số lượng bao giờ cũng có dạng đáy lớn, đỉnh nhỏ.
D. tháp năng lượng được xây dựng dựa trên số lượng cá thể của mỗi bậc dinh dưỡng.
Câu 3: Phát biểu đúng khi nói về tháp số lượng là
A. tháp số lượng được xây dựng dựa trên số lượng cá thể sinh vật ở mỗi bậc dinh dưỡng.
B. tháp số lượng là dạng tháp hoàn thiện nhất, luôn có đáy lớn đỉnh nhỏ.
C. tháp số lượng được xây dựng dựa trên khối lượng tích lũy ở mỗi bậc dinh dưỡng.
D. tháp số lượng được xây dựng dựa trên năng lượng tích lũy ở mỗi bậc dinh dưỡng.
Câu 4: Trong một lưới thức ăn tất cả các loài sinh vật có cùng mức dinh dưỡng hợp thành
A. chuỗi thức ăn.	B. bậc dinh dưỡng.	
C. tháp sinh thái.	D. tháp năng lượng.
Câu 5: Một hệ thống sinh học hoàn chỉnh và tương đối ổn định được gọi là
A. cá thể.	B. quần thể.	
C. hệ sinh thái.	D. quần xã.
Câu 6: Nhóm sinh vật sản xuất trong hệ sinh thái gồm
A. động vật ăn thực vật, vi khuẩn, nấm.	
B. thực vật, một số vi sinh vật tự dưỡng.
C. vi khuẩn, nấm, động vật ăn thịt.	
D. thực vật, động vật, vi sinh vật.
Câu 7: Lưới thức ăn và bậc dinh dưỡng được xây dựng nhằm mô tả quan hệ dinh dưỡng
A. giữa các loài thuộc sinh vật tiêu thụ trong quần thể.
B. giữa các sinh vật cùng loài trong quần xã.
C. giữa các loài trong quần xã.
D. và nơi ở giữa các loài trong quần xã.
Câu 8: Trong hệ sinh thái rừng mưa nhiệt đới, nhóm sinh vật có sinh khối lớn nhất là
A. sinh vật tiêu thụ cấp I.	B. sinh vật tiêu thụ cấp II.
C. sinh vật sản xuất.	D. sinh vật phân hủy.
Câu 9: Tập hợp các chuỗi thức ăn có nhiều mắc xích chung được gọi là
A. bậc dinh dưỡng.	B. quan hệ dinh dưỡng.	
C. hệ sinh thái. 	D. lưới thức ăn.
Câu 10: Trong hệ sinh thái, sinh vật nào sau đây có khả năng sử dụng năng lượng mặt trời để tổng hợp nên chất hữu cơ?
A. sinh vật tiêu thụ cấp I.	B. sinh vật tiêu thụ cấp II.
C. sinh vật sản xuất.	D. sinh vật phân hủy.
Câu 11: Sơ đồ mô tả đúng về một chuỗi thức ăn là
A. cỏ à thằn lằn à sâu à đại bàng.	
B. sâu à cỏ à thằn lằn à đại bàng.
C. cỏ à sâu à thằn lằn à đại bàng.	
D. sâu à thằn lằn à cỏ à đại bàng.
Câu 12: Phát biểu không đúng về hệ sinh thái tự nhiên là
A. hệ sinh thái tự nhiên là hệ thống hoàn chỉnh, khép kín và không có khả năng tự điều chỉnh.
B. hệ sinh thái tự nhiên gồm nhóm các hệ sinh thái trên cạn và nhóm các hệ sinh thái dưới nước.
C. hệ sinh thái tự nhiên được hình thành bằng các quy luật tự nhiên và có thể bị biến đổi dưới tác động của con người.
D. hệ sinh thái tự nhiên trên cạn có thể có chuỗi thức ăn mở đầu bằng sinh vật phân giải mùn bã hữu cơ.
Câu 13: Ví dụ minh họa về hệ sinh thái nhân tạo là
A. hoang mạc.	B. rạn san hô.	
C. thảo nguyên.	D. ruộng lúa.
Câu 14: Một giọt nước ao có thể được gọi là hệ sinh thái vì nó gồm
A. sinh vật phân giải và sinh vật sản xuất.	
B. các vi sinh vật tác động qua lại lẫn nhau.
C. các vi sinh vật và rong tác động qua lại với nhau.	
D. các vi sinh vật và sinh cảnh của chúng.
Câu 15: Cho các phát biểu sau về sơ đồ lưới thức ăn ở hình bên:
	I. Sâu ăn lá và xén tóc thuộc cùng bậc dinh dưỡng.
	II. Quan hệ giữa chuột và rắn là quan hệ đối kháng.
	III. Nếu rắn bị loại bỏ hoàn toàn thì số lượng chuột có thể tăng.
	IV. Có tối đa 3 loài sinh vật thuộc bậc dinh dưỡng cấp 2.
	Trong các phát biểu trên, có bao nhiêu phát biểu đúng?
	A. 3.	B. 4.	C. 1.	D. 2.
-HẾT-
DUYỆT CỦA TỔ TRƯỞNG
Phùng Ngọc Bích
GIÁO VIÊN BIÊN SOẠN
Nguyễn Văn Mạnh

File đính kèm:

  • docnoi_dung_on_tap_sinh_hoc_lop_12_chu_de_he_sinh_thai_va_sinh.doc