Nội dung ôn tập Sinh học Lớp 11 - Chủ đề: Cân bằng nội môi; Cảm ứng ở thực vật

doc 9 trang Mạnh Hào 26/06/2024 990
Bạn đang xem tài liệu "Nội dung ôn tập Sinh học Lớp 11 - Chủ đề: Cân bằng nội môi; Cảm ứng ở thực vật", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nội dung ôn tập Sinh học Lớp 11 - Chủ đề: Cân bằng nội môi; Cảm ứng ở thực vật

Nội dung ôn tập Sinh học Lớp 11 - Chủ đề: Cân bằng nội môi; Cảm ứng ở thực vật
TRƯỜNG THPT AN KHÁNH
TỔ SINH-CÔNG NGHỆ
NỘI DUNG ÔN TẬP TẠI NHÀ
TỪ NGÀY 30/3 ĐẾN 04/4/2020
Ninh Kiều, ngày 02 tháng 3 năm 2020
CHỦ ĐỀ CÂN BẰNG NỘI MÔI
A. Hệ thống kiến thức
I. Khái niệm và ý nghĩa cân bằng nội môi
- Cân bằng nội môi là duy trì sự ổn định của môi trường trong cơ thể. Ví dụ: Duy trì thân nhiệt ở người là 36,7 0C.
- Ý nghĩa: Cân bằng nội môi giúp động vật tồn tại và phát triển 
→ Mất cân bằng nội môi làm biến đổi hoặc rối loạn hoạt động của tế bào và các cơ quan, có thể dẫn đến tử vong. Ví dụ: Nếu [NaCl] trong máu cao gây ra bệnh cao huyết áp
II. Sơ đồ khái quát cơ chế cân bằng nội môi
Bộ phận
Nơi thực hiện
Vai trò
Bộ phận tiếp nhận kích thích
Thụ thể hoặc cơ quan thụ cảm
Tiếp nhận kích thích từ môi trường và hình thành xung thần kinh truyền về bộ phận điều khiển
Bộ phận điều khiển
Trung ương thần kinh hoặc tuyến nội tiết
Điều khiển hoạt động của các cơ quan bằng cách gửi đi các tín hiệu thần kinh hoặc hoocmôn.
Bộ phận thực hiện
Các cơ quan như thận, gan, phổi, tim, mạch máu,...
Tăng hoặc giảm hoạt động nhằm đưa môi trường trong trở về trạng thái cân bằng và ổn định.
* Liên hệ ngược: Sự trả lời của bộ phận thực hiện → biến đổi lý hóa → tác động ngược lại bộ phận tiếp nhận kích 
III. Vai trò của thận, gan trong cân bằng áp suất thẩm thấu
Áp suất thẩm thấu của máu phụ thuộc vào lượng nước, nồng độ các chất hoà tan trong máu (Na+).
1. Vai trò của thận
- Pmáu ↑ (ăn mặn, mất nhiều mồ hôi) → thận tăng tái hấp thu nước và ĐV uống nước
- Pmáu ↓ (uống nhiều nước) → thận tăng thải nước
- Thận thải các chất thải (urê. crêatin...)
→ Cân bằng áp suất thẩm thấu
2. Vai trò của gan
Gan tham gia điều hòa cân bằng áp suất thẩm thấu nhờ khả năng điều hòa nồng độ các chất trong máu như glucơzơ trong máu.
- Sau bữa ăn: [glucơzơ] ↑ → tuyến tụy tiết insulin → gan nhận và chuyển glucơzơ thành glicôgen và tế bào tăng sử dụng glucơzơ.
- Xa bữa ăn: [glucơzơ] ↓ → tuyến tụy tiết glucagôn → chuyển glicôgen thành glucơzơ đưa vào máu.
→ [glucơzơ] trong máu ổn định.
IV. Vai trò của hệ đệm trong cân bằng pH nội môi 
- pH máu ổn định từ 7,35 – 7,45 là nhờ hệ đệm, phổi và thận.
- Hệ đệm có khả năng lấy đi H+ hoặc OH- khi các ion này dư thừa trong máu. Có 3 hệ đệm chủ yếu:
+ Hệ đệm bicacbonat: H2CO3 /NaHCO3
+ Hệ đệm phôtphat: NaH2PO4 /NaHPO4-
+ Hệ đệm prôtêinat (prôtêin) → mạnh nhất.
→ Cân bằng pH nội môi
- Phổi thải CO2, vì khi CO2 tăng lên sẽ làm tăng H+ trong máu
- Thận thải H+, tái hấp thụ Na+, thải NH3
B. Vận dụng
Mức độ biết
Câu 1. Cân bằng nội môi là hoạt động 
A. duy trì sự ổn định trong tế bào. 
B. duy trì sự ổn định của máu. 
C. duy trì sự ổn định của môi trường trong cơ thể. 
D. duy trì sự ổn định của bạch huyết.
Câu 2. Huyết áp được duy trì ổn định nhờ bộ phận thực hiện là 
A. tim, mạch máu. 	B. thụ thể áp lực ở mạch máu. 
C. trung khu điều hoà tim mạch ở hành não. D. độ pH của máu. 
Mức độ hiểu
Câu 3. Khi nói về vai trò của các nhân tố tham gia duy trì ổn định pH máu, phát biểu không đúng là
A. hoạt động hấp thu O2 ở phổi có vai trò quan trọng để ổn định độ pH máu. 
B. hệ thống đệm trong máu có vai trò quan trọng để ổn định pH máu.
C. phổi thải CO2 có vai trò quan trọng để ổn định pH máu. 
D. thận thải H+ và HCO3- có vai trò quan trọng để ổn định pH máu. 
Câu 4. Nguyên nhân làm cho cơ thể có cảm giác khát nước là 
A. do áp suất thẩm thấu trong máu tăng. 	B. do áp suất thẩm thấu trong máu giảm. 
C. do độ pH của máu giảm. 	D. do nồng độ glucôzơ trong máu giảm. 
Câu 5. Khi lượng nước trong cơ thể tăng lên so với bình thường thì 
A. áp suất thẩm thấu giảm, huyết áp tăng.	
B. áp suất thẩm thấu tăng, huyết áp tăng. 
C. áp suất thẩm thấu giảm, huyết áp giảm. 
D. áp suất thẩm thấu tăng, huyết áp giảm. 
Câu 6. Áp suất thẩm thấu của máu được duy trì ổn định chủ yếu nhờ vai trò của cơ quan 
A. gan và thận. 	B. phổi và thận. 
C. tuyến ruột và tuyến tụy. 	D. các hệ đệm. 
Câu 7. Các hoocmôn do tuyến tụy tiết ra tham gia vào cơ chế 
A. duy trì ổn định nồng độ glucôzơ trong máu. 
B. điều hòa quá trình tái hấp thụ nước ở thận. 
C. điều hòa quá trình tái hấp thụ Na+ ở thận. 
D. điều hòa độ pH của máu. 
Câu 8. Hệ đệm bicacbônat (NaHCO3/Na2CO3) có vai trò 
A. duy trì cân bằng lượng đường glucôzơ trong máu. 
B. duy trì cân bằng nhiệt độ của cơ thể. 
C. duy trì cân bằng độ pH của máu. 
D. duy trì cân bằng áp suất thẩm thấu của máu.
Mức độ vận dụng
Câu 9. Một bệnh nhân do bị cảm nên bị nôn rất nhiều lần trong ngày làm mất nhiều nước, mất thức ăn và mất nhiều dịch vị. Tình trạng trên gây mất cân bằng nội môi do bao nhiêu nguyên nhân sau đây? 
I. pH máu tăng.	II. Huyết áp giảm. 
III. Áp suất thẩm thấu tăng. 	 IV. Thể tích máu giảm. 
A. 1. 	B. 2. 	C. 3. 	D. 4. 
Câu 10. Cho các phát biểu về cơ chế điều hòa cân bằng nội môi như sau:
I. Hệ hô hấp giúp duy trì độ pH. 
II. Hệ thần kinh có vai trò điều chỉnh huyết áp. 
III. Hệ tiết niệu tham gia điều hòa pH máu. 
IV. Trong 3 hệ đệm điều chỉnh pH thì hệ đệm prôtêin là mạnh nhất, có khả năng điều chỉnh được cả tính axit và bazơ. 
Số phát biểu đúng là 
A. 4. 	B. 1. 	C. 2. 	D. 3. 
C. Luyện tập
Mức độ biết
Câu 1. Khi lượng nước trong cơ thể giảm thì sẽ dẫn đến hiện tượng 
A. áp suất thẩm thấu tăng và huyết áp giảm. 
B. áp suất thẩm thấu tăng và huyết áp tăng. 
C. áp suất thẩm thấu giảm và huyết áp tăng. 
D. áp suất thẩm thấu giảm và huyết áp giảm. 
Câu 2. Bộ phận thực hiện cơ chế cân bằng nội môi gồm 
A. hệ thần kinh và tuyến nội tiết. 
B. các cơ quan dinh dưỡng như thận, gan, mạch máu... 
C. thụ thể hoặc cơ quan thụ cảm. 
D. cơ và tuyến. 
Mức độ hiểu
Câu 3. Khi nói về vai trò của gan, phát biểu không đúng là 
A. tiết ra các hoocmôn để điều hòa cơ thể.	B. khử các chất độc hại cho cơ thể. 
C. điều chỉnh nồng độ glucôzơ trong máu.	D. sản xuất protêin huyết tương.
Câu 4. Hoocmôn insulin có tác dụng chuyển hóa glucôzơ, làm giảm glucôzơ máu bằng cách
A. tăng đào thải glucôzơ theo đường bài tiết. 
B. tích lũy glucôzơ dưới dạng tinh bột để tránh sự khuếch tán ra khỏi tế bào. 
C. tổng hợp thêm các kênh vận chuyển glucôzơ trên màng tế bào ở cơ quan dự trữ làm tế bào tăng hấp thu glucôzơ. 
D. tăng cường hoạt động của các kênh prôtêin vận chuyển glucôzơ trên màng tế bào ở cơ quan dự trữ làm tế bào tăng hấp thu glucôzơ.
Mức độ vận dụng
Câu 5. Cho các phát biểu về vai trò của các nhân tố tham gia duy trì ổn định pH máu như sau:
I. Hoạt động hấp thu O2 ở phổi có vai trò quan trọng để ổn định độ pH máu. 
II. Hệ thống đệm trong máu có vai trò quan trọng để ổn định pH máu.
III. Phổi thải CO2 có vai trò quan trọng để ổn định pH máu. 
IV.Thận thải H+ và HCO3- có vai trò quan trọng để ổn định pH máu.
Số phát biểu đúng là 
A. 1. 	B. 2. 	C. 3. 	D. 4. 
Câu 6. Cho các phát biểu khi nói về vai trò của gan như sau:
I. Tiết ra các hoocmôn để điều hòa cơ thể. 
II. Khử các chất độc hại cho cơ thể. 
III. Điều chỉnh nồng độ glucôzơ trong máu. 
IV. Sản xuất protêin huyết tương (fibrinôgen, các gôbulin và anbumin). 
Số phát biểu đúng là 
A. 1. 	B. 2. 	C. 3. 	D. 4. 
Câu 7. Cho các hệ đệm sau: 
I. Hệ đệm bicacbonat. 	II. Hệ đệm phôtphat. 
III. Hệ đệm sunphat. 	 IV. Hệ đệm prôtêin. 
Số hệ đệm sau đây tham gia ổn định độ pH của máu là
A. 1. 	B. 2. 	C. 3. 	D. 4.
CHỦ ĐỀ CẢM ỨNG Ở THỰC VẬT
A. Hệ thống kiến thức
- Cảm ứng là phản ứng của sinh vật đối với kích thích
- Cảm ứng ở thực vật gồm hướng động và ứng động → giúp cây thích ứng với những biến đổi của môi trường để tồn tại và phát triển.
I. Hướng động
* Là hình thức phản ứng của cơ quan thực vật đối với tác nhân kích thích từ 1 hướng xác định
* Phân loại:
- Dựa theo hướng sinh trưởng của cây
+ Hướng động dương: Sinh truởng hướng tới nguồn kích thích.
+ Hướng động âm: Sinh trưởng theo hướng tránh xa nguồn kích thích.
- Dựa vào loại tác nhân:
Kiểu hướng động
Khái niệm
Tác nhân
Đặc điểm
1. Hướng sáng
Là sự sinh trưởng của thân (cành) hướng về ánh sáng
Ánh sáng
- Thân hướng sáng dương.
- Rễ hướng sáng âm.
2. Hướng trọng lực
Là phản ứng sinh trưởng của cây đối với trọng lực.
Trọng lực
- Thân hướng trọng lực âm.
- Rễ hướng trọng lực dương.
3. Hướng hóa
Là phản ứng sinh trưởng của cây đối với các hợp chất hóa học
Chất 
hóa học
- Hướng hóa dương: Cơ quan sinh trưởng hướng tới nguồn chất dinh dưỡng
- Hướng hóa âm: Cơ quan sinh trưởng tránh xa các chất độc.
4. Hướng nước
Là phản ứng sinh trưởng của rễ hướng tới nguồn nước
Nước
- Rễ cây sinh trưởng mạnh hướng về phía có nguồn nước.
5. Hướng tiếp xúc
Là phản ứng sinh trưởng của cây đối với sự tiếp xúc
Giá thể
- Tua quấn vươn thẳng đến khi tiếp xúc với giá thể thì quấn quanh giá thể.
II. Ứng động
* Ứng động là hình thức phản ứng của cây trước tác nhân kích thích không định hướng.
* Phân loại
- Dựa vào loại tác nhân:
+ Quang ứng động → sự nở và cụp của hoa bồ công anh
+ Nhiệt ứng động → sự nở hoa của hoa nghệ tây, tulip.
+ Thủy ứng động, hóa ứng động, ứng động tiếp xúc, ứng động tổn thương, điện ứng động
- Dựa vào sự sinh trưởng:
+ Ứng động sinh trưởng: Kiểu ứng động, trong đó, các tế bào ở 2 phía đối diện của cơ quan có tốc độ sinh trưởng, dãn dài khác nhau. Ví dụ: Ứng động nở hoa
+ Ứng động không sinh trưởng: Kiểu ứng động không có sự sinh trưởng, dãn dài của các tế bào thực vật. Ví dụ: Cụp lá ở cây trinh nữ, đóng mở khí khổng
B. Vận dụng
HƯỚNG ĐỘNG
Mức độ biết
Câu 1. Cảm ứng ở thực vật là
A. phản ứng vận động của các cơ quan thực vật đối với kích thích.
B. phản ứng sinh trưởng của các cơ quan thực vật đối với kích thích.
C. phản ứng vươn tới của các cơ quan thực vật đối với kích thích.    
D. phản ứng tránh xa của các cơ quan thực vật đối với kích thích.
Câu 2. Thân và rễ của cây có kiểu hướng động là
A. thân hướng sáng dương và hướng trọng lực âm, còn rễ hướng sáng dương và hướng trọng lực dương.
B. thân hướng sáng dương và hướng trọng lực âm, còn rễ hướng sáng âm và hướng trọng lực dương.
C. thân hướng sáng âm và hướng trọng lực dương, còn rễ hướng sáng dương và hướng trọng lực âm.
D. thân hướng sáng dương và hướng trọng lực dương, còn rễ hướng sáng âm và hướng trọng lực dương.
Mức độ hiểu
Câu 3. Các dây leo cuốn quanh cây gỗ là nhờ kiểu hướng động 
A. hướng sáng.	 	B. hướng đất.	 	C. hướng nước.	D. hướng tiếp xúc.
Câu 4: Khi không có ánh sáng cây non sẽ
A. mọc vống lên và lá có màu vàng úa.
B. mọc bình thường nhưng lá có màu đỏ.
C. mọc vống lên và lá có màu xanh.
D. mọc bình thường và lá có màu vàng úa.
Mức độ vận dụng
Câu 5. Trồng cây trong một hộp kín có khoét một lỗ tròn. Sau thời gian ngọn cây mọc vươn về phía ánh sáng. Đây là thí nghiệm chứng minh kiểu hướng động nào? 
A. Hướng sáng âm	B. Hướng sáng dương.
C. Hướng sáng và hướng gió	D. Hướng sáng.
ỨNG ĐỘNG
Mức độ biết
Câu 1. Ứng động là
A. hình thức phản ứng của cây trước tác nhân kích thích không định hướng.
B. hình thức phản ứng của cây trước nhiều tác nhân kích thích.
C. hình thức phản ứng của cây trước tác nhân kích thích lúc có hướng lúc vô hướng.
D. hình thức phản ứng của cây trước tác nhân kích thích không ổn định.
Câu 2. Sự đóng mở của khí khổng thuộc dạng cảm ứng 
A. hướng hoá.	B. ứng động không sinh trưởng.
C. ứng động sức trương.	D. ứng động tiếp xúc.
Mức độ hiểu
Câu 3. Khi bị va chạm cơ học, lá cây trinh nữ xếp lại. Cơ chế của sự vận động cảm ứng này, dựa vào sự thay đổi của
A. các thần kinh cảm giác liên bào ở thực vật.
B. xung động thần kinh thực vật.
C. sức trương nước của tế bào.
D. xung thần kinh động vật.
Mức độ vận dụng
Câu 4. Hoa của cây bồ công anh nở ra lúc sáng và cụp lại lúc chạng vạng tối hoặc lúc ánh sáng yếu là kiểu ứng động 
A. dưới tác động của ánh sáng.
B. dưới tác động của nhiệt độ.
C. dưới tác động của hoá chất.
D. dưới tác động của điện năng.
C. Luyện tập
HƯỚNG ĐỘNG
Mức độ biết
Câu 1. Hướng động là 
A. hình thức phản ứng của một bộ phận của cây trước tác nhân kích thích theo một hướng xác định.
B. hình thức phản ứng của cây trước tác nhân kích thích theo không một hướng xác định.
C. hình thức phản ứng của một bộ phận của cây trước tác nhân kích thích theo nhiều hướng.
D. hình thức phản ứng của cây trước tác nhân kích thích theo nhiều hướng khác nhau.
Mức độ hiểu
Câu 2. Tính hướng đất âm của thân cây và hướng đất dương của rễ được sự chi phối chủ yếu của hoocmôn nào sau đây?
A. Cytokinin.	B. Auxin.	C. Ethylen.	D. GA.
Câu 3. Các loài có hình thức vận động quấn vòng là
A. bầu, bí, mướp.	
B. dưa leo, ớt, cà.	
C. bí, dưa leo, đậu phộng. 
 D. khổ qua, bí, cà.
Câu 4. Bộ phận trong cây có nhiều kiểu hướng động là
A. hoa.	B. thân.	C. rễ.	D. lá.
Mức độ vận dụng
Câu 5. Thân cây đậu cô ve quấn quanh một cọc rào là ví dụ về
A. ứng động sinh trưởng.	B. hướng tiếp xúc.
C. ứng động không sinh trưởng.	D. hướng sáng.
ỨNG ĐỘNG
Mức độ biết
Câu 1. Vận động theo chu kì sinh học là
A. vận động của cơ thể theo thời gian trong ngày. 
B. vận động do các chấn động bên ngoài.
C. vận động do sức trương nước. 
D. vận động sinh trưởng về mọi phía của cơ thể thực vật.
Câu 2. Đặc điểm không thuộc ứng động sinh trưởng là
A. vận động liên quan đến đồng hồ sinh học.
B. các tế bào ở 2 phía đối diện của cơ quan thực vật có tốc độ sinh trưởng khác nhau.
C. vận động liên quan đến hoocmôn thực vật.
D. các tế bào ở 2 phía đối diện của cơ quan thực vật có tốc độ sinh trưởng giống nhau.
Câu 3. Một ứng động diễn ra ở lá là do
A. tác nhân kích thích một phía.	B. tác nhân kích thích không định hướng.
C. tác nhân kích thích định hướng.	D. tác nhân kích thích của môi trường.
Câu 4. Hiện tượng ứng động có vai trò 
A. giúp cây thích nghi một cách đa dạng với những biến đổi của môi trường.
B. giúp cây tồn tại và phát triển với tốc độ nhanh.
C. giúp cây phát triển theo nhịp sinh học.
D. giúp cây phát triển theo nhịp sinh trưởng.
Câu 5. Ứng động sinh trưởng là
A. hình thức phản ứng của cây trước các tác nhân kích thích không định hướng. 
B. sự vận động khi có tác nhân kích thích. 
C. sự vận động cảm ứng do sự khác biệt về tốc độ sinh trưởng không đồng đều của các tế bào tại hai phía đối diện nhau của cơ quan có cấu trúc hình dẹt gây nên. 
D. sự thay đổi trạng thái sinh lí-sinh hoá của cây khi có kích thích. 
Mức độ hiểu
Câu 6. Hoa nghệ tây, hoa tulíp nở và cụp lại do sự biến đổi của nhiệt độ là ứng động
A. dưới tác động của ánh sáng.	B. dưới tác động của nhiệt độ.
C. dưới tác động của hoá chất.	D.dưới tác động của điện năng.
Câu 7. Ứng động sinh trưởng thuộc về ví dụ của
A. hoa mười giờ nở vào buổi sáng; hiện tượng thức ngủ của chồi cây bàng.
B. lá cây họ đậu xòe ra và khép lại; khí khổng đóng và mở.
C. sự đóng mở của lá cây trinh nữ.
D. khí khổng đóng và mở.
Mức độ vận dụng
Câu 8. Hiện tượng bắt mồi của cây nắp ấp là hình thức
A. hướng động.	B. ứng động sinh trưởng.
C. ứng động không sinh trưởng.	D. vận động quấn vòng.
Câu 9. Sự thay đổi áp suất trương nước làm khí khổng đóng mở là do
A. sự thay đổi cường độ ánh sáng.
B. sự tăng cường quá trình tổng hợp các chất hữu cơ của diệp lục.
C. thay đổi nồng độ ion K+ của không bào.
D. thay đổi vị trí của các bào quan trong tế bào.
Tự luận
Câu 1. Trình bày tác nhân và đặc điểm của các kiểu hướng động.
Các kiểu hướng động
Tác nhân
Đặc điểm
Câu 2. Phân biệt ứng động không sinh trưởng và ứng động sinh trưởng.
Câu 3. Cảm ứng là gì? Cho một vài ví dụ về cảm ứng.
--- Hết ---
DUYỆT CỦA TỔ TRƯỞNG	 GIÁO VIÊN BIÊN SOẠN
Phùng Ngọc Bích	 Võ Văn Vũ

File đính kèm:

  • docnoi_dung_on_tap_sinh_hoc_lop_11_chu_de_can_bang_noi_moi_cam.doc