Nội dung ôn tập Sinh học Lớp 11 - Chủ đề: Cảm ứng ở động vật
Bạn đang xem tài liệu "Nội dung ôn tập Sinh học Lớp 11 - Chủ đề: Cảm ứng ở động vật", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Nội dung ôn tập Sinh học Lớp 11 - Chủ đề: Cảm ứng ở động vật
TRƯỜNG THPT AN KHÁNH TỔ SINH-CÔNG NGHỆ NỘI DUNG ÔN TẬP TẠI NHÀ MÔN SINH HỌC LỚP 11 TỪ NGÀY 13/4 ĐẾN 18/4/2020 Ninh Kiều, ngày 14 tháng 4 năm 2020 CHỦ ĐỀ. CẢM ỨNG Ở ĐỘNG VẬT A. Hệ thống kiến thức I. Khái niệm và ý nghĩa cân bằng nội môi - Cảm ứng là khả năng tiếp nhận kích thích và phản ứng lại các kích thích từ môi trường sống đảm bảo cho sinh vật tồn tại và phát triển. - Ở động vật có tổ chức thần kinh, các hình thức cảm ứng là các phản xạ (Được thực hiện nhờ cung phản xạ). - Cung phản xạ gồm + Bộ phận tiếp nhận kích (Thụ thể/cơ quan thụ cảm) + Đường dẫn truyền vào (Đường cảm giác) + Bộ phận phân tích và tổng hợp thông tin để quyết định hình thức và mức độ phản ứng (Trung ương thần kinh). + Đường dẫn truyền ra (Đường vận động). + Bộ phận thực hiện phản ứng (Cơ, tuyến.....). II. Cảm ứng ở các nhóm động vật 1. Động vật chưa có tổ chức thần kinh - Đối tượng: Động vật đơn bào. - Hình thức cảm ứng: Chuyển động cơ thể/co rút chất nguyên sinh. 2. Động vật có tổ chức thần kinh a. Hệ thần kinh dạng lưới - Đối tượng: Động vật có cơ thể đối xứng toả tròn thuộc ngành Ruột khoang. - Đặc điểm: Các tế bào thần kinh nằm rải rác khắp cơ thể và liên hệ nhau qua sợi thần kinh. - Hình thức cảm ứng: Phản ứng với kích thích bằng cách co toàn bộ cơ thể, tiêu tốn nhiều năng lượng. b. Hệ thần kinh dạng chuỗi hạch - Đối tượng: Có ở động vật có cơ thể đối xưng hai bên thuộc ngành giun dẹp, giun tròn, chân khớp. - Cấu tạo: Các tế bào thần kinh tập trung thành hạch thần kinh, hạch thần kinh nối với nhau bởi dây thần kinh tạo chuỗi hạch thần kinh nằm dọc theo chiều dài cơ thể. - Hình thức cảm ứng: Mỗi hạch điều khiển một vùng xác định trên cơ thể nên phản ứng chính xác hơn và tiêu tốn ít năng lượng hơn. c. Hệ thần kinh dạng ống - Đối tượng: Động vật có xương sống (cá, lưỡng cư, bò sát, chim và thú). - Đặc điểm: Được tạo thành từ số lượng rất lớn tế bào thần kinh, gồm 2 phần: + Thần kinh trung ương (não bộ và tuỷ sống). + Thần kinh ngoại biên (dây thần kinh và hạch thần kinh). - Hình thức cảm ứng: Các phản xạ đơn giản (PXKĐK) và phản xạ phức tạp (PXCĐK), số lượng phản xạ rất lớn. B. Vận dụng Mức độ biết Câu 1. Phản xạ của động vật có hệ thần kinh lưới khi bị kích thích là A. duỗi thẳng cơ thể . B. co toàn bộ cơ thể. C. di chuyển đi chỗ khác. D. co ở phần cơ thể bị kích thích. Câu 2. Hệ thần kinh dạng chuỗi hạch được tạo thành do các tế bào thần kinh tập trung thành các hạch thần kinh và được nối với nhau tạo thành A. chuỗi hạch nằm dọc theo chiều dài cơ thể. B. chuỗi hạch nằm dọc theo lưng và bụng. C. chuỗi hạch nằm dọc theo lưng. D. chuỗi hạch được phân bố ở một số phần cơ thể. Câu 3. Hệ thần kinh dạng lưới được tạo thành do các tế bào thần kinh A. nằm rải rác dọc theo khoang cơ thể và liên hệ với nhau qua sợi thần kinh tạo thành mạng lưới tế bào thần kinh. B. phân bố đều trong cơ thể và liên hệ với nhau qua sợi thần kinh tạo thành mạng lưới tế bào thần kinh. C. nằm rải rác trong cơ thể và liên hệ với nhau qua sợi thần kinh tạo thành mạng lưới tế bào thần kinh. D. phân bố tập trung ở một số vùng trong cơ thể và liên hệ với nhau qua sợi thần kinh tạo thành mạng lưới tế bào thần kinh. Câu 4. Ở người, bộ phận của não phát triển nhất là A. não trung gian. B. bán cầu đại não. C. tiểu não và hành não. D. não giữa. Câu 5. Hệ thần kinh ống gặp ở A. cá, lưỡng cư, bò sát, chim, thú. B. cá, lưỡng cư, bò sát, chim, thú, giun đốt. C. cá, lưỡng cư, bò sát, chim, thú, thân mềm. D. cá, lưỡng cư, bò sát, chim, thú, giun tròn. Câu 6. Ý không đúng với đặc điểm của phản xạ co ngón tay là A. phản xạ có tính di truyền. B. phản xạ bẩm sinh. C. phản xạ không điều kiện. D. phản xạ có điều kiện. Câu 7. Phản xạ đơn giản thường là phản xạ A. không điều kiện, thực hiện trên cung phản xạ được tạo bởi một số lượng lớn tế bào thần kinh và thường do tuỷ sống điều khiển. B. không điều kiện, thực hiện trên cung phản xạ được tạo bởi một số ít tế bào thần kinh và thường do não bộ điều khiển. C. không điều kiện, thực hiện trên cung phản xạ được tạo bởi một số ít tế bào thần kinh và thường do tuỷ sống điều khiển. D. có điều kiện, thực hiện trên cung phản xạ được tạo bởi một số lượng lớn tế bào thần kinh và thường do tủy sống điều khiển. Mức độ hiểu Câu 8. Phát biểu không đúng đối với phản xạ là A. phản xạ chỉ có ở những sinh vật có hệ thần kinh. B. phản xạ được thực hiện nhờ cung phản xạ. C. phản xạ được coi là một dạng điển hình của cảm ứng. D. phản xạ là khái niệm rộng hơn cảm ứng. Câu 9. Cung phản xạ diễn ra theo trình tự là A. thụ thể hoặc cơ quan thụ cảm à hệ thần kinh à cơ, tuyến. B. hệ thần kinh à thụ thể hoặc cơ quan thụ cảm à cơ, tuyến. C. thụ thể hoặc cơ quan thụ cảm à cơ, tuyến à hệ thần kinh. D. cơ, tuyến àthụ thể hoặc cơ quan thụ cảm à hệ thần kinh. Mức độ vận dụng Câu 10. Ví dụ mô tả đúng về phản xạ là A. ngọn cây mọc cong về phía có ánh sáng. B. lá cây trinh nữ cụp lai khi va chạm. C. trùng giày thu chân giả để tránh ánh sáng chói. D. thủy tức co mình lại khi bị kích thích. C. Luyện tập Mức độ biết Câu 1. Chân khớp có hạch thần kinh phát triển là A. hạch ngực. B. hạch não. C. hạch bụng. D. hạch lưng. Câu 2. Loài động vật nào sau đây có hệ thần kinh dạng ống? A. Sán lá gan. B. Chim bồ câu. C. Giun đất. D. Tôm sông. Câu 3. Hệ thần kinh nào sau đây được tạo thành từ số lượng tế bào thần kinh ít nhất? A. Chưa có hệ thần kinh. B. Hệ thần kinh dạng chuỗi hạch. C. Hệ thần kinh dạng ống. D. Hệ thần kinh dạng lưới. Câu 4. Phản xạ phức tạp thường là phản xạ A. có điều kiện, có sự tham gia của một số ít tế bào thần kinh trong đó có các tế bào vỏ não. B. không điều kiện, có sự tham gia của một số lượng lớn tế bào thần kinh trong đó có các tế bào vỏ não. C. có điều kiện, có sự tham gia của một số lượng lớn tế bào thần kinh trong đó có các tế bào tuỷ sống. D. có điều kiện, có sự tham gia của một số lượng lớn tế bào thần kinh trong đó có các tế bào vỏ não. Câu 5. Hệ thần kinh ống được tạo thành từ hai phần rõ rệt là A. não và thần kinh ngoại biên. B. não và tuỷ sống. C. thần kinh trung ương và thần kinh ngoại biên. D. tuỷ sống và thần kinh ngoại biên. Câu 6. Não bộ trong hệ thần kinh ống có A. bán cầu đại não, não trung gian, não giữa, tiểu não và trụ não. B. bán cầu đại não, não trung gian, củ não sinh tư, tiểu não và hành não. C. bán cầu đại não, não trung gian, não giữa, tiểu não và hành não. D. bán cầu đại não, não trung gian, cuống não, tiểu não và hành não. Mức độ hiểu Câu 7. Khi tới ngã tư, gặp đèn đỏ người điều khiển giao thông dừng lại. Đây là phản xạ A. có điều kiện. B. không điều kiện. C. mang tính di truyền. D. do gen quy định. Câu 8. Phát biểu không đúng với đặc điểm của hệ thần kinh chuỗi hạch là A. số lượng tế bào thần kinh tăng so với thần kinh dạng lưới. B. khả năng phối hợp giữa các tế bào thần kinh tăng lên. C. phản ứng cục bộ, ít tiêu tốn năng lượng so với thần kinh dạng lưới. D. phản ứng toàn thân, tiêu tốn nhiều năng lượng so với thần kinh dạng lưới. Câu 9. Phản xạ ở động vật có hệ thần kinh lưới diễn ra theo trình tự là A. tế bào cảm giác à mạng lưới thần kinh à tế bào mô bì cơ. B. tế bào cảm giác à tế bào mô bì cơ à mạng lưới thần kinh. C. mạng lưới thần kinh à tế bào cảm giác à tế bào mô bì cơ. D. tế bào mô bì cơ à tạng lưới thần kinh à tế bào cảm giác. Mức độ vận dụng Câu 10. Bạn An lỡ chạm tay vào kim nhọn và có phản ứng rụt tay lại. Trong phản xạ của bạn An, cơ quan thụ cảm là A. tế bào thần kinh cảm giác ở tay. B. thụ quan đau ở tay. C. cơ tay. D. da tay. --- Hết --- DUYỆT CỦA TỔ TRƯỞNG GIÁO VIÊN BIÊN SOẠN Phùng Ngọc Bích Võ Văn Vũ
File đính kèm:
- noi_dung_on_tap_sinh_hoc_lop_11_chu_de_cam_ung_o_dong_vat.doc