Nội dung ôn tập Sinh học Lớp 10 - Chủ đề: Hô hấp tế bào- Quang hợp- Phân bào
Bạn đang xem tài liệu "Nội dung ôn tập Sinh học Lớp 10 - Chủ đề: Hô hấp tế bào- Quang hợp- Phân bào", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Nội dung ôn tập Sinh học Lớp 10 - Chủ đề: Hô hấp tế bào- Quang hợp- Phân bào
TRƯỜNG THPT AN KHÁNH TỔ SINH-CÔNG NGHỆ NỘI DUNG ÔN TẬP TẠI NHÀ TỪ NGÀY 30/3 ĐẾN 04/4/2020 Ninh Kiều, ngày 03 tháng 4 năm 2020 NỘI DUNG ÔN TẬP TẠI NHÀ MÔN SINH HỌC 10 PHẦN A. HỆ THỐNG KIẾN THỨC Bài 16. HÔ HẤP TẾ BÀO Khái niệm hô hấp tế bào Phương trình tổng quát: C6H12O6 + 6O2 → 6CO2 + 6H2O + Năng lượng (ATP + nhiệt). 2. Bản chất của quá trình hô hấp - Gồm 3 giai đoạn chính: Đường phân, chu trình Crep và chuỗi truyền êlectrôn hô hấp. Giai đoạn Nội dung Đường phân Chu trình Crep Chuỗi truyền êlectrôn hô hấp Nguyên liệu 1 glucôzơ (6C), 2 ATP, 2 NAD, 2ADP, 2Pi. 2 axit piruvic (3C) 6 O2, 10 NADH, 2 FADH2 Sản phẩm 2 axit piruvic (3C) 2 ATP và 2 NADH 6 CO2, 2 ATP, 8 NADH, và 2 FADH2 6 H2O 34 ATP Số ATP 2 ATP 2 ATP 34 ATP Tổng số ATP 38 ATP Chủ đề. QUANG HỢP I. KHÁI NIỆM QUANG HỢP Quang hợp là quá trình sử dụng năng lượng ánh sáng để tổng hợp chất hữu cơ từ các nguyên liệu vô cơ. Phương trình tổng quát: CO2 + H2O + NLAS® (CH2O) + O2 II. CÁC PHA CỦA QUÁ TRÌNH QUANG HỢP PHA SÁNG PHA TỐI Ánh sáng Cần ánh sáng Không cần ánh sáng Nơi diễn ra Màng Tilacôit (hạt grana của lục lạp) Chất nền (strôma của lục lạp) Nguyên liệu chính Ánh sáng, nước, ADP, NADP+ ATP, NADPH, CO2, RiDP Sản phẩm chính ATP, NADPH, O2 Glucôzơ, saccarôzơ, tinh bột, nước, ADP, NADP+, tái tạo RiDP Năng lượng Chuyển hóa quang năng thành hóa năng trong ATP, NADPH Chuyển hóa hóa năng ATP, NADPH thành năng lượng trong liên kết hóa học của glucôzơ và các chất hữu cơ khác Chủ đề. PHÂN BÀO I. CHU KỲ TẾ BÀO - Chu kỳ tế bào là khoảng thời gian giữa 2 lần phân bào (gồm kỳ trung gian và quá trình nguyên phân ). - Kỳ trung gian gồm 3 pha + Pha G1: Tế bào tổng hợp các chất cho sinh trưởng của tế bào. + Pha S: ADN và NST nhân đôi ® NST kép. + Pha G2: Tổng hợp các yếu tố còn lại cho phân bào. Điều hoà chu trình phân bào: - Tế bào phân chia khi nhận được tín hiệu bên trong và bên ngoài tế bào. - Tế bào được điều khiển chặt chẽ nhờ hệ thống tinh vi đảm bảo tế bào sinh trưởng và phát triển bình thường. II. QUÁ TRÌNH NGUYÊN PHÂN Gồm 2 giai đoạn 1. Phân chia nhân gồm 4 kì - Kỳ đầu - Kỳ giữa - Kỳ sau - Kỳ cuối 2. Phân chia tế bào chất - Phân chia tế bào chất diễn ra ở đầu kì cuối. - tế bào chất phân chia dần, tách tế bào mẹ thành 2 tế bào con. - Ở động vật phần giữa tế bào thắt lại chia thành 2 tế bào. - Ở thực vật hình thành vách ngăn phân chia tế bào thành 2 tế bào mới. III. Ý NGHĨA CỦA QUÁ TRÌNH NGUYÊN PHÂN - Ở sinh vật nhân thực đơn bào, sinh vật sinh sản sinh dưỡng nguyên phân cũng là cơ chế sinh sản. - Ở sinh vật nhân thực đa bào nguyên phân làm tăng số lượng tế bào giúp cơ thể sinh trưởng và phát triển. - Nguyên phân là cơ sở để ứng dụng giâm, chiết, ghép và nuôi cấy mô tế bào. IV. CÁC KỲ CỦA GIẢM PHÂN Gồm 2 lần phân bào 1. Giảm phân 1 - Kỳ đầu 1 - Kỳ giữa 1 - Kỳ sau 1 - Kỳ cuối 1 2. Giảm phân 2 - Kỳ đầu 2 - Kỳ giữa 2 - Kỳ sau 2 - Kỳ cuối 2 Kết quả: Từ 1 tế nào có 2n NST qua phân chia giảm phân cho ra 4 tế bào con có n NST. V. Ý NGHĨA CỦA GIẢM PHÂN Cơ sở cho sự sinh sản hữu tính. Tạo biến dị tổ hợp ở thế hệ con qua hiện tượng trao đổi chéo và phân li độc lậpà đa dạng di truyền. Cung cấp nguyên liệu cho tiến hóa và chọn giống. Quá trình nguyên phân, giảm phân và thụ tinh góp phần duy trì bộ NST đặc trưng cho loài. VI. MỘT SỐ DẠNG BÀI TẬP PHÂN BÀO PHẦN B. VẬN DỤNG Bài 16. HÔ HẤP TẾ BÀO Câu 1. Các giai đoạn của quá trình hô hấp tế bào là A. chu trình Crep à đường phân à chuỗi truyền êlectrôn hô hấp. B. đường phân à chuỗi truyền êlectrôn hô hấp à chu trình Crep. C. đường phân à chu trình Crep à chuỗi truyền êlectrôn hô hấp. D. chuỗi truyền êlectrôn hô hấp à đường phân à chu trình Crep. Câu 2. Kết thúc quá trình đường phân, từ 1 phân tử glucôzơ tế bào thu được A. 2 axit piruvic, 2 ATP, 2 NADPH. B. 1 axit piruvic, 2 ATP, 2 NADP C. 2 axit piruvic, 6 ATP, 2 NADPH. D. 2 axit piruvic, 2 ATP, 4 NADPH. Câu 3. Trong quá trình hô hấp tế bào 1 phân tử glucôzơ tạo ra A. 2 ATP. B. 4 ATP. C. 20 ATP. D. 38 ATP. Câu 4. Trong quá trình hô hấp tế bào, ATP chủ yếu được sinh ra trong A. đường phân. B. chuỗi truyền êlectrôn hô hấp. C. chu trìnhCrep. D. chu trình Canvin. Câu 5. Trong hoạt động hô hấp tế bào, nước được tạo ra từ giai đoạn A. đường phân. B. chuỗi truyền êlectrôn hô hấp. C. chu trình Crep. D. đường phân và chu trình Crep. Chủ đề. QUANG HỢP Câu 1. Sản phẩm được tạo ra ở pha sáng của quang hợp là A. ATP, NADH, O2. B. ATP, NADPH, O2. C. ATP, NADH, O2. D. ATP, NADPH, CO2. Câu 2. Quá trình quang hợp được thực hiện ở nhóm sinh vật A. thực vật, tảo. B. thực vật, tảo và một số vi khuẩn. C. tảo và một số vi khuẩn. D. thực vật và một số vi khuẩn. Câu 3. Lục lạp chứa chất diệp lục có khả năng A. chuyển năng lượng ánh sáng thành năng lượng tích lũy trong chất hữu cơ. B. trao đổi chất và năng lượng trong lá cây. C. vận chuyển nước và muối khoáng từ rễ lên lá. D. hấp thụ năng lượng ánh sáng mặt trời. Câu 4. Quang hợp là quá trình A. sử dụng quang năng để tổng hợp các chất hữu cơ từ chất vô cơ. B. tổng hợp và phân giải các chất hữu cơ trong tế bào cây xanh. C. sử dụng chất vô cơ để lớn lên và phân chia các tế bào thực vật. D. hấp thụ O2 và giải phóng CO2. Câu 5. Trong quá trình quang hợp ôxi được tạo ra ở pha A. tối nhờ quá trình phân li CO2. B. tối nhờ quá trình phân li nước. C. sáng nhờ quá trình phân li nước. D. sáng nhờ quá trình phân li CO2. CHỦ ĐỀ. PHÂN BÀO Câu 1. Trong chu kì tế bào, ADN và NST nhân đôi ở pha A. G1. B. G2. C. S. D. nguyên phân. Câu 2. Chu kỳ tế bào bao gồm các pha theo trình tự A. G1, G2, S, nguyên phân. B. S, G1, G2, nguyên phân. C. G1, S, G2, nguyên phân. D. G2, G1, S, nguyên phân. Câu 3. Trong nguyên phân, tế bào động vật phân chia chất tế bào bằng cách A. tạo vách ngăn ở mặt phẳng xích đạo. B. kéo dài màng tế bào. C. thắt màng tế bào lại ở giữa tế bào. D. tạo vách ngăn và kéo dài thành tế bào. Câu 4. Trong nguyên phân, tế bào thực vật phân chia chất tế bào bằng cách A. tạo vách ngăn ở mặt phẳng xích đạo. B. kéo dài màng tế bào. C. thắt màng tế bào lại ở giữa tế bào. D. màng tế bào kéo dài ra và thắt lại. Câu 5. Giai đoạn mà tế bào trải qua trong khoảng thời gian giữa 2 lần nguyên phân liên tiếp được gọi là A. quá trình phân bào. B. phát triển tế bào. C. chu kì tế bào. D. phân chia tế bào. Câu 6. Trong giảm phân NST nhân đôi bao nhiêu lần và vào kì nào? A. 1 lần, kì trung gian. B. 2 lần, kì trung gian và kì cuối I. C. 1 lần, kì cuối I. D. 2 lần, kì trung gian và kì đầu II. Câu 6. Kết quả của giảm phân là từ 1 tế bào mẹ (2n) tạo ra A. 2 tế bào con có bộ NST n. B. 2 tế bào con có bộ NST 2n. C. 4 tế bào con có bộ NST n. D. 4 tế bào con có bộ NST 2n. Câu 7. Các cơ chế giúp duy trì ổn định bộ NST của loài là A. nguyên phân và thụ tinh. B. nguyên phân, giảm phân và thụ tinh. C. giảm phân và thụ tinh. D. nguyên phân và giảm phân. Câu 8. Điểm giống nhau giữa nguyên phân và giảm phân là A. gồm 2 lần phân bào. B. xảy ra ở tế bào hợp tử. C. xảy ra ở tế bào sinh dục chín. D. nhiễm sắc thể nhân đôi một lần. Câu 9. Điểm khác nhau giữa nguyên phân và giảm phân là A. giảm phân gồm 2 lần phân bào, nguyên phân gồm 1 lần phân bào. B. nguyên phân gồm 2 lần phân bào, giảm phân gồm 1 lần phân bào. C. giảm phân NST nhân đôi 1 lần, nguyên phân NST nhân đôi 2 lần. D. nguyên phân NST nhân đôi 1 lần, giảm phân NST nhân đôi 2 lần. Câu 10. Tại sao trong giảm phân từ 1 tế bào mẹ (2n) lại tạo được 4 tế bào con có số NST giảm đi một nửa? A. Giảm phân qua 1 lần phân bào, 1 lần nhân đôi NST. B. Giảm phân qua 1 lần phân bào, 2 lần nhân đôi NST. C. Giảm phân qua 2 lần phân bào, 1 lần nhân đôi NST. D. Giảm phân qua 2 lần phân bào, 2 lần nhân đôi NST. Câu 11. Có 2 tế bào sinh tinh tham gia giảm phân số tinh trùng tạo thành là A. 4. B. 8. C. 12. D. 2. PHẦN C. LUYỆN TẬP 1. TRẮC NGHIỆM Bài 16. HÔ HẤP TẾ BÀO Câu 1. Năng lượng chủ yếu được tạo ra từ quá trình hô hấp là A. ATP. B. NADH. C. ADP. D. FADH2. Câu 2. Năng lượng mà tế bào thu được khi kết thúc giai đoạn đường phân từ 1 phân tử glucôzơ là A. 2ADP. B. 4ADP. C. 2ATP. D. 4ATP. Câu 3. Quá trình hô hấp tế bào gồm các giai đoạn sau: I. Đường phân. II. Chuỗi truyền êlectrôn hô hấp. III. Chu trình Crep. Quá trình hô hấp tế bào diễn ra theo trình tự là A. I → II → III. B. II → I → III. C. I → III →II. D. III → I→ II. Câu 4. Giai đoạn sinh ra nhiều ATP nhất là A. đường phân. B. chuỗi truyền êlectrôn hô hấp. C. chu trình Crep. D. giai đoạn trung gian giữa đường phân và chu trình Crep. Câu 5. Sản phẩm của sự phân giải chất hữu cơ trong hoạt động hô hấp là A. ôxi, nước và năng lượng. B. nước, đường và năng lượng. C. nước, khí cacbônic và đường. D. khí cacbônic, nước và năng lượng. Chủ đề. QUANG HỢP Câu 1. Pha sáng của quang hợp diễn ra ở A. bào tương. B. tế bào chất. C. màng tilacôit. D. chất nền lục lạp. Câu 2. Pha tối của quang hợp diễn ra ở A. bào tương. B. tế bào chất. C. màng tilacôit. D. chất nền lục lạp. Câu 3. Chất khí cần thiết cho quá trình quang hợp là A. CO2. B. O2. C. H2. D. N2. Câu 4. Sản phẩm được tạo ra ở pha sáng của quang hợp cung cấp cho pha tối là A. ATP, NADPH. B. ATP, NADPH, O2. C. ATP, NADH, O2. D. ATP, NADPH, CO2. Câu 5. Sản phẩm tạo ra trong chuỗi phản ứng tối của quá trình quang hợp là A. C6H12O6; O2. B. H2O; ATP; O2. C. C6H12O6; H2O; ATP. D. cacbohiđrat. CHỦ ĐỀ. PHÂN BÀO Câu 1. Kết quả của giảm phân là từ 1 tế bào mẹ (2n) tạo ra A. 2 tế bào con có bộ NST n. B. 2 tế bào con có bộ NST 2n. C. 4 tế bào con có bộ NST n. D. 4 tế bào con có bộ NST 2n. Câu 2. Các cơ chế giúp duy trì ổn định bộ NST của loài là A. nguyên phân và thụ tinh. B. nguyên phân, giảm phân và thụ tinh. B. giảm phân và thụ tinh. D. nguyên phân và giảm phân. Câu 3. Điểm giống nhau giữa nguyên phân và giảm phân là A. gồm 2 lần phân bào. B. xảy ra ở tế bào hợp tử. C. xảy ra ở tế bào sinh dục chín. D. nhiễm sắc thể nhân đôi một lần. Câu 4. Điểm khác nhau giữa nguyên phân và giảm phân là A. giảm phân gồm 2 lần phân bào, nguyên phân gồm 1 lần phân bào. B. nguyên phân gồm 2 lần phân bào, giảm phân gồm 1 lần phân bào. C. giảm phân NST nhân đôi 1 lần, nguyên phân NST nhân đôi 2 lần. D. nguyên phân NST nhân đôi 1 lần, giảm phân NST nhân đôi 2 lần. Câu 5. Tại sao trong giảm phân từ 1 tế bào mẹ (2n) lại tạo được 4 tế bào con có số NST giảm đi một nửa? A. Giảm phân qua 1 lần phân bào, 1 lần nhân đôi NST. B. Giảm phân qua 1 lần phân bào, 2 lần nhân đôi NST. C. Giảm phân qua 2 lần phân bào, 1 lần nhân đôi NST. D. Giảm phân qua 2 lần phân bào, 2 lần nhân đôi NST. Câu 6. Có 2 tế bào sinh tinh tham gia giảm phân số tinh trùng tạo thành là A. 4. B. 8. C. 12. D. 2. Câu 7. Ở một loài động vật, có một nhóm tế bào sinh trứng thực hiện giảm phân tạo ra 50 tế bào trứng. Số tế bào sinh trứng thực hiện giảm phân là A. 50. B. 100. C. 150. D. 200. 2. TỰ LUẬN Câu 1: Có 1 tế bào người (2n=46) sau 3 lần nguyên phân. Hãy tính: a. Tính số tế bào con tạo thành. b. Tổng số NST có trong tất cả các tế bào con. c. Tổng số NST mà môi trường nội bào cung cấp nguyên liệu tương đương. Câu 2: Có 5 tế bào sinh dục chín của 1 loài qua 1 lần giảm phân. Biết bộ NST của loài 2n=8. Tính: a. Số tế bào con được tạo ra. b. Số NST có trong tất cả các tế bào con. -HẾT- DUYỆT CỦA TỔ TRƯỞNG Phùng Ngọc Bích GIÁO VIÊN BIÊN SOẠN Phạm Đình Ân
File đính kèm:
- noi_dung_on_tap_sinh_hoc_lop_10_chu_de_ho_hap_te_bao_quang_h.doc