Nội dung ôn tập Ngữ Văn Lớp 12 - Chủ đề: Đọc văn "Chiếc thuyền ngoài xa"
Bạn đang xem tài liệu "Nội dung ôn tập Ngữ Văn Lớp 12 - Chủ đề: Đọc văn "Chiếc thuyền ngoài xa"", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Nội dung ôn tập Ngữ Văn Lớp 12 - Chủ đề: Đọc văn "Chiếc thuyền ngoài xa"
TRƯỜNG THPT AN KHÁNH TỔ NGỮ VĂN NỘI DUNG ÔN TẬP TẠI NHÀ TỪ NGÀY 06/4 ĐẾN 11/4/2020 Ninh Kiều, ngày 06 tháng 04 năm 2020 CHỦ ĐỀ Đọc văn: CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA – Nguyễn Minh Châu A. HỆ THỐNG KIẾN THỨC TRỌNG TÂM I. TÁC GIẢ: - Nguyễn Minh Châu (1930- 1989), quê ở làng Thơi, xã Quỳnh Hải (nay là xã Sơn Hải), huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. Ông là người mở đường cho văn học Việt Nam thời kì đổi mới. - Trước 1975, NMC là ngòi bút sử thi có thiên hướng trữ tình lãng mạn, đến 1980 ông chuyển sang cảm hứng thế sự với những vấn đề đạo đức và triết lí nhân sinh. - Tâm điểm những khám phá nghệ thuật của ông là con người trong cuộc mưu sinh, trong hành trình nhọc nhằn kiếm tiền hạnh phúc và hoàn thiện nhân cách. - Tác phẩm chính : Cửa sông (tiểu thuyết, 1967), Những vùng trời khác nhau (tập truyện ngắn, 1970), Dấu chân người lính (tiểu thuyết, 1972),... à Năm 2000 ông được tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật. II. TÁC PHẨM: Xuất xứ: Truyện ngắn lúc đầu được in trong tập Bến quê (1985), sau được nhà văn lấy làm tên chung cho một tuyển tập truyện ngắn (in năm 1987). Tóm tắt Theo yêu cầu của trưởng phòng, nghệ sĩ nghiếp ảnh Phùng đến một vùng ven biển miền trung (cũng là nơi anh đã từng chiến đấu) để chụp một tấm ảnh cho cuốn lịch năm sau. Sau nhiều ngày "phục kích", người nghệ sĩ đã phát hiện và chụp được "một cảnh đắt trời cho" – đó là cảnh một chiếc thuyền ngoài xa đang ẩn hiện trong biển sớm mờ sương. Nhưng khi chiếc thuyền vào bờ, anh đã kinh ngạc hết mức khi chứng kiến từ chính chiếc thuyền đó cảnh một gã chồng vũ phu đánh đập vợ hết sức dã man, đứa con vì muốn bảo vệ mẹ đã đánh trả lại cha mình. Những ngày sau, cảnh tượng đó lại tiếp diễn và lần này người nghệ sĩ đã ra tay can thiệp... Theo lời mời của chánh án Đẩu (một người đồng đội cũ của Phùng) người đàn bà hàng chài đã đến tòa án huyện. Tại đây, người phụ nữ ấy đã từ chối sự giúp đỡ của Đẩu và Phùng nhất quyết không bỏ người chồng vũ phu. Chị đã kể về cuộc đời mình và đó cũng là lí do giải thích cho việc từ chối trên. Rời vùng biển với khá nhiều ảnh, người nghệ sĩ đã có được tấm ảnh cho bộ lịch năm ấy. Tuy nhiên mỗi lần đứng trước tấm ảnh, người nghệ sĩ đều thấy hiện lên hình ảnh người đàn bà nghèo khổ, lam lũ ấy từ tấm ảnh bước ra. Nội dung: *Hai phát hiện của nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng. v Phát hiện thứ nhất: Điểm nhìn: từ xa, trong làn sương mờ ảo. Với đôi mắt tinh tường của nhà nghề, Phùng đã phát hiện ra được vẻ đẹp “trời cho” trên mặt biển mờ sương, vẻ đẹp mà cả đời bấm máy anh chỉ gặp một lần: “Mũi thuyền in một nét mơ hồ lòe nhòe vào bầu sương mù trắng như sữa có pha đôi chút màu hồng hồng do ánh mặt trời chiếu vào, toàn bộ khung cảnh từ đường nét đến ánh sáng đều hài hòa và đẹp, một vẻ đẹp thực đơn giản và toàn bích” - Cái đẹp tuyệt diệu của thiên nhiên. Khoảnh khắc ấy làm dấy lên trong Phùng những cảm xúc thẩm mĩ, khiến tâm hồn anh được rột rửa, thanh lọc.Và đã nhận ra “bản thân cái đẹp chính là đạo đức”, bởi đối với người nghệ sĩ, khung cảnh đó chứa đựng “chân lí của sự hoàn thiện” à Đó là chất thơ, vẻ đẹp lãng mạn của cuộc đời, cũng là biểu tượng của nghệ thuật. v Phát hiện thứ hai: Điểm nhìn: chiếc thuyền đâm thẳng vào trước chỗ Phùng đứng, gần và rõ nét. Hình ảnh: từ chiếc thuyền ngư phủ đẹp như trong mơ bước ra một người đàn bà xấu xí, mệt mỏi và cam chịu; khuôn mặt mệt mỏi, tấm lưng áo bạc phếch và rách rưới; người đàn ông với một lão đàn ông thô kệch: tấm lưng rộng và cong, mái tóc tổ quạ, hàng lông mày cháy nắng, hai con mắt đầy vẻ độc dữ. Đánh vợ một cách thô bạo, đứa con thương mẹ mà đánh lại cha. Đây là hình ảnh đằng sau cái đẹp “toàn bích, toàn thiện” mà anh vừa bắt gặp trên biển. Nó hiện ra bất ngờ, làm cho Phùng “ngơ ngác” không tin vào mắt mình “kinh ngạc đến mức, trong mấy phút đầu .... vứt chiếc máy ảnh xuống đất, chạy nhào tới”à Đó là hiện thân của những lam lũ, khốn khó, là sự thật của cuộc đời. => Đó là sự đối lập giữa cái đẹp và cái xấu, cái thiện và cái ác, giữa cái bề ngoài và bản chất bên trong của hiện thực cuộc sống. àQua hai phát hiện của người nghệ sĩ, nhà văn cho thấy: cuộc đời chứa đựng nhiều nghịch lí, mâu thuẫn; không thể đánh giá con người, cuộc sống ở dáng vẻ bên ngoài mà phải đi sâu tìm hiểu, phát hiện bản chất bên trong. Người nghệ sĩ không chỉ cần có tâm hồn nhạy cảm, say mê với cái đẹp mà cũng cần lắm tấm lòng trăn trở, lo âu về thân phận của con người và cuộc đời. B. VẬN DỤNG Đề 1: Phân tích sự đối lập giữa vẻ đẹp của chiếc thuyền ngoài xa và cảnh bạo lực ở gia đình hàng chài. * Mở bài: giới thiệu khái quát về tác giả Nguyễn Minh Châu và tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa, đối lập giữa vẻ đẹp của chiếc thuyền ngoài xa và cảnh bạo lực ở gia đình hàng chài. Vd: : NMC là người mở đường cho văn học Việt Nam thời kì đổi mới. Tác phẩm của ông được viết với ngòi bút sử thi, trữ tình lãng mạn và cảm hứng thế sự với những vấn đề đạo đức và triết lí nhân sinh. Tâm điểm những khám phá nghệ thuật của ông là tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa. Tác phẩm thành công trên nhiều phương diện trong đó đáng chú ý là nghệ thuật tạo tình huống đối lập giữa vẻ đẹp của chiếc thuyền ngoài xa và cảnh bạo lực ở gia đình hàng chài. * Thân bài: - Sự đối lập giữa vẻ đẹp của chiếc thuyền ngoài xa và cảnh bạo lực ở gia đình hàng chài. + Vẻ đẹp của chiếc thuyền ngoài xa: Điểm nhìn: từ xa, trong làn sương mờ ảo. Với đôi mắt tinh tường của nhà nghề, Phùng đã phát hiện ra được vẻ đẹp “trời cho” trên mặt biển mờ sương, vẻ đẹp mà cả đời bấm máy anh chỉ gặp một lần: “Mũi thuyền in một nét mơ hồ lòe nhòe vào bầu sương mù trắng như sữa có pha đôi chút màu hồng hồng do ánh mặt trời chiếu vào, toàn bộ khung cảnh từ đường nét đến ánh sáng đều hài hòa và đẹp, một vẻ đẹp thực đơn giản và toàn bích”. Cái đẹp tuyệt diệu của thiên nhiên. Và với người nghệ sĩ, khung cảnh đó chứa đựng “chân lí của sự hoàn thiện”, làm dấy lên trong Phùng những cảm xúc thẩm mĩ, khiến tâm hồn anh được rột rửa, thanh lọcà Đó là chất thơ, vẻ đẹp lãng mạn của cuộc đời, cũng là biểu tượng của nghệ thuật. + Cảnh bạo lực ở gia đình hàng chài: Điểm nhìn: chiếc thuyền đâm thẳng vào trước chỗ Phùng đứng, gần và rõ nét. Hình ảnh: từ chiếc thuyền ngư phủ đẹp như trong mơ bước ra một người đàn bà xấu xí, mệt mỏi và cam chịu; khuôn mặt mệt mỏi, tấm lưng áo bạc phếch và rách rưới; người đàn ông với một lão đàn ông thô kệch: tấm lưng rộng và cong, mái tóc tổ quạ, hàng lông mày cháy nắng, hai con mắt đầy vẻ độc dữ . Đánh vợ một cách thô bạo, đứa con thương mẹ mà đánh lại cha. Đây là hình ảnh đằng sau cái đẹp “toàn bích, toàn thiện” mà anh vừa bắt gặp trên biển. Nó hiện ra bất ngờ, làm cho Phùng “ngơ ngác” không tin vào mắt mình “kinh ngạc đến mức, trong mấy phút đầu .... vứt chiếc máy ảnh xuống đất, chạy nhào t ới”à Đó là hiện thân của những lam lũ, khốn khó, là sự thật của cuộc đời. => Đó là sự đối lập giữa cái đẹp và cái xấu, cái thiện và cái ác, giữa cái bề ngoài và bản chất bên trong của hiện thực cuộc sống. - Ý nghĩa của sự đối lập: thể hiện những thay đổi trong nhận thức của Phùng về nghệ thuật và cuộc sống. Và những trăn trở của Nguyễn Minh Châu về cuộc sống và con người. Từ đó nhà văn chỉ ra: cuộc đời chứa đựng nhiều nghịch lí, mâu thuẫn; không thể đánh giá con người, cuộc sống ở dáng vẻ bên ngoài mà phải đi sâu tìm hiểu, phát hiện bản chất bên trong. *Kết bài: Tình huống đối lập nhằm làm rõ quan điểm của Nguyễn Minh Châu về nghệ thuật: “Nhà văn không có quyền nhìn sự vật một cách đơn giản, và nhà văn cần phấn đấu để đào xới bản chất con người vào các tầng sâu lịch sử”. Tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa mang đến một bài học đúng đắn về cách nhìn nhận cuộc sống và con người Đề 2: Qua hai phát hiện, anh/chị hãy nêu cảm nhận về nhân vật Phùng trong tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu *Hướng dẫn làm bài: v Mở bài: giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm, đoạn trích và nhân vật Phùng. v Thân bài: Cảm nhận về nhân vật Phùng: + Một tâm hồn nhạy cảm và say mê cái đẹp: Phùng tinh tế, nhạy bén, nắm bắt được cảnh đẹp trời cho -> mải mê, say sưa cảm nhận và thưởng lãng, vồ ập nắm bắt và háo hức ghi vào ống kính điêu luyện của mình. Niềm hân hoan của khám phá và sáng tạo đã tràn ngập tâm hồn khi Phùng chìm đắm trong những suy tưởng về sự thống nhất giữa cái đẹp và cái thiện, về sự tận thiện và tận mĩ của nghệ thuật và cuộc sống. + Một tấm lòng trăn trở, lo âu về thân phận con người: Thái độ khi chứng kiến cảnh bạo lực trong gia đình hàng chài: sửng sốt, bức xúc, căm phẫn, xông vào can thiệp để bảo vệ người đàn bà hàng chàiLắng nghe, day dứt với chuyện đời người đàn bà hàng chài; lo lắng, ám ảnh về thân phận và tương lai của họ - nhất là bé Phác. Từ đó, Phùng đã có những thay đổi quan niệm về nghệ thuật và cuộc đời: nghệ thuật phải đến gần hơn cuộc sống, nghệ thuật chân chính là nghệ thuật vị nhân sinh; người nghệ sĩ cũng phải đến gần với cuộc sống và con người, không được có cái nhìn thờ ơ, vô cảmàNhân vật Phùng là đại diện tiêu biểu cho người nghệ sĩ chân chính với niềm đam mê nghệ thuật và trái tim nhạy cảm, nhân hậu. - Nghệ thuật: Phùng vừa là một nhân vật trong truyện, vừa là người kể chuyện tạo nên tính đa dạng về điểm nhìn. Trong “Chiếc thuyền ngoài xa”, Phùng được khắc họa với đời sống nội tâm sâu sắc. - Nhân vật được đặt trong tình huống đặc biệt (tình huống nhận thức). Nhân vật phải liên tiếp đối mặt với những cảnh đời trái ngược qua đó làm nổi bật lên các bình diện nhân cách của nhân vật nghệ sĩ. v Kết bài: Qua nhân vật Phùng, nhà văn cho thấy phẩm chất đáng quý của người nghệ sĩ là tấm lòng hướng đến cuộc sống và con người.Từ đó giúp người đọc nhận thức sâu sắc hơn tư tưởng của nhà văn: nghệ sĩ phải có tình yêu sâu nặng với con người, phải trung thực, dũng cảm nhìn thẳng vào hiện thực, vào số phận con người. C. LUYỆN TẬP : Các em làm bài tập sau đây gửi qua email của thầy, cô hoặc zalo của lớp để lấy cột điểm kiểm tra thường xuyên (15 phút) “Qua hai phát hiện của nghệ sĩ Phùng ở phần đầu truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu người đọc thấy được đối lập giữa cái đẹp và cái xấu, cái thiện và cái ác, giữa cái bề ngoài và bản chất bên trong của hiện thực cuộc sống”. Anh/Chị hãy viết bài văn nghị luận để làm rõ vấn đề trên. DUYỆT CỦA TỔ TRƯỞNG Lương Thành Được GIÁO VIÊN BIÊN SOẠN Trần Thị Hồng Ngọc
File đính kèm:
- noi_dung_on_tap_ngu_van_lop_12_chu_de_doc_van_chiec_thuyen_n.doc