Nội dung ôn tập môn Hóa học Lớp 11 - Chủ đề: Hidrocacbon

doc 7 trang Mạnh Hào 09/06/2024 1060
Bạn đang xem tài liệu "Nội dung ôn tập môn Hóa học Lớp 11 - Chủ đề: Hidrocacbon", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nội dung ôn tập môn Hóa học Lớp 11 - Chủ đề: Hidrocacbon

Nội dung ôn tập môn Hóa học Lớp 11 - Chủ đề: Hidrocacbon
TRƯỜNG THPT AN KHÁNH
TỔ HÓA HỌC
NỘI DUNG ÔN TẬP TẠI NHÀ
TỪ NGÀY 6/4 ĐẾN 11/4/2020
Ninh Kiều, ngày 6 tháng 4 năm 2020
CHỦ ĐỀ HIĐROCACBON 
I. Hệ thống kiến thức
Nội dung
Anken
Ankađien
Ankin
CTTQ-ĐĐCT
CnH2n ( n ≥ 2 )
Không no chứa 1 liên kết đôi, mạch hở.
CnH2n- 2 (n ³ 3)
Không no chứa 2 liên kết đôi, mạch hở.
CnH2n - 2 (n ³ 2)
Không no chứa 1 liên kết 3, mạch hở.
Chất tiêu biểu
(CTPT-CTCT-Tên)
C2H4
CH2=CH2
(Eten, Etilen)
CH2=CH-CH=CH2
(Buta-1,3-ddien)
CH2=C(CH3)-CH=CH2
(Isopren hay 2-metylbuta-1,3-đien)
C2H2
CH CH
(Etin hay Axetilen)
Đồng phân
Từ C4 trở đi mới có cấu tạo. Còn có thể có đồng phân cis-trans
Từ C4 trở đi mới có cấu tạo. Còn có thể có đồng phân cis-trans
Từ C4 trở đi mới có cấu tạo
Danh pháp
* Tên thông thường : Tên ankan ( – an) + ilen
* Tên thay thế : 
vị trí nhánh – tên nhánh – tên C mạch chính – vị trí liên kết đôi – en
VD:CH2=C(CH3)-CH2CH3
 (2-metylbut-2-en)
* Tên thay thế : 
vị trí nhánh – tên nhánh – tên C mạch chính – a- vị trí liên kết đôi – đien
VD:
 CH2=C(CH3)-CH=CH-CH3
 (2-metylbuta-1,3-đien)
* Tên thay thế : 
vị trí nhánh – tên nhánh – tên C mạch chính – vị trí liên kết đôi – in
VD: CH3-CH(CH3)-C CH
 (3-metylbut-1-in)
Tác dụng với H2/Ni, t0
Cộng tỉ lệ 1:1 tạo ankan
Cộng tỉ lệ 1:1 tạo anken.
Cộng tỉ lệ 1:2 tạo ankan
Cộng tỉ lệ 1:1 tạo anken.
Cộng tỉ lệ 1:2 tạo ankan
Tác dụng với H2/Pd/PbCO3 , t0
Không
Không xét
Chỉ cộng tỉ lệ 1:1 tạo anken
VD: 
CHCH +H2 CH2=CH2
Tác dung với dd Br2
Cộng theo tỉ lệ 1:1 →mất màu dung dịch Br2 (nâu đỏ)
Cộng theo tỉ lệ 1:1 hoặc 1:2→mất màu dung dịch Br2(nâu đỏ)
Riêng Buta-1,3-đien và Isopren có thể cộng vị trí 1,2 (ở -800C) hoặc vị trí 1,4 (ở -400C)
Cộng theo tỉ lệ 1:1 hoặc 1:2→mất màu dung dịch Br2(nâu đỏ)
Tác dụng với HCl
Cộng theo tỉ lệ 1:1
(tuân theo qui tắt cộng Mcacopnhicop)
Cộng theo tỉ lệ 1:1 hoặc 1:2
(tuân theo qui tắt cộng Mcacopnhicop)
Cộng theo tỉ lệ 1:1 hoặc 1:2
(tuân theo qui tắt cộng Mcacopnhicop)
Tác dụng với H2O
Cộng theo tỉ lệ 1:1
(tuân theo qui tắt cộng Mcacopnhicop)
Cộng theo tỉ lệ 1:1 hoặc 1:2
(tuân theo qui tắt cộng Mcacopnhicop)
Cộng theo tỉ lệ 1:1 hoặc 1:2
(tuân theo qui tắt cộng Mcacopnhicop)
Riêng C2H2 + H2O CH3CHO
Tác dụng với dd KMnO4
Mất màu đỏ tím. Chú ý: 3CH2=CH2 + 2KMnO4 +4H2O → 3CH2(OH)-CH2(OH) + 2MnO2 + 2KOH 
Mất màu đỏ tím
Mất màu đỏ tím
Tác dụng với AgNO3/NH3
Không
Không
Chỉ xảy ra đối với ankin có liên kết 3 đầu mạch (ank-1-in) →kết tủa vàng. VD:
CHCH CAgCAg (vàng)
Tác dụng với O2
→ CO2 + H2O
Chú ý: nCO2 = nH2O
→ CO2 + H2O
Chú ý: nCO2 > nH2O.
nankađien = nCO2 – nH2O
→ CO2 + H2O
Chú ý: nCO2 > nH2O.
nankin = nCO2 – nH2O
Phản ứng trùng hợp
Tạo polime. Chú ý: PE, PP, PVC.
Tạo polime. Chú ý cao su buna, cao su isopren.
Chỉ đime hóa và trime hóa đối với Axetilen:
2CH º CHCH2 = CH – C º CH
+) 3CH º CH C6H6
Điều chế.
C2H5OH
C2H4 + H2O
Từ ankan tương ứng.
CH3-CH(CH3)-CH2-CH3 
CH2=C(CH3)-CH=CH2 +2H2
2CH4 C2H +3H2
CaC2 +H2O → C2H2 + Ca(OH)2
II. Vận dụng
Câu 1: Cho 2,8 gam anken X làm mất màu vừa đủ dung dịch chứa 8 gam Br2. Công thức phân tử của anken là 
	A. C4H8.	B. C3H6.	C. C2H4.	D. C5H10.
Giải
CnH2n + Br2 → CnH2nBr2
	 → → (Đáp án A)
Câu 2: Cho 4 gam một ankin X có thể làm mất màu tối đa 100 ml dung dịch Br2 2M. Công thức phân tử của X là 
	A. C2H2.	B. C3H4.	C. C4H6.	D. C5H8.
Giải
CnH2n-2 + 2Br2 → CnH2n-2Br4
 → → (Đáp án B)
Câu 3: Cho 0,4 mol hỗn hợp 2 ankađien đồng đẳng liên tiếp qua dung dịch Br2 dư thấy bình Br2 tăng 28,32 gam. Hai ankađien là 
	A. C3H4 và C4H6. 	B. C4H6 và C5H8. 	
	C. C5H8 và C6H10. 	D. C3H4 và C4H6.
Giải
Gọi là số C trung bình của 2 ankađien đồng đẳng liên tiếp 
Khối lượng bình Brom tăng là khối lượng ankađien 
 →	 →	 → 
 → n1 = 5 và n2 = 6 (Đáp án C)
Câu 4: Đốt cháy hoàn toàn 1 ankin (đkc) thu được 22 gam CO2 và 7,2 gam H2O. Công thức phân tử của ankin là 
	A. C3H4. 	B. C5H8. 	C. C6H10. 	D. C4H6.
Giải
 CnH2n-2 + O2 nCO2 + (n-1) H2O
 0,5 0,4
→ Ta có phương trình: 
→ n = 5 (Đáp án B)
Câu 5: Cho m gam propin vào lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 đến phản ứng hoàn toàn, thu được 22,05 gam kết tủa. Giá trị của m là 
	A. 12.	B. 4.	C. 6.	D. 8.
Giải
CH3 -C≡ CH + AgNO3 + NH3 → CH3 - C ≡ CAg↓ + NH4NO3
→ 
Câu 6: Dẫn 2,24 lít khí axetilen (đktc) vào bình đựng dung dịch AgNO3/NH3 (dư) thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là 
Giải
HC ≡ CH + 2AgNO3 + 2NH3 → AgC ≡ CAg↓ + 2NH4NO3
→
Câu 7: Dẫn 8,96 lít hỗn hợp A gồm metan và etilen qua dung dịch brom dư, thấy dung dịch nhạt màu có có 2,24 lít khí thoát ra. Thành phần % theo thể tích của metan trong hỗn hợp là 
Giải
Khí thoát ra là metan có thể tích là 2,24 lít 
→ Thành phần phần trăm theo thể tích của metan trong hỗn hợp 
III. Luyện tập
A. Ankan
Câu 1: Phát biểu nào sau đây đúng?
	A. Ankan là những hiđrocacbon no mạch hở.
	B. Những hiđrocacbon mạch hở là ankan.
	C. Ankan là những hiđrocacbon có công thức chung là CnH2n (n ³ 2).
	D. Ankan là những hiđrocacbon no có mạch vòng.
Câu 2: Hiđrocacbon nào sau đây thuộc cùng dãy đồng đẳng với metan?
	A. C4H8.	B. C3H8.	C. C2H2.	D. C3H6.
Câu 3: Ankan nào sau đây là chất khí ở điều kiện thường?
	A. Metan.	B. Heptan.	C. Octan.	D. Hexan.
Câu 4: Trong phòng thí nghiệm, có thể điều chế metan bằng cách nào sau đây? 
	A. Chưng cất phân đoạn khí thiên nhiên.
	B. Đun nóng natri axetat khan với hỗn hợp vôi tôi xút.
	C. Cho canxi cacbua kỹ thuật tác dụng với nước.
	D. Chưng cất phân đoạn khí mỏ dầu.
Câu 5: Phát biểu nào sau đây chưa chính xác khi nói về ankan?
	A. Chỉ có liên kết đơn trong phân tử.
	B. Clo hoá theo tỉ lệ mol 1:1 chỉ sinh ra một dẫn xuất monoclo duy nhất.
	C. Tham gia các phản ứng thế khi chiếu sáng hoặc đun nóng.
	D. Là những hiđrocacbon no không có mạch vòng.
Câu 6: Số dẫn xuất monoclo tối đa thu được khi cho 2-metylbutan tác dụng với clo (có chiếu sáng) là
	A. 6.	B. 5.	C. 3.	D. 4.
B. ANKEN
Câu 7: Hiện tượng xảy ra khi dẫn khí etilen vào dung dịch brom là
	A. dung dịch mất màu.	B. xuất hiện kểt tủa vàng.	
	C. có khí không màu bay ra.	D. xuất hiện kểt tủa đen.
Câu 8: Khi cho but-1-en tác dụng với dung dịch HBr, theo qui tắc Maccopnhicop sản phẩm nào sau đây là sản phẩm chính 
	A. CH3-CH2-CHBr-CH2Br	B. CH3-CH2-CHBr-CH3
	C. CH2Br-CH2-CH2-CH2Br 	D. CH3-CH2-CH2-CH2Br
Câu 9: Cho 4,48 lít hỗn hợp khí gồm metan và etilen đi qua dung dịch brom dư, thấy dung dịch nhạt màu và còn 1,12 lít khí thoát ra. Các thể tích đo ở đktc. Thành phần phần trăm theo thể tích của khí metan trong hỗn hợp là
	A. 25%.	B. 50%.	C. 60%.	D. 40%.
Câu 10: Cho 2,24 lít (đktc) hỗn hợp 2 anken liên tiếp qua bình đựng brom dư thấy khối lượng bình tăng 3,5 gam. CTPT của 2 anken là 
	A. C3H6 và C4H8. 	B. C4H8 và C5H10. 	
	C. C2H4 và C3H6. 	D. C2H4 và C3H6.
Câu 11: Hấp thụ hoàn toàn anken X vào dung dịch brom dư, thấy có 32 gam Br2 bị mất màu, đồng thời khối lượng bình chứa brom tăng thêm 8,4 gam so với ban đầu. Công thức phân tử của X là
	A. C5H10.	B. C4H8.	C. C3H6.	D. C2H4.
C. ANKAĐIEN
Câu 12: Công thức cấu tạo thu gọn của buta-1,3-đien là
	A. CH2 = CH – CH = CH2.	B. HCC – C CH.
	C. CH3 – CH2 – CH = CH2.	D. CH2 = CH - CCH.
Câu 13: Cho phản ứng giữa buta-1,3-đien và HBr ở -80oC (tỉ lệ mol 1:1), sản phẩm chính của phản ứng là
	A. CH3CHBrCH=CH2	B. CH3CH=CHCH2Br	
	C. CH2BrCH2CH=CH2	D. CH3CH=CBrCH3
Câu 14: Khi cho buta-1,3-đien tác dụng với dung dịch brom (tỉ lệ 1:1) ở 400C, sản phẩm chính thu được có tên gọi là
	A. 1,2-đibrombut-3-en.	B. 3,4-đibrombut-1-en.	
	C. 1,2,3,4-tetrabrombutan.	D. 1,4-đibrombut-2-en. 
Câu 15: Kết luận nào sau đây là không đúng ?
	A. Ankađien là những hiđrocacbon không no mạch hở, phân tử có 2 liên kết đôi C=C.
	B. Ankađien có khả năng cộng hợp hai phân tử hiđro. 
	C. Những hiđrocacbon có khả năng cộng hợp hai phân tử hidro đều thuộc loại ankađien.
	D. Những hiđrocacbon không no mạch hở, phân tử có 2 liên kết đôi C=C cách nhau một liên kết đơn thuộc loại ankađien liên hợp.
Câu 16: Chất X là một ankađien liên hợp. Để đốt cháy hoàn toàn 6,8 gam X cần dùng vừa hết 15,68 lít O2 (đktc). Tên gọi của X là
	A. buta-1,3-đien. 	B. 2-metylbuta-1,3-đien. 
	C. buta-1,4-đien. 	D. 3-metylbuta-1,2-đien.
D. ANKIN
Câu 17: Cho các chất sau: CH2=CH-CH=CH2, CH2=CH2, CH3-CH2-CH3, CHºCH. Số chất làm mất màu dung dịch brom là
	A. 2.	B. 3.	C. 1.	D. 4.
Câu 18: Dẫn khí axetilen vào dung dịch bạc nitrat trong amoniac, thấy xuất hiện kết tủa màu
	A. xanh.	B. vàng.	C. trắng.	D. đen.
Câu 19: Khi cho but-1-in tác dụng với dung dịch HBr, theo qui tắc Maccopnhicop sản phẩm nào sau đây là sản phẩm chính 
	A. CH3-CH2-CBr2-CH3	B. CH3-CH2-CHBr-CH2Br	
	C. CH2Br-CH2-CH2-CH2Br 	D. CH3-CH2-CH2-CHBr2
Câu 20: Chất nào trong 4 chất dưới đây có thể tham gia cả 3 phản ứng: phản ứng cháy; phản ứng cộng với Br2; phản ứng với dung dịch AgNO3 trong NH3?
	A. Etan	B. Etilen	C. Axetilen	D. Metan
Câu 21: Ankin nào sau đây không tác dụng với AgNO3 trong dung dịch NH3?
	A. CHºCH	B. CH3-CH2-CºCH	
	C. CHºC-CH3	D. CH3-CH2-CºC-CH3
Câu 22: Cho các chất : (1) axetilen, (2) but-2-in, (3) propin, (4) buta-1,3-đien . Các chất có phản ứng với dd AgNO3/NH3 tạo kết tủa vàng nhạt là
	A. (1), (3), (4).	B. (2), (3), (4).	C. (1), (2), (3).	D. (1), (3).
Câu 23: Ankin X có công thức cấu tạo: CHC‒CH(CH3)‒CH3 tên thay thế của X là
	A. 3-metylbut-2-in.	B. 2-metylbut-1-in.	
	C. 3-metylbut-1-in.	D. 2-metylbut-3-in.
Câu 24: Trong phản ứng cộng hiđro vào ankin (ở nhiệt độ thích hợp)
	A. Dùng xúc tác Ni hay Pd/PbCO3 đều tạo ra anken.
	B. Dùng xúc tác Ni tạo ra anken, dùng xúc tác Pd/PbCO3 tạo ra ankan.
	C. Dùng xúc tác Ni hay Pd/PbCO3 đều tạo ra ankan.
	D. Dùng xúc tác Ni tạo ra ankan, dùng xúc tác Pd/PbCO3 tạo ra anken.
Câu 25: Để nhận biết 3 khí trong 3 lọ mất nhãn : etan, etilen, axetilen, người ta dùng các hoá chất nào ?
	A. Dung dịch AgNO3/NH3. 	B. Dung dịch Br2.	
	C. Dung dịch HCl, Br2.	D. Dung dịch AgNO3/NH3 và Br2.
Câu 26: Thực hiện phản ứng tam hợp axetylen (xúc tác: C, 6000C) sản phẩm sinh ra là
	A. vinylaxetylen.	B. etylen.	C. butadien.	D. benzen.
Câu 27: Chất có công thức cấu tạo thu gọn nào sau đây thuộc ankađien liên hợp?
	A. HC º C - C º CH.	
	B. CH2 = CH - CH2 - CH2 - CH = CH2.
	C. H2C = CH - CH = CH2.	
	D. H2C = C = CH – CH3.
Câu 28: Công thức chung của các chất thuộc dãy đồng đẳng của axetilen (hay ankin) là
	A. CnH2n (n ³ 2). 	B. CnH2n+2 (n ³ 2). 	
	C. CnH2n-2 (n ³ 2). 	D. CnH2n-2 (n ³ 3).
Câu 29: Đốt cháy hoàn toàn 2 gam ankin X thu được 1,8 gam H2O. Công thức phân tử của X là
A. C2H2.	B. C3H4.	C. C4H6.	D. C5H8.
Câu 30: Để hiđro hóa hoàn toàn 1 mol ankin cần dùng bao nhiêu mol hiđro?
	A. 1.	B. 3.	C. 2.	D. 4. 
Câu 31: Hiđrocacbon nào sau đây không làm mất màu dung dịch brom?
	A. Ankan.	B. Ankađien.	C. Ankin.	D. Anken.
Câu 32: Hình vẽ sau mô tả cách lắp đặt hệ thống điều chế lượng nhỏ axetilen trong phòng thí nghiệm:
Các hóa chất thích hợp trong phễu nhỏ giọt (1) và bình tam giác (2) lần lượt là
	A. HCl, Al4C3.	B. H2O, CaC2.
	C. H2O, (CH3COO)2Ca.	D. H2SO4, C.
Câu 33: Cho 2,7 gam một ankin X có thể làm mất màu tối đa 100ml dung dịch Br2 1M. Công thức phân tử của X là
	A. C3H4	B. C5H8	C. C4H6	D. C2H2
Câu 34: Cho 10 gam propin vào lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 đến phản ứng hoàn toàn, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là 
	A. 36,75.	B. 22,05.	C. 29,40.	D. 14,70.
DUYỆT CỦA TỔ TRƯỞNG
Huỳnh Quang Cường
GIÁO VIÊN BIÊN SOẠN
Đặng Thị Phương Thúy 

File đính kèm:

  • docnoi_dung_on_tap_mon_hoa_hoc_lop_11_chu_de_hidrocacbon.doc