Nội dung ôn tập môn Hóa học Lớp 10 - Chủ đề: Phản ứng oxi hóa- khử

docx 9 trang Mạnh Hào 09/06/2024 1050
Bạn đang xem tài liệu "Nội dung ôn tập môn Hóa học Lớp 10 - Chủ đề: Phản ứng oxi hóa- khử", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nội dung ôn tập môn Hóa học Lớp 10 - Chủ đề: Phản ứng oxi hóa- khử

Nội dung ôn tập môn Hóa học Lớp 10 - Chủ đề: Phản ứng oxi hóa- khử
TRƯỜNG THPT AN KHÁNH
 TỔ HÓA HỌC.
NỘI DUNG ÔN TẬP TẠI NHÀ
TỪ NGÀY 06/4 ĐẾN 11/4/2020
Ninh Kiều, ngày 06 tháng 4 năm 2020
CHỦ ĐỀ: PHẢN ỨNG OXI HÓA – KHỬ
I. Hệ thống kiến thức
1. Định nghĩa: 
Phản ứng oxi hóa – khử là phản ứng trong đó có sự chuyển dịch electron từ nguyên tố này sang nguyên tố khác (có sự biến đổi số oxi hóa của một số nguyên tố)
Chất khử (chất bị oxi hóa) là có khả năng nhường e soh tăng
Chất oxi hóa (chất bị khử) là có khả năng nhận e soh giảm
Sự oxi hóa (quá trình oxi hóa) một chất là quá trình nhường e của chất đó hay làm tăng soh của chất đó
Sự khử (quá trình khử) một chất là quá trình nhận e của chất đó hay làm giảm soh của chất đó
2- Lập phương trình hóa học của phản ứng oxi hóa – khử:
Phương pháp : thăng bằng electron
Nguyên tắc: Tổng e do chất khử nhường phải đúng bằng tổng số e mà chất oxi hóa nhận
Các bước tiến hành: 
Các bước
Cách tiến hành
1
Xác định số oxi hóa của những nguyên tố có soh thay đổi
2
Viết các phương trình:
Khử (cho electron)
Oxi hóa (nhận electron)
3
Cân bằng electron : nhân hệ số để:
Tổng số electron cho = Tổng số electron nhận
(hay tăng = giảm)
4
Đặt hệ số của chất oxi hóa và chất khử vào sơ đồ phản ứng. Sau đó cân bằng các nguyên tố: nói chung theo thứ tự:
Kim loại (ion dương)
Gốc axit (ion âm)
Môi trường (axit, bazo)
Nước (cân bằng H2O là để cân bằng hidro)
II. Vận dụng
 Dạng 1: Xác định số oxi hóa 
Al; Zn;l Fe; C; S; P; H2; O2; N2; Cl2; Br2; O3.
H2S; SO2; H2SO4; Na2SO4; Na2SO3; K2S; Al2S3.
HClO3, HCl; HIO3; HI; KI; NaCl; KClO3; NaBr; KClO4; NaClO; Cl2O7.
HNO3; NH3; HNO2; NH4NO3; KNO3; NO; NO2; N2O; NaNO2; NH4NO2.
FeCl3; FeCl2; Fe2(SO4)3; FeSO4; FeS2; FeS; FeO; Fe2O3; Fe3O4; FexOy.
CuO; CuS;Cu2S; Al2O3; Pb3O4; P2O5; CO; CO2; Na2CO3.
MnO2; MnBr2; HMnO4; K2MnO4; Na2MnO4; MnCl2; KMnO4; MnSO4.
K2Cr2O7; CrCl3; K2CrO4; Cr2(SO4)3; NaCrO2; (NH4)2Cr2O7; Cr2O3.
AlPO4; As2S3; H3AsO4; KOH; NaOH; NaAlO2; Na2O2.
Mn; Cl; H2P; P; Mn; HP; S; N
 Dạng 2: Cân bằng các phản ứng theo phương pháp thăng bằng electron
1. Dạng đơn giản
NH3 + O2 NO + H2O
H2SO4 + H2S S + H2O
S + HNO3 H2SO4 + NO
HI + H2SO4 I2 + H2S + H2O
P + KClO3 P2O5 + KCl
NO2 + O2 + H2O HNO3
HClO3 + H2S HCl + H2SO4
I2 + HNO3 HIO3 + NO + H2O
C + AlPO4 CO + Al2O3 + P
C + HNO3 CO2 + NO2 + H2O
FeCl3 + KI FeCl2 + KCl + I2
H2S + O2 S + H2O
Fe3O4 + Al Al2O3 + Fe
2. Dạng có sự tham gia của môi trường
K2Cr2O7 + HCl CrCl3 + KCl + Cl2 + H2O
KClO3 + HCl KCl + Cl2 + H2O
Al + HNO3 Al(NO3)3 + NH4NO3 + H2O
Zn + H2SO4 ZnSO4 + H2S + H2O
Al + H2SO4 Al2(SO4)3 + SO2 + H2O
Mg + H2SO4 MgSO4 + SO2 + H2O
Ag + H2SO4 Ag2SO4 + SO2 + H2O
Fe + HNO3 Fe(NO3)3 + NO2 + H2O
Cu + HNO3 Cu(NO3)2 + NO + H2O
Na2S + Na2SO3 + H2SO4 S + Na2SO4 + H2O
KMnO4 + K2SO3 + H2O MnO2 + K2SO4 + KOH
KMnO4 + K2SO3 + KOH K2MnO4 + K2SO4 + H2O
Br2 + NaCrO3 + NaOH Na2CrO4 + NaBr + H2O
KI + HNO2 + H2SO4 I2 + NO + K2SO4 + H2O
SO2 + KClO4 + H2O KCl + H2SO4
H2O2 + KMnO4 + H2SO4 MnSO4 + O2 + K2SO4 + H2O
NaClO + KI + H2SO4 I2 + NaCl + K2SO4 + H2O
KMnO4 + NaBr + H2SO4 Br2 + MnSO4 + Na2SO4 + K2SO4 + H2O
KMnO4 + Na2SO3 + NaOH K2MnO4 + Na2SO4 + Na2MnO4 + H2O
K2Cr2O7 + FeSO4 + H2SO4 Cr2(SO4)3 + Fe2(SO4)3 + K2SO4 + H2O
KMnO4 + FeSO4 + H2SO4 Fe2(SO4)3 + MnSO4 + K2SO4 + H2O
III. Luyện tập
1. Mức độ biết 
Câu 1: Cho quá trình Fe2+ ® Fe 3++ 1e, đây là quá trình
A. oxi hóa.	B. khử .	C. nhận proton.	D. tự oxi hóa – khử.
Câu 2: Loại phản ứng nào sau đây luôn luôn là phản ứng oxi hóa - khử?
A. Phản ứng hóa hợp.	B. Phản ứng phân huỷ.
C. Phản ứng thế trong hóa vô cơ.	D. Phản ứng trao đổi.
Câu 3: Loại phản ứng nào sau đây luôn luôn không phải là loại phản ứng oxi hóa khử?
A. Phản ứng hóa hợp.	B. Phản ứng thế.	C. Phản ứng phân huỷ.	D. Phản ứng trao đổi.
Câu 4: Trong phân tử NH4NO3 thì số oxi hoá của 2 nguyên tử nitơ là
A. +1 và +1	B. – 4 và +6	C. -3 và +5	D. -3 và +6
Câu 5: Khi tham gia vào các phản ứng hoá học, nguyên tử kim loại
A. bị khử	B. bị oxi hoá	C. cho proton	D. nhận proton
Câu 6: Chất khử là chất
A. nhường electron, chứa nguyên tố có số oxi hóa tăng lên sau phản ứng.
B. nhường electron, chứa nguyên tố có số oxi hóa giảm sau phản ứng.
C. nhận electron, chứa nguyên tố có số oxi hóa tăng sau phản ứng.
D. nhận electron, chứa nguyên tố có số oxi hóa giảm sau phản ứng.
Câu 7: Dấu hiệu nào sau đây dùng để nhận biết phản ứng oxi hóa khử?
A. Có sự nhường và nhận electron.	B. Tạo ra chất kết tủa.
C. Màu sắc của các chất thay đổi.	D. Tạo ra chất khí (sủi bọt khí).
Câu 8: Trong phản ứng oxi hóa - khử, chất bị oxi hóa là
A. chất nhận proton.	B. chất nhường electron.
C. chất nhường proton.	D. chất nhận electron.
Câu 9: Số oxi hóa của N trong cation amoni () là
A. +4.	B. -3.	C. -4.	D. +3.
Câu 10: Trong phản ứng oxi hóa – khử
A. chất bị oxi hóa nhận điện tử và chất bị khử cho điện tử.
B. quá trình oxi hóa và khử xảy ra đồng thời.
C. chất chứa nguyên tố số oxi hóa cực đại luôn là chất khử.
D. quá trình nhận điện tử gọi là quá trình oxi hóa.
Câu 11: Chọn đáp án sai
Phản ứng oxi hoá – khử là phản ứng hóa học, trong đó có 
A. sự thay đổi số oxi hóa của một số nguyên tố.
B. sự khử và sự oxi hóa diễn ra đồng thời.
C. sự tham gia của oxi.
D. sự nhường và nhận e.
Câu 12: Sự oxi hoá là
 A. sự kết hợp của một chất với oxi.	 B. sự tách hiđrô của một hợp chất.
 C. quá trình nhường e. D. quá trình nhận e.
Câu 13: Hãy cho biết những cặp khái niệm nào tương đương nhau ?
A. quá trình oxi hóa và sự oxi hóa.	B. chất bị oxi hóa và chất oxi hóa.
C. quá trình khử và sự oxi hóa.	D. chất bị khử và chất khử.
Câu 14: Loại phản ứng hoá học nào sau đây luôn luôn là phản ứng oxi hóa-khử ?
A. Phản ứng hoá hợp	 B. Phản ứng phân huỷ
C . Phản ứng thế D. Phản ứng trung hoà
Câu 15: Dấu hiệu để nhận biết một chất oxi hoá_ khử là
 A. tạo ra một chất kết tủa.	 B. có sự thay đổi màu sắc của các chất.
 C. có sự thay đổi số oxi hóa của một số nguyên tố.	
 D. tạo ra chất khí.
Câu 16: Trong phản ứng oxi hóa – khử, chất bị oxi hóa là chất 
 A. nhận e	B. nhường e	C. nhận proton	D. nhường proton
Câu 17: Quá trình oxi hóa là quá trình nào sau đây ?
 A. Kết hợp với oxi của 1 chất	 	B. Khử bỏ oxi của 1 chất 
 C. Nhường electron	D. Thu electron
Câu 18: Trong một phản ứng oxi hoá – khử , số oxi hoá của chất oxi hoá
 A. Tăng	B. Giảm 	
 C. Có thể tăng và có thể giảm	 D. Không thay đổi
Câu 19: Trong phản ứng : 3NO2 + H2O → 2HNO3 + NO. NO2 đóng vai trò gì?
 A. Chất oxi hóa	 B. Vừa là chất khử , vừa là chất oxi hóa
 C. Chất khử	D. Không là chất khử , không là chất oxi hóa
Câu 20: Phản ứng nhiệt phân muối thuộc phản ứng
A. oxi hóa – khử. B. không oxi hóa – khử.
C. oxi hóa – khử hoặc không. D. thuận nghịch.
2. Mức độ hiểu
Câu 21: Phản ứng nào sau đây là phản ứng oxi hóa - khử?
A. Cl2 + H22 HCl	B. NaOH + HCl NaCl + H2O
C. SO3 + H2O H2SO4	D. Na2O + H2O2NaOH.
Câu 22: Trong phản ứng: 2FeCl3 + H2S ® 2FeCl2 + S + 2HCl. Cho biết vai trò của H2S
A. chất oxi hóa .	B. chất khử.	C. Axit.	D. vừa axit vừa khử.
Câu 23: Trong phản ứng MnO2 + 4HCl ® MnCl2 + Cl2 + 2H2O, vai trò của HCl là
A. oxi hóa.	B. khử.	C. tạo môi trường.	D. khử và môi trường.
Câu 24: Cho biết trong phản ứng sau: 4HNO3đặc nóng + Cu Cu(NO3)2 + 2NO2 + 2H2O. HNO3 đóng vai trò là:
A. chất oxi hóa.	B. Axit.	C. môi trường.	D. Cả A và C.
Câu 25: Trong phản ứng : Zn(r) + CuCl2(dd) → ZnCl2 (dd) + Cu (r)
Ion Cu2+ trong CuCl2
A. bị oxi hóa .	B. bị khử.
C. không bị oxi hóa và không bị khử.	D. bị oxi hóa và bị khử.
Câu 26: Trong phản ứng : Cl2 (k) + 2KBr (dd) → Br2(l) + 2KCl(dd) . Clo
A. bị khử.	B. bị oxi hóa.
C. không bị oxi hóa và không bị khử.	D. bị oxi hóa và bị khử.
Câu 27: Cho phản ứng hóa học sau: Zn (r) + CuCl2 (dd) ZnCl2 + Cu (r). Nhận định nào sau đây đúng?
A. Zn nhận electron thành .	B. bị khử thành Cu.
C. Cu bị oxi hóa thành .	D. bị khử thành Zn.
Câu 28: Trong phản ứng: Al + 3AgNO3® 3Ag + Al(NO3)3 , 1 mol ion Ag+ đã nhường hay nhận bao nhiêu mol electron?
A. nhường 3 mol.	B. nhường 1 mol.
C. nhận 3 mol.	D. nhận 1 mol.
Câu 29: Xét phản ứng: Cl2 + H2O HCl + HClO. Trong phản ứng trên:
A. Cl2 là chất khử, H2O là chất oxi hóa.	B. H2O vừa là chất khử vừa là chất oxi hóa.
C. Cl2 là chất oxi hóa, H2O là chất khử	D. Cl2 vừa là chất khử vừa làchất oxi hóa.
Câu 30: Trong phản ứng: 2NO2 + 2NaOH → NaNO3 + NaNO2 + H2O thì nguyên tử N
A. chỉ bị oxi hoá.	 B. chỉ bị khử
C. không bị oxi hoá, không bị khử	 D. vừa bị oxi hoá, vừa bị khử
Câu 31 : Vai trò của H2SO4 trong phản ứng : 10FeSO4 + 8H2SO4 + 2KMnO4 → Fe2(SO4)3 + K2SO4 + 2MnSO4 + 8H2O là
 A. Chất khử 	 B. Chất oxi hóa 
 C. Môi trường	 D. Vừa là chất khử , vừa là môi trường
Câu 32: Số oxi hóa của S trong các phân tử H2SO3, S8, SO3, H2S lần lượt là
A. +6; +8; +6; -2	B. +4; 0; +6; -2	C. +4; -8; +6; -2	D. +4; 0; +4; -2
Câu 33: Khi phản ứng với Fe2+ trong môi trường axit, lí do nào sau đây khiến MnO4- mất màu?
A. MnO4- tạo phức với Fe2+.	B. MnO4- bị khử cho tới Mn2+ không màu.
C. MnO4- bị oxi hoá.	D. MnO4- không màu trong dung dịch axit.
Câu 34: Cho phản ứng hóa học: Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu. Trong phản ứng trên xảy ra
A. sự khử Fe2+ và sự khử Cu2+.	B. sự oxi hóa Fe và sự oxi hóa Cu.
C. sự oxi hóa Fe và sự khử Cu2+.	D. sự khử Fe2+ và sự oxi hóa Cu
Câu 35: Trong pưhh : 4Na + O2 →2 Na2O, có xảy ra quá trình
A. sự khử nguyên tử Na	B. sự oxihoá ion Na+
C. sự khử nguyên tử O	D. sự oxihoá ion O2-
Câu 36: Số mol electron dùng để khử 1,5 mol Al3+ thành Al là
A. 0,5	B. 1,5	C. 3,0	D. 4,5
Câu 37: Số oxi hóa của Cr có trong hợp chất KCrO2 là
A. +3.	B. +4.	C. +2.	D. +5.
Câu 38: Chất nào sau đây không có tính khử?
A. Fe	B. FeO	C. Fe2O3	D. Fe3O4,
Câu 39: Số oxi hóa của oxi trong các hợp chất HNO3, H2O2, F2O, KO2 theo thứ tự là
A. -2, -1, -2, -0,5.	B. -2, -1, +2, -0,5.	C. -2, +1, +2, +0,5.	D. -2, +1, -2, +0,5.
Câu 40: Hãy sắp xếp thứ tự các thao tác hợp lý khi tiến hành thí nghiệm về phản ứng oxi hoá - khử xảy ra trong môi trường axit
1: Rót dung dịch FeSO4 vào 2 ống nghiệm (mỗi ống 2ml)	
2: Nhỏ từng giọt dung dịch KMnO4 vào 2 ống nghiệm
3: Thêm vào 1 ống nghiệm 1 ml dung dịch H2SO4 loãng	
4: Lắc nhẹ	
5: Quan sát hiện tượng
A. 1, 2, 3, 5, 4	B. 1, 3, 2, 4, 5	C. 2, 3, 1, 5, 4	D. 1, 3, 4, 2, 5
3. Mức độ vận dụng
Câu 41: Cho sơ đồ phản ứng hóa học sau: Mg + HNO3 Mg(NO3)2 + NO2 + H2O
Sau khi phản ứng được cân bằng thì tổng hệ số (tối giản) các chất trong phương trình phản ứng trên là
A. 11.	B. 9.	C. 8.	D. 12.
Câu 42: Cho phản ứng hóa học: a Mg + b HNO3 c Mg(NO3)2 + d NO + e H2O.
Tổng a + b (hệ số tối giản) là
A. 11.	B. 8.	C. 14.	D. 9.
Câu 43: Phương trình phản ứng: aCa + bHNO3 cCa(NO3)2 + dNH4NO3 + eH2O. Tỉ lệ a: b là
A. 4 : 3.	B. 3: 4.	C. 2: 5.	D. 5 : 4.
Câu 44: Hòa tan m gam Al vào dung dịch HNO3 rất loãng thì thu được 0,015 mol khí N2O (phản ứng không tạo NH4NO3). Giá trị của m là:
A. 1,35g.	B. 2,53g.	C. 1,08g.	D. 3,24g.
Câu 45: Cho phản ứng hóa học: a Cu + b HNO3 c Cu(NO3)2 + d N2O + e H2O.
Số phân tử HNO3 (tối giản) tham gia phản ứng là
A. 10	B. 14.	C. 9.	D. 11.
Câu 46: Hệ số của phương trình phản ứng sau lần lượt là
KMnO4 + HCl → KCl + MnCl2 + Cl2 + H2O
A. 2, 14, 2, 2, 5, 14.	B. 2, 2, 2, 5, 14, 8.
C. 2, 16, 2, 5, 2, 8.	D. 2, 16, 2, 2, 5, 8.
4. Vận dụng cao
Câu 47: Trong phản ứng đốt cháy CuFeS2 tạo ra sản phẩm CuO, Fe2O3 và SO2 thì một phân tử CuFeS2 sẽ
A. nhận 13 electron.	B. nhận 12 electron.
C. nhường 13 electron.	D. nhường 12 electron.
Câu 48: Cho 1,92 gam kim loại M tan hoàn toàn trong dung dịch HNO3 loãng thì thu được 0,448 lít khí NO (đktc, sản phẩm khử duy nhất). Kim loại M là
A. Cu.	B. Zn.	C. Fe.	D. Mg.
Câu 49: Ngâm lá Zn nặng 6,5 gam tan hoàn toàn trong dung dịch HNO3, thấy thoát ra 0,015 mol khí N2 và dung dịch X, Cô cạn X thì được m gam muối khan. Giá trị m là
A. 20,8.	B. 20,4.	C. 19,4.	D. 18,9.
Câu 50: Trong môi trường axit, FeSO4 làm mất màu tím hồng của dung dịch KMnO4 theo sơ đồ phản ứng: FeSO4 + KMnO4 + H2SO4 → K2SO4 + MnSO4 + Fe2(SO4)3 + H2O. Số gam FeSO4 cần dùng để phản ứng vừa đủ với 20ml dung dịch KMnO4 0,1M là
A. 1,15 gam.	B. 3,04 gam.	C. 1,25 gam.	D. 1,52 gam.
DUYỆT CỦA TỔ TRƯỞNG
 Huỳnh Quang Cường
GIÁO VIÊN BIÊN SOẠN
NguyễN Thị Lễ Nghi

File đính kèm:

  • docxnoi_dung_on_tap_mon_hoa_hoc_lop_10_chu_de_phan_ung_oxi_hoa_k.docx