Nội dung ôn tập Học kì II môn Giáo dục công dân Lớp 11
Bạn đang xem tài liệu "Nội dung ôn tập Học kì II môn Giáo dục công dân Lớp 11", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Nội dung ôn tập Học kì II môn Giáo dục công dân Lớp 11
ÔN TẬP HKII MÔN GDCD 11 NỘI DUNG TRỌNG TÂM Bài 9: NHÀ NƯỚC XÃ HỘI CHỦ NGHĨA 1. Nguồn gốc và bản chất của nhà nước Nhà nước chỉ xuất hiện khi - Xã hội xuất hiện chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất. - Xã hội phân hóa thành các giai cấp mâu thuẫn giữa các giai cấp ngày càng gay gắt đến mức không thể điều hòa được. => Lập ra một bộ máy trấn áp gọi là nhà nước. 2. Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam a) Thế nào là nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam - NN pháp quyền: quản lý mọi mặt đời sống xã hội bằng pháp luật, và nhà nước hoạt động trong khuân khổ pháp luật. - NN pháp quyền TS: NN của giai cấp tư sản, bảo vệ lợi ích giai cấp tư sản b) Bản chất của nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam Là NN của dân, do dân, vì dân, quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân dựa trên nền tảng liên minh công-nông-trí thức do ĐCS lãnh đạo. - NN ta mang bản chất giai cấp công nhân - Bản chất NN pháp quyền XHCN VN thể hiện: + Tính nhân dân: . NN của dân, do dân, vì dân . ND tham gia quản lý NN . Thể hiện ý chí và nguyện vọng của ND . Là công cụ để ND thực hiện quyền làm chủ + Tính dân tộc: . Đoàn kết toàn dân tộc . Có những CS đúng, chăm lo lợi ích các dân tộc . Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc c) Chức năng của Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam - Chức năng đảm bảo an ninh chính trị và TT ATXH -Chức năng tổ chức và xây dựng, bảo đảm thực hiện các quyền tự do, dân chủ và lợi ích hợp pháp của công dân. d) Vai trò của Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam trong hệ thống chính trị 3. Trách nhiệm của công dân trong việc tham gia xây dựng NN pháp quyền XHCN VN - Gương mẫu thực hiện và tuyên truyền, vận động mọi người thực hiện đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước. - Tích cực tham gia các hoạt động: Xây dựng, củng cố, bảo vệ chính quyền; giữ gìn trật tự, an toàn xã hội - Thường xuyên nêu cao cảnh giác trước những âm mưu, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch. Bài 10: NỀN DÂN CHỦ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA 1. Bản chất của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa Về bản chất, nền dân chủ XHCN là nèn dân chủ của quảng đại quần chúng nhân dân, được thực hiện chủ yếu bằng Nhà nước, dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản. Bản chất của nền dân chủ XHCN được thể hiện cụ thể trên những phương diện sau. - Mang bản chất của giai cấp công nhân - Lấy hệ tư tưởng Mác-Lênin làm nền tảng tư tưởng, do ĐCS VN lãnh đạo. - Có cơ sở kinh tế là chế độ công hữu về TLSX - Là nền dân chủ của nhân dân lao động - Gắn liền với pháp luật, kỉ luật, kỉ cưởng. 2. Xây dựng nền dân chủ Xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam b) Nội dung cơ bản của dân chủ trong lĩnh vực chính trị - Thực hiện mọi quyền lực thuộc về nhân dân - Biểu hiện: + Quyền bầu cử, ứng cử + Tham gia quản lý nhà nước + Kiến nghị với các cơ quan nhà nước + Tự do ngôn luận, tự do báo chí, tư do tín ngưỡng + Khiếu nại tố cáo c) Nội dung cơ bản của dân chủ trong lĩnh vực văn hoá - Thực hiện quyền làm chủ và bình đẳng trong lĩnh vực văn hóa - Biểu hiện: + Tham gia đời sống văn hóa, văn nghệ + Hưởng lợi ích sáng tạo văn hóa, văn nghệ + Sáng tác, phê bình văn học, nghệ thuật d) Nội dung cơ bản của dân chủ trong lĩnh vực xã hội - Quyền lao đông,nam nữ bình đẳng - Bảo vệ sức khỏe, bảo hiểm - Quyền đảm bảo về vật chất và tinh thần. -Quyền bình đẳng về nghĩa vụ và quyền lợi, về cống hiến và hưởng thụ. 3. Những hình thức cơ bản của dân chủ a) Dân chủ trực tiếp Dân chủ trực tiếp là hình thức dân chủ với những qui chế, thiết chế để nhân dân thảo luận, biểu quyết, tham gia trực tiếp quyết định công việc của cộng đồng, của Nhà nước. ( không phân biệt giới tính, địa vị, tôn giáo...) VD sgk. - Những hình thức phổ biến của dân chủ trực tiếp là: + Trưng cầu ý dân (trong phạm vi toàn quốc) + Bầu cử Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp. + Thực hiện sáng kiến pháp luật (nhân dân tham gia xd, sửa đổi, bổ sung PL) + Làm chủ trực tiếp bằng các hình thức nhân dân tự quản, xd và thực hiện các qui ước, hương ước phù hợp PL. ND bình đẳng và tham gia trực tiếp vào các lĩnh vực KT, CT, VH, XHvà biểu quyết theo đa số. b) Dân chủ gián tiếp (dân chủ đại diện) Dân chủ gián tiếp là hình thức dân chủ thông qua những qui chế, thiết chế để nhân dân bầu ra những người đại diện thay mặt mình quyết định các công việc chung của cộng đồng, của Nhà nước. (thông qua các cơ quan đại diện như MTTQ và các đoàn thể nhân dân). HS nêu vd sgk. - ND thể hiện quyền làm chủ và tham gia quản lý nhà nước thông qua những người, cơ quan đại diện. * Mối quan hệ dân chủ trực tiếp và dân chủ gián tiếp. - Đều là hình thức của chế độ dân chủ và có quan hệ mật thiết với nhau. Vì vậy, phải kết hợp hai hình thức này để phát huy tối đa hiệu quả nền dân chủ XHCN Bài 11: CHÍNH SÁCH DÂN SỐ VÀ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM 1. Mục tiêu và phương hướng cơ bản để thực hiện chính sách dân số - Mục tiêu: + Giảm tốc độ gia tăng dân số + Ổn định quy mô, cơ cấu dân số và phân bố dân cư hợp lí + Nâng cao chất lượng dân số nhằm phát triển nguồn nhân lực cho đất nước. - Phương hướng: + Tăng cường công tác lãnh đạo và quản lí. + Làm tốt công tác thông tin, tuyên truyền giáo dục, huy động toàn xã hội tham gia công tác giáo dục kế hoạch hóa gia đình. + Nâng cao sự hiểu biết của người dân về vai trò của gia đình, bình đẳng gới, sức khỏe sinh sản. + Nhà nước đầu tư đúng mức cho vấn đề dân số. Thực hiện xã hội hóa dân số. 2. Chính sách việc làm a. Tình hình việc làm ở nước ta hiện nay. - Tình trạng thiếu việc làm ở nước ta là vấn đề bức xúc ở cả nông thôn và thành thị. - Tình trạng thất nghiệp ngày một gia tăng. b. Mục tiêu và phương hướng cơ bản của chính sách giải quyết việc làm. - Mục tiêu: + Tập trung sức giải quyết việc làm ở thành thị và nông thôn. + Phát triển nguồn nhân lực. + Mở rộng thị trường lao động. + Giảm tỉ lệ thất nghiệp. + Tăng tỉ lệ người lao động đã qua đào tạo nghề. - Phương hướng: + Thúc đẩy phát triển sản xuất và dịch vụ. + Khuyến khích làm giàu theo pháp luật, tự do hành nghề. + Đẩy mạnh xuất khẩu lao động + Sử dụng có hiệu quả nguồn vốn. 3.Trách nhiệm của công dân đối với chính sách dân số và giải quyết việc làm - Chấp hành chính sách dân số, pháp luật về dân số. Chấp hành chính sách việc làm và pháp luật về lao động. - Động viên mọi người cùng chấp hành, đồng thời đấu tranh chống những hành vi vi phạm chính sách dân số và giải quyết việc làm. - Có ý chí vươn lên nắm bắt khoa học – kĩ thuật tiên tiến và định hướng nghề nghệp đúng đắn để tích cực, chủ động tìm việc làm, tăng thu nhập cho bản thân và gia đình, góp phần thúc đẩy sự phát triển chung của đất nước. Bài 12: CHÍNH SÁCH BẢO VỆ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG 1. Mục tiêu và phương hướng cơ bản của chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường - Mục tiêu: Sử dụng hợp lí tài nguyên, bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học,từng bước nâng cao chất lượng môi trường, góp phần phát triển KT- XH bền vững, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân. - Phương hướng cơ bản: + Tăng cường công tác quản lí của Nhà nước + Thường xuyên gd, tuyên truyền, xd ý thức trách nhiệm về bảo vệ TN, MT cho toàn dân + Coi trong công tác nghiên cứu khoa học và công nghệ, mở rộng hợp tác quốc tế, khu + Chủ động phòng ngừa ngăn chặn ô nhiễm, cải thiện MT, bảo tồn thiên nhiên + Khai thác, sử dụng hợp lí, tiết kiệm TN, TN + Áp dụng công nghệ hiện đại 2. Trách nhiệm của công dân đối với chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường - Chấp hành chính sách, PL về bảo vệ TN, MT. - Tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ TN, MT - Vận động mọi người cùng thực hiện; chống lại các hành vi vi phạm PL về tài nguyên và bảo vệ môi trường Bài 13: CHÍNH SÁCH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO, KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, VĂN HÓA 1. Chính sách Giáo dục và Đào tạo a. Nhiệm vụ của giáo dục và đào tạo. * Khái niệm GD&ĐT - Giáo dục: Chỉ sự bồi dưỡng, phát triển con người toàn diện ở bậc mẫu giáo đến phổ thông - Đào tạo: Chỉ sự bồi dưỡng, chuẩn bị nghề trong các trường chuyên nghiệp và trường nghề. * Nhiệm vụ của GD&ĐT - Nâng cao dân trí: Vì dân trí thấp là tụt hậu và không thể hội nhập vì vậy phải nâng cao dân trí. - Đào tạo nhân lực + Tạo ra đội ngũ lao động + Tạo ra đội ngũ chuyên gia + Tạo ra đội ngũ nhà quản l ý - Bôì dưỡng nhân tài: Đào tạo và bồi dưỡng nhân tài thì mới có khả năng thu hẹp khoảng cách với các nước văn minh. * Vị trí của GD&ĐT: Đảng và nhà nước ta coi GD&ĐT là quốc sách hàng đầu và coi đầu tư cho GD&ĐT là đầu tư cho sự phát triển vì: - Xây dựng XHCN con người được đặt ở vị trí trung tâm, là mục tiêu và động lực của sự phát triển. - Góp phần đào tạo, bồi dưỡng con người - Học vấn của nhân dân được nâng cao từ đó nắm bắt và sử dụng được KHCN. b. Phương hướng cơ bản để phát triển Giáo dục và Đào tạo. - Nâng cao chất lượng, hiệu quả GD & ĐT - Mở rộng quy mô GD - Ưu tiên đầu tư cho GD & ĐT - Thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục - Xã hội hoá sự nghiệp giáo dục: huy động mọi nguồn lực vật chất và trí tuệ của xã hội tham gia vào sự nghiệp giáp dục. - Tăng cường hợp tác quốc tế về GD&ĐT: vì để tiếp cận với giáo dục tiên tiến trên thế giới. 2. Chính sách Khoa học và công nghệ a. Nhiệm vụ của Khoa học và công nghệ. * Khái niệm Khoa học và công nghệ. - Khoa học: là hệ thống tri thức được khái quát và kiểm nghiệm trong thực tiễn. - Công nghệ: là tập hợp các phương tiện, giải pháp và cách thức tổ chức nhằm sử dụng các tri thức khoa học vào thực tiễn. * Nhiệm vụ của khoa học và công nghệ. - Giải đáp kịp thời những vấn đề về lí luận và thực tiễn do cuộc sống đặt ra. - Cung cấp luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước. - Đổi mới nâng cao trình độ công nghệ trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân. - Nâng cao trình độ quản lý, hiệu quả của hoạt động khoa học và công nghệ. * Vai trò của khoa học công nghệ. - Giúp đất nước giàu có - Kinh tế có sức cạnh tranh mạnh - Đông lực thúc đẩy sự phát triển của đất nước * Vị trí: Khoa học và công nghệ thực sự là quốc sách hàng đầu. b. Phương hướng cơ bản để phát triển Khoa học và công nghệ. - Đổi mới cơ chế quản lý KH&CN: nhằm khai thác mọi tiềm năng sáng tạo trong nghiên cứu khoa học - Tạo thị trường cho khoa học và công nghệ: là nơi diễn ra hoạt động giao dịch, mua bán công nghệ. - Xây dựng tiềm lực khoa học và công nghệ: + Tăng số lượng và chất lượng đội ngũ cán bộ khoa học. + Tăng cường cơ sở vật chất kĩ thuật + Đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong nghiên cứu khoa học. - Tập trung vào các nhiệm vụ trọng tâm: đẩy mạnh nghiên cứu các lĩnh vực khoa học xã hội, ứng dụng, chuyển giao công nghệ phục vụ phát triên nông nghiệp, CNTT, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới. 3. Chính sách văn hoá a. Nhiệm vụ của văn hoá. * Vai trò của văn hoá. - Văn hoá là nền tảng tinh thần của xã hội - Văn hoá vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội. - Văn hoá khơi dậy tiềm năng, phát huy sức sáng tạo của con người, tạo ra sự phát triển hài hoà giữa giá trị vật chất và tinh thần. * Nhiệm vụ của văn hoá. Xây dựng nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc b. Phương hướng cơ bản để xây dựng nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. - Làm cho chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng HCM giữ vai trò chủ đạo trong đời sống tinh thần của nhân dân. - Kế thừa, phát huy những di sản và truyền thống văn hoá của dân tộc. - Tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại: tiếp thu tư tưởng tiến bộ để làm giàu cho trí tuệ, tâm hồn người Việt Nam. - Nâng cao sự hiểu biết và mức hưởng thụ văn hoá, phát huy tiềm năng sáng tạo văn hoá của nhân dân. 4. Trách nhiệm của công dân đối với chính sách GD&ĐT, KH&CN, văn hoá - Tin tưởng, chấp hành CS của Đảng và NN - TX nâng cao trình độ học vấn - Trau dồi đạo đức, chiếm lĩnh khoa học - Có quan hệ tốt đẹp với mọi người xung quanh Bài 14: CHÍNH SÁCH QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH 1. b) Nhiệm vụ của quốc phòng và an ninh - Xây dựng nền QP toàn dân và AN nhân dân vững mạnh toàn diện. - Bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của TQ. - Bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ XHCN. - Bảo vệ an ninh chính trị, AN kinh tế, AN văn hoá - tư tưởng và an ninh xã hội. - Duy trì trật tự kỉ cương, an toàn xã hội. - Giữ vững ổn định chính trị của đất nước, ngăn ngừa, đẩy lùi và làm thất bại mọi âm mưu, hoạt động chống phá, thù địch, không để bị động, bất ngờ. 2. Những phương hướng cơ bản nhằm tăng cường quốc phòng và an ninh - Phát huy sức mạnh tổng hợp của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, của hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng. - Kết hợp sức mạnh dan tộc với sức mạnh thời đại. - Kết hợp quốc phòng với an ninh. - Kết hợp KT – XH với quốc phòng và an ninh. 3. Trách nhiệm của công dân đối với chính sách quốc phòng và an ninh - Tin tưởng vào chính sách quốc phòng và an ninh của Đảng và Nhà nước. - Thường xuyên nêu cao tinh thần cảnh giác trước mọi âm mưu, thủ đoạn tinh vi của kẻ thù. - Chấp hành pháp luật về quốc phòng và an ninh, giữ gìn trật tự an ninh quốc gia. - Sẵn sàng thực hiện nghĩa vụ quân sự. - Tích cực tham gia vào các hoạt động trên lĩnh vực quốc phòng và an ninh tại nơi cư trú. Bài 15: CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI 1. Vai trò, nhiệm vụ của chính sách đối ngoại * Vai trò: - Chủ động tạo ra mối quan hệ quốc tế thuận lợi để đưa nước ta hội nhập với thế giới. -Góp phần tạo ra điều kiện thuận lợi để phát triển đất nước , nâng cao vị thế nước ta trên trường quốc tế *Nhiệm vụ - Giữ vững môi trường hoà bình và tạo điều kiện quốc tế thuận lợi để phát triển KT - XH, công nghiệp hoá - HĐH đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. - Bảo vệ độc lập và chủ quyền quốc gia. - Góp phần tích cực đấu tranh chung của nhân dân thế giới và hoà bình, độc lập dân tộc và tiến bộ xã hội. 2. Những nguyên tắc cơ bản của chính sách đối ngoại - Tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, - Tôn trọng lẫn nhau, bình đẳng cùng có lợi. 3. Phương hướng, biện pháp cơ bản để thực hiện chính sách đối ngoại * Quan điểm chỉ đạo CSĐN là: Giữ vững độc lập, tự chủ, rộng mở, địa phương hoá, đa dạng hoá các QHQT; sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế, phấn đấu vì hoà bình, độc lập, phát triển. * Xuất phát từ yêu cầu đó phương hướng, biện pháp trong chính sách đối ngoại là: - Chủ động và tích cực hội nhập KT QT và khu vực. - Tăng cường quan hệ đoàn kết và hợp tác với các Đảng cộng sản và công nhân, các phong trào giải phóng dân tộc, phong trào cách mạng, tiến bộ trên thế giới. - Phát triển công tác đối ngoại nhân dân. - Chủ động tham gai vào cuộc đấu tranh chung vì quyền con người. - Đẩy mạnh hoạt động kinh tế đối ngoại. 4. Trách nhiệm của công dân đối với chính sách đối ngoại - Tin tưởng và chấp hành nghiêm túc chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước. - Luôn quan tâm đến tình hình thế giới và vai trò của nước ta trên trường quốc tế. - Chuẩn bị những điều kiện để tham gia vào các công việc như rèn luyện nghề , nâng cao trình độ văn hóa .HẾT
File đính kèm:
- noi_dung_on_tap_hoc_ki_ii_mon_gdcd_lop_11.pdf