Nội dung ôn tập Học kì II Lịch sử Lớp 11 - Bài 17: Chiến tranh thế giới thứ hai (1939- 1945)
Bạn đang xem tài liệu "Nội dung ôn tập Học kì II Lịch sử Lớp 11 - Bài 17: Chiến tranh thế giới thứ hai (1939- 1945)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Nội dung ôn tập Học kì II Lịch sử Lớp 11 - Bài 17: Chiến tranh thế giới thứ hai (1939- 1945)
NỘI DUNG ÔN TẬP MÔN LỊCH SỬ 11 (HKII) Bài 17: CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI (1939 - 1945) I. CON ĐƯỜNG DẪN ĐẾN CHIẾN TRANH 1. Các nước phát xít đẩy mạnh xâm lược (1931-1937) - Trong những năm 30 (TKXX), Đức, Italia, Nhật Bản liên kết với nhau thành liên minh phát xít gây chiến tranh xâm lược ở nhiều khu vực trên thế giới. - Sau khi lên nắm quyền, Hitle tuyên bố xóa bỏ Hòa ước Vecxai, tiến tới xây dựng một nước “Đại Đức”. * Thái độ của các nước lớn: - Liên Xô coi CNPX là kẻ thù nguy hiểm nhất, chủ trương liên kết với Anh, Pháp chống phát xít và nguy cơ chiến tranh. - Anh, Pháp muốn giữ nguyên trật tự thế giới có lợi cho mình nên không hợp tác với Liên Xô, thực hiện chính sách nhân nhượng, đẩy phát xít tấn công Liên Xô. - Mĩ thi hành chính sách trung lập, không can thiệp. 2. Từ Hội nghị Muy-ních đến chiến tranh thế giới - Tháng 3 - 1938, Đức chiếm Áo và chuẩn bị thôn tính Tiệp Khắc. - Tháng 9 - 1938, Hội nghị Muy-ních được triệu tập gồm Anh, Pháp, Đức, Italia. - Nội dung: + Anh, Pháp trao vùng Xuy-đét của Tiệp Khắc cho Đức. + Đức cam kết chấm dứt việc thôn tính ở Châu Âu. - Tháng 3- 1939, Đức chiếm toàn bộ Tiệp Khắc và chuẩn bị tấn công Ba Lan. II. CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI BÙNG NỔ VÀ LAN RỘNG Ở CHÂU ÂU (9/1939 ->6/1941) 1. Phát xít Đức tấn công Ba Lan và xâm chiếm Châu Âu - Ngày 1 - 9 - 1939, Đức tấn công Ba Lan. - Ngày 3 - 9 - 1939, Anh, Pháp tuyên chiến với Đức, chiến tranh thế giới 2 bùng nổ. - Từ tháng 4 đến tháng 9 - 1940, Đức chiếm nhiều nước châu Âu trong đó có Pháp. - Tháng 7 - 1940, kế hoạch tấn công nước Anh của Đức không thực hiện được. 2. Phe phát xít bành trướng ở Đông và Nam Âu: Từ tháng 10 -1940 đến tháng 6 - 1941, Đức chiếm các nước Đông và Nam Âu. * Tính chất: mang tính chất chiến tranh đế quốc xâm lược phi nghĩa. III. Chiến tranh lan rộng khắp thế giới (6/1941 ->11/1942) 1. Phát xít Đức tấn công Liên Xô. Chiến tranh lan rộng khắp thế giới - Ngày 22 - 6 - 1941, Đức tấn công Liên Xô với chiến lược “chiến tranh chớp nhoáng”: + Phía Bắc: bao vây Lêningrat + Trung tâm: bao vây Mátxcơva. + Phía Nam: bao vây Xtalingrát - Tháng 12 - 1941, Hồng quân Liên Xô phản công đẩy lùi quân Đức khỏi Matxcơva, làm phá sản kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” của Đức. - Mùa hè 1942, Đức chuyển hướng tấn công xuống phía Nam, đánh chiếm Xtalingrát (vựa lúa lớn của LX) -> kế hoạch không thực hiện được. 2. Chiến tranh Thái Bình Dương bùng nổ - Tháng 9 - 1940, Nhật kéo vào Đông Dương. - Ngày 7 - 12 - 1941, Nhật tấn công hạm đội Mĩ ở Trân Châu Cảng (Thái Bình Dương)→ Mĩ tuyên chiến với phe phát xít, chiến tranh lan rộng khắp thế giới. 3. Khối Đồng minh chống phát xít hình thành Ngày 1 - 1 - 1942, Mặt trận Đồng minh chống phát xít được thành lập gồm 26 nước (LX, Mĩ, Anh) IV. Quân Đồng minh chuyển sang phản công. Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc (11/1942 ->8/1945) 1. Quân đồng minh phản công - Từ tháng 11 - 1942 đến 2 - 1943, Liên Xô phản công và giành thắng lợi to lớn ở Xtalingrát. * Ý nghĩa: Tạo bước ngoặt của cuộc chiến tranh, phe Đồng minh chuyển sang tổng tấn công. - Năm 1943, phát xít Italia sụp đổ. 2. Phát xít Đức bị tiêu diệt. Nhật Bản đầu hàng. Chiến tranh kết thúc * Phát xít Đức bị tiêu diệt: - Cuối 1944 đầu 1945, LX tấn công Đức ở mặt trận phía Đông, Anh, Mĩ tấn công ở mặt trận phía Tây. - Tháng 4 - 1945, Liên xô tấn công Beclin, Hitle tự sát. - Ngày 9 - 5 - 1945, Đức tuyên bố đầu hàng, chiến tranh kết thúc ở châu Âu. * Phát xít Nhật đầu hàng. Chiến tranh kết thúc: - Năm 1944, liên quân Anh, Mĩ tấn công Nhật ở Thái Bình Dương. - Ngày 8 - 8 - 1945, Liên Xô tấn công tiêu diệt đạo quân Quan Đông của Nhật. - Ngày 6 và 9 - 8 - 1945, Mĩ ném 2 quả bom nguyên tử xuống Hirosima và Nagaxaki làm hàng trăm ngàn người chết. - Ngày 15 - 8 - 1945, Nhật tuyên bố đầu hàng, chiến tranh thế giới 2 kết thúc. V. Kết cục của chiến tranh thế giới thứ 2 - Chủ nghĩa phát xít bị tiêu diệt (với công lao lớn thuộc về Mĩ, Anh và Liên Xô). - Gần 60 triệu người chét, 90 triệu người bị thương, cơ sở vật chất bị phá hủy. - Tình hình thế giơi thay đổi, mở ra giai đoạn mới trong lịch sử thế giới hiện đại ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN LỊCH SỬ 11 (HKII) CHƯƠNG IV óóó Bài 17. CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI ( 1939 - 1945). * Nhận biết: Câu 1: Những năm 30 (thế kỉ XX), Đức, Italia, Nhật Bản liên kết thành A. khối Liên minh B. khối Hiệp ước C. liên minh phát xít. D. khối đồng minh. Câu 2: Khi khối phát xít hình thành đã có những hành động gì? A. Gây chiến tranh xâm lược ở nhiều nơi trên thế giới. B. Chuẩn bị tấn công Liên Xô. C. Tăng cường chạy đua vũ trang. D. Thực hiện chính sách hòa bình. Câu 3: Năm 1937, phát xít Nhật thực hiện kế hoạch gì? A. Xâm lược các nước châu Á B. Xâm lược Việt Nam C. Hòa hoãn với Anh, Pháp, Mĩ D. Xâm lược toàn lãnh thổ Trung Quốc. Câu 4: Sau khi lên nắm quyền, Hítle đưa nước Đức hướng tới mục tiêu gì? A. Chuẩn bị tấn công các nước Tây Âu B. Chuẩn bị tấn công Liên Xô C. Thành lập một nước “Đại Đức”. D. Xây dựng nước Đức hòa bình. Câu 5: Hoàn cảnh nào diễn ra hội nghị Muy-ních? A. Đức chiếm Áo B. Đức đòi vùng Xuy-đét (Tiệp Khắc) C. Đức tấn công Ba Lan D. Đức tấn công Liên Xô Câu 6: Tham gia Hội nghị Muy-ních (9/1938) gồm có những nước nào? A. Anh, Pháp, Đức, Tiệp Khắc B. Anh, Pháp, Đức, Liên Xô C. Anh, Pháp, Đức, Italia D. Anh, Pháp, Đức, Mĩ Câu 7: Trong bối cảnh các nước phát xít đẩy mạnh chính sách xâm lược, thái độ của Liên Xô như thế nào? A. Coi chủ nghĩa phát xít là kẻ thù nguy hiểm nhất B. Không quan hệ gì với chủ nghĩa phát xít C. Ủng hộ hành động xâm lược chủ nghĩa phát xít D. Giữ thái độ trung lập trước hành động của chủ nghĩa phát xí. Câu 8: Trước nguy cơ gây chiến tranh của chủ nghĩa phát xít, Liên Xô chủ trương A. hòa hoãn với chủ nghĩa phát xít B. chuẩn bị lực lượng đối phó với chủ nghĩa phát xít. C. liên kết với Anh, Pháp chống phát xít và nguy cơ chiến tranh. D. không can thiệp trước hành động của chủ nghĩa phát xít. Câu 9: Quyết định quan trọng nhất của Hội nghị Muy-ních (9/1938) là A. Anh, Pháp trao vùng Xuy-đét của Tiệp Khắc cho Đức. B. Đức cam kết sẽ tấn công Liên Xô C. Đức, Italia cam kết không tấn công châu Âu D. Anh, Pháp tuyên bố bảo vệ Tiệp Khắc. Câu 10: Sự kiện nào mở đầu Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ? A. Đức chiếm Áo B. Đức tấn công Ba Lan C. Đức chiếm toàn bộ Tiệp Khắc D. Hội nghị Muy-ních *Thông hiểu: Câu 11: Trước nguy cơ của chủ nghĩa phát xít, chính sách của Anh, Pháp đối với Liên Xô là A. liên kết với Liên Xô chống phát xít B. hòa hoãn, tránh đối đầu với Liên Xô C. tìm cách đối đầu, gây căng thẳng với Liên Xô D. Nhân nhượng, đẩy phát xít tấn công Liên Xô. Câu 12: Thực hiện kế hoạch tấn công Liên xô (22/6/1941) Đức sử dụng chiến lược gì? A. Đánh chắc, tiến chắc. B. Đánh lâu dài, tận dụng thời cơ. C. Vừa đánh vừa phòng thủ. D. Đánh nhanh, thắng nhanh (chớp nhoáng). Câu 13: Chiến thắng nào của Hồng quân Liên Xô đã làm phá sản chiến lược “chiến tranh chớp nhoáng của Hítle? A. Chiến thắng Mát-xcơ-va B. Chiến thắng Lê-nin-grát C. Chiến thắng Xta-lin-grát D. Chiến thắng Cuốc-xcơ Câu 14: Chiến thắng nào của Hồng quân Liên Xô đã tạo nên bước ngoặt của cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai? A. Chiến thắng Lê-nin-grát B. Chiến thắng Mát-xcơ-va C. Chiến thắng Cuốc-xcơ D. Chiến thắng Xta-lin-grát Câu 15: Chiến thắng Xtalingrat của Hồng quân Liên Xô có ý nghĩa gì đối với cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai? A. Đánh bại hoàn toàn quân Đức B. Tạo bước ngoặt của chiến tranh C. Làm suy yếu phe phát xít D. Buộc phát xít Đức phải đầu hàng Câu 16: Sự kiện nước Đức kí văn bản đầu hàng không điều kiện (9/5/1945), đánh dấu bước ngoặt gì trong Chiến tranh thế giới thứ hai? . A. Liên Xổ đã giải phóng hoàn toàn lãnh thổ. B. Chiến tranh chấm dứt ở châu Âu. C. Chiến tranh chấm dứt hoàn toàn trên thế giới. D. Chủ nghĩa phát xít bị tiêu diệt hoàn toàn. Câu 17: Những nước đứng đầu trong Mặt trận đồng minh chống phát xít là A. Anh, Pháp, Mĩ B. Liên Xô, Anh, Pháp C. Liên Xô, Anh, Mĩ D. Pháp, Anh, Trung Quốc Câu 18: Nội dung nào không phải là hậu quả của Chiến tranh thế giới thứ hai? A. Hội Quốc liên thành lập gồm 44 nước. B. Tình hình thế giới có nhiều thayđổi. C. Khoảng 60 triệu người chết, 90 triệu người bị thương. D. Nhiều thành phố, làng mạc bị phá huỷ. Câu 19: Sự kiện Nhật Bản đầu hàng không điều kiện (15/8/1945) đánh dấu bước ngoặt quan trọng gì? A. Quân Nhật chính thức ngừng chiến đấu trên các mặt trận. B. Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc trên toàn thế giới. C. Các nước thuộc địa của Nhật hoàn toàn được giải phóng. D. Khẳng định sự thắng lợi của phe Đồng minh do Mĩ đứng đầu. Câu 20: Lí do nào sau đây không phải là yếu tố buộc Nhật Bản đầu hàng trong Chiến tranh thế giới thứ hai? A. Mĩ ném hai quả bom nguyên tử xuống thành phố Hirôisma và Nagaxaki. B. Liên Xô tiêu diệt đạo quân Quan Đông của Nhật Bản ở Mãn Châu. C. Chính phủ Nhật Bản và nhân dân muốn đầu hàng để kết thúc chiến tranh. D. Quân Mĩ uy hiếp, đánh phá các thành phố lớn của Nhật Bản bằng không quân. * Vận dụng Câu 21: Tại sao khi Đức tấn công Ba Lan (1/9/1939), Anh, Pháp tuyên chiến với Đức (3/9/1939) nhưng không đánh? A. Anh, Pháp sợ vì quân Đức quá mạnh B. Anh, Pháp muốn Đức chiếm Ba Lan C. Anh, Pháp nhân nhượng để Đức tấn công Liên Xô D. Anh, Pháp chưa kịp chuẩn bị lực lượng. Câu 22: Tính chất giai đoạn đầu của chiến tranh thế giới thứ hai (từ 9/1939 đến 6/1941) mang tính chất phi nghĩa vì A. Liên Xô chưa tham chiến B. tranh giành thuộc địa giữa các nước đế quốc C. Mặt trận Đồng minh chống phát xít chưa thành lập D. hàng chục triệu người chết và bị thương Câu 23: Sự kiện nào đưa đến Mĩ tuyên chiến với phe phát xít? A. Đức tấn công Liên Xô B. Nhật tấn công Trân Châu cảng C. Đức tấn công Ba Lan D. Italia đánh chiếm châu Phi. Câu 24: Những nước nào có vai trò to lớn trong việc tiêu diệt chủ nghĩa phát xít Đức? A. Anh, Pháp, Mĩ B. Anh, Mĩ C. Liên Xô, Mĩ D. Anh, Mĩ, Liên Xô. Câu 25: Nước nào có vai trò to lớn trong việc tiêu diệt đạo quân Quan Đông của Nhật? A. Anh B. Mĩ C. Liên Xô D. Mĩ, Liên Xô Câu 26: Vai trò to lớn của Liên Xô trong Chiến tranh thế giới thứ hai thể hiện A. Là trụ cột, giữ vai trò quyết định trong việc tiêu diệt chủ nghĩa phát xít. B. Đi đầu trong Mặt trận Đồng minh chống phát xít C. Tham gia giải phóng các nước Đông Âu khỏi chủ nghĩa phát xít D. Chiến thắng Đức ở Xtalingrat, tạo bước ngoặt của cuộc chiến tranh. Câu 27: Từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay, nhân loại đã có những hành động gì để chống nguy cơ của một cuộc chiến tranh hủy diệt? A. Chống chủ nghĩa khủng bố. B. Chống vũ khí hạt nhân. C. Chống chạy đua vũ trang D. Chống chiến tranh sắc tộc, tôn giáo Câu 28: Từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay, tổ chức quốc tế nào có vai trò to lớn trong việc bảo vệ nền hòa bình thế giới? A. ASEAN B. Hội quốc liên C. Liên Hợp quốc D. NATO Câu 29. Lực lượng nào là nồng cốt trong cuộc chiến chống chủ nghĩa phát xít? A. Nhân dântiến bộ trên thế giới. B. Hồng quân Liên Xô. C. Ba nước Liên Xô, Mĩ, Anh. D. Nhân dân các nước thuộc địa. PHẦN TỰ LUẬN Câu 1: Nguyên nhân dẫn đến Chiến tranh thế giới thứ 2 (1939 - 1945). Câu 2: Những sự kiện nào đưa đến chủ nghĩa phát xít Đức, Nhật bị tiêu diệt. Câu 3: Tính chất trong 2 giai đoạn của Chiến tranh Câu 4: Vai trò của Liên Xô trong Chiến tranh thế giới thứ 2. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI PHẦN TỰ LUẬN Câu 1 (trang 94 - SGK LSỬ 11) Nguyên nhân nào dẫn đến Chiến tranh thế giới thứ hai? Trả lời được 2 ý chính: - Nguyên nhân sâu xa: - Nguyên nhân trực tiếp: Câu 2 (trang 101 - SGK LSỬ 11) Những sự kiện nào đưa đến chủ nghĩa phát xít Đức, Nhật bị tiêu diệt? - Dựa vào nội dung phần IV – mục 2 để trả lời. Câu 3 Tính chất trong 2 giai đoạn của Chiến tranh thế giới thứ hai? Nêu được tính chất và giải thích tại sao; - Giai đoạn 1: chiến tranh đế quốc xâm lược phi nghĩa. - Giai đoạn 2: chiến tranh đế quốc chính nghĩa. Câu 4 (trang 101 - SGK LSỬ 11) Vai trò của Liên Xô trong Chiến tranh thế giới thứ hai?. Tập hợp các lực lượng yêu chuộng hòa bình đấu tranh chống phát xít. Đập tan cuộc chiến tranh xâm lược của phát xít Đức, giải phóng lãnh thổ của mình. Giúp đỡ các nước Đông Âu giải phóng đất nước khỏi ách phát xít. Tiến công đến tận sào huyệt của chủ nghĩa phát xít Đức tiêu diệt chúng. Tiêu diệt phát xít Nhật, buộc Nhật phải đầu hàng không điều kiện. Tổ chức các hội nghị quốc tế: I-an-ta, Pốt-xđam bàn việc kết thúc chiến tranh.
File đính kèm:
- noi_dung_on_tap_hoc_ki_ii_lich_su_lop_11_bai_17_chien_tranh.docx