Nội dung ôn tập Học kì I môn Ngữ Văn Lớp 10, 11, 12 năm học 2020- 2021
Bạn đang xem tài liệu "Nội dung ôn tập Học kì I môn Ngữ Văn Lớp 10, 11, 12 năm học 2020- 2021", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Nội dung ôn tập Học kì I môn Ngữ Văn Lớp 10, 11, 12 năm học 2020- 2021
TRƯỜNG THPT TRẦN ĐẠI NGHĨA BỘ MÔN NGỮ VĂN NỘI DUNG ÔN TẬP HỌC KÌ I NĂM HỌC 2020 – 2021 MÔN NGỮ VĂN LỚP 10, 11, 12 I. NỘI DUNG KIỂM TRA Nội dung kiểm tra nằm trong chương trình học kì I (từ tuần 1 đến tuần 17) 1. Ngữ văn 10 a. Đọc hiểu - Phương thức biểu đạt, - Xác định từ ngữ, hình ảnh, âm thanh, - Xác định thể loại văn bản, - Câu chủ đề, cách thức lập luận (diễn dịch, quy nạp, tổng – phân – hợp,), - Các phép tu từ, - Đặt tên cho văn bản, - Hiệu quả diễn đạt, - Ý nghĩa của từ ngữ, câu văn, - Thông điệp của văn bản, - Rút ra bài học, b. Nghị luận xã hội Trình bày suy nghĩ về một vấn đề được đặt ra từ ngữ liệu đọc hiểu: về tư tưởng đạo lí; về hiện tượng đời sống. c. Nghị luận văn học Chủ yếu tập trung vào các bài thơ: - Tỏ lòng (Phạm Ngũ Lão) - Bảo kính cảnh giới, bài 43 (Nguyễn Trãi) - Nhàn (Nguyễn Bỉnh Khiêm) - Độc Tiểu Thanh kí (Nguyễn Du) 2. Ngữ văn 11 a. Đọc hiểu - Phương thức biểu đạt, - Phong cách ngôn ngữ, - Thao tác lập luận, - Xác định từ ngữ, hình ảnh, âm thanh, - Xác định thể loại văn bản, - Câu chủ đề, cách thức lập luận (diễn dịch, quy nạp, tổng – phân – hợp,), - Các phép tu từ, - Đặt tên, - Hiệu quả diễn đạt, - Ý nghĩa của từ ngữ, câu văn, - Thông điệp của văn bản, - Rút ra bài học, b. Nghị luận xã hội Trình bày suy nghĩ về một vấn đề được đặt ra từ ngữ liệu đọc hiểu: về tư tưởng đạo lí; về hiện tượng đời sống. c. Nghị luận văn học Chủ yếu tập trung vào các văn bản/đoạn trích văn xuôi: - Hai đứa trẻ (Thạch Lam): + Bức tranh phố huyện lúc chiều tàn; + Bức tranh phố huyện về đêm (bao gồm cả cảnh đợi tàu). + Cảnh đợi tàu. + Tâm trạng của chị em Liên. - Chữ người tử tù (Nguyễn Tuân): + Nhân vật Huấn Cao với các phẩm chất: tài hoa, khí phách hiên ngang, thiên lương trong sáng. + Cảnh cho chữ. - Hạnh phúc của một tang gia (trích Số đỏ - Vũ Trọng Phụng): + Niềm “hạnh phúc” của những người trong gia đình cụ cố Hồng. + Cảnh đưa tang. - Chí Phèo (Nam Cao): + Bi kịch bị tha hoá của nhân vật Chí Phèo. + Chí Phèo hồi sinh và bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người. 3. Ngữ văn 12 a. Đọc hiểu - Phương thức biểu đạt, - Phong cách ngôn ngữ, - Thao tác lập luận, - Xác định từ ngữ, hình ảnh, âm thanh, - Xác định thể loại văn bản, - Câu chủ đề, cách thức lập luận (diễn dịch, quy nạp, tổng – phân – hợp,), - Các phép tu từ, - Đặt tên, - Hiệu quả diễn đạt, - Ý nghĩa của từ ngữ, câu văn, - Thông điệp của văn bản, - Rút ra bài học, b. Nghị luận xã hội Trình bày suy nghĩ về một vấn đề được đặt ra từ ngữ liệu đọc hiểu: về tư tưởng đạo lí; về hiện tượng đời sống. c. Nghị luận văn học Toàn bộ chương trình Ngữ văn 12 học kì I, chủ yếu tập trung vào các văn bản/đoạn trích: - Tây Tiến (Quang Dũng) - Việt Bắc (trích – Tố Hữu) - Đất Nước (trích Mặt đường khát vọng – Nguyễn Khoa Điềm) - Sóng (Xuân Quỳnh) - Đàn Ghi ta của Lorca (Thanh Thảo) - Người lái đò Sông Đà (trích – Nguyễn Tuân) - Ai đã đặt tên cho dòng sông? (trích – Hoàng Phủ Ngọc Tường) II. HÌNH THỨC KIỂM TRA - Hình thức kiểm tra: Tự luận - Thời lượng kiểm tra: 90 phút - Cách tổ chức kiểm tra: Kiểm tra tập trung III. LƯU Ý HỌC SINH KHI LÀM BÀI 1. Lưu ý chung khi trình bày văn bản - Lề trái phải thẳng. - Tất cả các trường hợp xuống dòng đều phải thụt đầu dòng. - Phải viết hoa chữ cái đầu đoạn, đầu câu. - Dẫn chứng trực tiếp, tên tác phẩm, đoạn trích phải để trong ngoặc kép. - Viết tắt, viết số, viết hoa phải theo đúng quy tắc và chuẩn mực của tiếng Việt. - Viết chữ và trình bày phải cẩn thận, khoa học, tránh bôi xóa quá nhiều. 2. Đọc hiểu - Trả lời phải có lời dẫn. - Nêu tác dụng của phép tu từ cần phải thực hiện hai bước: + Chỉ rõ phép tu từ nào, thể hiện ở chỗ nào; + Nêu tác dụng của phép tu từ đó (tác dụng về mặt nội dung, tác dụng về mặt hình thức). - Khi nêu thông điệp hoặc bài học, cần chỉ ra thông điệp/bài học, và lí giải vì sao chọn thông điệp/bài học đó. - Cần phân biệt câu chủ đề với chủ đề của văn bản/đoạn trích. - Ghi lại câu chủ đề phải đầy đủ, chính xác. 3. Làm văn a. Viết đoạn nghị luận xã hội - Đọc kĩ đề, xác định đúng luận đề. - Phải thụt đầu dòng ở đầu đoạn văn. - Không được gạch đầu dòng. b. Viết bài nghị luận văn học - Cần xác định đúng luận đề. - Bố cục bài văn phải hoàn chỉnh, rõ ràng. - Phần thân bài cần thể hiện rõ các luận điểm bằng cách xuống dòng, mỗi đoạn thể hiện một luận điểm. - Bài viết tránh “diễn xuôi”, tránh thiếu dẫn chứng. - Cần làm rõ các biện pháp nghệ thuật trong tác phẩm/đoạn trích tác phẩm. BỘ MÔN NGỮ VĂN
File đính kèm:
- noi_dung_on_tap_hoc_ki_i_mon_ngu_van_lop_10_11_12_nam_hoc_20.doc