Nội dung Địa lí Lớp 11 - Chủ đề: Nhật Bản

doc 4 trang Mạnh Hào 16/07/2024 700
Bạn đang xem tài liệu "Nội dung Địa lí Lớp 11 - Chủ đề: Nhật Bản", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nội dung Địa lí Lớp 11 - Chủ đề: Nhật Bản

Nội dung Địa lí Lớp 11 - Chủ đề: Nhật Bản
ĐỊA LÍ 11
CHỦ ĐỀ. NHẬT BẢN
TIẾT 2. CÁC NGÀNH KINH TẾ VÀ CÁC VÙNG KINH TẾ
A. LÍ THUYẾT
I. Các ngành kinh tế
1. Công nghiệp
- Giá trị sản lượng công nghiệp đứng thứ 2 trên thế giới (sau Hoa Kì).
- Nhiều ngành đứng hàng đầu thế giới.
- Tình hình phát triển: giảm bớt việc phát triển các ngành công nghiệp truyền thống, chú trọng phát triển công nghiệp hiện đại, 1 số ngành mũi nhọn (xây dựng công trình công cộng, dệt).
- Phân bố: tập trung ở duyên hải Thái Bình Dương của các đảo Hônsu và Kiuxiu.
- Các thành phố lớn, các trung tâm kinh tế: Tô-ki-ô, Cô-bê, Hi-rô-si-ma.
2. Dịch vụ
- Là khu vực kinh tế quan trọng (gần 70% GDP).
- Thương mại, tài chính có có vai trò to lớn trong nền kinh tế.
- Giao thông vận tải biển có vị trí đặc biệt quan trọng.
3. Nông nghiệp
- Có vị trí thứ yếu trong nền kinh tế (1% GDP), do diện tích canh tác ít.
- Nông nghiệp phát triển theo hướng thâm canh, chú trọng tăng năng suất và chất lượng nông sản.
- Sản lượng hải sản đánh bắt lớn, nuôi trồng hải sản được chú trọng.
II. Bốn vùng kinh tế gắn với bốn đảo lớn
- Hôn-su: kinh tế phát triển nhất, với nhiều ngành công nghiệp truyền thống và hiện đại. Nguyên nhân: vị trí địa lí thuận lợi, lao động có trình độ, dân số đông.
- Kiu-xiu: phát triển công nghiệp nặng, đặc biệt khai thác than và luyện thép. Nguyên nhân: vị trí địa lí thuận lợi, lao động có trình độ.
- Xi-cô-cư và Hô-cai-đô.
B. BÀI TẬP
Câu 1. Hai ngành có ý nghĩa to lớn trong khu vực dịch vụ của Nhật Bản là
A.thương mại và du lịch.	B.thương mại và tài chính. 
C.du lịch và tài chính.	D.tài chính và giao thông.
Câu 2. Vùng kinh tế phát triển nhất của Nhật Bản là 
A. Hôn- su.	B. Xi-cô-cư.	C. Hôc-cai-đô.	D. Kiu-xiu.
Câu 3. Ý nào sau đây không đúng với ngành dịch vụ của Nhật Bản?
A. Chiếm tỉ trọng GDP lớn.
B. Thương mại và tài chính có vai trò hết sức to lớn.
C. Nhật Bản đứng hàng đầu thế giới về thương mại.
D. Hoạt động đầu tư ra nước ngoài ít được coi trọng.
Câu 4. Nông nghiệp chỉ giữ vai trò thứ yếu trong nền kinh tế Nhật Bản là do
A. Nhật Bản ưu tiên phát triển thương mại, tài chính.
B. Nhật Bản tập trung ưu tiên phát triển công nghiệp.
C. diện tích đất nông nghiệp quá ít.
D. nhập khẩu sản phẩm nông nghiệp có lợi thế hơn sản xuất.
Câu 5. Ngành công nghiệp được coi là ngành mũi nhọn của nền công nghiệp Nhật Bản là ngành
A. công nghiệp chế tạo máy.	
B. công nghiệp sản xuất điện tử.	
C. công nghiệp xây dựng và công trình công cộng.	
D. công nghiệp dệt, sợi vải các loại.
Câu 6. Các sản phẩm nổi bật trong ngành công nghiệp điện tử của Nhật Bản là
A. sản phẩm tin học, vi mạch và chất bán dẫn, vật liệu truyền thông, rô bốt.
B. sản phẩm tin học, vô tuyến truyền hình, vật liệu truyền thông, rô bốt.
C. sản phẩm tin học, vô tuyến truyền hình, rô bốt, thiết bị điện tử.
D. sản phẩm tin học, vô tuyến truyền hình, rô bốt, điện tử dân dụng.
Câu 7. Ngành công nghiệp được coi là khởi nguồn của nền nền công nghiệp Nhật Bản ở thế kỷ XIX, vẫn được duy trì và phát triển là ngành
A. công nghiệp dệt.	
B. công nghiệp chế tạo máy.
C. công nghiệp sản xuất điện tử.	
D. công nghiệp đóng tàu biển.
Câu 8. Ý nào sau đây không đúng với sản xuất lúa gạo ở Nhật Bản?
A. Là cây trồng chính của nông nghiệp Nhật Bản.
B. Chiếm 50% diện tích đất canh tác.
C. Một số diện tích trồng lúa chuyển sang trồng các cây khác.
D. Sản lượng lúa đứng hàng đầu thế giới.
Tiết 3. TH. TÌM HIỂU VỀ HOẠT ĐỘNG KINH TẾ ĐỐI NGOẠI CỦA NHẬT BẢN
1. Vẽ biểu đồ
- Biểu đồ cột ghép đôi.
2. Nhận xét hoạt động kinh tế đối ngoại
Bảng 2.1 Hoạt động kinh tế đối ngoại
Hoạt động
Đặc điểm nổi bật
Tác động đến sự phát triển
Xuất khẩu
Chủ yếu là SP công nghiệp chế biến. 
Thúc đẩy kinh tế trong nước phát triển mạnh.
- Nâng cao vị trí của Nhật trên thị trường thế giới.
Nhập khẩu
Chủ yếu nhập nguyên liệu công nghiệp. 
FDI
Đang tăng nhanh.
ODA
Tích cực viện trợ để góp phần tích cực cho sự phát triển kinh tế của Nhật vì thế xuất khẩu của Nhật vào NICs, ASEAN.
Các hoạt động khác
Ngày càng đa dạng trong quan hệ với bên ngoài trên mọi lĩnh vực.
BÀI 10. CỘNG HÒA NHÂN DÂN TRUNG HOA (TIẾT 1)
A. LÍ THUYẾT
I. Vị trí địa lí và lãnh thổ
1. Vị trí địa lí
- Nằm ở Đông Á và Trung Á. 
- Vĩ độ: 20oB- 53oB, kinh độ:73oĐ-135oĐ
- Giáp 14 nước, gần các nước và vùng lãnh thổ có nền kinh tế phát triển.
- Đường bờ biển dài tạo điều kiện cho việc giao lưu với thế giới.
2. Lãnh thổ
- Diện tích lớn thứ 4 trên TG (9572,8 nghìn km2).
- Có 22 tỉnh, 5 khu tự trị và 4 thành phố trực thuộc trung ương.
- Ven biển có 2 đặc khu hành chính: Hồng Công, Ma Cao.
- Đảo Đài Loan vẫn được coi là 1 bộ phận của Trung Quốc.
II. Điều kiện tự nhiên
Bảng II.1 Đặc điểm tự nhiên của miền Đông và miền Tây
Điều kiện tự nhiên
Miền Đông
Miền Tây
Địa hình
Chiếm 50% diện tích, phần lớn là đồng bằng châu thổ màu mỡ.
Núi cao, sơn nguyên đồ sộ xen bồn địa.
Khí hậu
Cận nhiệt đới gió mùa và ôn đới gió mùa.
Khí hậu ôn đới lục địa khắc nghiệt.
Sông ngòi
Hạ nguồn của các con sông Trường Giang, Hoàng Hà.
Nơi bắt nguồn của các sông lớn chảy về phía Đông.
Tài nguyên 
Khoáng sản kim loại màu là chủ yếu.
Rừng, đồng cỏ, khoáng sản.
- Thuận lợi: đồng bằng có đất phù sa màu mỡ, nguồn nước dồi dào và khí hậu gió mùa thuận lợi cho nông nghiệp phát triển. Tài nguyên khoáng sản phong phú, tạo điều kiện phát triển công nghiệp.
- Khó khăn: thiên tai.
III. Dân cư và xã hội
1. Dân cư
- Dân số: hơn 1,3 tỉ người lớn nhất thế giới.
- Trung Quốc đã áp dụng triệt để chính sách dân số, bên cạnh đó vẫn còn mất cân bằng giới.
- Phân bố: dân cư tập trung đông ở miền Đông.
2. Xã hội
- Giáo dục được chú trọng phát triển, góp phần tăng chất lượng lao động.
- Truyền thống lao động cần cù, sáng tạo, chất lượng lao động đang được cải thiện, tạo điều kiện cho kinh tế phát triển.
B. BÀI TẬP
Câu 1. Diện tích của Trung Quốc đứng sau các quốc gia nào sau đây?
A. LB Nga, Ca-na-đa, Ấn Độ.	B. LB Nga, Ca-na-đa, Hoa Kì.
C. LB Nga, Ca-na-đa, Bra-xin.	D. LB Nga, Ca-na-đa, Ô-xtrây-li-a.
Câu 2. Các đồng bằng ở miền Đông Trung Quốc theo thứ tự từ Bắc xuống Nam là
A. Hoa Bắc, Đông Bắc, Hoa Trung, Hoa Nam.
B. Đông Bắc, Hoa Bắc, Hoa Trung, Hoa Nam.
C. Đông Bắc, Hoa Bắc, Hoa Nam, Hoa Trung.
D. Đông Bắc, Hoa Nam, Hoa Bắc, Hoa Trung.
Câu 3. Hai đặc khu hành chính của Trung Quốc là
A. Hồng Kông, Thượng Hải.	B. Ma Cao, Bắc Kinh.
C. Thiên Tân, Trùng Khánh.	D. Hồng Kông, Ma Cao.
Câu 4. Dân tộc chiếm đa số trong cộng đồng dân cư Trung Quốc là
A. Tạng.	B. Hán.	C. Choang. 	D. Mãn.
Câu 5. Địa hình miền Tây Trung Quốc
A. gồm toàn bộ các dãy núi cao và đồ sộ.
B. gồm các dãy núi cao, các sơn nguyên đồ sộ xen lẫn các bồn địa.
C. là các đồng bằng châu thổ rộng lớn, đất đai màu mỡ.
D. là vùng tương đối thấp với các bồn địa rộng.
Câu 6. Nguyên nhân chủ yếu làm cho tỉ suất gia tăng dân số tư nhiên của Trung Quốc ngày càng giảm là do
A. tiến hành chính sách dân số rất triệt để.
B. sự phát triển nhanh của y tế, giáo dục.
C. sự phát triển nhanh của nền kinh tế.
D. tâm lí không muốn sinh nhiều con của người dân.

File đính kèm:

  • docnoi_dung_dia_li_lop_11_chu_de_nhat_ban.doc