Nội dung dạy Lịch sử Lớp 10 - Chủ đề: Những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm và sự nghiệp Thống Nhất đất nước bảo vệ tổ quốc
Bạn đang xem tài liệu "Nội dung dạy Lịch sử Lớp 10 - Chủ đề: Những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm và sự nghiệp Thống Nhất đất nước bảo vệ tổ quốc", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Nội dung dạy Lịch sử Lớp 10 - Chủ đề: Những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm và sự nghiệp Thống Nhất đất nước bảo vệ tổ quốc
NỘI DUNG SỬ 10 (TUẦN 2 – TIẾT 1) CHỦ ĐỀ NHỮNG CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG NGOẠI XÂM VÀ SỰ NGHIỆP THỒNG NHẤT ĐẤT NƯỚC BẢO VỆ TỔ QUỐC. (Từ thế kỷ X đến cuối thế kỷ XVIII) *** Tiết 3 PHONG TRÀO NÔNG DÂN TÂY SƠN VÀ VƯƠNG TRIỀU TÂY SƠN 1. Phong trào nông dân Tây Sơn - Giữa thế kỉ XVIII, chế độ phong kiến Đàng Ngoài, Đàng T rong khủng hoảng. - Năm 1771, cuộc khởi nghĩa nông dân Tây Sơn (Bình Định) do 3 anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ lãnh đạo → lật đổ chính quyền họ Nguyễn ở Đàng Trong, làm chủ vùng đất từ Quảng Nam trở vào. - Từ năm 1786 đến năm 1788, nghĩa quân Tây Sơn tiến ra Bắc (Đàng Ngoài), lật đổ chính quyền vua Lê chúa Trịnh, thống nhất đất nước. 2. Vương triều Tây Sơn - Sau khi đánh tan Thanh, Nguyễn Huệ xây dựng chính quyền mới theo chế độ quân chủ chuyên chế, thống trị từ Thuận Hoá trở ra Bắc. * Chính sách của vua Quang Trung: + Quang Trung cho mời những người tài giỏi ra giúp nước. + Ban chiếu kêu gọi dân phiêu tán về quê sản xuất. Lập lại sổ hộ tịch, không để ruộng đất bỏ hoang. + Mở rộng và phát triển kinh tế công thương nghiệp. + Tổ chức lại giáo dục thi cử, đưa chữ Nôm làm văn tự chính thức của quốc gia. + Quân đội được tổ chức quy củ và trang bị vũ khí đầy đủ. + Đặt quan hệ tốt đẹp với nhà Thanh, Lào và Chân Lạp. - Năm 1792, Quang Trung qua đời → Nguyễn Ánh tấn công, Vương triều Tây Sơn sụp đổ * BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM Câu 1. Ý nào sau đây không phải là nguyên nhân dẫn đến sự bùng nổ của phong trào nông dân Tây Sơn? A. Chế độ phong kiến Đàng Trong và Đàng Ngoài khủng hoảng. B. Đời sống nhân dân vô cùng cực khổ. C. Phong trào nông dân bị đàn áp nặng nề. D. Đất nước được thống nhất nhưng chính quyền mới suy thoái. Câu 2. Phong trào Tây Sơn mang tính chất A. kháng chiến chống ngoại xâm. B. khởi nghĩa nông dân. C. chiến tranh giải phóng dân tộc. D. nội chiến. Câu 3: Đầu thế kỷ XVIII, xã hội phong kiến Đàng Ngoài và Đàng Trong như thế nào? A. Bước vào giai đoạn suy yếu và khủng hoảng. B. Vẫn còn ổn định và phát triển thịnh vượng. C. Đàng Ngoài khủng hoảng, Đàng Trong vẫn còn ổn định và phát triển. D. Đàng Trong khủng hoảng, Đàng Ngoài vẫn còn ổn định và phát triển. Câu 4. Điểm mới nhất trong chính sách giáo dục của vua Quang Trung là gì? A. Tiếp tục sử dụng chữ Nôm trong nội dung thi cử. B. Đưa chữ Nôm vào nội dung học tập. C. Tổ chức thi cử nhiều hơn. D. Sử dụng đồng thời chữ Hán và chữ Nôm. Câu 5. Sau khi làm chủ hầu hết Đàng Trong, lịch sử đặt ra cho phong trào Tây Sơn nhiệm vụ gì? A. Tiến quân ra Bắc hội quân với vua Lê để đánh đổ chúa Trịnh. B. Tiến quân ra Bắc tiêu diệt quân Thanh. C. Tiến quân ra Bắc đánh đổ chính quyền Lê – Trịnh, thực hiện sứ mệnh thống nhất đất nước. D. Tiêu diệt chúa Trịnh lập nên triều đại mới. * Điền vào chỗ chấm () trong các câu sau đây về phong trào Tây Sơn và sự nghiệp thống nhất đất nước: Câu 1. Từ giữa thế kỉ XVIII, chế độ phong kiến Đàng Ngoài cũng như Đàng Trong bước vào giai đoạn.. Nhà nước không còn quan tâm đếnnhân dân, của nông dân bùng lên rầm rộ. Câu 2. Đất nước.hai miền, địa chủ lấn chiếmcủa nông dân, thiên tai, đói kém Do đó, ..trở nên sâu sắc. Câu 3. Năm 1771, một cuộc khởi nghĩa nông dân bùng lên ở ấp Tây Sơn (Bình Định) do..lãnh đạo. Sau nhiều năm chiến đấu kiên cường, nghĩa quân đãphần đất từ Quảng Nam trở vào. Câu 4. Từ sau chiến thắng Rạch Gầm – Xoài Mút, về cơ bản quân Tây Sơn đã làm chủ được toàn bộ Trong những năm 1786-1788, phong trào Tây Sơn lần lượt đánh đổ.và làm chủ toàn bộ đất nước. NỘI DUNG SỬ 10 (TUẦN 2 – TIẾT 2) BÀI 20. XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN VĂN HÓA DÂN TỘC TRONG CÁC THẾ KỈ X-XV 1. Tình hình tư tưởng, tôn giáo Nội dung/ Tôn giáo Phật giáo Nho giáo Đạo giáo Bối cảnh lịch sử Đất nước độc lâp, thống nhất tạo điều kiện cho sự phát triển tôn giáo Nhà Lý - Trần - Thời Lý - Trần được phổ biến rộng rãi, chùa chiền được xây dựng ở khắp nơi, sư sãi đông. - Các nhà sư được trọng dụng - Nho giáo: + Thời Lý, Trần Nho giáo dần dần trở thành hệ tư tưởng chính thống của giai cấp thống trị, chi phối nội dung giáo dục thi cử song không phổ biến trong nhân dân. - Tuy không phổ cập nhưng hòa nhập với các tín ngưỡng dân gian. - Đạo giáo thâm nhập vào Việt Nam từ khoảng cuối thế kỉ thứ 2 Nhà Lê sơ Thời Lê sơ Phật giáo bị hạn chế, thu hẹp, đi vào trong nhân dân. + Thời Lê sơ Nho giáo được nâng lên thành quốc giáo + Vai trò của Nho giáo - Là chỗ dựa của giai cấp thống trị - Chi phối nội dung giáo dục và thi cử - Ổn định trật tự xã hội phong kiến Bị suy dần, số người theo Đạo giáo giảm bớt Nét độc đáo - Hiện tượng “Tam giáo đồng nguyên” - “Tam giáo đồng quy” (Ba tôn giáo lớn Nho - Phật - Đạo cùng được thờ trong một không gian chung.) 2. Giáo dục, văn học, nghệ thuật và khoa học kĩ thuật Nội dung Thành tựu Tác dụng Giáo dục - Thời bắc thuộc giáo dục không được quan tâm, khi đất nước độc lập giáo dục có điều kiện phát triển - Nhà Lí: + Năm 1070 xây dựng Văn Miếu + Năm 1075 tổ chức khoa thi đầu tiên trong cả nước. - Nhà Trần qui định 7 năm thi một lần - Nhà Lê sơ : + Qui định 3 năm thi một lần, người đỗ đầu là Tiến sĩ + Năm 1484 cho dựng bia tiến sĩ trong Văn Miếu- Quốc Tử Giám. Tác dụng của giáo dục đào tạo người làm quan, người tài cho đất nước, nâng cao dân trí, song không tạo điều kiện cho phát triển kinh tế. Văn học - Phát triển mạnh từ thời nhà Trần, nhất là văn học chữ Hán. Tác phẩm tiêu biểu: Hịch tướng sĩ. - Từ thế kỷ XV văn học chữ Hán và chữ Nôm đều phát triển - Đặc điểm: + Thể hiện tinh thần dân tộc, lòng yêu nước, tự hào dân tộc. + Ca ngợi những chiến công oai hùng, cảnh đẹp của quê hương đất nước. - Ghi nhận những chiến công lừng lẫy của dân tộc. - Hào khí Đông A Nghệ thuật - Kiến trúc phát triển chủ yếu ở giai đoạn Lý - Trần - Hồ thế kỷ X - XV theo hướng Phật giáo gồm chùa, tháp, đền. - Bên cạnh đó có những công trình kiến trúc ảnh hưởng của nho giáo: Cung điện, thành quách, thành Thăng Long. - Điêu khắc: Gồm những công trình trạm khắc, trang trí ảnh hưởng của Phật giáo và Nho giáo song vẫn mang những nét độc đáo riêng. - Nghệ thuật sân khấu ca, múa, nhạc mang đậm tính dân gian truyền thống. Khoa học kĩ thuật Khoa học kĩ thuật đạt được nhiều thành tựu trên các lĩnh vực Sử học, Địa lí, Y học, Quân sự... * BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM Câu 1: Hệ tư tưởng phong kiến và các tôn giáo lớn nào được truyền vào nước ta thời Bắc thuộc? A. Đạo giáo, Phật giáo, Hồi giáo. B. Nho giáo, Phật giáo, Thiên chúa giáo. C. Nho giáo, Phật giáo, Đạo giáo. D. Phật giáo, Nho giáo, Ấn Độ giáo. Câu 2: Thời Bắc thuộc, hệ tư tưởng phong kiến nào được truyền bá vào nước ta? A. Nho giáo. B. Phật giáo. C. Đạo giáo. D. Ấn Độ giáo. Câu 3: Từ thời Bắc thuộc hai tôn giáo lớn đã được truyền bá vào nước ta, từng bước hoà nhập vào cuộc sống của nhân dân, đó là tôn giáo nào? A. Nho giáo và Phật giáo. B. Phật giáo và Đạo giáo. C. Phật giáo và Thiên chúa giáo. D. Phật giáo và ấn Độ giáo. Câu 4: Phật giáo phát triển mạnh mẽ nhất ở nước ta vào thời kì nào? A. Thời Đinh - Tiền Lê. B. Thời Lý, Trần. C. Thời nhà Hồ. D. Thời Trần. Câu 5: Tư tưởng nào giữ địa vị độc tôn thời Lê sơ? A. Phật giáo. B. Đạo giáo. C. Thiên chúa giáo. D. Nho giáo. Câu 6: Khi Nho giáo du nhập vào nước ta, nhân dân ta đã tiếp thu và cải biến theo hướng nào? A. Để hiểu tôn ti trật tự xã hội. B. Để phục tùng giai cấp thống trị. C. Để giáo dục trong gia đình. D. Để đấu tranh lật đổ giai cấp thống trị. Câu 7: Hạn chế lớn nhất của tư tưởng Nho giáo đối với sự phát triển của xã hội là gì? A. Không đề cao giá trị con người. B. Không phát triển khoa học kỉ thuật. C. Mang nặng tư tưởng bảo thủ. D. Làm hạn chế sự đấu tranh. Câu 8: Vị vua nào cho "lập văn miếu" ở kinh đô Thăng Long "đắp tượng Khổng Tử, Chu Công, vẽ 72 vị hiền tài, bốn mùa cúng tế và cho Hoàng Thái tử đến học" vào năm 1070. A. Lý Thái Tổ. B. Lý Thái Tông. C. Lý Nhân Tông. D. Lý Thánh Tông. Câu 9: Sự kiện đánh dấu nền giáo dục Đại Việt ra đời là A. Vua Lý Thánh Tông cho lập Văn Miếu. B. tổ chức khoa thi đầu tiên. C. quy chế thi cử được ban hành. D. nhà Lê cho dựng bia ghi tên tiến sĩ. Câu 10: Dưới thời nhà Lê, các bia đá dựng ở Văn Miếu để làm gì? A. Khắc tên những người đỗ Tiến sĩ. B. Khắc tên những anh hùng có công với nước. C. Khắc tên những vị vua thời Lê Sơ. D. Khắc tên những người có học hàm. Câu 11: Từ thế kỉ X đến thế kỉ XV, tư tưởng chi phối nội dung giáo dục, thi cử là A. Nho giáo. B. Hin- đu giáo. C. Đạo giáo. D. Phật giáo. Câu 12: Ai là tác giả của hai câu thơ dưới đây? "Tướng võ, quân hầu đều biết chữ, Thợ thuyền, thư lại cũng hay thơ" A. Trần Nguyễn Đán. B. Trần Nhân Tông. C. Tần Quang Khải. D. Phạm Sư Mạnh. Câu 13: Từ thế kỉ X đến thế kỉ XV, văn học mang nặng tư tưởng nào? A. Nho giáo. B. Hin- đu giáo. C. Đạo giáo. D. Phật giáo. Câu 14: Loại hình múa rối nước là di sản phi vật thể của nước ta, được xuất hiện dưới triều đại nào ? A. Tiền Lê. B. Lý. C. Trần. D. Hồ. Câu 15: Vào cuối thế kỉ XIV, một khu thành lớn được xây dựng ở đâu? A. ở Lam Sơn (Thanh Hoá). B. ở Chí Linh (Thanh Hoá). C. ở Thăng Long. D. ở Vĩnh Lộc (Thanh Hoá).
File đính kèm:
- noi_dung_day_lich_su_lop_10_chu_de_nhung_cuoc_khang_chien_ch.docx