Nội dung dạy GDCD Lớp 12 - Bài 7+ 8: Công dân với các quyền dân chủ+ Pháp luật với sự phát triển của công dân

docx 7 trang Mạnh Hào 18/07/2024 750
Bạn đang xem tài liệu "Nội dung dạy GDCD Lớp 12 - Bài 7+ 8: Công dân với các quyền dân chủ+ Pháp luật với sự phát triển của công dân", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nội dung dạy GDCD Lớp 12 - Bài 7+ 8: Công dân với các quyền dân chủ+ Pháp luật với sự phát triển của công dân

Nội dung dạy GDCD Lớp 12 - Bài 7+ 8: Công dân với các quyền dân chủ+ Pháp luật với sự phát triển của công dân
NỘI DUNG DẠY HỌC TRỰC TUYẾN KHỐI 12
TUẦN 1
BÀI 7: CÔNG DÂN VỚI CÁC QUYỀN DÂN CHỦ 
NỘI DUNG CHÍNH
Quyền bầu cử và ứng cử vào cơ quan đại biểu của nhân dân:
Khái niệm: Là các quyền dân chủ cơ bản nhất của công dân trong lĩnh vực chính trị, thông qua đó nhân dân thực thi hình thức dân chủ gián tiếp ở từng địa phương trong phạm vi cả nước.
Nội dung:
Người có quyền bầu cử và ứng cử vào cơ quan đại biểu của nhân dân.
+ Độ tuổi: Đủ từ 18 tuổi trở lên đều có quyền bầu cử, đủ từ 21 tuổi trở lên đều có quyền ứng cử.
+ Một số trương hợp không đươc quyền bầu cử (4 trương hợp)
Cách thức thực hiện quyền bầu cử và ứng cử của công dân.
+ Nguyên tắc bầu cử: phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín.
+ Quyền ứng cử: tự ứng cử và giới thiệu ứng cử.
Quyền tham gia quản lý Nhà nước và XH:
Khái niệm:
Tham gia thảo luận các công việc chung của đất nước trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, trong phạm vi cả nước và từng địa phương.
Quyền kiến nghị với cơ quan Nhà nước về xây dựng bộ máy Nhà nước và xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội.
Nội dung:
Phạm vi cả nước:
+ Nhân dân tham gia thảo luận, góp ý kiến xây dựng...
+ Góp ý kiến, phản ánh những bất công, không phù hợp...
+ Thảo luận và biểu quyết những vấn đề quan trọng.
Phạm vi cơ sở: Thực hiện cơ chế “Dân biết, dân bàn, dân làm và dân kiểm tra”.
Quyền khiếu nại và tố cáo:
Khái niệm:
Quyền dân chủ cơ bản của công dân được quy định trong Hiến pháp.
Công cụ để nhân dân thực hiện quyền dân chủ trực tiếp.
Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức bị hành vi trái pháp luật xâm hại.
Nội dung:
Khiếu nại
Tố cáo
Khái niệm
Mục đích
Là khôi phục quyền và lợi ích hợp pháp của ngươi khiếu nại bị xâm hại.
Là nhằm phát hiện, ngăn chặn các việc làm trái pháp luật, xâm hại đến lợi ích của Nhà nước, tổ chức và công dân.
Người có quyền
Cá nhân, tổ chức.
Công dân
Người	có thẩm quyền giải quyết
Là cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết khiếu nại theo quy định của Luật Khiếu
nại, tố cáo.
Là cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tố cáo theo quy định của Luật Khiếu nại, tố
cáo.
Qui trình giải quyết khiếu nại, tố cáo: HS theo dõi SGK và đặt câu hỏi cho GV những nội dung chưa hiểu.
CÂU HỎI ÔN TẬP
Câu 1: Theo quy định của pháp luật, công dân cần thực hiện quyền tố cáo khi phát hiện người nào đó đang
A. kích động biểu tình trái phép.	B. bí mật theo dõi nghi can.
C. tổ chức truy bắt tội phạm.	D. tham gia hoạt động tôn giáo.
Câu 2: Tại một điểm bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp, vì không biết chữ nên cụ T nhờ anh P viết hộ phiếu bầu theo ý của cụ rồi cụ tự tay bỏ phiếu vào hòm phiếu. Cụ T đã thực hiện nguyên tắc bầu cử nào dưới đây?
A. Gián tiếp.	B. Công khai.	C. Trực tiếp.	D. Đại diện.
Câu 3: Tại cuộc họp bàn về việc xây dựng đường liên thôn của xã, chị M không tán thành ý kiến của chị K đề cử chị S làm tổ trưởng tổ giám sát. Tuy nhiên, chị S vẫn được bầu làm tổ trưởng và sau đó giới thiệu người thân của mình vào tổ này nên bị bà Q quyết liệt phản đối. Khi đó, ông N chủ tọa cuộc họp yêu cầu bà Q dừng phát biểu khiến bà bực tức rủ chị M bỏ họp ra về. Những ai dưới đây đã thực hiện quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội?
A. Chị K, chị S, chị M và bà Q.	B. Chị K, chị M và ông N.	
C. Ông N, chị M và chị S.	D. Chị K, bà Q, ông N và chị M.
Câu 4: Tại một điểm bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp, biết cụ Q là người không biết chữ, ông B tổ trưởng tổ bầu cử đã phân công anh T giúp cụ viết phiếu bầu theo ý của cụ. Phát hiện chị H và chồng là anh A bàn bạc, thống nhất rồi cùng viết hai phiếu bầu giống nhau, anh T đề nghị hai người nên thể hiện chính kiến của riêng mình, nhưng chị H vẫn bỏ hai phiếu đó vào hòm phiếu. Những ai dưới đây vi phạm nguyên tắc bầu cử bỏ phiếu kín?
A. Anh A, chị H, ông B và anh T.	B. Anh T, anh A và chị H.
C. Anh A, chị H và cụ Q.	D. Anh A, chị H và ông B.
Câu 5: Anh B là cảnh sát giao thông đề nghị chị A đưa cho anh ba triệu đồng để bỏ qua lỗi chị đã điều khiển xe ô tô vượt quá tốc độ quy định. Vì bị chị A từ chối, anh B đã lập biên bản xử phạt thêm lỗi khác mà chị không vi phạm. Sau đó, chị A phát hiện vợ anh B là chị N đang công tác tại sở X nơi anh D chồng mình làm giám đốc nên chị đã xúi giục chồng điều chuyển công tác chị N. Đúng lúc anh D vừa nhận của anh K năm mươi triệu đồng nên đã chuyển chị N đến công tác ở vùng khó khăn hơn rồi bổ nhiệm anh K vào vị trí của chị. Những ai dưới đây là đối tượng vừa bị khiếu nại vừa bị tố cáo?
A. Anh B và anh D.	B. Anh D, chị A và anh K.
C. Anh B, chị A và anh D.	D. Anh B và chị A.
Câu 6. Theo luật bầu cử, quyền bầu cử của công dân được thực hiện theo nguyên tắc nào dưới đây?
A. Bình đẳng, trực tiếp, tự do, nghiêm túc.	 B. Phổ thông, trực ,tiếp, bình đẳng, nghiêm túc.
C. Phổ thông, bình đẳng, trực tiếp, bỏ phiếu kín. D. Phổ thông, bình đẳng, tự do, bỏ phiếu kín.
Câu 7. Cơ quan nào dưới đây đại diện cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân, do nhân dân bầu ra và chịu trách nhiệm trước nhân dân?
A. Hội đồng nhân dân và Tòa án.	B. Quốc hội và Hội đồng nhân dân.
C. Viện kiểm sát và Hội đồng nhân dân.	D. Ủy ban nhân dân và Hội đồng nhân dân.
Câu 8. Tại một điểm bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp, chị M và chị Q đã bàn bạc và thống nhất lựa chọn danh sách đại biểu giống nhau. Sau đó, mỗi người tự bỏ phiếu của mình vào hòm phiếu. Chị M và chị Q vi phạm nguyên tắc bầu cử nào dưới đây?
A. Phổ thông.	B. Bỏ phiếu kín.	C. Trực tiếp.	D. Bình đẳng.
Câu 9. Được anh P cung cấp bằng chứng về việc chị T là Trưởng phòng tài chính kế toán dùng tiền của cơ quan cho vay nặng lãi theo sự chỉ đạo của ông K Giám đốc sở X, anh N là Chánh văn phòng sở X dọa sẽ công bố chuyện này với mọi người. Biết chuyện, ông K đã kí quyết định điều chuyển anh N sang làm văn thư một bộ phận khác còn chị T cố tình gạt anh N ra khỏi danh sách được nâng lương đúng thời hạn. Những ai dưới đây là đối tượng vừa bị khiếu nại vừa bị tố cáo?
A. Chị T, ông K và anh N.	B. Chị T, ông K, anh P và anh N.
C. Chị T, ông K và anh P.	D. Chị T và ông K.
Câu 10. Ông B Chủ tịch xã chỉ đạo chị M là văn thư không gửi giấy mời cho anh H là trưởng thôn tham dự cuộc họp triển khai kế hoạch xây dựng đường liên xã đi qua thôn của anh H. Biết chuyện nên anh K đã thẳng thắn phê bình ông B trong cuộc họp và bị anh T chủ tọa ngắt lời, không cho trình bày hết ý kiến của mình. Bực tức, anh K đã bỏ họp ra về. Những ai dưới đây không vi phạm quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội?
A. Chị M, anh H và anh K.	B. Chị M, anh H và ông B.
C. Chị M, anh K và ông B.	D. Anh H, anh K và anh T.
Câu 11. Quyền dân chủ của công dân gồm những quyền nào?
=>.............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Câu 12. Có bao nhiêu hình thức để công dân thực hiện quyền dân chủ của mình? Kể tên?
=>..................................................................................................................................................................................................................................................................................
Câu 13. Người có quyền bầu cử ứng cử vào các cơ quan đại biểu của nhân dân?
=>..................................................................................................................................................................................................................................................................................
Câu 14. Công dân khi đủ điều kiện gì để có thể ứng cử vào cơ quan nào của Nhà nước?
=>..................................................................................................................................................................................................................................................................................
Câu 15. Quyền bầu cử của công dân phải tuân theo những nguyên tắc nào?
=>..................................................................................................................................................................................................................................................................................
Câu 16. Quyền ứng cử của công dân được thực hiện bằng những con đường (hình thức) nào?
=>..................................................................................................................................................................................................................................................................................
Câu 17.  Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội của công dân được thể hiện ở phạm vi nào?
=>..................................................................................................................................................................................................................................................................................
Câu 18. Thảo luận, góp ý, biểu quyết xây dựng các văn bản pháp luật được thực hiện ở phạm vi nào?
=>..................................................................................................................................................................................................................................................................................
Câu 19. Quyền tham gia quản lý Nhà nước và xã hội của công dân tại cơ sở được thực hiện theo cơ chế nào?
=>..................................................................................................................................................................................................................................................................................
Câu 20. Người có quyền khiếu nại , tố cáo?
=> Tố cáo: .......................................................................................................................
=>Khiếu nại: .........................................................................................................
Câu 21. Mục đích của quyền tố cáo, khiếu nại?
=> Tố cáo: .......................................................................................................................
=> Khiếu nại: .........................................................................................................
Câu 22. Người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại và tố cáo?
=>..................................................................................................................................................................................................................................................................................
NỘI DUNG DẠY HỌC TRỰC TUYẾN KHỐI 12
TUẦN 2
BÀI 8: PHÁP LUẬT VỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG DÂN 
NỘI DUNG CHÍNH
1. Quyền học tập, sáng tạo và phát triển của công dân:
Quyền học tập của công dân:
- Khái niệm: Là mọi công dân đều có quyền học từ thấp đến cao, có thể học bất cứ nơi nào, có thể học bằng nhiều hình thức và có thể học thường xuyên, học suốt đời.
Nội dung:
+ Học không hạn chế. (là hình thức học từ thấp cho đến cao).
+ Học bất cứ ngành nghề nào.
+ Học thường xuyên, học suốt đời. (là học bằng nhiều hình thức khác nhau).
+ Bình đẳng về cơ hội học tập.
CÂU HỎI ÔN TẬP
Câu 1: Việc công dân có thể học bất cứ ngành nghề nào phù hợp với năng khiếu, khả năng, sở thích và điều kiện của mình là nội dung của
A. Quyền được phát triển của công dân.	B. Quyền sáng tạo của công dân.
C. Quyền tự do của công dân.	D. Quyền học tập của công dân.
Câu 2: Quyền học tập của công dân được quy định trong
A. Hiến pháp, Luật giáo dục.	B. Hiến pháp, thông tư.
C. Hiến pháp, công văn.	D. Hiến pháp, Luật.
Câu 3: Mọi công dân đều có quyền học không hạn chế. Điều này có nghĩa là
A. học từ Tiểu học đến Trung học, Đại học và sau đại học.
B. học từ Tiểu học đến Trung học phổ thông.
C. học từ Mẫu giáo đến Tiểu học, Trung học phổ thông.
D. học từ Mẫu giáo đến Tiểu học, Trung học cơ sở, Trung học phổ thông.
Câu 4: Mọi công dân đều có quyền học từ thấp đến cao, có thể học bất cứ ngành nghề nào, có thể học bằng nhiều hình thức và có thể học thường xuyên suốt đời. Nội dung này thể hiện quyền nào sao đây ?
A. Quyền được phát triển của công dân.	B. Quyền học tập không giới hạn.
C. Quyền học tâp của công dân.	 	 D. Quyền sáng tạo của công dân.
Câu 5: Ông T là bố của H quyết định cho H lớp 5 nghỉ học để giúp việc gia đình. Việc làm của ông T đã xâm phạm
A. quyền học tập của trẻ em.	B. quyền được phát triển của trẻ em.
C. quyền tự do của trẻ em.	D. quyền được phát triển năng khiếu của trẻ em.
Câu 6: Sau khi tốt nghiệp THPT Nam đã trúng tuyển vào học tại Trường Đại học Kinh tế quốc dân. Trong trường hợp này Nam đã thực hiện 
A. quyền học thường xuyên, học suốt đời.	
B. quyền học tập không hạn chế.
C. quyền học tập không giới hạn. 
D. quyền học bất cứ nghành nghề nào.
Câu 7: Hai chị em M và N đều đỗ vào lớp 10. Gia đình khó khăn nên bố M quyết định : “N là con trai nên tiếp tục đi học. Còn M là con gái nên ở nhà ”. Quyết định này của bố M đã vi phạm quyền nào dưới đây của công dân?
A. Quyền sáng tạo của công dân.	B. Quyền dân chủ của công dân.
C. Quyền học tập của công dân.	D. Quyền phát triển của công dân.
Câu 8. Sau mấy năm làm công nhân, anh Đ vào học hệ Đại học tại chức. Anh Đ đã thực hiện quyền nào dưới đây của công dân ?
A. Quyền học tập và lao động. B. Quyền học không hạn chế.
C. Quyền học thường xuyên. D. Quyền tự do học tập.
Câu 9. Q thi đỗ và được tuyển chọn vào lớp Cử nhân chất lượng cao của Trường Đại học M. Q đã được hưởng quyền gì dưới đây của công dân?
A. Quyền học không hạn chế.
B. Quyền ưu tiên trong tuyển sinh.
C. Quyền được phát triển của công dân.
D. Quyền ưu tiên trong lựa chọn nơi học tập.
Câu 10. Trong kì tuyển sinh đại học năm 2020 nam sinh H nhân vật được nhiều người biết đến vì hành động cao cả “10 năm cõng bạn đến trường”. H đã quyết định đăng kí xét tuyển vào trường Đại học Y Thái Bình. Việc làm này của H đã thực hiện
A. quyền được phát triển của công dân. 	
B. quyền học tập của công dân.
C. quyền sáng tạo của công dân. 	
D. quyền tự do của công dân.
Câu 11. Nội dung quyền học tập của công dân gồm những nội dung nào?
=>........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Câu 12. Khi đề cập đến việc “Học từ cấp bậc thấp đến cấp bậc cao” là nội dung nào của quyền học tập của công dân?
=>..................................................................................................................................................................................................................................................................................
Câu 13. Khi đề cập đến việc “Học bằng nhiều hình thức khác nhau” là nội dung nào của quyền học tập của công dân?
=>..................................................................................................................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docxnoi_dung_day_gdcd_lop_12_bai_7_8_cong_dan_voi_cac_quyen_dan.docx