Nội dung dạy GDCD Lớp 11 - Bài 10+ 11: Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa+ Chính sách dân số và giải quyết việc làm

docx 8 trang Mạnh Hào 18/07/2024 790
Bạn đang xem tài liệu "Nội dung dạy GDCD Lớp 11 - Bài 10+ 11: Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa+ Chính sách dân số và giải quyết việc làm", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nội dung dạy GDCD Lớp 11 - Bài 10+ 11: Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa+ Chính sách dân số và giải quyết việc làm

Nội dung dạy GDCD Lớp 11 - Bài 10+ 11: Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa+ Chính sách dân số và giải quyết việc làm
NỘI DUNG DẠY HỌC TRỰC TUYẾN KHỐI 11
TUẦN 1
BÀI 10: NỀN DÂN CHỦ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
I. LÝ THUYẾT
1. Bản chất của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa.
* Khái niệm
- Dân chủ là quyền lực thuộc về nhân dân, là quyền làm chủ của nhân dân; dân chủ là một hình thức nhà nước gắn với giai cấp thống trị; dân chủ luôn mang bản chất giai cấp.
* Bản chất của nền dân chủ XHCN.
+ Mang bản chất của giai cấp công nhân
+ Có cơ sở kinh tế là chế độ công hữu về tư liệu sản xuất
+ Lấy hệ tư tưởng Mác-Lênin làm nền tảng tư tưởng, do Đảng cộng sản VN lãnh đạo.
+ Là nền dân chủ của nhân dân lao động
+ Gắn liền với pháp luật, kỉ luật, kỉ cưởng.
2. Xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
a. Nội dung cơ bản của dân chủ trong lĩnh vực KT (đọc thêm)
b. Nội dung cơ bản của dân chủ trong lĩnh vực chính trị.
- Mọi quyền lực thuộc về nhân dân, trước hết là nhân dân lao động
- Biểu hiện:
+ Quyền bầu cử, ứng cử vào các cơ quan quyền lực nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội.
+ Tham gia quản lí nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận các vấn đề chung của Nhà nước và địa phương
+ Kiến nghị với các cơ quan nhà nước, biểu quyết khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân
+ Quyền được thông tin, tự do ngôn luận, tự do báo chí
+ Khiếu nại tố cáo
c. Nội dung cơ bản của dân chủ trong lĩnh vực văn hóa.
- Thực hiện quyền làm chủ và bình đẳng trong lĩnh vực văn hóa
- Biểu hiện:
 Tham gia đời sống văn hóa, hưởng lợi ích từ sáng tạo văn hóa, văn nghệ, sáng tác, phê bình văn học, nghệ thuật...
d. Nội dung cơ bản của dân chủ trong lĩnh vực xã hội
- Quyền lao động, quyền bình đẳng nam nữ, quyền được hưởng an toàn xã hội và bảo hiểm xã hội, quyền được hưởng chế độ bảo vệ sức khỏe...........
3. Những hình thức cơ bản của dân chủ
a. Dân chủ trực tiếp
- Khái niệm
 - Dân chủ trực tiếp là hình thức dân chủ với những qui chế, thiết chế để nhân dân thảo luận, biểu quyết, tham gia trực tiếp quyết định công việc của cộng đồng, của Nhà nước. ( không phân biệt giới tính, địa vị, tôn giáo...) 
- Những hình thức phổ biến của dân chủ trực tiếp là:
+ Trưng cầu ý dân (trong phạm vi toàn quốc)
+ Thực hiện sáng kiến pháp luật (nhân dân tham gia xây dựng, sửa đổi, bổ sung các đạo luật)
+ Làm chủ trực tiếp bằng các hình thức nhân dân tự quản, xây dựng và thực hiện các qui ước, hương ước phù hợp pháp luật.
b. Dân chủ gián tiếp.
- Khái niệm: 
Dân chủ gián tiếp là hình thức dân chủ thông qua những qui chế, thiết chế để nhân dân bầu ra những người đại diện thay mặt mình quyết định các công việc chung của cộng đồng, của Nhà nước.
II. BÀI TẬP CŨNG CỐ
Câu 1: Đặc điểm của nền dân chủ XHCN là gì?
A. Phát triển cao nhất trong lịch sử. B. Rộng rãi nhất và triệt để nhất trong lịch sử.
C. Tuyệt đối nhất trong lịch sử.	 D. Hoàn bị nhất trong lịch sử.
Câu 2: Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa được thực hiện trên các lĩnh vực nào?
A. Chính trị, văn hóa, xã hội.	B. Chính trị, văn hóa, tôn giáo.
C. Tôn giáo, văn hóa, tinh thần.	D. Chính trị, văn hóa, tín ngưỡng.
Câu 3: Những yếu tố không thể thiếu để xây dựng nền dân chủ XHCN là gì?
A. Pháp luật, kỷ luật, nhà tù.	B. Pháp luật, kỉ luật, kỉ cương.
C. Pháp luật,kỉ cương, nhà tù.	D. Pháp luật, quân đội, kỉ luật.
Câu 4:Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa là
A. nền dân chủ của đại đa số nhân dân lao động.	
B. nền dân chủ của người lao động.
C. nền dân chủ của giai cấp công nhân. 
D. nền dân chủ của đại gia đình các dân tộc Việt Nam.
Câu 5:Dân chủ trong lĩnh vực chính trị được thể hiện ở
A. Quyền bình đẳng nam nữ .	B. Quyền tự do kinh doanh.
C. Quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội .	D. Quyền có việc làm .
Câu 6: Biểu hiện nào dưới đây là dân chủ trong lĩnh vực văn hóa?
A. Quyền bình đẳng nam nữ .	B. Quyền tự do ngôn luận.
C. Quyền sáng tác.	D. Quyền lao động.
Câu 7: Biểu hiện nào dưới đây không phải là dân chủ trong lĩnh vực xã hội?
A. Quyền bình đẳng nam nữ .	
B. Quyền được hưởng an toàn xã hội và bảo hiểm xã hội.
C. Quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội.	
D. Quyền lao động.
Câu 8: Việc trưng cầu ý dân là biểu hiện hình thức dân chủ
A. gián tiếp .	B. đại diện.	C. phổ biến.	D. trực tiếp.
Câu 9: Biểu hiện nào dưới đây không là dân chủ trong lĩnh vực văn hóa?
A. Quyền phê bình văn học.	B. Quyền tham gia vào đời sống văn hóa.
C. Quyền sáng tác.	D. Quyền biểu quyết khi Nhà nước trưng cầu ý dân.
Câu 10: Biểu hiện nào dưới đây không phải là hình thức dân chủ trực tiếp?
A. Trưng cầu ý dân.	B. Thực hiện sáng kiến pháp luật.
C. Đại biểu Quốc hội đại diện nhân dân.	D. Nhân dân tự quản.
Câu 11.Thấy anh Y đang chặt trộm gỗ ở rừng phòng hộ, X liền tố cáo anh Y,vậy X đang thực hiện quyền dân chủ trong lĩnh vực nào dưới đây?
A. Trong lĩnh vực kinh tế. B. Trong lĩnh vực chính trị.
C. Trong lĩnh vực văn hoá. D. Trong lĩnh vực xã hội.
Câu 12: “ Bà mẹ khi mang thai, trẻ em đều được tiêm vắc xin phòng bệnh miễn phí” là thể hiện của nội dung dân chủ trong lĩnh vực nào dưới đây?
A. Văn hóa.	B. Chính trị.	B. Kinh tế.	D. Xã hội.
Câu 13: Trong buổi họp thôn, bác A tham gia góp ý kiến về việc xây dựng đường bê tông của thôn mình. Vậy, bác A đã thực hiện hình thức dân chủ nào dưới đây?
A. Dân chủ trực tiếp.	B. Dân chủ gián tiếp.
C. Dân chủ mở rộng.	D. Dân chủ đại diện.
Câu 14: A đã 18 tuổi, A rất vui mừng vì đây là lần đầu mình được cầm lá phiếu đi bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp. Vậy A đã thực hiện hình thức dân chủ nào dưới đây?
A. Dân chủ trực tiếp.	B. Dân chủ gián tiếp.
C. Dân chủ mở rộng.	D. Dân chủ của nhân dân.
Câu 15: A là học sinh trường THPT đã tham gia cuộc thi sáng tác thơ văn trên báo Hoa học trò và đạt giải nhất. Vậy A đã tham gia xây dựng nền dân chủ XHCN ở lĩnh vực nào dưới đây?
A. Kinh tế.	B. Chính trị.	C. Văn hoá.	D. Xã hội.
Câu 16: Phường H chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho các gia đình chính sách là thể hiện dân chủ ở lĩnh vực nào sau đây?
A. Kinh tế.	B. Chính trị.	C. Văn hóa.	D. Xã hội.
Câu 17: Hành vi nào dưới đây thể hiện dân chủ trong lĩnh vực văn hóa?
A. Anh X ứng cử vào hội đồng nhân dân phường.
B. Chị B tham gia phê bình văn học.
C. Anh H tham gia góp ý vào dự thảo luật.
D. Chị C phát biểu ý kiến trong cuộc họp cơ quan.
Câu 18: H có giọng hát hay nên bạn muốn tham gia hội thi văn nghệ do trường tổ chức, nhưng mẹ H nhất định không đồng ý vì sợ ảnh hưởng đến học tâp. Theo em, mẹ H đã vi phạm quyền dân chủ nào sau đây của công dân?
A. Quyền sáng tác, phê bình văn học nghệ thuật.
B. Quyền được tham gia vào đời sống văn hóa.
C. Quyền được hưởng lợi từ sáng tạo của mình.
D. Quyền khiếu nại, tố cáo của công dân.
Câu 19: Hành vi nào dưới đây không phải là dân chủ trong lĩnh vực chính trị?
A. Ông T viết báo phản ánh về tình hình dịch bệnh.
B. Anh H tham gia bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân xã.
C. Chị C tố cáo hành vi tham nhũng.
D. Anh B đi xuất khẩu lao động nước ngoài.
Câu 20: Hành vi nào dưới đây thể hiện dân chủ trong lĩnh vực văn hóa?
A. Anh X ứng cử vào Hội đồng nhân dân phường.
B. Chị B tham gia phê bình văn học.
C. Anh H tham gia đóng góp ý kiến dự thảo luật.
D. Chị C phát biểu ý kiến trong cuộc họp cơ quan.
NỘI DUNG DẠY HỌC TRỰC TUYẾN KHỐI 11
TUẦN 2
BÀI 11: CHÍNH SÁCH DÂN SỐ VÀ GIẢI QUYẾT VIỆT LÀM
I. LÝ THUYẾT
1. Chính sách dân số
a. Tình hình dân số nước ta (đọc thêm)
b. Mục tiêu và phương hướng cơ bản để thực hiện chính sách dân số
- Mục tiêu
+ Tiếp tục giảm tốc độ gia tăng dân số
+ Sớm ổn định quy mô, cơ cấu dân số và phân bố dân số hợp lý
+ Nâng cao chất lượng dân số
- Phương hướng
+ Tăng cường công tác lãnh đạo và quản lí
+ Làm tốt công tác thông tin, tuyên truyền, giáo dục
+ Nâng cao sự hiểu biết của người dân
+ Nhà nước đầu tư đúng mức
2. Chính sách giải quyết việc làm
a. Tình hình việc làm ở nước ta hiện nay 
- Tình trạng thiếu việc làm ở nước ta vẫn là vấn đề rất bức xúc ở cả thành thị và nông thôn
b. Mục tiêu và phương hướng cơ bản của chính sách giải quyết việc làm
- Mục tiêu
+ Tập trung sức giải quyết việc làm ở cả thành thị và nông thôn
+ Phát triển nguồn nhân lực
+ Mở rộng thị trường lao động
+ Giảm tỉ lệ thất nghiệp và tang tỉ lệ ngườilao động đã qua đào tạo nghề
- Phương hướng
+ Thúc đẩy phát triển sản xuất và dịch vụ
+ Khuyến khích làm giàu theo pháp luật, tự do hành nghề
+ Đẩy mạnh xuất khẩu lao động
+ Sử dụng có hiệu quả nguồn vốn
3. Trách nhiệm của công dân đối với chính sách dân số và giải quyết việc làm
- Chấp hành chính sách dân số, pháp luật về dân số
- Chấp hành chính sách về việc làm và pháp luật về lao động
- Động viên người thân trong gia đình và những người khác cùng chấp hành
- Có ý chí vươn lên nắm bắt khoa học kĩ thuật tiên tiến, định hướng nghề nghiệp đúng đắn.
II. BÀI TẬP CỦNG CỐ
Câu 1:Nói đến chất lượng dân số là nói đến tiêu chí nào sau đây?
A. Yếu tố thể chất.	B. Yếu tố thể chất, trí tuệ và tinh thần.
C. Yếu tố trí tuệ.	D. Yếu tố thể chất và tinh thần.
Câu 2: Một trong những mục tiêu của chính sách dân số nước ta là gì?
A. Tiếp tục giảm tốc độ gia tăng dân số.	B. Tiếp tục giảm quy mô dân số.
C. Tiếp tục giảm cơ cấu dân cư.	D. Duy trì phân bố dân cư như hiện tại.
Câu 3: Nội dung nào dươi đây là một trong những mục tiêu của chính sách dân số nước ta ?
A. Tuyên truyền các biện pháp kế hoạch hóa gia đình.B. Tổ chức tốt bộ máy làm công tác dân số.
C. Nâng cao chất lượng dân số.	D. Phát triển nguồn nhân lực.
Câu 4: Phân bố dân cư hợp lí là một trong những mục tiêu của
A. Chính sách dân số.	B. Chính sách giải quyết việc làm.
C. Chính sách tài nguyên.	D. Chính sách bảo vệ môi trường.
Câu 5: Đảng, Nhà nước ta coi chính sách dân số là một yếu tố cơ bản để
A. Nâng cao chất lượng cuộc sống toàn xã hội.	B. ổn định quy mô dân số.
C. phát huy nhân tố con người.	D. giảm tốc độ tăng dân số.
Câu 6: Một trong những phương hướng cơ bản của chính sách dân số nước ta là gì?
A. Nâng cao đời sống nhân dân.	B. Tăng cường nhận thức, thông tin.
C. Nâng cao hiệu quả đời sống nhân dân.	D. Nâng cao hiểu biết của người dân.
Câu 7: Nội dung nào sau đây không thuộc phương hướng cơ bản của chính sách dân số nước ta?
A. Tăng cường công tác lãnh đạo và quản lí.	B. Làm tốt công tác tuyên truyền.
C. Nhà nước đầu tư đúng mức.	 D. Ổn định cơ cấu dân số.
Câu 8: Tình hình việc làm nước ta hiện nay như thế nào?
A. Việc làm thiếu trầm trọng.	B. Việc làm là vấn đề không cần quan tâm nhiều.
C. Việc làm đã được giải quyết hợp lí.	D. Việc làm là vấn đề bức xúc ở nông thôn và thành thị.
Câu 9: Một trong những mục tiêu của chính sách giải quyết việc là nước ta là gì?
A. Phát triển nguồn nhân lực.	B. Thúc đẩy phát triển sản xuất.
C. Tự do hành nghề theo pháp luật.	D. Đẩy mạnh xuất khẩu lao động.
Câu 10:Một trong những mục tiêu của chính sách giải quyết việc là nước ta là gì?
A. Tăng tỉ lệ người lao động đã qua đào tạo nghề.	B. Thúc đẩy phát triển dịch vụ.
C. Khuyến khích làm giàu theo pháp luật.	D. Sử dụng có hiệu quả nguồn vốn.
Câu 11: Hành vi, việc làm nào dưới đây vi phạm chính sách dân số của Đảng và Nhà nước
A. tuyên truyền, phổ biến biện pháp kế hoạch hóa gia đình.
B. cũng cấp các phương tiện tránh thai.
C. lựa chọn giới tính thai nhi dưới mọi hình thức.
D. cung cấp các dịch vụ dân số.
Câu 12: Quan niệm dân gian nào dưới đây ảnh hưởng xấu đến chính sách dân số của Nhà nước?
A. Cơn hơn cha là nhà có phúc.	B. Một giọt máu đào hơn ao nước lã.
C. Cha mẹ sinh con trời sinh tính.	D. Đông con hơn nhiều của
 Câu 13: Nhà nước khuyến khích các cặp vợ chồng thực hiện kiểm tra sức khỏe trước sinh và sau sinh nhằm mục đích nào dưới đây ?
A. Lựa chọn giới tính thai nhi.	B. Góp phần nâng cao chất lượng dân số.
C. Thực hiện kế hoạch hóa gia đình.	D. Sinh con theo ý muốn.
Câu 14: Kế hoạch hóa gia đình là biện pháp chủ yếu để
A. lựa chọn tuổi con cho phù hợp.	B. lựa chọn số con theo mong muốn của vợ chồng.
C. hạn chế việc sinh con.	D. điều chinh số con và khoảng cách sinh con.
 Câu 15: Trong các biện pháp thực hiện chính sách dân số dưới đây, biện pháp nào tác động trực tiếp tới nhân thức của người dân?
A. Nhà nước tăng cường đầu tư kinh phí.	
B. Tranh thủ sự giúp đỡ của Liên hợp quốc.
C. Tuyên truyền, giáo dục về chính sách dân số.
D. Nhà nước chủ động xây dựng văn bản pháp luật về dân số.
Câu 16: Cán bộ chuyên trách dân số xã A phát tờ rơi cho người dân về các biện pháp kế hoạch hóa gia đình. Việc làm này thực hiện phương hướng nào dưới đây của chính sách dân số ?
Tăng cường công tác lãnh đạo và quản lí nhà nước đối với dân số.
Nâng cao sự hiểu biết của người dân về vai trò của gia đình.
Làm tốt công tác thông tin, tuyên truyền, giáo dục.
Nhà nước đầu tư đúng mức cho chính sách dân số.
Câu 17: Trung tâm Dân số - Kế hoạch hóa gia đình huyện Q thường xuyên thực hiện giao ban với cán chuyên trách các xã, thị trấn để cập nhật thông tin, nắm bắt tình hình biến dộng về dân số - kế hoạch hóa gia đình ở cơ sở. Việc làm này thể hiện nội dung nào dưới đây trong chính sách dân số?
A. Làm tốt công tác thông tin, tuyên truyền về dân số.
B. Nâng cao vai trò của cán bộ dân số.
C. Tăng cường công tác lãnh đạo, quản lí đối với công tác dân số.
D. Thực hiện xã hội hóa công tác dân số.
 Câu 18: Học sinh tham gia thi tìm hiểu về giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên của trường là góp phần thực hiện chính sách nào dưới đây?
A. Chính sách giáo dục và đào tạo.	B. Chính sách dân số.
C. Chính sách giải quyết việc làm.	D. Chính sách văn hóa.
 Câu 19: T tốt nghiệp đại học nhưng không xin được việc làm. Để có thu nhập, T đã chung vốn với M cùng mở của hàng kinh doanh đồ ăn uống, nhưng bố T là ông Q phản đối vì cho rằng công việc này không ổn định nên đã không cho tiền làm vốn. Thêm vào đó bà N là mẹ của M cũng phản đối nên việc kinh doanh của T và M ngày càng khó khăn hơn. Thấy vậy E là anh trai của T đã giúp T và M vay tiền để kinh doanh. Ai đã thực hiện tốt chính sách giải quyết việc làm?
A. T và M và bà N.	B. Ông Q, bà N và E.	C. E, T và M.	D. T, E và ông Q.
Câu 20. Anh H và chị G kết hôn được 10 năm và đã có 2 con gái. Vì là anh H con trai duy nhất trong nhà nên bà C mẹ của anh mong muốn chị G sinh thêm cậu con trai để nối dõi tông đường nhưng chị G không đồng ý. Bực mình, bà C đã lăng mạ và chửi bới chị G và bố mẹ chị. Vì áp lực sinh con trai nên anh H đã đi cặp bồ với chị K và hứa nếu chị K chịu sinh con trai cho anh thì anh sẽ ly hôn vợ để cưới chị . Biết chuyện chị G đã thuê Y đến đe dọa và quay clip tung lên mạng xã hội làm chị K bị hoảng loạn tinh thần. Những ai dưới đây vi phạm chính sách dân số?
Anh H, chị K và bà C.	B. Bà C, chị K và chị Y.
C. Anh H, chị G và bà C.	D. Chị K, anh H và bà Y.

File đính kèm:

  • docxnoi_dung_day_gdcd_lop_11_bai_10_11_nen_dan_chu_xa_hoi_chu_ng.docx