Nội dung dạy GDCD Lớp 10 - Chủ đề: Đạo đức và các phạm trù của đạo đức (tiết 3)
Bạn đang xem tài liệu "Nội dung dạy GDCD Lớp 10 - Chủ đề: Đạo đức và các phạm trù của đạo đức (tiết 3)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Nội dung dạy GDCD Lớp 10 - Chủ đề: Đạo đức và các phạm trù của đạo đức (tiết 3)
NỘI DUNG DẠY HỌC TRỰC TUYẾN KHỐI 10 TUẦN 1 CHỦ ĐỀ: ĐẠO ĐỨC VÀ CÁC PHẠM TRÙ CỦA ĐẠO ĐỨC (Tiết 3) NỘI DUNG CHÍNH 3/ Nhân phẩm và danh dự a/ Nhân phẩm là gì? - Là toàn bộ những phẩm chất mà con người có được đó là giá trị làm người của mỗi con người. - Người có nhân phẩm được xã hội đánh giá cao, kính trọng và có vinh dự lớn. - Những biểu hiện của nhân phẩm: + Có lương tâm trong sáng. + Nhu cầu vật chất và tinh thần lành mạnh. + Thực hiện tốt nghĩa vụ đạo đức. + Thực hiện tốt chuẩn mức đạo đức tiến bộ. b/ Danh dự là gì? - Danh dự là sự coi trọng, đánh giá cao của dư luận xã hội đối với một người dựa trên các giá trị tình thần, đạo đức của người đó. Do vậy danh dự là nhân phẩm được đánh giá và công nhận. - Khi mỗi cá nhân biết bảo về danh dự của mình thì người đó được coi là có lòng tự trọng. - Tự trọng khác với tự ái: + Người có lòng tự trọng là người biết làm chủ bản thân, kiềm chế những nhu cầu, ham muốn không chính đáng => Tích cực. + Người tự ái là người do quá đề cao cái tôi cá nhân nên có thái độ bực tức, giận dỗi, khó chịu khi cho rằng mình bị đánh giá thấp hoặc xem thường => Tiêu cực. 4/ Hạnh phúc a/ Hạnh phúc là gì? - Hạnh phúc là cảm xúc vui sướng, hài lòng của con người trong cuộc sống khi được đáp ứng, thỏa mãn các nhu cầu chân chính, lành mạnh về vật chất và tinh thần. b/ Hạnh phúc cá nhân và hạnh phúc xã hội (Giảm tải) CÂU HỎI ÔN TẬP Câu 1. Sự coi trọng đánh giá cao của dư luận xã hội đối với mọi người phải dựa trên các giá trị tinh thần, đạo đức của người đó gọi là? A. Tự trọng. B. Danh dự. C. Hạnh phúc. D. Nghĩa vụ. Câu 2. Hành vi nào dưới đây thể hiện người không có nhân phẩm? A. Bán hàng giả, hàng kém chất lượng. B. Bán hàng đúng giá cả thị trường. C. Giúp đỡ người gặp khó khăn. D. ủng hộ đồng bào lũ lụt. Câu 3. Khi một cá nhân biết tôn trọng và bảo vệ danh dự của mình thì người đó có A. tự trọng. B. tự ái. C. danh dự. D. nhân phẩm. Câu 4. Người luôn đề cao cái tôi nên có thái độ bực tức, khó chịu, giận dỗi khi cho rằng mình bị đánh giá thấp hoặc bị coi thường là người A. tự ái. B. tự trọng. C. tự tin. D. tự ti. Câu 5. Khi con người tạo ra cho mình những giá trị tinh thần, đạo đức và những giá trị đó được xã hội đánh giá, công nhận thì người đó có A. tình cảm. B. nhân phẩm. C. ý thức. D. danh dự. Câu 6. Khi thực hiện những hành vi phù hợp với các quy tắc, chuẩn mực đạo đức của xã hội thì cá nhân cảm thấy A. hài lòng. B. khó chịu. C. bất mãn. D. gượng ép. Câu 7. Trạng thái thanh thản của lương tâm giúp cho con người cảm thấy như thế nào? A. Tự ti. B. Tự tin. C. Lo lắng. D. Tự cao tự đại. Câu 8. Khi một cá nhân biết tôn trọng và bảo vệ danh dự của mình thì người đó được coi là người như thế nào? A. Có lòng tự trọng. B. Có lòng tự tin. C. Đáng tự hào. D. Đáng ngưỡng mộ. Câu 9. Người không có nhân phẩm sẽ bị xã hội đối xử như thế nào? A. Chú ý. B. Theo dõi và xét nét. C. Coi thường và khinh rẻ. D. Quan tâm. Câu 10. Người có nhân phẩm sẽ được xã hội đánh giá như thế nào? A. Kính trọng. B. Coi thường. C. Dò xét. D. Thờ ơ. NỘI DUNG DẠY HỌC TRỰC TUYẾN KHỐI 10 TUẦN 2 BÀI 12. CÔNG DÂN VỚI TÌNH YÊU, HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH NỘI DUNG CHÍNH 1. Tình yêu a. Tình yêu là gì? Tình yêu là sự rung cảm và quyến luyến sâu sắc giữa hai người khác giới, phù hợp nhau về nhiều mặt, có nhu cầu gắn bó và tự nguyện hiến dâng cho nhau cuộc sống của mình. b. Thế nào là một tình yêu chân chính? Tình yêu chân chính là tình yêu trong sáng, lành mạnh, phù hợp với quan điểm đạo đức, tiến bộ xã hội. Biểu hiện: Chân chất, quyến luyến, cuốn hút, gắn bó. Sự quan tâm sâu sắc đến nhau, không vụ lợi Sự chân thành, tin cậy và tôn trọng từ hai phía Lòng vị tha thông cảm. c. Một số điều cần tránh trong tình yêu nam nữ thanh niên. Yêu đương quá sớm, nhầm lẫn tình bạn với tình yêu Yêu một lúc nhiều người, hoặc vụ lợi trong tình yêu. Có quan hệ tình dịc trước hôn nhân. CÂU HỎI ÔN TẬP Câu 1. Sự rung cảm, quyến luyến sâu sắc giữ hai người khác giới, ở họ có sự hòa quyện nhiều mặt làm cho họ có nhu cầu gần gũi gắn bó với nhau được gọi là gì? A. Tình yêu. B. Tình bạn. C. Tình đồng đội. D. Tình đồng hương. Câu 2. Tình yêu không chỉ điều chỉnh hành vi của con người mà còn làm bộc lộ phẩm chất A Đạo đức xã hội. B. Đạo đức cá nhân. C. Cá tính con người. D. Nhân cách con người. Câu 3. Biểu hiện nào dưới đây không phải là tình yêu chân chính? A. Có sự chân thanh, tin cậy từ hai phía. B. Lợi dụng tình cảm để trục lợi cá nhân. C. Quan tâm sâu sắc không vụ lợi. D. Có tình cảm chân thực, quyến luyến. Câu 4. Điều nào dưới đây nên tránh trong tình yêu nam nữ? A. Có sự thông cảm sâu sắc cho nhau. B. Có tình cảm trong sang, lành mạnh. C. Có hiểu biết về giới tính. D. Có quan hệ tình dục trước hôn nhân. Câu 5.Việc nào dưới đây cần tránh trong quan hệ tình yêu giữa hai người? A. Yêu nhau vì lợi ích. B. Tôn trọng người yêu. C. Tặng quà cho người yêu. D. Quan tâm, chăm sóc lẫn nhau. Câu 6. Tình yêu chân chính không có đặc điểm nào dưới đây? A. Ghen tuông, giận hờn vô cớ. B. Trung thực, chân thành từ hai phía. C. Thông cảm, hiểu biết và giúp đỡ lẫn nhau. D. Quan tâm, chăm sóc cho nhau. Câu 7. Trong tình bạn khác giới, cần chọn cách ứng xử nào dưới đây cho phù hợp? A. Lấp lửng trong cách ứng xử. B. Thân mật và gần gũi. C. Quan tâm và chăm sóc. D. Cư xử lịch thiệp, đàng hoàng. Câu 8. Việc làm nào dưới đây không cần tránh trong quan hệ tình yêu? A. Có sự quan tâm, chăm sóc nhau. B. Yêu một lúc nhiều người. C. “ Đứng núi này trông núi nọ”. D. Tình yêu sét đánh. Câu 9. Việc làm nào dưới đây cần tránh trong quan hệ tình yêu? A. Có sự quan tâm, chăm sóc nhau. B. Yêu một lúc nhiều người. C. Cư xử lịch thiệp, đàng hoàng. D. Tôn trọng người yêu. Câu 10. Việc làm nào dưới đây không cần tránh trong quan hệ tình yêu? A. Ghen tuông, giận hờn vô cớ. B. Vị tha thông cảm cho người yêu. C. Trung thực, chân thành từ hai phía. D. Tình yêu vì vật chất.
File đính kèm:
- noi_dung_day_gdcd_lop_10_chu_de_dao_duc_va_cac_pham_tru_cua.docx