Nội dung Bài 26, 27, 28, 29 và Chủ đề Địa lí ngành dịch vụ công nghiệp - Địa lí Lớp 12

doc 10 trang Mạnh Hào 16/07/2024 1200
Bạn đang xem tài liệu "Nội dung Bài 26, 27, 28, 29 và Chủ đề Địa lí ngành dịch vụ công nghiệp - Địa lí Lớp 12", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nội dung Bài 26, 27, 28, 29 và Chủ đề Địa lí ngành dịch vụ công nghiệp - Địa lí Lớp 12

Nội dung Bài 26, 27, 28, 29 và Chủ đề Địa lí ngành dịch vụ công nghiệp - Địa lí Lớp 12
ĐỊA LÍ 12
NỘI DUNG BÀI 26,27,28,29 VÀ CHỦ ĐỀ ĐỊA LÍ NGÀNH DỊCH VỤ
CÔNG NGHIỆP
BÀI 26: CƠ CẤU NGÀNH CÔNG NGHIỆP
A. LÍ THUYẾT
1. Cơ cấu công nghiệp theo ngành
* Khái niệm: Là tỉ trọng giá trị sản xuất của từng ngành (nhóm ngành) trong toàn bộ hệ thống các ngành công nghiệp. 
* Cơ cấu ngành công nghiệp tương đối đa dạng, chia thành 3 nhóm : CN khai thác, CN chế biến và CN sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước. 
- Bao gồm : 
+ Nhóm CN khai thác (4 ngành)
 + Nhóm CN chế biến (23 ngành)
 + Nhóm CN sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước (2 ngành).
* Trong cơ cấu công nghiệp nổi lên các ngành CN trọng điểm :
- Là các ngành có thế mạnh lâu dài, hiệu quả kinh tế cao và có tác động mạnh mẽ đến các ngành kinh tế khác 
* Có sự chuyển dịch rõ rệt nhằm thích nghi với tình hình mới.
- Tăng tỉ trọng các ngành chế biến.
- Giảm tỉ trọng các ngành khai thác và sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước
* Hướng hòan thiện cơ cấu ngành : 
- Xây dựng một cơ cấu ngành công nghiệp khá linh hoạt
- Tập trung phát triển một số ngành công nghiệp quan trọng:
 + Chế biến nông – lâm – thủy sản.
 + Sản xuất hàng tiêu dùng.
 + Khai thác và chế biến dầu khí.
 + Điện 
- Đầu tư theo chiều sâu, đổi mới trang thiết bị và công nghệ
2. Cơ cấu công nghiệp theo lãnh thổ
* Hoạt động công nghiệp tập trung chủ yếu trên một số khu vực. 
- Bắc Bộ: 
 Đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận: có mức độ tập trung cao nhất. - Nam Bộ: 
 Hình thành 1 dải công nghiệp với các trung tâm công nghiệp là Thành phố Hồ Chí Minh (lớn nhất cả nước về giá trị sản xuất công nghiệp). 
- Duyên hải miền Trung: có trung tâm công nghiệp quan trọng nhất là Đà Nẵng, một số trung tâm khác.
- Ở những khu vực còn lại, nhất là vùng núi, công nghiệp phân bố phân tán.
* Những vùng tập trung công nghiệp thường gắn liền với sự có mặt của tài nguyên thiên nhiên , nguồn lao động có tay nghề, kết cấu hạ tầng và vị trí địa lý thuận lợi .
- Đông Nam bộ dẫn đầu cả nước về tỉ trọng giá trị sản xuất CN, tiếp đến là ĐBSH, ĐBSCL.
3. Cơ cấu công nghiệp theo thành phần kinh tế : có những thay đổi sâu sắc do công cuộc đổi mới 
+ Số thành phần kinh tế được mở rộng.
+ Xu hướng chung :Giảm tỉ trọng của khu vực Nhà nước, tăng tỉ trọng khu vực ngoài Nhà nước, đặc biệt là khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.
B. BÀI TẬP
Câu 1. Hướng hoàn thiện cơ cấu ngành công nghiệp của nước ta hiện nay là
A. hạ giá thành sản phẩm. 
B. đa dạng hóa cơ cấu ngành công nghiệp. 
C. đẩy mạnh hơn nữa các ngành công nghiệp trọng điểm.
D. đầu tư theo chiều sâu, đổi mới trang thiết bị và công nghệ.
Câu 2. Công nghiệp trọng điểm không phải là ngành
A. có thế mạnh lâu dài.
B. đem lại hiệu quả cao về kinh tế, xã hội, môi trường.
C. sản xuất chỉ chuyên nhằm vào việc xuất khẩu.
D. có tác động mạnh mẽ đến các ngành kinh tế khác.
Câu 3. Khu vực có mức độ tập trung công nghiệp vào loại cao nhất trong cả nước là
A. vùng Đông Nam Bộ 	B. đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận
C. dọc theo duyên hải miền Trung.	D. khu Đông bắc bắc Bộ.
Câu 4. Căn cứ vào Atlat trang 21, trung tâm công nghiệp nào dưới đây có giá trị 9-40 nghìn tỉ đồng?
A. Cần Thơ.	B. Sóc Trăng.	C. Qui Nhơn.	D. Quảng Ngãi.
Câu 5. Trong sản xuất công nghiệp, khu vực ngoài Nhà nước gồm
A.Tập thể, tư nhân, quốc doanh	B. Tập thể, cá thể, đầu tư nước ngoài
C. Tư nhân, cá thể, đầu tư nước ngoài	D. Tập thể, tư nhân, cá thể.
Câu 6. Trung tâm công nghiệp quan trọng nhất ở vùng Duyên hải miền Trung là
A. Nghệ An.	B. Huế.	C. Đà Nẵng.	D. Nha Trang.
Câu 7. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 21 cho biết, các trung tâm công nghiệp nào có qui mô từ 40 đến 120 nghìn tỉ đồng?
A. Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Cần Thơ.
B. Hà Nội, Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh.
C. Hải Phòng, Thủ Dầu Một, Vũng Tàu.
D. TP Hồ Chí Minh, Biên Hòa, Vũng Tàu.
BÀI 27: VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN MỘT SỐ NGÀNH CÔNG NGHIỆP 
TRỌNG ĐIỂM
A. LÍ THUYẾT
1. Công nghiệp năng lượng 
a. Công nghiệp khai thác nguyên, nhiên liệu
- Công nghiệp khai thác than.
+ Than antraxit tập trung ở khu vực Quảng Ninh.
 + Than nâu phân bố ở Đồng bằng sông Hồng
+ Than bùn có ở nhiều nơi, tập trung nhiều ở Đồng bằng sông Cửu Long, đặc biệt là khu vực U Minh.
+ Trong những năm gần đây, sản lượng khai thác liên tục tăng.
- Công nghiệp khai thác dầu khí.
+ Dầu khí tập trung ở các bể trầm tích chứa dầu ngoài thềm lục địa.
+ Hai bể trầm tích có triển vọng nhất về trữ lượng và khả năng khai thác là bể Cửu Long và bể Nam Côn Sơn.
+ Nhà máy lọc dầu Dung Quất (Quảng Ngãi).
+ Khí tự nhiên đang được khai thác phục vụ nhà máy điện Phú Mỹ và dự án điện ở Cà Mau.
b. Công nghiệp điện lực
- Nước ta có nhiều tiềm năng để phát triển công nghiệp điện lực. 
+ Sản lượng điện tăng rất nhanh.
+ Về cơ cấu sản lượng điện có thay đổi:
+ Đường dây siêu cao áp 500 KV từ Hòa Bình đến Phú Lâm (Tp Hồ Chí Minh) 
-Tiềm năng về thủy điện của nước ta rất lớn, tập trung chủ yếu ở hệ thống sông Hồng và hệ thống sông Đồng Nai.
+ Nhà máy thủy điện có công suất lớn:Hòa Bình, Yaly, Trị An..
- Cơ sở nhiên liệu cho nhà máy nhiệt điện 
+ Miền Bắc là than, chủ yếu từ các mỏ tại Quảng Ninh. 
+ Còn ở miền Trung và miền Nam lại dựa vào nguồn dầu nhập nội. 
+ Nhà máy nhiệt điện lớn: Phả Lại 1 và 2, Phú Mỹ, ....
2. Công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm 
- Cơ cấu ngành đa dạng (nguyên liệu tại chỗ phong phú và thị trường tiêu thụ rộng lớn) với 3 nhóm ngành chính (chế biến sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi và thủy, hải sản).
- Phân bố:
+ Xay xát: Đồng bằng sông Cửu Long, ĐBSH.
+ Đường mía: ĐBSCL.
+ Chè: TDMNBB, Tây Nguyên.
+ Cà phê: Tây Nguyên, ĐNB.
+ Rượu, bia, nước ngọt: các đô thị lớn.
+ Sữa và các sản phẩm từ sữa: các đô thị lớn.
+ Thịt và sản phẩm từ thịt: Hà Nội, TPHCM.
+ Nước mắm: Cát Hải, Phan Thiết, Phú Quốc.
+ Tôm, cá: ĐBSCL.
B. BÀI TẬP
Câu 1. Than Antraxít ở nước ta có trữ lượng lớn nhất phân bố ở tỉnh
A. Lào Cai.	B. Điện Biên.	
C. Quảng Ninh.	D. Thái Nguyên.
Câu 2. Khu vực tập trung trữ lượng than nâu lớn nhất nước ta
A. Đông Nam Bộ.	B. Đồng bằng sông Hồng.
C. Đồng bằng sông Cửu Long.	D. Duyên Hải Nam Trung Bộ.
Câu 3. Dầu mỏ và khí đốt của nước ta được khai thác chủ yếu ở khu vực nào?
A. Bắc Trung Bộ.	B. Đông Nam Bộ.
C. Đồng bằng sông Hồng.	 D. Trung du miền núi Bắc Bộ.
Câu 4. Ngành công nghiệp nào sau đây không thuộc nhóm ngành chế biến lương thực thực phẩm?
A. Chế biến sản phẩm trồng trọt.	B. Chế biến sản phẩm chăn nuôi.
C. Chế biến sản phẩm lâm nghiệp.	D. Chế biến sản phẩm thủy sản.
Câu 5. Ngành công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản của nước ta phát triển mạnh chủ yếu dựa vào 
A. vị trí nằm gần các trung tâm công nghiệp.	
B. nguồn nguyên liệu tại chỗ phong phú. 
C. mạng lưới giao thông vận tải thuận lợi.	
D. đội ngũ lao động có trình độ chuyên môn cao.
Câu 6. Cơ cấu ngành công nghiệp năng lượng nước ta hiện nay gồm có
A. than, điện lực, điện gió.	 	 B. than, điện lực, dầu mỏ và khí đốt.
C. than, dầu mỏ, khí đốt, điện nguyên tử.	 D. than, dầu mỏ, khí đốt, sức nước.
Câu 7. Căn cứ vào Atlat ĐLVN trang 22, cho biết hai trung tâm công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm rất lớn của nước ta là
A. Hà Nội, Hải Phòng.	B. Hà Nội, Đà Nẵng.
C. Đà Nẵng, TPHCM.	D. Hà Nội, TPHCM.
Câu 8. Căn cứ vào Atlat ĐLVN trang 22, cho biết nhà máy thủy điện có công suất trên 1000MW của nước ta là
A. Yaly.	B. Trị An.	C. Hòa Bình.	D. Tuyên Quang.
Câu 9. Căn cứ vào Atlat ĐLVN trang 22, cho biết nhà máy nhiệt điện có công suất trên 1000MW ở phía Bắc là
A. Uông Bí.	B. Phú Mỹ.	C. Phả Lại.	D. Ninh Bình.
BÀI 28: VẤN ĐỀ TỔ CHỨC LÃNH THỔ CÔNG NGHIỆP
A. LÍ THUYẾT
1. Khái niệm 
- Là sự sắp xếp, phối hợp giữa các quá trình và cơ sở sản xuất công nghiệp trên 1 lãnh thổ nhất định nhằm đạt được mục tiêu đã định trước.
- Có vai trò rất quan trọng, là 1 trong những công cụ hữu hiệu trong sự nghiệp CNH, HĐH.
2. Các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến TCLTCN (giảm tải)
3. Các hình thức chủ yếu về TCLTCN
a. Điểm công nghiệp
- Ở nước ta có nhiều điểm công nghiệp. 
- Thường ở các tỉnh miền núi Tây Bắc, Tây Nguyên.
- Tận dụng nguồn nguyên nhiên liệu tại chỗ.
- Quy mô nhỏ.
b. Khu công nghiệp.
- Khu công nghiệp được hình thành năm 90 của XX, có ranh giới rõ ràng.
- Ngoài khu công nghiệp tập trung còn có khu chế xuất và khu công nghệ cao.
- Các khu công nghiệp tập trung phân bố không đều tập trung ở ĐNB, ĐBSH, DHMT.
c. Trung tâm công nghiệp.
- Nhiều trung tâm công nghiệp được hình thành. 
- Căn cứ vào vai trò các trung tâm công nghiệp: TP.HCM, Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ,
- Căn cứ vào giá trị sản xuất công nghiệp: Gồm các trung tâm rất lớn, lớn, trung bình, nhỏ.
d. Vùng công nghiệp.
Theo quy định của Bộ Công nghiệp (năm 2001), cả nước được phân thành 6 vùng công nghiệp :
- Vùng 1 : Các tỉnh Trung du và miền núi Bắc Bộ, trừ Quảng Ninh.
- Vùng 2 : Các tỉnh Đồng bằng sông Hồng và Quảng Ninh, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tỉnh.
- Vùng 3 : Các tỉnh từ Qyarng Bình đến Ninh Thuận.
- Vùng 4 : Các tỉnh Tây Nguyên trừ Lâm Đồng.
- Vùng 5 : Các tỉnh Đông Nam Bộ, Bình Thuận, Lâm Đồng.
- Vùng 6 : Các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long. 
B. BÀI TẬP
Câu 1. Các khu công nghiệp phân bố tập trung nhất ở vùng
A. Đồng bằng sông Hồng.	B. Đồng bằng sông Cửu Long.
C. Duyên hải miền Trung.	D. Đông Nam Bộ.
Câu 2. Căn cứ vào giá trị sản xuất công nghiệp, trung tâm công nghiệp lớn nhất nước ta là
A. Hải Phòng.	B. Đà Nẵng.	 C. Biên Hòa.	D. Thành phố Hồ Chí Minh.
Câu 3. Ở nước ta, hình thức tương đương với khu công nghiệp là
A. khu thương mại tự do và đặc khu kinh tế. B. đặc khu kinh tế và khu công nghệ cao.
C. khu công nghệ cao và khu chế xuất.	 D. khu chế xuất và đặc khu kinh tế.
Câu 4: Đặc điểm nào sau đây không đúng với khu công nghiệp tập trung ở nước ta?
A. Không có các dịch vụ hỗ trợ sản xuất.	 B. chuyên sản xuất sản phẩm công nghiệp.
C. Có ranh giới địa lí xác định	D. Không có dân cư sinh sống.
Câu 5. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 21 cho biết, các trung tâm công nghiệp nào có qui mô từ 40 đến 120 nghìn tỉ đồng?
A. Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Cần Thơ. B. Hà Nội, Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh.
C. Hải Phòng, Thủ Dầu Một, Vũng Tàu. D. TP Hồ Chí Minh, Biên Hòa, Vũng Tàu.
Câu 6. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 21 cho biết, các trung tâm công nghiệp nào ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long có qui mô từ 9 đến 40 nghìn tỉ đồng?
A. Rạch Giá, Long Xuyên.	B. Sóc Trăng, Hà Tiên.
C. Cà Mau, Cần Thơ.	D. Cần Thơ, Long Xuyên.
Câu 8. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 21 cho biết, ngành công nghiệp nào không xuất hiện trong cơ cấu ngành của trung tâm công nghiệp Vinh?
A. cơ khí.	 B. dệt may.	
C. chế biến nông sản.	 D. sản xuất vật liệu xây dựng.
BÀI 29: THỰC HÀNH: VẼ BIỂU ĐỒ, NHẬN XÉT 
VÀ GIẢI THÍCH SỰ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU CÔNG NGHIỆP
1. Vẽ biểu đồ, nhận xét cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp nước ta phân theo thành phần kinh tế năm 1996 và 2005:
a/ Vẽ biểu đồ :
- Xử lý số liệu: Giá trị sản xuất công nghiệp phân theo thành phần kinh tế (%)
Thành phần kinh tế
1996
2005
Nhà nước
49,6
25,1
Ngoài Nhà nước
23,9
31,2
Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài
26,5
43,7
Tổng cộng
100,0
100.0
- Tính bán kính:
 R2 = R1
R1: Bán kính hình tròn thứ nhất.
R2: Bán kính hình tròn thứ hai.
S1: Diện tích hình tròn thứ nhất.
S2: Diện tích hình tròn thứ hai.
- Vẽ biểu đồ tròn theo số liệu trên. 
b/ Nhận xét:
Trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp cả nước:
- Khu vực Nhà nước chiếm tỉ trọng lớn nhất và có xu hướng giảm (dẫn chứng).
 - Khu vực ngoài Nhà nước chiếm tỉ trọng nhỏ nhất và có xu hướng tăng lên (dẫn chứng).
- Trước đây khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chiếm tỉ trọng lớn thứ hai sau khu vực Nhà nước nhưng hiện nay đã tăng lên và chiếm tỉ trọng lớn nhất (dẫn chứng).
2. Nhận xét về cơ cấu và sự chuyển dịch cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp phân theo vùng lãnh thổ:
- Do các nguồn lực phát triển công nghiệp khác nhau nên giá trị sản xuất công nghiệp giữa các vùng lãnh thổ nước ta cũng rất khác nhau:
+ Các vùng có tỉ trọng lớn nhất: Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long.
+ Các vùng có tỉ trọng nhỏ nhất là: Tây Nguyên, Bắc Trung Bộ.
- Có sự thay đổi về tỉ trọng giữa năm 1996 và năm 2005 đối với từng vùng:
+ Tăng nhanh nhất là vùng Đông Nam Bộ (tăng 6%), Đồng bằng sông Hồng (tăng 2,6 %).
+ Giảm mạnh nhất là vùng Đồng bằng sông Cửu Long (giảm 2,4%), Trung du và miền núi Bắc Bộ (giảm 2,3%).
3. Giải thích tại sao Đông Nam Bộ là vùng có tỉ trọng giá sản xuất công nghiệp cao nhất nước:
- Có vị trí địa lí thuận lợi: tiếp giáp với những vùng giàu tài nguyên, nằm trên các trục giao thông huyết mạch, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía nam.
- Tài nguyên và nguồn nguyên liệu dồi dào:
+ Là vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn nhất cả nước.
+ Nơi tập trung khoáng sản dầu khí trữ lượng lớn nhất nước ta và đang được khai thác có hiệu quả, ngoài ra còn có tiềm năng về thủy điện, rừng, thủy sản.
- Điều kiện KTXH:
+ Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất - kĩ thuật hoàn thiện nhất cả nước.
+ Tập trung lực lượng lao động có trình độ kĩ thuật và tay nghề cao của cả nước, người dân ở đây rất nhạy bén với cơ chế thị trường.
+ Thu hút vốn đầu tư nước ngoài.
+ Có đường lối phát triển năng động.
+ Tập trung nhiều trung tâm công nghiệp và nhiều ngành công nghiệp quan trọng. Trong đó, TPHCM là trung tâm công nghiệp lớn.
CHỦ ĐỀ. ĐỊA LÍ NGÀNH DỊCH VỤ (BÀI 30,31)
NỘI DUNG 1. VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN NGÀNH GIAO THÔNG VẬN TẢI VÀ THÔNG TIN LIÊN LẠC
A. LÍ THUYẾT
1. Giao thông vận tải 
a. Đường bộ
- Sự phát triển: mở rộng và hiện đại hóa, phủ kín các vùng.
- Các tuyến đường chính: quốc lộ 1 và đường Hồ Chí Minh.
- Tuyến đường Hồ Chí Minh góp phần thúc đẩy sự phát triển của dải đất phía tây đất nước.
b. Đường sắt, sông, biền, hàng không và đường ống
Sự phát triển
Các tuyến đường chính
Đường sắt
-Tổng chiểu dài :3143km.
-Đường sắt Thống Nhất (Hà Nội-TPHCM).-1726km 
-Hà Nội – Hải Phòng, Hà Nội – Lào Cai, Hà Nội 
Đường sông
-Sử dụng: 11.000km.
-Hệ thống sông Hồng- Thái Bình.
-Hệ thống sông Mê công – Đồng Nai. 
-Một số sông lớn miền Trung .
Đường biển
- Dài 3260km, các tuyến đường biển ven bờ là chủ yếu, có các cảng biển và cụm cảng quan trọng.
- Hải Phòng-TPHCM (1500km).
- Cảng biển và cụm cảng quan trọng: Hải Phòng, Cái Lân, Đà Nẵng-Liên Chiểu-Chân Mây,...
Đường hàng không
- Là ngành non trẻ nhưng có bước tiến rất nhanh .
-Tuyến đường bay trong nước được khai thác chủ yếu ở 3 đầu mối : HN , TPHCM, và Đà Nẵng .
Đường ống
Ngày càng phát triển cùng với sự phát triển của ngành dầu khí.
- Đường ống B12 (Bãi Cháy –Hạ Long )
- Các đường ống dẫn khí ngoài thềm lục địa vào đất liền .(Phía Nam )
2. Thông tin liên lạc
a)Bưu chính
- Tính phục vụ cao, mạng lưới rộng khắp.
- Hoạt động bưu chính vẫn còn những hạnh chế.
- Hướng phát triển: 
+ Cơ giới hóa, tự động hóa, tin học hóa.
+ Hoạt động công ích và đẩy mạnh hoạt động kinh doanh.
b)Viễn thông
- Tốc độ phát triển nhanh vượt bậc, đón đầu được các thành tựu kĩ thuật hiện đại.
+Trước thời kỳ đổi mới: mạng lưới và thiết bị viễn thông lạc hậu, dịch vụ nghèo nàn.
+Thời kỳ đổi mới:tăng trưởng với tốc độ cao.
- Mạng lưới viễn thông đa dạng và không ngừng phát triển : 
+ Mạng điện thọai 
+ Mạng phi thoại 
+ Mạng truyền dẫn
B. BÀI TẬP
Câu 1.Tuyến đường bộ có ý nghĩa thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của dải đất phía tây nước ta là
A. quốc lộ 1. B. quốc lộ 7.	 C. quốc lộ 9. D. đường Hồ Chí Minh. 
Câu 2. Tuyến giao thông vận tải đường biển ven bờ theo hướng bắc – nam quan trọng nhất nước ta là
A. Hải Phòng – Đà Nẵng. 	B. Hải Phòng – TP. Hồ Chí Minh.
C. Đà Nẵng – Vũng Tàu.	D. Đà Nẵng – Quy Nhơn. 
Câu 3. Vận chuyển bằng đường ống ngày càng phát triển, gắn với sự phát triển của ngành 
A. hóa chất. 	B. thủy lợi. 	C. thủy điện. 	D. dầu khí. 
Câu 4. Vận tải đường sông chủ yếu tập trung trên hệ thống sông?
A. sông Mê Công - sông Xê Xan.	B. sông Hồng - sông Đà. 
C. sông Mê Công - sông Đồng Nai.	D. sông Thái Bình - sông Đà. 
Câu 5. Ngành giao thông vận tải non trẻ nhưng tốc độ phát triển rất nhanh ở nước ta là
A. đường hàng không.	B. đường ô tô	.	C. đường biển.	D. đường sắt.
Câu 6. Ý nào sau đây là đặc điểm nổi bật của ngành viễn thông nước ta?
A. Có tính phục vụ cao, mạng lưới phân bố rộng khắp.
B. Tốc độ phát triển nhanh vượt bậc và đón đầu được các thành tựu kĩ thuật hiện đại.
C. Tốc độ phát triển còn chậm và chưa đón đầu được các thành tựu kĩ thuật hiện đại.
D. Mạng lưới và thiết bị viễn thông còn cũ kĩ lạc hậu.
Câu 7. Tuyến đường ống vận chuyển sản phẩm xăng dầu B12 là tuyến nối giữa
A. Bãi Cháy – Hạ Long đến các tỉnh Đồng bằng sông Hồng.
B. Bà Rịa – Vũng Tàu đến các tỉnh Đông Nam Bộ.
C. Bà Rịa – Vũng Tàu đến Dung Quất.
D. Bà Rịa – Vũng Tàu đến Vịnh Vân Phong.
Câu 8: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 23, xác định các cảng biển theo thứ tự từ Bắc vào Nam của nước ta.
A. Hải Phòng, Vinh, Đà Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang, Thành phố Hồ Chí Minh
B. Hải Phòng, Đà Nẵng, Vinh, Nha Trang, Quy Nhơn, Thành phố Hồ Chí Minh
C. Hải Phòng, Quy Nhơn, Đà Nẵng, Vinh, Nha Trang, Thành phố Hồ Chí Minh
D. Hải Phòng, Nha Trang, Đà Nẵng, Vinh,, Quy Nhơn, Thành phố Hồ Chí Minh

File đính kèm:

  • docnoi_dung_bai_26_27_28_29_va_chu_de_dia_li_nganh_dich_vu_cong.doc