Ma trận và câu hỏi ôn tập kiểm tra 1 tiết Học kì II môn Vật lí Lớp 12 năm học 2019- 2020
Bạn đang xem tài liệu "Ma trận và câu hỏi ôn tập kiểm tra 1 tiết Học kì II môn Vật lí Lớp 12 năm học 2019- 2020", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Ma trận và câu hỏi ôn tập kiểm tra 1 tiết Học kì II môn Vật lí Lớp 12 năm học 2019- 2020
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT VẬT LÍ 12 – HỌC KÌ 2 – NĂM HỌC 2019-2020 I. HÌNH THỨC: Trắc nghiệm (25 CÂU) II. NỘI DUNG: STT NỘI DUNG KIỂM TRA Ghi chú 1 Chương 4: Dao động và sóng điện từ Bài 20: Mạch dao động 2 Bài 21: Điện từ trường 3 Bài 22: Sóng điện từ 4 Bài 23: Nguyên tắc truyền thông bằng sóng điện từ 5 Chương 5: Sóng ánh sáng Bài 24: Tán sắc ánh sáng 6 Bài 25: Giao thoa ánh sáng 7 Bài 26: Các loại quang phổ 8 Bài 27: Tia hồng ngoại và tia tử ngoại 9 Bài 28: Tia X III. THỜI GIAN: 45 PHÚT IV. MA TRẬN Mức độ nhận biết Lĩnh vực kiến thức Nhận biết Thông hiểu Vận dụng mức độ thấp Vận dụng mức độ cao Tổng số câu Chương 4: Dao động và sóng điện từ Mạch dao động 1 1 1 1 4 Điện từ trường 1 1 Sóng điện từ 1 1 2 4 Nguyên tắc truyền thông bằng sóng điện từ 1 1 2 Chương 5: Sóng ánh sáng Tán sắc ánh sáng 1 1 1 3 Giao thoa ánh sáng 1 1 2 1 5 Các loại quang phổ 1 1 2 Tia hồng ngoại và tia tử ngoại 2 2 Tia X 2 2 Tổng số câu hỏi 11 6 6 2 25 Tổng số điểm 4,4 2,4 2,4 0,8 10,0 % điểm 44% 24% 24% 8% 100% CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 4: DAO ĐỘNG VÀ SÓNG ĐIỆN TỪ Mạch chọn sóng trong máy thu vô tuyến điện hoạt động dựa trên hiện tượng A. Phản xạ sóng điện từ. B. Giao thoa sóng điện từ. C. Khúc xạ sóng điện từ. D. Cộng hưởng sóng điện từ. Khi nói về sóng điện từ, phát biểu nào sau đây là sai? A. Sóng điện từ bị phản xạ khi gặp mặt phân cách giữa hai môi trường. B. Sóng điện từ là sóng ngang. C. Sóng điện từ chỉ truyền được trong môi trường vật chất đàn hồi. D. Sóng điện từ lan truyền trong chân không với vận tốc c » 3.108m/s. Khi nói về điện từ trường, phát biểu nào sau đây là sai? A. Một từ trường biến thiên theo thời gian sinh ra một điện trường xoáy. B. Một điện trường biến thiên theo thời gian sinh ra một từ trường xoáy. C. Đường sức điện trường của điện trường xoáy giống như đường sức điện trường do một điện tích không đổi, đứng yên gây ra. D. Đường sức từ của từ trường xoáy là các đường cong kín bao quanh các đường sức điện trường. Một mạch dao động điện từ LC, có điện trở thuần không đáng kể. Điện áp giữa hai bản tụ biến thiên điều hòa theo thời gian với tần số f. Phát biểu nào sau đây là sai? A. Năng lượng điện từ bằng năng lượng từ trường cực đại. B. Năng lượng điện trường biến thiên tuần hoàn với tần số 2f. C. Năng lượng điện từ biến thiên tuần hoàn với tần số f. D. Năng lượng điện từ bằng năng lượng điện trường cực đại. Tần số góc của dao động điện từ tự do trong mạch LC có điện trở thuần không đáng kể được xác định bởi biểu thức: A. w = . B. w = . C. w = . D. w = . Trong mạch dao động điện từ LC, điện tích trên tụ điện biến thiên với chu kì T. Năng lượng điện trường ở tụ điện A. biến thiên điều hoà với chu kì T. B. biến thiên điều hoà với chu kì . C. biến thiên điều hoà với chu kì 2T. D. không biến thiên theo thời gian. Trong mạch dao động điện từ LC, nếu điện tích cực đại trên tụ điện là Qo và cường độ dòng điện cực đại trong mạch là Io thì chu kì dao động điện từ trong mạch là A. T = 2pqoIo. B. T = 2p.. C. T = 2pLC. D. T = 2p. Trong một mạch dao động điện từ LC, điện tích của một bản tụ biến thiên theo hàm số q = qocoswt. Khi năng lượng điện trường bằng năng lượng từ trường thì điện tích của các bản tụ có độ lớn là A. . B. . C. . D. . Một mạch dao động LC đang có dao động điện từ tự do với tần số góc w và điện tích trên bản cực của tụ điện có giá trị cực đại q0. Cường độ dòng điện qua mạch có giá trị cực đại A. . B. . C. wq0. D. q0. Một mạch dao động điện từ LC lí tưởng đang thực hiện dao động điện từ tự do. Điện tích cực đại trên một bản tủ là 2.10-6C, cường độ dòng điện cực đại trong mạch là 0,1pA. Chu kì dao động điện từ tự do trong mạch bằng: A. B. . C. . D. Để máy thu nhận được sóng điện từ của đài phát thì A. cuộn cảm của anten thu phải có độ tự cảm rất lớn. B. máy thu phải có công suất lớn. C. anten thu phải đặt rất cao. D. tần số riêng của anten thu phải bằng tần số của đài phát. Một mạch dao động điện từ có tần số f = 0,5.106Hz, vận tốc ánh sáng trong chân không là c = 3.108m/s. Sóng điện từ do mạch đó phát ra có bước sóng A. 6m. B. 600m. C. 60m. D. 0,6m. Một mạch dao động gồm một cuộn cảm có độ tự cảm L = 1mH và một tụ điện có điện dung C = 0,1mF. Tần số riêng của mạch có giá trị nào sau đây? A. 1,6.104Hz. B. 3,2.104Hz. C. 1,6.103Hz. D. 3,2.103Hz. Một mạch dao động điện từ LC gồm cuộn dây thuần cảm có độ tự cảm L = 2mH và tụ điện có điện dung C = 0,2mF. Biết dây dẫn có điện trở thuần không đáng kể và trong mạch có dao động điện từ riêng. Chu kì dao động điện từ riêng trong mạch là: A. 6,28.10-4s. B. 12,57.10-4s. C. 6,28.10-5s. D. 12,57.10-5s. Một mạch dao động có tụ điện C = .10-3F và cuộn dây thuần cảm L. Để tần số điện từ trong mạch bằng 500Hz thì L phải có giá trị: A. 5.10-4H. B. H. C. H. D. H. Một mạch dao động LC có cuộn thuần cảm L = 0,5H và tụ điện C = 50μF. Hiệu điện thế cực đại giữa hai bản tụ là 5V. Năng lượng dao động của mạch và chu kì dao động của mạch là: A. 2,5.10-4J ; s. B. 0,625mJ; s. C. 6,25.10-4J ; s. D. 0,25mJ ; s. Trong mạch dao động LC có điện trở thuần không đáng kể, cứ sau những khoảng thời gian bằng 0,25.10-4s thì năng lượng điện trường lại bằng năng lượng từ trường. Chu kì dao động của mạch là: A. 10-4s. B. 0,25.10-4s. C. 0,5.10-4s D. 2.10-4s Mạch dao động có cuộn thuần cảm L = 0,1H, tụ điện có điện dung C = 10mF. Trong mạch có dao động điện từ. Khi điện áp giữa hai bản tụ là 8V thì cường độ dòng điện trong mạch là 60mA. Cường độ dòng điện cực đại trong mạch dao động là: A. I0 = 500mA. B. I0 = 40mA. C. I0 = 20mA. D. I0 = 0,1A. Một mạch dao động điện từ gồm một tụ điện có điện dung 0,125mF và một cuộn cảm có độ tự cảm 50mH. Điện trở thuần của mạch không đáng kể. Điện áp cực đại giữa hai bản tụ là 3V. Cường độ dòng điện cực đại trong mạch là: A. 7,5mA. B. 15mA. C. 7,5A. D. 0,15A. Một mạch dao động lí tưởng gồm cuộn cảm có độ tự cảm 4mH và một tụ điện có điện dung biến đổi từ 10pF đến 640 pF. Lấy p2 = 10. Chu kỳ dao động riêng của mạch này có giá trị A. từ 2.10-8s đến 3,6.10-7s B. từ 4.10-8s đến 2,4.10-7s C. từ 4.10-8s đến 3,2.10-7s D. từ 2.10-8s đến 3.10-7s Trong mạch dao động LC có điện trở thuần bằng không thì A. năng lượng điện trường tập trung ở tụ điện và biến thiên với chu kì bằng nửa chu kì dao động riêng của mạch. B. năng lượng điện trường tập trung ở cuộn cảm và biến thiên với chu kì bằng chu kì dao động riêng của mạch. C. năng lượng từ trường tập trung ở tụ điện và biến thiên với chu kì bằng nửa chu kì dao động riêng của mạch. D. năng lượng từ trường tập trung ở cuộn cảm và biến thiên với chu kì bằng chu kì dao động riêng của mạch. Một mạch dao động điện từ có C và L biến thiên. Mạch này được dùng trong một máy thu vô tuyến. Người ta điều chỉnh L và C để bắt sóng vô tuyến có bước sóng 18m. Nếu L = 1mH thì C có giá trị là: A. C = 9,1pF. B. C = 91nF. C. C = 91mF. D. C = 91pF. Mạch dao động của một máy thu vô tuyến điện gồm cuộn dây có độ tự cảm L = 1mH và một tụ điện có điện dung thay đổi được. Để máy thu bắt được sóng vô tuyến có tần số từ 3MHz đến 4MHz thì điện dung của tụ phải thay đổi trong khoảng: A. 1,6pF £ C £ 2,8pF. B. 2mF £ C £ 2,8mF. C. 0,16pF £ C £ 0,28 pF. D. 0,2mF £ C £ 0,28mF Cho mạch dao động điện từ tự do gồm tụ có điện dung C = 1. Biết biểu thức cường độ dòng điện trong mạch là i = 20.cos(1000t +/2)(mA). Biểu thức hiệu điện thế giữa hai bản tụ điện có dạng: A. B. C. D. Cho mạch LC có C = 500pF; L = 0,2 mH. Tụ điện được nạp với nguồn một chiều có suất điện động E = 1,5 V. Sau đó, nối tụ vào cuộn cảm L. Chọn gốc thời gian là lúc vừa nối tụ với cuộn cảm L. Sau bao lâu kể từ thời điểm ban đầu điện tích trên bản tụ chỉ còn một nửa. A. 10-6 s. B. 3.10-6 s. C. .10-6 s. D. 10-6 s. Cho mạch LC có C = 500pF; L = 0,2 mH. Tụ điện được nạp với nguồn một chiều có suất điện động E = 1,5 V. Sau đó, nối tụ vào cuộn cảm L. Chọn gốc thời gian là lúc vừa nối tụ với cuộn cảm L. Sau bao lâu kể từ thời điểm ban đầu năng lượng điện trường trong tụ điện sẽ bằng với năng lượng từ trường trong tụ điện. A. 10-6 s. B. 4.10-6 s. C. .10-6 s. D. 10-6 s. Câu 27: Chọn câu đúng. Sóng điện từ A. là sóng dọc hoặc sóng ngang. B. là điện từ trường ℓan truyền trong không gian. C. Có thành phần điện trường và thành phần từ trường tại một điểm dao động cùng phương. D. Không truyền được trong chân không. Câu 28. Trong sơ đồ khối của một máy phát thanh dùng vô tuyến không có bộ phận nào dưới đây? A. Mạch tách sóng. B. Mạch khuyếch đại. C. Mạch biến điệu. D. Anten. Câu 29. Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về sóng điện từ A. Sóng điện từ ℓà sóng ngang. B. Sóng điện từ mang năng ℓượng. C. Sóng điện từ có thể phản xạ, nhiễu xạ, khúc xạ. D. Sóng điện từ có thành phần điện và thành phần từ biến đổi vuông pha với nhau. Câu 30. Phát biểu nào sau đây ℓà sai khi nói về sóng vô tuyến? A. Sóng trung có thể truyền xa trên mặt đất vào ban đêm. B. Sóng dài thường dùng trong thông tin dưới nước C. Sóng ngắn có thể dùng trong thông tin vũ trụ vì truyền đi rất xa D. Sóng cực ngắn phải cần các trạm trung chuyển trên mặt đất hay vệ tinh để có thể truyền đi xa trên mặt đất. CHƯƠNG 5: SÓNG ÁNH SÁNG Một sóng ánh sáng đơn sắc được đặc trưng nhất là A. màu sắc. B. tần số. C. vận tốc truyền. D. chiết suất lăng kính với ánh sáng đó. Trong thí nghiệm Iâng về giao thoa ánh sáng khoảng cách giữa hai khe là a, khoảng cách từ mặt phẵng chứa hai khe đến màn quan sát là D, khoảng vân là i. Bước sóng ánh sáng chiếu vào hai khe là A. l = . B. l = . C. l = . D. l = . Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng Iâng, nếu tăng khoảng cách giữa hai khe S1, S1 thì hệ vân thay đổi thể nào với ánh sáng đơn sắc: A. Bề rộng khoảng vân tăng dần lên. B. Hệ vân không thay đổi chỉ sáng thêm lên. C. Bề rộng khoảng vân giảm dần đi. D. Bề rộng khoảng vân lúc đầu tăng, sau đó giảm. Cho ánh sáng đơn sắc truyền từ môi trường trong suốt này sang môi trường trong suốt khác thì A. tần số thay đổi, vận tốc không đổi. B. tần số thay đổi, vận tốc thay đổi. C. tần số không đổi, vận tốc thay đổi. D. tần số không đổi, vận tốc không đổi. Chiếu một chùm ánh sáng trắng qua lăng kính. Chùm sáng tách thành nhiều chùm sáng có màu sắc khác nhau. Đó là hiện tượng A. khúc xạ ánh sáng. B. nhiễu xạ ánh sáng. C. giao thoa ánh sáng. D. tán sắc ánh sáng. Quan sát ánh sáng phản xạ trên các váng dầu mỡ hoặc bong bóng xà phòng, ta thấy những vầng màu sặc sỡ. Đó là hiện tượng nào sau đây ? A. Giao thoa ánh sáng B. Nhiễu xạ ánh sáng C. Tán sắc ánh sáng D. Khúc xạ ánh sáng Ánh sáng đơn sắc là A. ánh sáng giao thoa với nhau B. ánh sáng không bị tán sắc khi đi qua lăng kính C. ánh sáng tạo thành dãy màu từ đỏ sang tím D. ánh sáng luôn truyền theo đường thẳng Quang phổ vạch phát xạ A. là quang phổ gồm hệ thống các vạch màu riêng biệt trên nền tối. B. do các chất rắn, lỏng, khí bị nung nóng phát ra C. của mỗi nguyên tố sẽ có một màu sắc vạch sáng riêng biệt D. dùng để xác định nhiệt độ của vật nóng phát sáng. Quang phổ vạch phát xạ A. của các nguyên tố khác nhau, ở cùng một nhiệt độ thì như nhau về độ sáng tỉ đối của các vạch. B. là một hệ thống những vạch sáng (vạch màu) riêng lẻ, ngăn cách nhau bởi những khoảng tối. C. do các chất rắn, chất lỏng hoặc chất khí có áp suất lớn phát ra khi bị nung nóng. D. là một dải có màu từ đỏ đến tím nối liền nhau một cách liên tục. Chọn câu đúng, về tia tử ngoại A.Tia tử ngoại không tác dụng lên kính ảnh. B.Tia tử ngoại là sóng điện từ không nhìn thấy được. C.Tia tử ngoại có bước sóng lớn hơn 0,76µm. D.Tia tử ngoại có năng lượng nhỏ hơn tia hồng ngoại Tia tử ngoại được dùng A. để tìm vết nứt trên bề mặt sản phẩm bằng kim loại. B. trong y tế để chụp điện, chiếu điện. C. để chụp ảnh bề mặt Trái Đất từ vệ tinh. D. để tìm khuyết tật bên trong các sản phẩm bằng kim loại. Chiết suất tuyệt đối của môi trường trong suốt đối với một tia sáng: A. Thay đổi theo màu của tia sáng và tăng dần từ màu đỏ đến màu tím. B. Không phụ thuộc màu sắc ánh sáng. C. Thay đổi theo màu của tia sáng, nhưng có giá trị lớn nhất, nhỏ nhất đối với những tia sáng màu gì thì tuỳ theo bản chất của môi trường. D. Thay đổi theo màu của tia sáng và tăng dần từ màu tím đến màu đỏ. Nguyên tắc hoạt động của máy quang phổ dựa trên hiện tượng A. phản xạ ánh sáng. B. khúc xạ ánh sáng. C. tán sắc ánh sáng. D. giao thoa ánh sáng. Tính chất nào sau đây không phải là đặc điểm của ta X ? A. Huỷ diệt tế bào. B. Gây ra hiện tượng quang điện. C. Làm ion hoá chất khí. D. Xuyên qua tấm chì dày cở cm. Trong thí nghiệm Iâng về giao thoa ánh sáng người ta dùng ánh sáng trắng thay ánh sáng đơn sắc thì A. vân chính giữa là vân sáng có màu tím. B. vân chính giữa là vân sáng có màu trắng. C. vân chính giữa là vân sáng có màu đỏ. D. vân chính giữa là vân tối. Trong thí nghiệm Iâng về giao thoa ánh sáng khoảng cách giữa hai khe là 1mm, khoảng cách từ hai khe đến màn là 1m, ánh sáng đơn sắc có bước sóng 0,4mm vị trí của vân sáng bậc 4 cách vân trung tâm một khoảng A. 1,6mm. B. 0,16mm. C. 0.016mm. D. 16mm. Trong thí nghiệm Young về giao thoa ánh sáng, các khe S1, S2 cách nhau 0,8mm. Khoảng cách từ hai khe đến màn là D = 1,6m và khoảng vân i = 1mm. Bước sóng ánh sáng đơn sắc trong thí nghiệm là: A. λ=0,5μm. B. λ=5μm. C. λ=0,05μm. D. λ=50μm. Trong thí nghiệm Iâng (Y-âng) về giao thoa của ánh sáng đơn sắc, hai khe hẹp cách nhau 1 mm, mặt phẳng chứa hai khe cách màn quan sát 1,5 m. Khoảng cách giữa 5 vân sáng liên tiếp là 3,6 mm. Bước sóng của ánh sáng dùng trong thí nghiệm này bằng: A. 0,40 μm. B. 0,48 μm. C. 0,76 μm. D. 0,60 μm. Trong thí nghiệm Young về giao thoa ánh sáng, các khe S1, S2 cách nhau 1mm. Khoảng cách từ hai khe đến màn là 2m. Chiếu sáng hai khe bằng ánh sáng có bước sóng λ, người ta đo khoảng cách từ vân sáng chính giữa đến vân sáng bậc 4 là 4,5mm. Bước sóng của ánh sáng đơn sắc đó bằng: A. λ=0,5625μm. B. λ=0,7778μm. C. λ=0,8125μm. D. λ=0,6000μm. Trong thí nghiệm Iâng về giao thoa ánh sáng khoảng cách giữa hai khe là 2mm, khoảng cách từ hai khe đến màn là 2m, ánh sáng đơn sắc có bước sóng 0,5mm. Khoảng cách từ vân sáng bậc 1 đến vân sáng bậc 10 ở cùng phía với nhau so với vân sáng chính giữa là A. 4,5mm. B. 5,5mm. C. 4,0mm. D. 5,0mm. Trong thí nghiệm Iâng về giao thoa ánh sáng khoảng cách giữa hai khe là 0,3mm, khoảng cách từ hai khe đến màn là 1,5m, khoảng cách giữa 5 vân tối liên tiếp trên màn là 1cm. Ánh sáng đơn sắc dùng trong thí nghiệm có bước sóng là : A. 0,5mm. B. 0.5nm. C. 0,5mm. D. 0,5pm. Thực hiện giao thoa ánh sáng nhờ khe Young, khoảng cách giữa hai khe hẹp S1, S2 là a = 0,8mm; màn ảnh (E) cách hai khe là D = 1,6m. Nguồn sáng S phát bức xạ đơn sắc λ=0,6μm. a) Tại điểm M trên màn (E) cách vân sáng trung tâm 4,2mm có: A. Vân sáng bậc 4. B. Vân tối thứ 4. C. Vân sáng bậc 3. D. Vân tối thứ 3. b) Tại điểm N trên màn (E) cách vân sáng trung tâm 2,4mm. Tại N có: A. Vân sáng bậc 1. B. Vân tối thứ 6. C. Vân tối thư 4. D. Vân sáng bậc 2. Bề rộng vùng giao thoa quan sát được trên màn là MN = 30 mm, khoảng cách giữa hai vân tối liên tiếp bằng 2 mm. Trên MN ta thấy A. 16 vân tối, 15 vân sáng. B. 15 vân tối, 16 vân sáng. C. 14 vân tối, 15 vân sáng. D. 15 vân tối,15 vân sáng. Trong thí nghiệm Young với λ=0,6μm, D = 2m và a = 2mm, bề rộng trường giao thoa là AB = 5,1mm. Số vân sáng quan sát được là: A. n = 5. B. n = 7. C. n = 9. D. n = 11. Trong thí nghiệm Young với λ=0,6μm, D = 2m và a = 2mm, bề rộng trường giao thoa là AB = 5,1mm. Số vân tối quan sát được là: A. n = 6. B. n = 8. C. n = 10. D. n = 12. Trong một thí nghiệm về giao thoa ánh sáng, khoảng vân i = 0,5mm. Miền giao thoa trên màn ảnh (E) rộng 4,2mm. Số vân sáng quan sát được trên màn là: A. 9 vân sáng. B. 7 vân sáng. B. 8 vân sáng. D. 10 vân sáng. Trong thí nghiệm Young về giao thoa ánh sáng, nguồn sáng đơn sắc có l = 0,5mm, khoảng cách giữa hai khe là a = 2mm. Trong khoảng MN trên màn với MO = ON = 5mm có 11 vân sáng mà hai mép M và N là hai vân sáng. Khoảng cách từ hai khe đến màn quan sát là: A. 2m. B. 2,4m. C. 3m. D. 4m. Trong thí nghiệm Iâng về giao thoa ánh sáng hai khe cách nhau 1mm, khoảng cách từ hai khe đến màn là 2m. Nếu chiếu đồng thời hai bức xạ đơn sắc có bước sóng l1 = 0,603mm và l2 thì thấy vân sáng bậc 3 của bức xạ l2 trùng với vân sáng bậc 2 của bức xạ l1. Tính l2. A. 0,402mm. B. 0,502mm. C. 0,603mm. D. 0,704mm. Trong thí nghiệm Iâng về giao thoa ánh sáng khoảng cách giữa hai khe là 1,5mm, khoảng cách từ hai khe đến màn là 1,5m. Nếu chiếu đồng thời hai bức xạ đơn sắc có bước sóng l1 = 0,5mm và l2 = 0,6mm. Xác định khoảng cách giữa hai vân sáng bậc 4 ở cùng phía với nhau so với vân sáng chính giữa của hai bức xạ này. A. 0,4mm. B. 4mm. C. 0,5mm. D. 5mm. Trong thí nghiệm Iâng về giao thoa ánh sáng. Khi chiếu đồng thời hai bức xạ đơn sắc có bước sóng l1 = 0,40mm và l2 thì thấy tại vị trí của vân sáng bậc 3 của bức xạ bước sóng l1 có một vân sáng của bức xạ l2 . Xác định l2 : A. 0,48mm. B. 0,52mm. C. 0,60mm. D. 0,72mm. Giao thoa với hai khe Iâng có a = 0,5mm; D = 2m. Nguồn sáng dùng là ánh sáng trắng có bước sóng từ 0,40mm đến 0,75mm. Tính bề rộng của quang phổ bậc 2. A. 1,4mm. B. 2,8mm. C. 4,2mm. D. 5,6mm. Câu 32. Chọn câu đúng A. Tia X do các vật bị nung nóng ở nhiệt độ cao phát ra B. Tia X có thể phát ra từ các đèn điện C. Tia X là sóng điện từ có bước sóng nhỏ hơn bước sóng của tia tử ngoại D. Tia X có thể xuyên qua tất cả mọi vật Câu 33. Bức xạ tử ngoại là bức xạ điện từ A. Có bước sóng nhỏ hơn bước sóng của tia X. B. Có tần số thấp hơn so với bức xạ hồng ngoại C. Có tần số lớn hơn so với ánh sáng nhìn thấy D. Có bước sóng lớn hơn bước sóng của bức xạ tím Câu 34. Tính chất nào sau đây là tính chất chung của tia hồng ngoại và tia tử ngoại A. Làm ion hóa không khí B. Có tác dụng chữa bệnh còi xương C. Làm phát quang một số chất D. Có tác dụng lên kính ảnh Câu 35. Sắp xếp nào sau đây theo đúng trật tự tăng dần của bước sóng? A. chàm, da cam, sóng vô tuyến, hồng ngoại. B. sóng vô tuyến, hồng ngoại, chàm, da cam. C. chàm, da cam, hồng ngoại, sóng vô tuyến. D. da cam, chàm, hồng ngoại, sóng vô tuyến. Câu 36. Chiết suất của thủy tinh đối với các ánh sáng đơn sắc đỏ, vàng, tím lần lượt là nd, nv, nt. Chọn sắp xếp đúng? A. nd < nt < nv B. nt < nd < nv C. nd < nv < nt D. nt < nv < nd Câu 37. Trong hiện tượng giao thoa với khe Y-âng, khoảng cách giữa hai nguồn ℓà a, khoảng cách từ hai nguồn đến màn ℓà D, x ℓà khoảng cách từ O đến vân sáng ở M. Hiệu đường đi được xác định bằng công thức nào trong các công thức sau: A. d2 - d1 = B. d2 - d1 = C. d2 - d1 = D. d2 - d1 = Câu 38. Ứng dụng của hiện tượng giao thoa ánh sáng để đo: A. Vận tốc của ánh sáng. B. Bước sóng của ánh sáng. C. Chiết suất của một môi trường. D. Tần số ánh sáng. Câu 39. Điều nào sau đây là sai khi nói về quang phổ liên tục ? A. Quang phổ liên tục do các vật rắn, lỏng hoặc khí có khối lượng riêng lớn khi bị nung nóng phát ra. B. Quang phổ liên tục là những vạch màu riêng biệt hiện trên một nền tối. C. Quang phổ liên tục phụ thuộc vào nhiệt độ của nguồn sáng. D. Quang phổ liên tục không phụ thuộc vào thành phần cấu tạo của nguồn sáng. Câu 40. Ánh sáng không có tính chất sau đây: A. Luôn truyền với vận tốc 3.108 m/s . B. Có thể truyền trong môi trường vật chất. C. Có thể truyền trong chân không. D. Có mang năng lượng.
File đính kèm:
- ma_tran_va_cau_hoi_on_tap_kiem_tra_1_tiet_hoc_ki_ii_mon_vat.docx