Ma trận đề thi vào Lớp 10 môn Ngữ Văn năm học 2021- 2022 tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu

docx 6 trang Mạnh Hào 13/05/2024 1630
Bạn đang xem tài liệu "Ma trận đề thi vào Lớp 10 môn Ngữ Văn năm học 2021- 2022 tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Ma trận đề thi vào Lớp 10 môn Ngữ Văn năm học 2021- 2022 tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu

Ma trận đề thi vào Lớp 10 môn Ngữ Văn năm học 2021- 2022 tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu
UBND TỈNH BÀ RỊA-VŨNG TÀU	CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO	Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
CẤU TRÚC MA TRẬN ĐỀ THI VÀO LỚP 10 - NĂM HỌC 2021 - 2022
BỘ MÔN: NGỮ VĂN
PHẦN 1. CẤU TRÚC ĐỀ THI 
Đề bài gồm 02 phần với số điểm như sau:
- Phần I : Đọc hiểu văn bản (3,0 điểm).
- Phần II: Tập làm văn
+ Câu 1: Nghị luận xã hội (2,0 điểm) 
+ Câu 2: Nghị luận văn học (5,0 điểm)
PHẦN 2. HÌNH THỨC VÀ THỜI GIAN THI
- Hình thức: tự luận; 
- Thời gian: 120 phút.
PHẦN 3: GIỚI HẠN CHƯƠNG TRÌNH ÔN TẬP
I. Văn học
1. Văn học trung đại
- Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ;
- Hoàng Lê nhất thống chí
- Các đoạn trích: Truyện Kiều: Chị em Thúy Kiều; , Kiều ở lầu Ngưng Bích (Trích Truyện Kiều – Nguyễn Du); 
- Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga
2. Văn học hiện đại
2.1. Truyện
- Làng (Kim Lân)
- Lặng lẽ Sa Pa (Nguyễn Thành Long)
- Chiếc lược ngà (Nguyễn Quang Sáng)
- Những ngôi sao xa xôi (Lê Minh Khuê)
2.2. Thơ
- Đồng chí - Chính Hữu;
- Bài thơ về tiểu đội xe không kính (Phạm Tiến Duật)
- Đoàn thuyền đánh cá (Huy Cận)
- Bếp lửa (Bằng Việt)
- Ánh trăng (Nguyễn Duy)
- Viếng lăng Bác (Viễn Phương)
- Mùa xuân nho nhỏ (Thanh Hải)
- Nói với con (Y Phương)
- Sang thu (Hữu Thỉnh)
2.3.Văn bản nghị luận
- Bàn về đọc sách (Chu Quang Tiềm) 
- Tiếng nói của văn nghệ (Nguyễn Đình Thi)
a. Kiến thức cần đạt:
- Nhớ được tên tác giả, văn bản, giai đoạn sáng tác, hoàn cảnh ra đời của tác phẩm.
- Nêu nét đặc sắc về nội dung, nghệ thuật của các tác phẩm .
 - Phân tích hoặc cảm nhận một số hình ảnh, các chi tiết đặc sắc qua các tác phẩm văn học.
b. Kĩ năng cần đạt:
- Nắm vững kĩ năng phân tích, cảm nhận những nét đặc sắc về nội dung, nghệ thuật của các tác phẩm, hoặc hình tượng một nhân vật trong tác phẩm văn học .
- Biết đối chiếu, phân tích được những thông tin, chi tiết, ý chính của văn bản với kiến thức và kinh nghiệm bản thân hoặc giải quyết vấn đề từ thực tế cuộc sống .
- Vận dụng kiến thức để tạo lập một văn bản mới có cùng đề tài, cùng chủ đề và trình bày những suy nghĩ về các giá trị của cuộc sống được đề cập qua các văn bản .
II. Tiếng Việt:
1. Các phương châm hội thoại.
2. Lời dẫn trực tiếp, lời dẫn gián tiếp.
3. Sự phát triển của từ vựng
4. Thuật ngữ.
5. Khởi ngữ 
6. Các thành phần biệt lập. 
7. Liên kết câu và liên kết đoạn văn.
8. Nghĩa tường minh và hàm ý.
9. Biện pháp tu từ từ vựng
a. Kiến thức cần đạt:
- Hệ thống hóa kiến thức về câu: thành phần câu, các kiểu câu.
- Sự phát triển nghĩa của từ
- Nghĩa tường minh, nghĩa hàm ý. 
- Hoạt động giao tiếp: các phương châm hội thoại; cách dẫn trực tiếp, dẫn gián tiếp 
- Nắm được các phép liên kết câu trong đoạn văn và liên kết đoạn trong văn bản.
- Biện pháp tu từ: so sánh, ẩn dụ, hoán dụ, nhân hóa, điệp ngữ, liệt kê, nói quá...
b. Kĩ năng cần đạt:
- Nhận diện các phép liên kết câu trong văn bản.
- Nhận biết, phân tích hiệu quả nghệ thuật của các biện pháp tu từ (tu từ ngữ âm, từ vựng, cú pháp) hoặc nghĩa tường minh, nghĩa hàm ý trong tác phẩm văn học.
- Nhận biết và vận dụng hiệu quả các phương châm hội thoại, cách dẫn trực tiếp, dẫn gián tiếp trong hoạt động giao tiếp.
- Nắm được cách chuyển và chuyển lời dẫn trực tiếp sang gián tiếp. 
- Giải đoán hàm ý trong một tình huống cụ thể.
III. Tập làm văn
1. Nghị luận xã hội: 
Cung cấp cho học sinh những kiến thức về đời sống, xã hội. Từ đó rèn luyện cách viết đoạn văn nghị luận xã hội về một sự việc, hiện tượng đời sống; tư tưởng đạo lí hoặc về một vấn đề xã hội trong tác phẩm văn học.
2. Nghị luận văn học:
Dựa trên các văn bản đã học trong chương trình Ngữ văn lớp 9 (đã được giới hạn phần văn học), rèn luyện cách viết bài văn nghị luận văn học về một bài thơ (đoạn thơ), hoặc truyện ( đoạn trích truyện), một nhân vật trong tác phẩm truyện.
a. Kiến thức cần đạt:
- Trình bày suy nghĩ về một vấn đề xã hội gần gũi với học sinh, nghị luận vấn đề theo hướng mở, thể hiện thái độ tình cảm của người viết về vấn đề cần trình bày.
- Nghị luận về một bài thơ ( đoạn thơ ) hoặc truyện ( đoạn trích truyện), một nhân vật trong tác phẩm truyện.
b. Kĩ năng cần đạt:
- Vận dụng lý thuyết, kĩ năng viết đoạn văn nghị luận xã hội và bài văn nghị luận văn học.
- Biết cách nhận diện và cách viết đoạn văn, bài văn nghị luận theo hướng mở.
MA TRẬN ĐỀ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT VÀ KHÔNG CHUYÊN
NĂM HỌC 2021 - 2022
 MÔN: NGỮ VĂN
Tên chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
Vận dụng
Vận dụng cao
 I. Phần đọc hiểu văn bản
- Ngữ liệu: văn bản nhật dụng/ văn bản văn học.
- Tiêu chí lựa chọn ngữ liệu: 01 đọan trích/văn bản hoàn chỉnh; tương đương với văn bản được học chính thức trong chương trình.
- Nhận diện phương thức biểu đạt.
-Nhận diện thành phần câu, và các phép liên kết câu trong văn bản, nghĩa của câu trong văn bản.
-Nhận biết các biện pháp tu từ (tu từ ngữ âm, từ vựng, cú pháp), các thành phần câu, các cách phát triển từ vựng, nghĩa tường minh, nghĩa hàm ý.
-Hiểu được những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật, thông điệp được thể hiện trong các văn bản.
- Đặt nhan đề và 
giải thích ý nghĩa nhan đề, tác dụng của các chi tiết, hình ảnh nghệ thuật trong tác phẩm.
 - Hiểu và xác định được các phương châm hội thoại, các phương thức chuyển nghĩa trong tình huống giao tiếp cụ thể.
- Nắm được cách chuyển và chuyển lời dẫn trực tiếp sang gián tiếp. 
- Giải đoán hàm ý trong một tình huống cụ thể.
-Vận dụng hiểu biết về tác giả, tác phẩm để lý giải giá trị nội dung, nghệ thuật của tác phẩm, hoặc để vận dụng vào việc giải quyết một vấn đề trong thực tiễn.
- Cảm nhận, phân tích hiệu quả nghệ thuật của các biện pháp tu từ (tu từ ngữ âm, từ vựng, cú pháp) hoặc nghĩa tường minh, nghĩa hàm ý trong văn bản/ đoạn trích.
-Vận dụng hiệu quả các phương châm hội thoại, cách dẫn trực tiếp, dẫn gián tiếp trong hoạt động giao tiếp.
- Vận dụng kiến thức để đặt câu hoặc đoạn văn ngắn nhằm bày tỏ suy nghĩ, quan điểm về vấn đề được đề cập trong ngữ liệu.
3 câu,
 tỉ lệ 30%=
 3,0 điểm
II. Phần Tập làm văn
 Câu 1: Nghị luận xã hội 
- Về một tư tưởng đạo lí
- Về một hiện tượng đời sống
- Xác định vấn đề nghị luận, nắm chắc kĩ năng làm văn để viết một đoạn văn nghị luận (khoảng 1 trang giấy thi) về tư tưởng đạo lí hoặc hiện tượng đời sống.
1 câu
tỉ lệ 20%=
2,0 điểm
 Câu 2: Nghị luận văn học
 *Văn học trung đại:
- Chuyện người con gái Nam Xương
Hoàng Lê nhất thống chí; Truyện Lục Vân Tiên
- Truyện Kiều (2 đoạn trích đã học)
*Văn học hiện đại:
- Đồng chí
- Bài thơ về tiểu đội xe không kính
- Đoàn thuyền đánh cá
- Bếp lửa
- Viếng lăng Bác
- Mùa xuân nho nhỏ
- Sang thu
- Ánh trăng
- Nói với con
- Làng
- Lặng lẽ Sa Pa
- Chiếc lược ngà
- Những ngôi sao xa xôi
 Tạo - Tạo lập một bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ hoặc một nhân vật, một vấn đề trong tác phẩm truyện .
1 câu
 tỉ lệ 50%=
 5,0 điểm
Tổng số câu
Tỉ lệ%
Số điểm
1
10%
1,0
1
10%
1,0
1
10%
1,0
2
70%
7,0
5
100%
10,0
* Một số lưu ý: 
I. Phần đọc hiểu:
- Đề tuyển sinh sử dụng ngữ liệu ngoài SGK ở phần đọc hiểu để học sinh tiếp cận xử lý tình huống và giải quyết vấn đề trong thực tiễn. 
Những yêu cầu về ngữ liệu
- Ngữ liệu phải được trích từ những nguồn minh bạch, có độ tin cậy cao;
- Ngữ liệu phải có dung lượng vừa phải;
- Ngữ liệu phải có ý nghĩa xã hội, ý nghĩa giáo dục, tính nhân văn.
II. Phần tập làm văn: Tạo lập một đoạn văn nghị luận xã hội
- Đối với đoạn văn NLXH khoảng 1 trang giấy thi, thí sinh phải trình bày theo đúng hình thức của một đoạn văn và nội dung thường biểu đạt một ý hoàn chỉnh. 
- Cấu trúc đoạn văn gồm: mở đoạn- khai triển đoạn - kết thúc đoạn. 
- Thường có câu chủ đề mang nội dung khái quát, ngắn ngọn đứng ở đầu hoặc cuối đoạn văn. Các câu khai triển đoạn có nhiệm vụ triển khai làm sáng tỏ chủ đề của đoạn. Câu kết thúc đoạn thường là rút ra ý nghĩa hoặc bài học nhận thức. 
- Đoạn văn có thể được trình bày theo các cách: diễn dịch, quy nạp, hoặc tổng-phân-hợp...
(Thầy cô cần bám sát để hướng dẫn đúng cho HS cách trình bày đoạn văn, tránh việc trình bày đoạn văn giống như 1 bài văn thu nhỏ)
.HẾT

File đính kèm:

  • docxma_tran_de_thi_vao_lop_10_mon_ngu_van_nam_hoc_2021_2022_tinh.docx