Ma trận đề kiểm tra Giữa Học kì I môn Vật lí Lớp 10 năm học 2020- 2021
Bạn đang xem tài liệu "Ma trận đề kiểm tra Giữa Học kì I môn Vật lí Lớp 10 năm học 2020- 2021", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Ma trận đề kiểm tra Giữa Học kì I môn Vật lí Lớp 10 năm học 2020- 2021
TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NGÔ QUYỀN MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ HỌC KÌ 1 - NĂM HỌC 2020 – 2021 TỔ VẬT LÍ – CÔNG NGHỆ VẬT LÝ 10 - CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN Hình thức kiểm tra: Trắc nghiệm khách quan (20 câu) – 8đ Tự luận (2 câu) – 2đ Nội dung kiến thức: Phần trắc nghiệm: (8 điểm) Mức độ Lĩnh vực kiến thức Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao Tổng số câu Chương 1: Động học chất điểm Bài : Chuyển động cơ 1 1 2 Bài : Chuyển động thẳng đều 2 1 1 4 Bài : Chuyển động thẳng biến đổi đều 1 1 1 1 4 Bài : Sự rơi tự do 1 1 1 3 Bài : Chuyển động tròn đều. 1 1 1 3 Bài : Tính tương đối của chuyển động 1 1 1 3 Bài : Sai số trong thí nghiệm thực hành 1 1 Tổng số câu hỏi 8 6 4 2 20 Tổng số điểm 3.2 2.4 1.6 0.8 8.0 Phần tự luận: (Mức độ vận dụng) (2 điểm) Câu 1: Dạng toán chuyển động thẳng đều, chuyển động tròn đều, tính tương đối của chuyển động (1đ) Câu 2: Dạng toán chuyển động thẳng biến đổi đều, rơi tự do (1đ) .......................................Hết..................................... ĐỀ ÔN TẬP MẪU I. TRẮC NGHIỆM: Câu 1: Điều nào sau đây coi là đúng khi nói về chất điểm ? A. Chất điểm là những vật có kích thước nhỏ. B. Chất điểm là những vật có kích thước rất nhỏ. C. Chất điểm là những vật có kích thước rất nhỏ so với chiều dài của quỹ đạo của vật. D. Chất điểm là một điểm. Câu 2: Tìm phát biểu sai? A. Mốc thời gian luôn được chọn lúc vật bắt đầu chuyển động. B. Một thời điểm có thể có giá trị dương hoặc âm. C. Khoảng thời gian trôi qua luôn là số dương. D. Đơn vị thời gian của hệ SI là giây. Câu 3: Trong chuyển động thẳng đều thì A. quãng đường đi được luôn tỉ lệ với vận tốc của vật. B. tọa độ luôn tỉ lệ thuận với thời gian chuyển động. C. quãng đường đi được tỉ lệ thuận với thời gian chuyển động. D. quãng đường đi được tỉ lệ nghịch với thời gian chuyển động. Câu 4: Chọn câu đúng. Phương trình chuyển động thẳng đều có dạng A. s vt= . B. o x x vt= + . C. x vt= . D. o s s vt= + . Câu 5: Một vật chuyển động thẳng đều với vận tốc ( )/v 2 m s= , và lúc ( )t 2 s= thì vật có tọa độ ( )x 5 m= . Phương trình chuyển động của vật là A. ( ) x 2t 5 m;s= + . B. ( ) x 2t 5 m;s= - + . C. ( ) x 2t 1 m;s= + . D. ( ) x 2t 1 m;s= - + . Câu 6: Trên hình là đồ thị tọa độ – thời gian của một vật chuyển động thẳng. Cho biết kết luận nào sau đây là sai? A. Tọa độ ban đầu của vật ( )ox 10 m= . B. Trong 5 giây đầu tiên vật đi được ( )25 m . C. Vật đi theo chiều dương của trục tọa độ. D. Gốc thời gian được chọn là thời điểm vật cách gốc tọa độ ( )10 m . Câu 7: Chọn phát biểu sai ? A. Véctơ gia tốc của chuyển động thẳng biến đổi đều có phương không đổi. B. Véctơ gia tốc của chuyển động thẳng biến đổi đều có độ lớn không đổi. C. Véctơ gia tốc của chuyển động thẳng biến đổi đều cùng chiều với véctơ vận tốc. D. Véctơ gia tốc của chuyển động thẳng chậm dần đều ngược chiều với véctơ vận tốc. Câu 8: Kết quả đo đạc khi một đứa bé trượt xuống một cầu tuột như sau: Thời điểm (s) 0 1 2 3 4 5 6 Vận tốc tức thời (m/s) 0, 0 1, 0 2, 0 3, 0 3, 5 4, 0 4, 5 Dạng cầu tuột nào phù hợp với các thông số trên ? O t(s) x(m) 5 A. Hình ( )1 . B. Hình ( )2 . C. Hình ( )3 . D. Hình ( )4 . Câu 9: Một đoàn tàu bắt đầu rời ga. Chuyển động nhanh dần đều, sau ( )20 s đạt đến vận tốc ( )/36 km h . Hỏi sau bao lâu nữa tàu đạt được vận tốc ( )/54 km h ? A. ( )t 30 s= . B. ( )t 5 s= . C. ( )t 10 s= . D. ( )t 20 s= . Câu 10: Một vật chuyển động nhanh dần đều đi được quãng đường s1= 12m và s2= 32 m trong hai khoảng thời gian liên tiếp bằng nhau là 2s. Gia tốc chuyển động của vật là : A. 10 m/s2 B. 2,5 m/s2. C. 5 m/s2. D. 2 m/s2. Câu 11: Gia tốc rơi tự do phụ thuộc vào những yếu tố nào ? A. Khối lượng và kích thước vật rơi. B. Độ cao và vĩ độ địa lí. C. Vận tốc đầu và thời gian rơi. D. Áp suất và nhiệt độ môi trường. Câu 12: Một vật rơi tự do từ độ cao h xuống đất ở nơi có gia tốc trọng trường g . Vận tốc của vật khi đi được nửa quãng đường là A. 2gh . B. 2gh . C. gh . D. gh . Câu 13: Một vật rơi tự do trong giây cuối cùng đi được quãng đường ( )45 m , thời gian rơi của vật là A. ( )3 s . B. ( )4 s . C. ( )5 s . D. ( )6 s . Câu 14: Gia tốc hướng tâm của chuyển động tròn đều được tính A. ω2 a R = . B. 2a v R= . C. 2v a R = . D. 2 R a T p = . Câu 15: Điều nào sau đây là sai khi nói về chuyển động tròn đều? A. Chu kì quay càng lớn thì vật quay càng chậm. B. Tốc độ góc càng lớn thì vật quay càng nhanh. C. Tần số càng nhỏ thì vật quay càng chậm. D. Góc quay càng nhỏ thì vật quay càng chậm. Câu 16: Một bánh xe có đường kính ( )600 mm quay xung quanh trục với tần số 5 Hz. Tốc độ dài của một điểm trên vành bánh xe là A. ( )/v 4, 9 m s= . B. ( )/v 9, 4 m s= . C. ( )/v 5, 0 m s= . D. ( )/v 9, 8 m s= . Câu 17: Tại sao nói quỹ đạo có tính tương đối ? A. Vì quỹ đạo thông thường là đường cong chứ không phải đường thẳng. B. Vì chuyển động của các vật được quan sát trong các hệ quy chiếu khác nhau. Hình Hình Hình Hình C. Vì cùng quan sát một chuyển động, nhưng quan sát viên ở những chỗ khác nhau, nhìn theo hướng khác nhau. D. Vì vật chuyển động nhanh, chậm khác nhau ở từng thời điểm. Câu 18: Hai ô tô chạy trên hai đường thẳng vuông góc với nhau. Sau khi gặp nhau ở ngã tư, một xe chạy sang hướng Đông ( ) xe 1 , xe kia ( ) xe 2 chạy theo hướng Bắc với cùng vận tốc. Ngồi trên xe ( )2 quan sát thì thấy xe ( )1 chạy theo hướng nào ? A. Đông – Bắc. B. Đông – Nam. C. Tây – Bắc. D. Tây – Nam. Câu 19: Một chiếc thuyền chuyển động ngược dòng với vận tốc ( )/14 km h so với mặt nước. Nước chảy với vận tốc ( )/9 km h so với bờ. Chọn chiều dương là chiều chuyển động của thuyền. Một em bé đi từ đầu mũi thuyền đến lái thuyền với vận tốc ( )/6 km h so với thuyền. Vận tốc của em bé so với bờ là A. 6 km/h. B. -1 km/h. C. 9 km/h. D. 1 km/h. Câu 20: Dùng thước đo có giới hạn đo là 20 cm và độ chia nhỏ nhất là 1 mm để đo chiều dài chiếc bút chì. Nếu chiếc bút chì có độ dài cỡ 12 cm thì phép đo này có sai số tuyệt đối và sai số tỉ đối là A. 0,12cm; 0,2% B. 0,1cm; 1,42% C. 0,05cm; 1,2% D. 0,05cm; 0,42% II. TỰ LUẬN: Câu 1: Một vật được thả rơi tự do từ điểm A có độ cao 16m so với đất. Gọi M, N, P là 3 điểm có độ cao giảm dần và chia quãng đường rơi của vật thành 4 phần bằng nhau. Tính thời gian vật rơi qua đoạn NP. Lấy g = 10m/s2. Câu 2: Một vật chuyển động trên một đoạn thẳng từ A đến điểm D. Biết vận tốc của vật phụ thuộc vào thời gian như đồ thị cho ở hình bên. Tính quãng đường AD.
File đính kèm:
- ma_tran_de_kiem_tra_giua_hoc_ki_i_mon_vat_li_lop_10_nam_hoc.pdf