Lý thuyết GDQP.AN Số 2 - Bài: Bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và biên giới Quốc gia
Bạn đang xem tài liệu "Lý thuyết GDQP.AN Số 2 - Bài: Bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và biên giới Quốc gia", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Lý thuyết GDQP.AN Số 2 - Bài: Bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và biên giới Quốc gia
BÀI LÝ THUYẾT SỐ 2 BẢO VỆ CHỦ QUYỀN LÃNH THỔ VÀ BIÊN GIỚI QUỐC GIA - MỤC TIÊU 1. Về nhận thức - Hiểu được khái niệm, sự hình thành, các bộ phận cấu thành lãnh thổ quốc gia và chủ quyền lãnh thổ biên giới quốc gia. - Biết được cách xác định đường biên giới quốc gia trên đất liền, trên biển trên không và trong lòng đất. - Quán triệt các quan điểm của Đảng, Nhà nước về xây dựng, quản lý bảo vệ biên giới quốc gia; nội dung biện pháp cơ bản về xây dựng, quản lý bảo vệ biên giới quốc gia. 2. Về thái độ Xác định đúng thái độ trách nhiệm của công dân và bản thân trong xây dựng, quản lý bảo vệ biên giới quốc gia. II- CẤU TRÚC NỘI DUNG, THỜI GIAN. 1- Cấu trúc nội dung. Bài học gồm 3 phần: A- Lãnh thổ quốc gia và chủ quyền lãnh thổ quốc gia. 1- Lãnh thổ quốc gia. 2- Chủ quyền lãnh thổ quốc gia. B- Biên giới quốc gia. 1- Lịch sử hình thành biên giới quốc gia Việt Nam. 2- Khái niệm biên giới quốc gia. 3- Xác định biên giới quốc gia Việt Nam C- Bảo vệ biên giới quốc gia nước CHXHCNVN 1- Một số quan điểm của Đảng và Nhà nước CHXHCNVN. 2- Nội dung cơ bản xây dựng và quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia nước CHXHCNVN. 3- Trách nhiệm của công dân 2- Nội dung trọng tâm của bài học: - Chủ quyền lãnh thổ quốc gia. - Khái niệm biên giới quốc gia, xác định biên giới quốc gia Việt Nam. - Nội dung cơ bản bảo vệ biên giới quốc gia nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Trách nhiệm của mỗi công dân trong quản lý bảo vệ biên giới quốc gia. 3- Thời gian. - Tổng số : 05 tiết. - Phân bố : Tiết 1: Lãnh thổ quốc gia. . Tiết 2: Chủ quyền lãnh thổ quốc gia, sự hình thành biên giới quốc gia Việt Nam Tiết 3: Khái niệm biên giới quốc gia, xác định biên giới quốc gia Việt Nam. Tiết 4: Một số quan điểm của Đảng và Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam về bảo vệ biên giới quốc gia. Vị trí, ý nghĩa của việc xây dựng và quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia. Tiết 5: Nội dung, biện pháp xây dựng và quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia. Trách nhiệm của công dân. III- CHUẨN BỊ. 1. Giáo viên a- Chuẩn bị nội dung. - Chuẩn bị chu đáo giáo án, sách giáo khoa, tài liệu có lên quan đến nội dung bài giảng. - Luyện tập kỹ giáo án, kết hợp tốt các phương pháp dạy trong quá trình giảng; định hướng, hướng dẫn học sinh tiếp cận nắm vững nội dung bài học. b- Chuẩn bị phương tiện dạy học. - Sách giáo khoa, luật biên giới quốc gia. - Chuẩn bị hình vẽ 1, 2, 3 trong sách giáo khoa. - Máy tính và máy chiếu (nếu có). 2. Đối với học sinh - Ôn tập kiến thức bài trước. - Đọc trước nội dung bài học. - Vở ghi, sách giáo khoa, bút mực IV- NỘI DUNG CHÍNH CỦA BÀI. A- Lãnh thổ quốc gia và chủ quyền lãnh thổ quốc gia. 1- Lãnh thổ quốc gia. a- Khái niệm lãnh thổ quốc gia. Lãnh thổ quốc gia là một phần của trái đất bao gồm vùng đất, vùng nước, vùng trời trên vùng đất và vùng nước cũng như lòng đất dưới chúng thuộc chủ quyền hoàn toàn và riêng biệt của mỗi quốc gia nhất định b- Các bộ phận cấu thành lãnh thổ quốc gia. Vùng đất Vùng đất lãnh thổ gồm toàn bộ phần đất lục địa và các đảo, quần đảo thuộc chủ quyền quốc gia (kể cả các đảo ven bờ và các đảo xa bờ) Vùng nước là toàn bộ các phần nước nằm trong đường biên giới quốc gia Vùng nước gồm: Vùng nước nội địa: bao gồm nước ở các biển nội địa, hồ, ao, sông, ngòi, đầm...(kể cả tự nhiên và nhân tạo) nằm trên vùng đất liền hay biển nội địa. Vùng nước biên giới: bao gồm các sông, hồ, biển nội địa nằm trên khu vực biên giới giữa các quốc gia. Về bản chất thì vùng nước biên giới cũng giống vùng nước nội địa nói chung, nhưng do chúng nằm ở trên khu vực biên giới nên quá trình khai thác, sử dụng và bảo vệ nguồn nước có liên quan trực tiếp đến các quốc gia có chung đường biên giới. Do vậy, các quốc gia hữu quan thường ký kết các điều ước quốc tế quy định về sử dụng, khai thác, bảo vệ nguồn nước này vì lợi ích chung của các bên. Vùng nội thuỷ: là vùng nước biển được xác định bởi một bên là bờ biển và một bên khác là đường cơ sở của quốc gia ven biển. Vùng nước lãnh hải: là vùng biển nằm bên ngoài và tiếp liền với vùng nước nội thuỷ của quốc gia Vùng lòng đất: là toàn bộ phần nằm dưới vùng đất và vùng nước thuộc chủ quyền quốc gia. Vùng trời :: là khoảng không gian bao trùm trên vùng đất và vùng nước của quốc gia. Vùng đất, vùng nước, vùng lòng đát, vùng trời thuộc chủ quyền hoàn toàn, tuyệt đối và đầy đủ của quốc gia, trừ vùng nước lãnh hải được quyền đi qua không gây hại Vùng lãnh thổ đặc biệt: Các tàu thuyền, các phương tiện bay mang cờ hoặc dấu hiệu riêng biệt và hợp pháp của quốc gia, các công trình nhân tạo, các thiết bị, hệ thống cáp ngầm, ống dẫn ngầm hoạt động hoặc nằm ngoài phạm vi lãnh thổ của các quốc gia cũng được thừa nhận như một phần lãnh thổ quốc gia. Các phần lãnh thổ này còn được gọi với tên khác nhau như: lãnh thổ bơi, lãnh thổ bay Vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa được gọi là vùng thuộc quyền chủ quyền và quyền tài phán của quốc gia ven biển. 2. Chủ quyền lãnh thổ quốc gia Khái niệm chủ quyền lãnh thổ quốc gia: Chủ quyền lãnh thổ quốc gia là quyền tối cao, tuyệt đối, hoàn toàn và riêng biệt của quốc gia đối với lãnh thổ và trên lãnh thổ của mình. Ở Việt Nam, quyền tối cao của quốc gia đối với lãnh thổ được quy định trong Hiến pháp 1992 của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam: "Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một nước độc lập có chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bao gồm đất liền, các hải đảo, vùng biển và vùng trời" b) Nội dung chủ quyền lãnh thổ quốc gia: Nội dung chủ quyền lãnh thổ quốc gia gồm: - Quốc gia có quyền tự do lựa chọn chế độ chính trị, kinh tế, văn hoá. - Quốc gia có quyền tự do trong việc lựa chọn phương hướng phát triển đất nước. - Quốc gia tự quy định chế độ pháp lý đối với từng vùng lãnh thổ quốc gia. - Quốc gia có quyền sở hữu hoàn toàn đối với tất cả tài nguyên thiên nhiên trong lãnh thổ của mình. - Quốc gia thực hiện quyền tài phán (quyền xét xử) đối với mọi công dân, tổ chức, kể cả các cá nhân, tổ chức nước ngoài ở trong phạm vi lãnh thổ quốc gia. - Quốc gia có quyền áp dụng các biện pháp cưỡng chế thích hợp... - Quốc gia có quyền và nghĩa vụ bảo vệ, cải tạo lãnh thổ quốc gia. B- Biên giới quốc gia 1- Sự hình thành biên giới quốc gia Việt Nam: Tuyến biên giới đất liền: Biên giới đất liền gốm Biên giới Việt Nam - Trung Quốc; Biên giới Việt Nam – Lào; Biên giới Việt Nam – Campuchia, Việt Nam đã đàm phán với các nước tiến hành phân giới cắm mốc, phấn đấu hoàn thành vào năm 2012. Tuyến biển: Đã đàm phán với Trung Quốc ký kết Hiệp định phân định Vịnh Bắc Đồng thời đã ký các hiệp định phân định biển với Thái Lan; Indonêsia. Như vậy, Việt Nam còn phải giải quyết phân định biển với Trung Quốc trên biển Đông và chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa; với Campuchia về biên giới trên biển; với Malaixia về chồng lấn vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa ; với Philipin về tranh chấp trên quần đảo Trường Sa. 2. Khái niệm biên giới quốc gia Khái niệm: Các khái niệm tuy khác nhau nhưng nhìn chung đều thể hiện hai dấu hiệu đặc trưng. - Một là, biên giới quốc gia là giới hạn lãnh thổ của một quốc gia. - Hai là, biên giới quốc gia xác định chủ quyền hoàn toàn và tuyệt đối của quốc gia đối với lãnh thổ Luật biên giới quốc gia của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định biên giới quốc gia như sau: Biên giới quốc gia của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là đường và mặt thẳng đứng theo đường đó để xác định giới hạn lãnh thổ đất liền, các đảo, các quần đảo trong đó có quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, vùng biển, lòng đất, vùng trời của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam B,Các bộ phận cấu thành biên giới quốc gia: Biên giới quốc gia trên đất liền: Biên giới quốc gia trên đất liền là biên giới phân chia chủ quyền lãnh thổ đất liền của một quốc gia với quốc gia khác. Biên giới quốc gia trên biển: Biên giới quốc gia trên biển có thể có hai phần: Một phần là đường phân định nội thuỷ, lãnh hải giữa các nước có bờ biển tiếp liền hay đối diện nhau. Đường này được xác định bởi điều ước giữa các nước hữu quan Một phần là đường ranh giới phía ngoài của lãnh hải để phân cách với các vùng biển và thềm lục địa thuộc quyền chủ quyền và quyền tài phán của quốc gia ven biển, đường này do luật của quốc gia ven biển quy định. Biên giới lòng đất của quốc gia: Biên giới lòng đất của quốc gia là biên giới được xác định bằng mặt thẳng đứng đi qua đường biên giới quốc gia trên đất liền, trên biển xuống lòng đất, độ sâu tới tâm trái đất. Biên giới trên không: Biên giới trên không: Là biên giới vùng trời của quốc gia, gồm hai phần: Phần thứ nhất, là biên giới bên sườn được xác định bằng mặt thẳng đứng đi qua đường biên giới quốc gia trên đất liền và trên biển của quốc gia lên không trung. Phần thứ hai, là phần biên giới trên cao để phân định ranh giới vùng trời thuộc chủ quyền hoàn toàn và riêng biệt của quốc gia và khoảng không gian vũ trụ phía trên. Cho đến nay luật quốc tế vẫn chưa có quy định thống nhất về độ cao của vùng trời. 3) Xác định biên giới quốc gia Việt Nam Nguyên tắc cơ bản xác định biên giới quốc gia: Các nước có chung biên giới và ranh giới trên biển (nếu có) thương lượng để giải quyết vấn đề xác định biên giới quốc gia đối với biên giới giáp với các vùng biển thuộc quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia, Nhà nước tự quy định biên giới trên biển phù hợp với các quy định trong Công ước của Liên hợp quốc về luật biển năm 1982 Xác định biên giới quốc gia trên đất liền - Nguyên tắc chung hoạch định biên giới quốc gia trên đất liền: + Biên giới quốc gia trên đất liền được xác định theo các điểm, đường, vật chuẩn. + Biên giới quốc gia trên sông, suối được xác định: Trên sông mà tàu thuyền đi lại được, biên giới được xác định theo giữa lạch của sông hoặc lạch chính của sông. Trên sông, suối mà tàu thuyền không đi lại được thì biên giới theo giữa sông, suối đó. Trường hợp sông, suối đổi dòng thì biên giới vẫn giữ nguyên. Biên giới trên cầu bắc qua sông, suối được xác định chính giữa cầu không kể biên giới dưới sông, suối như thế nào. - Phương pháp cố định biên giới đó, nghĩa là giữ cho biên giới luôn ở vị trí đã xác định, làm cho tất cả mọi người có thể nhận biết rõ ràng, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác bảo vệ, duy trì kiểm soát việc chấp hành các luật lệ . Dùng tài liệu ghi lại đường biên giới : Mô tả đường biên giới trong hiệp ước biên giới và nghị định thư phân giới cắm mốc; mô tả bằng hình ảnh; Đặt mốc quốc giới: Các nước có chung biên giới theo thoả thuận về số lượng, hình dáng, kích thước, chất liệu, mốc chính, mốc phụ; phương pháp đặt mốc (trực tiếp hay mốc gián tiếp), cách đánh số hiệu, mầu sắc Dùng đường phát quang: Nếu hai nước cùng phát quang thì biên giới là đường chính giữa đường phát quang ấy. Ở Việt Nam hiện nay mới dùng hai phương pháp đầu. * Xác định biên giới quốc gia trên biển: Biên giới quốc gia trên biển được hoạch định và đánh dấu bằng các toạ độ trên hải đồ, là ranh giới phía ngoài lãnh hải của đất liền, lãnh hải của đảo, lãnh hải của quần đảo Việt Nam được xác định bằng pháp luật Việt Nam phù hợp với Công ước năm 1982 và các điều ước quốc tế giữa Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam với các quốc gia hữu quan * Xác định biên giới quốc gia trong lòng đất Biên giới quốc gia trong lòng đất là mặt thẳng đứng từ biên giới quốc gia trên đất liền và biên giới quốc gia trên biển xuống lòng đất. Mặt thẳng đứng từ ranh giới phía ngoài vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa xuống lòng đất xác định quyền chủ quyền, quyền tài phán của Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam * Xác định biên giới quốc gia trên không Biên giới quốc gia trên không là mặt thẳng đứng từ biên giới quốc gia trên đất liền và biên giới quốc gia trên biển lên vùng trời C- Bảo vệ biên giới quốc gia nước CHXNCNVN 1. Một số quan điểm của Đảng và Nhà nước CHXHCNVN về bảo vệ biên giới quốc gia a) Biên giới quốc gia nước CHXHCNVN là thiêng liêng, bất khả xâm phạm: b) Xây dựng, quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia là nhiệm vụ của Nhà nước và là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân: c) Bảo vệ biên giới quốc gia phải dựa vào dân, trực tiếp là đồng bào các dân tộc ở biên giới: d) Xây dựng biên giới hoà bình, hữu nghị; giải quyết các vấn đề về biên giới quốc gia bằng biện pháp hoà bình: e) Xây dựng lực lượng vũ trang chuyên trách, nòng cốt quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia thực sự vững mạnh theo hướng cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, có chất lượng cao, có quân số và tổ chức hợp lý: 2. Nội dung cơ bản xây dựng và quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam a) Vị trí, ý nghĩa của việc xây dựng và quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia: Xây dựng, quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia có ý nghĩa vô cùng quan trọng về chính trị, kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng và đối ngoại . Chỉ có xây dựng biên giới, khu vực biên giới vững mạnh mới tạo điều kiện, cơ sở cho quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia; giữ vững ổn định bên trong, ngăn ngừa hoạt động xâm nhập, phá hoại từ bên ngoài, tăng cường đoàn kết hữu nghị với các nước láng giềng, tạo môi trường thuận lợi cho xây dựng, phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc. b) Nội dung, biện pháp xây dựng và quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia: *Xây dựng và từng bước hoàn thiện hệ thống pháp luật về quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia: * Quản lý, bảo vệ đường biên giới quốc gia, hệ thống dấu hiệu mốc giới; đấu tranh ngăn chặn các hành vi xâm phạm lãnh thổ, biên giới, vượt biên, vượt biển và các vi phạm khác xảy ra ở khu vực biên giới: * Xây dựng khu vực biên giới vững mạnh toàn diện: * Xây dựng nền biên phòng toàn dân và thế trận biên phòng toàn dân vững mạnh để quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia: * Vận động quần chúng nhân dân ở khu vực biên giới tham gia tự quản đường biên, mốc quốc giới; bảo vệ an ninh trật tự khu vực biên giới, biển, đảo của Tổ quốc: c) Trách nhiệm của công dân: - Mọi công dân Việt Nam có trách nhiệm và nghĩa vụ bảo vệ biên giới quốc gia của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, xây dựng khu vực biên giới, giữ gìn an ninh, trật tự an toàn xã hội ở khu vực biên giới. - Trước hết công dân phải nhận thức rõ nghĩa vụ, trách nhiệm bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia; Chấp hành nghiêm hiến pháp, pháp luật của Nhà nước, - Thực hiện nghiêm luật quốc phòng, luật nghĩa vụ quân sự, luật biên giới; tuyệt đối trung thành với tổ quốc, - Làm tròn nghĩa vụ quân sự, thực hiện nghiêm các nhiệm vụ quân sự, quốc phòng, sẵn sàng nhận và hoàn thành các nhiệm vụ được giao; cảnh giác với mọi âm mưu phá hoại của các thế lực thù địch. * Trách nhiệm của học sinh - Học tập nâng cao trình độ nhận thức về mọi mặt, hiểu biết sâu sắc về truyền thống dựng nước, giữ nước của dân tộc. - Xây dựng, củng cố lòng yêu nước, lòng tự hào dân tộc, ý chí tự lập tự cường, nâng cao ý thức bảo vệ tổ quốc. - Tích cực học tập kiến thức quốc phòng - an ninh, sẵn sàng nhận và hoàn thành các nhiệm vụ quốc phòng . - Tích cực tham gia các phong trào của đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, phong trào mùa hè xanh, phong trào thanh niên tình nguyện hướng về vùng sâu, vùng xa, biên giới hải đảo.
File đính kèm:
- ly_thuyet_gdqp_an_lop_12_bai_bao_ve_chu_quyen_lanh_tho_va_bi.doc