Kế hoạch bài soạn môn Mĩ thuật Lớp 2 (Theo CV2345) sách Chân trời sáng tạo - Chủ đề: Gia đình nhỏ - Bài 2: Chiếc bánh sinh nhật - Năm học 2020-2021 - Nguyễn Thị Thảo
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch bài soạn môn Mĩ thuật Lớp 2 (Theo CV2345) sách Chân trời sáng tạo - Chủ đề: Gia đình nhỏ - Bài 2: Chiếc bánh sinh nhật - Năm học 2020-2021 - Nguyễn Thị Thảo", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Kế hoạch bài soạn môn Mĩ thuật Lớp 2 (Theo CV2345) sách Chân trời sáng tạo - Chủ đề: Gia đình nhỏ - Bài 2: Chiếc bánh sinh nhật - Năm học 2020-2021 - Nguyễn Thị Thảo
KẾ HOẠCH BÀI SOẠN MÔN MĨ THUẬT LỚP 2 CHỦ ĐỀ : GIA ĐÌNH NHỎ Bài 2: Chiếc bánh sinh nhật (2 tiết) (Bộ sách Chân trời sáng tạo) Giáo viên: Nguyễn Thị Thảo Trường Tiểu học Lê Lợi - Thị xã Sơn Tây - Thành phố Hà Nội. I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Sau bài học học sinh nắm được: - Nhận biết được các hình khối cơ bản. Chỉ ra được sự lặp lại, tỉ lệ của khối trong tạo hình và trang trí sản phẩm mĩ thuật. - Tạo được chiếc bánh sinh nhật bằng đất nặn hoặc vật liệu khác. - Nêu được cảm nhận về vẻ đẹp của hình khối, màu sắc trong sản phẩm mĩ thuật. - Bồi đắp tình yêu thương với người thân và bạn bè. 2. Phát triển năng lực: - HS tự chủ trong quá trình tìm hiểu bài. - Phát triển tư duy quan sát, hình thành tư duy thẩm mĩ. - Hoàn thiện năng lực giao tiếp và hợp tác đối với HS tiểu học. - Giải quyết vấn đề và tư duy sáng tạo trong quá trình hoàn thiện sản phẩm bài. 3. Hình thành phẩm chất: - HS có ý thức trách nhiệm với môn học, sản phẩm từ bài học. - HS chăm chỉ với phương pháp học tập mới theo hướng phát triển năng lực HS. - Phát triển cảm xúc cá nhân, bày tỏ quan điểm, vận dụng các năng lực và phẩm chất vào thực tế cuộc sống. II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: * Giáo viên: - Phần mềm Kinemaster dựng video chuyên nghiệp trên điện thoại. - Latop, điện thoại thông minh. - Sách giáo khoa Mĩ thuật lớp 2, sách giáo viên mĩ thuật lớp 2 thuộc bộ sách Chân trời sáng tạo. - Tài liệu tập huấn giáo viên mĩ thuật lớp 2 (Bộ sách chân trời sáng tạo) - Âm nhạc: nguồn từ youtube.com. - Hình ảnh: Ngu tìm kiếm từ google.com * Học sinh: - Latop/ Điện thoại thông minh. - Sách giáo khoa mĩ thuật lớp 2, đất nặn. III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Khởi động: *Mục tiêu: Giúp HS vui vẻ, hào hứng với tiết học. Gợi mở vào kiến thức bài mới. - GV biểu diễn hát 1 đoạn bài hát trên nền nhạc bài “Chúc mừng sinh nhật”. - GV nêu câu đố, gợi ý HS trả lời. - GV dẫn dắt vào bài mới: Chủ đề Gia đình. Bài 2: Chiếc bánh sinh nhật Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Hoạt động 1: Khám phá Nhận biết hình dáng của bánh sinh nhật *Mục tiêu: - Nhận biết được các hình khối cơ bản. Chỉ ra được sự lặp lại, tỉ lệ của khối trong tạo hình và trang trí sản phẩm mĩ thuật. .- GV tổ chức trò chơi nối hình và chữ: Từ các hình ảnh khối vuông, tròn, tam giác, trái tim hãy nối vào các ô chữ phù hợp. -GV đưa ra hình ảnh những chiếc bánh sinh nhật để HS quan sát trả lời: + Kể tên hình khối của mỗi chiếc bánh? + Màu sắc mỗi chiếc bánh? + Cách trang trí bánh sinh nhật như thế nào ? -GV tiếp tục đưa hình ảnh, gợi mở cho HS trả lời: Em hãy nhớ lại hình ảnh chiếc bánh sinh nhật được bố mẹ tặng hoặc em được nhìn thấy mà em ấn tượng: + Mô tả lại về hình dáng, màu sắc? + Hình trang trí? -GV đưa hình ảnh để HS khám phá chiếc bánh sinh trong sản phẩm mĩ thuật: chất liệu và hình thức tạo sản phẩm. -GVKL: Chiếc bánh sinh nhật được tạo ra từ các khối hình cơ bản và được trang trí những hình ảnh nghộ nghĩnh đáng yêu. - Hs quan sát lắng nghe và chơi trò chơi -HS quan sát ảnh và trả lời theo cảm nhận riêng -HS nhớ lại những chiếc bánh sinh nhật mình ấn tượng hay được tặng để trả lời và chia sẻ. -HS quan sát trả lời: + Chất liệu: Giấy, dây duy băng, xốp màu, đất nặn. + Hình thức: cắt, dán; nặn 2.Hoạt động 2: Kiến tạo kiến thức kĩ năng Cách nặn chiếc bánh sinh nhật *Mục tiêu: -HS nắm bắt được cách tạo sản phẩm chiếc bánh sinh nhật bằng chất liệu đất nặn. -GV đưa ra hình ảnh sản phẩm 1 bài nặn tạo hình chiếc bánh sinh nhật. Nêu câu hỏi yêu cầu học sinh tưởng tượng cách thực hiện. -GV chiếu tiến trình các bước nặn : + B1: Tạo các khối trụ ( vuông, tròn,..) khác nhau. + B2: Ghép chồng các khối lên nhau tạo thành hình chiếc bánh. + B3: Trang trí chiếc bánh sinh nhật bằng khối dạng nét, chấm, màu. -GV cho HS xem video hướng dẫn để ghi nhớ cách thực hiện. -GV tổ chức đố vui, HS chọn đáp án đúng nhất về cách thực hiện tạo chiếc bánh bằng đất nặn. -GVKL: Các khối trụ, vuông, tròn có thể sử dụng để tạo hình và trang trí chiếc bánh sinh nhật. -GV giới thiệu 1 số sản phẩm tham khảo HS quan sát để hình thành ý tưởng cho riêng mình. -HS quan sát và hình dung ra cách làm để chia sẻ. -HS tiếp thu lắng nghe. -HD xem video hướng dẫn -HS chơi trò chơi. -HS lắng nghe và ghi nhớ. -HS quan sát, tìm ý tưởng cho sản phẩm thực hành. 3.Hoạt động 3: Luyện tập sáng tạo *Mục tiêu: - HS tạo hình và trang trí được chiếc bánh sinh nhật bằng đất nặn. Từ đó có kĩ năng sáng tạo những sản phẩm khác từ hình thức nặn. -GV gợi mở nêu câu hỏi trước khi HS làm bài nặn : + Con lựa chọn đất nặn màu gì và sẽ nặn chiếc bánh từ hình khối cơ bản nào ? + Có thể trang trí chiếc bánh với các khối dạng nét, chấm, màu như thế nào? + Con sẽ dùng khối trụ dài để trang trí tạo nét thẳng, nét dích dắc hay xoắn ốc? + Các nét đó ở vị trí nào, màu gì trên bánh? -GV nêu yêu cầu bài thực hành: +Lựa chọn màu đất nặn. +Tạo hình và trang trí chiếc bánh sinh nhật mà con thích -HS lắng nghe và trả lời -HS thực hành sáng tạo sản phẩm 4.Hoạt động 4: Phân tích - đánh giá *Mục tiêu: - Nêu được cảm nhận về vẻ đẹp của hình khối, màu sắc trong sản phẩm mĩ thuật. - Chia sẻ được sản phẩm của mình với mọi người. - Sau khi HS hoàn thành ản phẩm, GV mời HS chia sẻ và cảm nhận về chiếc bánh sinh nhật yêu thích: + Kể tên các hình khối của chiếc bánh? + Cách tạo hình và trang trí chiếc bánh? + Cảm nhận khi làm bánh? + Chiếc bánh dự định sẽ tặng ai? Con sẽ gửi tới người đó lời chúc như thế nào? -HS quan sát đọc yêu cầu và trả lời các câu hỏi theo cảm nhận riêng. - HS chia sẻ sản phẩm với thầy cô, bạn bè và người thân. 5.Hoạt động 5: Vận dụng- Phát triển *Mục tiêu: - Vận dụng tạo sản phẩm chiếc bánh sinh nhật bằng vật liệu khác. - Sử dụng sản phẩm làm quà tặng người mình yêu quý. Bồi đắp tình yêu thương với người thân và bạn bè. -GV đưa ra các hình ảnh gợi ý tạo sản phẩm từ chất liệu: vỏ hộp, cốc, bát, bằng giấy, bìa, nhựa,... đã qua sử dụng -GV giới thiệu thêm một số sản phẩm tạo hình bánh sinh nhật bằng giấy, vải nỉ, xốp màu -GVKL: Hình khối của đồ vật đã qua sử dụng có thể tạo hình chiếc bánh sinh nhật - GV gợi ý đến HS: những sản phẩm sáng tạo này HS có thể sử dụng làm quà tặng để tặng bạn bè, người thân. -GV gợi ý HS tổ chức trò chơi để học sinh nhận thấy: ->Làm những món quà do chính mình sáng tạo ra để tặng bạn bè, người thân dịp sinh nhật. Dành tặng những lời nói yêu thương để bồi đắp tình cảm với người mình yêu quý. -HS quan sát các sản phẩm để có ý tưởng cho sự sáng tạo của mình. -HS lắng nghe và ghi nhớ -HS có thể chơi bán hàng: + Phỏng vấn người bán: bạn sẽ giới thiệu như thế nào về những chiếc bánh sinh nhật của cửa hàng khi có người đến mua? + Phỏng vấn người mua: tại sao bạn lại chọn mua những chiếc bánh sinh nhật? Bạn mua tặng ai? Khi tặng bạn nói như thế nào với người bạn tặng ?,... *Củng cố, dặn dò: -Hoàn thành bài thực hành tạo sản phẩm chiếc bánh sinh nhật theo ý thích và lưu giữ cẩn thận. -Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng học tập cho tiết học sau. -HS lắng nghe và ghi nhớ. -HS chuẩn bị đồ dùng học tập và nội dung học tập bài 3: Sinh nhật vui vẻ.
File đính kèm:
- ke_hoach_bai_soan_mon_mi_thuat_lop_2_theo_cv2345_sach_chan_t.doc