Kế hoạch bài dạy Tự nhiên xã hội Lớp 2 - Chủ đề 1: Gia đình - Bài 3: Phòng tránh ngộ độc khi ở nhà (Tiết 1)

docx 3 trang Lê nhi 13/11/2023 1410
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch bài dạy Tự nhiên xã hội Lớp 2 - Chủ đề 1: Gia đình - Bài 3: Phòng tránh ngộ độc khi ở nhà (Tiết 1)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Kế hoạch bài dạy Tự nhiên xã hội Lớp 2 - Chủ đề 1: Gia đình - Bài 3: Phòng tránh ngộ độc khi ở nhà (Tiết 1)

Kế hoạch bài dạy Tự nhiên xã hội Lớp 2 - Chủ đề 1: Gia đình - Bài 3: Phòng tránh ngộ độc khi ở nhà (Tiết 1)
TUẦN 3 Môn: TN-XH
Lớp : 2
Ngày dạy: ..../..../....
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
Chủ đề 1: Gia đình
Bài 3: Phòng tránh ngộ độc khi ở nhà (tiết 1)
MỤC TIÊU
Sau bài học, HS có khả năng:
Về kiến thức, kĩ năng
Kể được tên một số đồ dùng, thức ăn, đồ uống nếu không được cất giữ, bảo quản cẩn thận có thể gây ngộ độc.
Thu thập được thông tin về một số lí do gây ngộ độc và để xuất được những việc làm để phòng tránh ngộ độc qua đường ăn uống.
Về năng lực
Phát triển năng lực chung: tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, tự giải quyết vấn đề và sáng tạo.
Phát triển năng lực đặc thù:
+ NL khoa học: nhận thức, tìm tòi, khám phá môi trường tự nhiên – xã hội xung quanh: Biết cách thu thập thông tin và đề xuất những việc làm phòng tránh ngộ độc qua đường ăn uống.
+ NL tìm hiểu môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh: quan sát, nhận xét được những đặc điểm bên ngoài của sự vật và sự thay đổi của chúng theo thời gian và điều kiện bảo quản.
Về phẩm chất
Chăm chỉ: Có ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng học được ở nhà trường vào cuộc sống.
Trách nhiệm: Có ý thức thực hiện các quy tắc bảo vệ sức khỏe và an toàn cho bản thân, gia đình, bạn bè và những người xung quanh.
CHUẨN BỊ
GV: Một số hình ảnh, video liên quan đến bài học (về thức ăn, đồ uống, đổ dùng được cất giữ, bảo quản không đúng cách hoặc bị hỏng,)
HS: SGK, bảng con/vở tự học, phấn/bút, khăn lau bảng.
CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động
*Mục tiêu: Tạo tâm thế tích cực, hứng thú học tập cho HS và kết nối với bài học mới.
Cho học sinh xem một đoạn video tình huống về bạn nhỏ bị ngộ độc và hỏi:
+ Bạn nhỏ có những biểu hiện gì mà phải đi cấp cứu?
+ Vì sao bạn nhỏ bị như vậy?
GV dẫn dắt, giới thiệu bài.
2. Khám phá
*Mục tiêu: HS chiếm lĩnh tri thức, kĩ năng mới thông qua các hoạt động khác nhau.
HĐ1. Tìm hiểu lí do gây ngộ độc qua đường ăn uống
- GV cho HS xem video cùng với bác sĩ Biết tuốt và trả lời câu hỏi trắc nghiệm:
+ Qua video vừa xem, em hãy lựa chọn những nguyên nhân nào sau đây gây nên ngộ độc qua đường ăn uống?
Do ăn phải thức ăn bị ruồi, gián, chuột, đậu vào.
Do ăn, uống quá no và ngồi lâu một chỗ.
Do uống thuốc không đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Do ăn thức ăn bị ôi thiu hoặc quá hạn sử dụng.
Do uống nhầm các chất tẩy rửa để lẫn với đồ uống.
GV chốt câu trả lời đúng: A, C, D, E.
+ Uống nước có gas đã mở nắp để quá lâu thường bị đau bụng, vì sao?
GV chốt: Nước ngọt có gas đã mở nắp để quá lâu sẽ biến thành nước đường lạnh. Đây là môi trường tốt để vi khuẩn sinh sôi, phát triển. vì vậy, không nên uống nước ngọt đã để quá lâu.
=> GV kết luận: Có nhiều nguyên nhân gây ngộ độc qua đường ăn uống: ăn phải thức ăn ôi thiu, bảo quản không đúng cách, thức ăn,
HS theo dõi.
HS chia sẻ.
HS lắng nghe.
HS quan sát video và trả lời câu hỏi.
+ HS suy nghĩ và chọn đáp án:
A. Do ăn phải thức ăn bị ruồi, gián, chuột, đậu vào.
Do uống thuốc không đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Do ăn thức ăn bị ôi thiu hoặc quá hạn sử dụng.
Do uống nhầm các chất tẩy rửa để lẫn với đồ uống.
- HS chia sẻ ý kiến.
HS lắng nghe.
HS lắng nghe.
đồ uống quá hạn sử dụng; uống thuốc không đúng chỉ dẫn.
HĐ2. Những dấu hiệu cho biết thức ăn, đồ uống bị hỏng dễ gây ngộ độc
GV yêu cầu HS quan sát hình (sgk/tr.15) và trả lời câu hỏi:
+ Tên một số thức ăn, đồ uống, đồ dùng,nếu không được cất giữ, bảo quản cẩn thận có thể gây ngộ độc.
GV chốt.
+ Dấu hiệu nhận biết hoa quả, thức ăn bị hỏng, ôi thiu?
GV nêu kết luận.
3. Thực hành
*Mục tiêu: Hoàn thiện những kiến thức, kĩ năng đã khám phá được.
GV yêu cầu HS quan sát hình ảnh và phát hiện những đồ ăn, thức uống dễ gây ngộ độc.
GV chốt kết quả.
4. Vận dụng
* Mục tiêu: Liên hệ và vận dụng các kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống.
- GV yêu cầu HS kể tên các đồ ăn, thức uống có thể gây ngộ độc mà em đã gặp trong cuộc sống hằng ngày.
HS quan sát hình và trả lời câu hỏi.
+ H2: hoa quả bị hỏng
+ H3: bánh mì bị mốc
+ H4: nước rửa bát và dầu ăn để cạnh nhau dễ gây nhầm lẫn
+ H5: thức ăn bị ruồi đậu vào
+ H6: kẹo để lẫn lộn với thuốc trong tủ thuốc
+ H7: thức ăn có mùi thiu
HS lắng nghe.
+ Dấu hiệu để nhận biết: hoa quả bị hỏng (mốc, thối, chuyển màu), bánh mì bị mốc trắng, thức ăn có mùi thiu,...
HS lắng nghe.
HS quan sát và chọn các hình đúng: H2, H4, H5, H6, H7, H8, H9.
HS lắng nghe.
HS trả lời.
GV cho HS xem video về quá trình nổi mốc, hư hỏng của đồ ăn, thức uống nếu không được bảo quản cẩn thận.
GV nêu kết luận.
5. Củng cố, dặn dò
*Mục tiêu: Ghi nhớ, khắc sâu nội dung
GV tổ chức trò chơi “Nhổ cà rốt”.
GV nêu luật chơi.
+ Câu 1: Dấu hiệu nào cho thấy quả dâu tây bị hư hỏng?
Mốc trắng, đổi màu
Không có biểu hiện gì
Màu đỏ tươi, lá xanh
+ Câu 2: Dấu hiệu của ngộ độc khi ăn đồ ăn ôi thiu, hư hỏng là gì?
Chỉ hơi nhức đầu, mỏi mệt
Đau bụng, đi ngoài, nôn mửa,
Không có dấu hiệu gì cả
+ Câu 3: Bánh mì bị hỏng là do đâu?
Bảo quản đúng nơi quy định
Bảo quản ở nhiệt độ thường
Để lâu ở nơi ẩm mốc
+ Câu 4: Cần làm gì để đồ ăn không bị hư hỏng, ẩm mốc?
Bảo quản trong tủ lạnh
Chỉ cần đậy nắp kín
Không cần cất giữ
GV chốt đáp án đúng sau mỗi câu hỏi.
GV tổng kết bài học bằng sơ đồ tư duy.
GV nhận xét tiết học và dặn dò HS.
Nhắc nhở HS chuẩn bị bài sau: Phòng tránh ngộ độc khi ở nhà (tiết 2).
HS theo dõi video.
HS tham gia trò chơi.
HS chọn đáp án đúng của mỗi câu hỏi:
+ Đáp án A. Mốc trắng, đổi màu
+ Đáp án B. Đau bụng, đi ngoài, nôn mửa,
+ Đáp án C. Để lâu ở nơi ẩm mốc
+ Đáp án A. Bảo quản trong tủ lạnh
HS theo dõi và ghi nhớ.
HS lắng nghe và ghi nhớ nhiệm vụ.
Điều chỉnh sau tiết dạy (nếu có):
.
.
.
.
.

File đính kèm:

  • docxke_hoach_bai_day_tu_nhien_xa_hoi_lop_2_chu_de_1_gia_dinh_bai.docx
  • pdf32810_121679_giaoan.pdf