Kế hoạch bài dạy Tự nhiên và xã hội Lớp 2 - Chủ đề 6: Trái đất và Bầu trời - Bài 29: Một số thiên tai thường gặp - Trần Thị Thùy Trang
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch bài dạy Tự nhiên và xã hội Lớp 2 - Chủ đề 6: Trái đất và Bầu trời - Bài 29: Một số thiên tai thường gặp - Trần Thị Thùy Trang", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Kế hoạch bài dạy Tự nhiên và xã hội Lớp 2 - Chủ đề 6: Trái đất và Bầu trời - Bài 29: Một số thiên tai thường gặp - Trần Thị Thùy Trang
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Cuộc thi Thiết kế bài giảng điện tử ---&--- KẾ HOẠCH BÀI DẠY CHỦ ĐỀ 6: TRÁI ĐẤT VÀ BẦU TRỜI BÀI 29: MỘT SỐ THIÊN TAI THƯỜNG GẶP MÔN: TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI – LỚP 2 CC BY - SA Nhóm giáo viên : TRẦN THỊ THÙY TRANG ĐẶNG THỊ KIM CHI HOÀNG THỊ THỦY Email : Trantrang0801@gmail.com Số điện thoại : 0973.867.199 Đơn vị: Trường Tiểu học Diên Hồng – Cẩm Lệ - Đà Nẵng Địa chỉ: 43 Đỗ Thúc Tịnh – Khuê Trung – Cẩm Lệ - Đà Nẵng Tháng 10 năm 2021 Môn học/ hoạt động giáo dục: Tự nhiên và Xã hội; Lớp: Hai Bộ sách: Kết nối tri thức với cuộc sống Chủ đề 6: Trái Đất và bầu trời Tên bài học: Bài 5: Một số thiên tai thường gặp; Số tiết : 1 Nhóm giáo viên thực hiện: Trần Thị Thùy Trang Đặng Thị Kim Chi Hoàng Thị Thủy Đơn vị: Trường Tiểu học Diên Hồng – quận Cẩm Lệ - thành phố Đà Nẵng YÊU CẦU CẦN ĐẠT: Kiến thức, kĩ năng: Sau bài học, HS sẽ: Nhận biết và mô tả được một số hiện tượng thiên tai ở mức độ đơn giản. Nêu được một số rủi ro dẫn đến các thiệt hại về tính mạng con người và tài sản do thiên tai (giông sét, hạn hán, lũ lụt, bão) gây ra. Đưa ra một số ví dụ cụ thể về thiệt hại do thiên tai gây ra. Phẩm chất, năng lực: Năng lực chung: Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi để thực hiện các nhiệm vụ học tập. Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức về thiên tai để giải quyết tình huống và ứng dụng vào thực tế. Năng lực tự chủ và tự học: Có ý thức học hỏi thầy cô, bạn bè và người khác để củng cố và mở rộng hiểu biết. Năng lực riêng: Năng lực nhận thức khoa học: Nêu, nhận biết được ở mức độ đơn giản một số hiện tượng thiên tai thường gặp trong môi trường tự nhiên. Mô tả và trình bày được một số hiện tượng thiên tai bằng các hình thức biểu đạt như nói, viết, Năng lực tìm hiểu môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh: Quan sát, thực hành đơn giản để tìm hiểu được hiện tượng thiên tai trong tự nhiên. Nhận xét hiện tượng thiên tai một cách đơn giản thông qua kết quả quan sát và thực hành. Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Giải thích ở mức độ đơn giản một số hiện tượng thiên tai và mối quan hệ trong tự nhiên và xã hội xung quanh. Phân tích được tình huống liên quan đến vấn đề an toàn, sức khỏe bản thân, người khác và môi trường sống xung quanh. Phẩm chất: Trách nhiệm: Ý thức bảo vệ môi trường để giảm thiệt hại về con người và tài sản khi xảy ra thiên tai. Bảo vệ bản thân, gia đình, môi trường và xã hội. Có trách nhiệm tuyên truyền về những thiên tai và thiệt hại do thiên tai gây ra với mọi người. Nhân ái: Biết chia sẻ với mọi người gặp khó khăn ở những vùng bị thiên tai. Yêu nước: Yêu thiên nhiên, yêu con người. GD BVMT: Có hành động và nhận thức đúng đắn về việc làm giảm thiểu thiên tai, bảo vệ môi trường. GDĐP: Liên hệ thực tế về tình hình thiên tai ở địa phương mình. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: GV: + Video bài giảng điện tử; Sách giáo khoa Tự nhiên và Xã hội Lớp 2/trang 108; + Video các phần chuyển hoạt động, phim hoạt hình: Thắc mắc của bé (Tự thiết kế trên Canva). Video bản tin thiên tai năm 2021 (Tự thiết kế trên Canva); + Video và ghi âm HS trả lời các câu hỏi; video HS tham gia hoạt động Phóng viên nhí; + Hình ảnh sưu tầm về các hiện tượng thiên tai thường gặp và thiệt hại do thiên tai gây ra; + video tự thiết kế trên nền nhạc bài hát: Khúc hát rừng xanh - Xuân Nghi (Tất cả nguồn dữ liệu đều được thể hiện ở mục Tài liệu tham khảo) HS: SGK; đồ dùng học tập cần thiết. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: Hoạt động chính Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động mở đầu (2phút) * Mục tiêu: Giáo viên giới thiệu thông tin giáo viên, chương trình học và đồ dùng học tập. *Cách tiến hành: - GV giới thiệu tên, chương trình học TNXH thuộc bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống – Lớp 2. Chủ đề của bài học: Trái Đất và bầu trời. Giới thiệu nội dung bài học. Lưu ý về đồ dùng học tập, tư thế ngồi học. - HS lắng nghe 1. Khởi động: (3 phút) * Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học. *Cách tiến hành: - Cho học sinh xem hoạt hình tình huống: “Thắc mắc của bé”. + Bạn nào có thể giúp cô giải đáp thắc mắc của bạn nhỏ trong đoạn phim? - Dẫn dắt vào bài: Bạn nhỏ vừa nói cho chúng ta biết điều gì sẽ xảy ra khi mưa quá to và gió quá lớn rồi đấy. Thật nguy hiểm phải không nào? HS quan sát đoạn phim hoạt hình tình huống. HS trả lời theo suy nghĩ. HS lắng nghe. * Giới thiệu bài: Mưa to, gió lớn sẽ gây ra các hiện tượng gì nhỉ, hãy cùng cô đến với bài học ngày hôm nay: Một số thiên tai thường gặp. - HS lắng nghe. 2. Khám phá: (7 phút) * Mục tiêu: Nhận biết và mô tả biểu hiện của một số hiện tượng thiên tai ở mức độ đơn giản. * Cách tiến hành: Trước tiên, chúng ta sẽ tìm hiểu thiên tai là gì nhé! - GV giải thích như thế nào là thiên tai: Thiên tai là hiện tượng tự nhiên bất thường có thể gây thiệt hại về người, tài sản, môi trường, điều kiện sống và các hoạt động kinh tế xã hội. Các em hãy quan sát các hình trong sgk/tr 108 và cho cô biết: H: Em đã từng thấy hiện tượng thiên tai nào trong các hình dưới đây? Các em đã từng thấy hiện tượng như bạn không? Mời các em quan sát tiếp 6 hình và suy nghĩ 30’ để nói tên các hiện tượng thiên tai trong mỗi hình. GV cho 3 HS nêu tên hiện tượng thiên tai ở mỗi hình. GV nhận xét, tuyên dương. GV: Các em đã nêu tên được hiện tượng thiên tai trong mỗi hình, những hiện tượng thiên tai này có những biểu hiện gì thì bây giờ cô và các em sẽ cùng nhau làm bài tập sau: Nối tên hiện tượng thiên tai với biểu hiện thiên tai sao cho thích hợp. Gọi HS đọc yêu cầu bài tập Yêu cầu HS suy nghĩ và nối trong vòng 2’. GV gọi HS trình bày HS lắng nghe. HS quan sát 2 HS trả lời theo suy nghĩ. HS quan sát và suy nghĩ 30’ làm bài. HS1: Hình 1: Giông sét Hình 2: Lũ HS2: Hình 3: Bão Hình 4: Giá rét HS3: Hình 5: Hạn hán Hình 6: Lụt Lắng nghe. HS đọc yêu cầu bài tập. HS đọc yêu cầu HS làm bài cá nhân 2’. 6 HS hoàn thành bài tập. Giông sét: Sấm sét, trời tối đen GV nhận xét, chốt trên màn hình, HS đối chiếu kết quả đúng. Gv: Mỗi hiện tượng thiên tai đều có biểu hiện riêng, người ta thường dựa vào các biểu hiện để đánh giá cấp độ của thiên tai. *Liên hệ thực tế: Các em đã thấy những hiện tượng thiên tai này ở đâu? GV: Vậy, khi giá rét xảy ra thì gây ra thiệt hại gì? GV tuyên dương, chuyển ý: Những hiện tượng thiên tai sẽ gây ra rất nhiều thiệt hại về người và tài sản. Bây giờ chúng mình cùng đến với hoạt động tiếp theo nhé! Lũ: Nước dâng cao, chảy xiết Bão: Mưa to, gió lớn Giá rét: Có tuyết rơi nhiều trên vùng núi ở nước ta. Hạn hán: Nắng kéo dài, ít hoặc không mưa Lụt: Mưa nhiều, nước dâng cao. Đối chiếu kết quả. Lắng nghe. HS trả lời: Thưa cô: em đã thấy giá rét ở Sa Pa vào tháng 1 đầu năm 2021. Em thấy nhiều vật nuôi bị chết và cây cối bị đóng băng. HS lắng nghe. 3. Thực hành, luyện tập: (10 phút) Hoạt động 1: Tìm hiểu về thiệt hại do thiên tai gây ra. * Mục tiêu: Nêu được một số rủi ro dẫn đến các thiệt hại về tính mạng con người và tài sản do thiên tai (giông sét, hạn hán, lũ lụt, bão) gây ra. Đưa ra một số ví dụ cụ thể về thiệt hại do thiên tai gây ra. *Cách tiến hành: - Cho HS xem bản tin thiên tai ở Việt Nam của biên tập viên Linh Chi để cùng điểm qua những thiệt hại của năm 2021. - Qua bản tin, mời HS kể tên các thiên tai đã xảy ra từ đầu năm 2021. - Tuyên dương HS xem bản tin HS trả lời: Các thiên tai xảy ra là bão, giông sét, lũ, nắng nóng,.. Lắng nghe GV: Việt Nam với khí hậu nhiệt đới gió mùa nằm ở một trong 5 ổ bão lớn của thế giới, hàng năm phải đối mặt với nhiều loại thiên tai xảy ra. Trong những năm gần đây, diễn biến thiên tai và thời tiết ở Việt Nam ngày càng có nhiều biểu hiện bất thường và phức tạp hơn. Ngoài những thiên tai thường gặp mà các em đã tìm hiểu ở trên thì cô giới thiệu thêm một số thiên tai như: áp thấp nhiệt đới, động đất, sạt lở đất, mưa đá,. Các em cùng nhớ lại những thông tin bạn đã cung cấp và suy nghĩ trong 1’ cho cô biết: Thiên tai từ đầu năm đã gây ra những thiệt hại gì về người và tài sản? Nhận xét, tuyên dương GV: Mỗi thiên tai sẽ gây ra các thiệt hại khác nhau. Ngoài những thiệt hại về người và tài sản mà biên tập viên Linh Chi đã cung cấp cho chúng ta ở bản tin thì thiên tai còn gây ra nhiều thiệt hại về môi trường. + Áp thấp nhiệt đới làm cây xanh bị đổ, gãy, ô nhiễm môi trường. + Hạn hán làm tăng nguy cơ cháy rừng, phá hủy môi trường sống của các loài thực vật, động vật hoang dã, + Lũ, lụt, sạt lở đất gây ô nhiễm nguồn nước, xuất hiện các dịch bệnh như tiêu chảy, sốt xuất huyết, truyền nhiễm do virut,.. Cho HS quan sát các hình sưu tầm về thiệt hại do thiên tai gây ra với môi trường. HS hoàn thành ở sơ đồ tư duy: Thiên tai từ đầu năm đã gây ra nhiều thiệt hại làm 42 người chết, 64 người bị thương; hàng trăm ngôi nhà bị sập đổ, cuốn trôi và rất nhiều ngôi nhà bị hư hỏng; nhiều cánh đồng lúa, hoa màu bị phá hủy,. Lắng nghe HS quan sát - Cho HS quan sát hình và giới thiệu: Đây là hình ảnh mọi người đang dọn dẹp sân trường vì ở đây vừa xảy ra trận lũ lớn làm sân trường ngập úng và có nhiều bùn lầy. Chốt: Thiên tai gây ra rất nhiều thiệt hại về người và tài sản. - HS quan sát và lắng nghe Hoạt động 2: Tìm hiểu hoạt động của con người làm giảm hoặc tăng thêm thiên tai. * Mục tiêu: - HS biết được một số hoạt động của con người làm cho thiên tai giảm hoặc tăng và biện pháp làm hạn chế sự xuất hiện của thiên tai. * Cách tiến hành: Giải pháp khắc phục hậu quả của thiên tai là tập trung vào rừng. Vậy bạn nào có thể cho cô biết: Rừng có tác dụng gì? Nhận xét, tuyên dương GV: Thiên nhiên đã ban tặng cho chúng ta những khu rừng đầy tiềm năng. Thế nhưng, hiện nay, khi xã hội ngày càng phát triển, những khu rừng ấy không còn được bảo vệ đúng cách nữa, thay vào đó, tình trạng phá hủy rừng đang diễn ra ngày một nhiều. GV: Con người có tác động rất nhiều đến thiên nhiên qua các hoạt động. Hãy cùng cô xem trong những hình sau, hoạt động nào của con người có thể làm giảm các hiện tượng thiên tai? Phá rừng Trồng rừng Đốt rừng + Em nào có thể cho cô biết lí do vì sao không? - Tuyên dương. HS trả lời: Rừng có tác dụng giữ đất, giữ nước, cản gió điều đó sẽ làm giảm thiên tai. Lắng nghe Lắng nghe HS trả lời: Hoạt động trồng rừng là hoạt động làm giảm thiên tai. HS trả lời: Rừng giúp cho không khí trong lành hơn, phòng chống lũ, xói mòn đất. Nên trồng rừng làm giảm thiên tai. Lắng nghe GV: Rừng giúp điều hòa khí hậu, chống ô nhiễm môi trường, đồng thời điều tiết nước, khắc phục được xói mòn đất. Vậy hoạt động nào làm tăng các hiện tượng thiên tai? Tuyên dương GV chốt: Phá rừng là hoạt động của con người chặt và khai thác rừng bừa bãi để lấy gỗ phục vụ mục đích riêng. Còn đốt rừng là hành động mà con người bất cẩn trong sinh hoạt làm cháy rừng hoặc do mục đích lấy đất để trồng trọt. - GV chốt: Rừng giúp chống nguy cơ bị thiên tai như lũ lụt, hạn hán, hạn chế xói mòn đất, bảo vệ và ngăn chặn gió bão, - Vậy chúng ta cần làm gì để giảm thiên tai? - GV chốt: Rừng có vai trò to lớn đối với cuộc sống của mỗi người, vì vậy chúng ta cần bảo vệ và trồng cây gây rừng để giảm thiểu thiên tai. Cho HS xem video: Khúc nhạc rừng xanh. Liên hệ giáo dục: Qua nội dung vừa tìm hiểu, các em đã và sẽ làm gì để làm giảm hiện tượng thiên tai? Tuyên dương GV: Ngoài ra các em cần tuyên truyền cho mọi người để nâng cao ý thức và có các hành động cụ thể để giảm thiểu thiên tai. HS trả lời: Phá rừng và đốt rừng là hoạt động làm tăng thiên tai vì sẽ làm giảm diện tích rừng. Lắng nghe. Lắng nghe. Lắng nghe. HS trả lời: Để làm giảm thiên tai, chúng ta nên trồng và bảo vệ rừng. Lắng nghe. HS quan sát. HS trả lời: Em không vứt rác bừa bãi, trồng nhiều cây xanh, sử dụng tiết kiệm điện,... Lắng nghe 4. Vận dụng: (3 phút) * Mục tiêu: - Phân tích được tình huống liên quan đến vấn đề an toàn, sức khỏe bản thân, người khác và môi trường sống xung quanh. - Biết chia sẻ với mọi người gặp khó khăn ở những vùng bị thiên tai. - Tổng kết lại kiến thức đã học trong bài. * Cách tiến hành: Để hạn chế thiệt hại do thiên tai gây ra, việc phát hiện và cảnh báo sớm luôn được quan tâm và thực hiện. Vậy khi cảnh báo thiên tai sắp xảy ra thì người dân sẽ làm gì? Tuyên dương GV: Khi được cảnh báo về thiên tai, để tránh gặp nguy hiểm thì mọi người không nên ra khỏi nhà, gia cố nhà cửa, cắt tỉa cành cây; dự trữ thức ăn, nước uống, thuốc men để đảm bảo sức khỏe. Thiên tai xảy ra ở rất nhiều nơi, vậy ở địa phương em đã từng xuất hiện những thiên tai nào? Hãy chia sẻ cùng cô và các bạn qua hoạt động: Em là phóng viên nhí. Cho HS xem video: Em là Phóng viên nhí. Tuyên dương Chốt ý: Trên đất nước của chúng ta, mỗi vùng miền đều bị ảnh hưởng bởi thiên tai khác nhau. Hơn lúc nào hết, những nơi bị thiên tai nặng nề rất cần sự quan tâm và giúp đỡ. Từ đó, những hành động đẹp xuất hiện như quyên góp sách vở, áo quần để chia sẻ với các em học sinh đang gặp khó khăn. GV cho học sinh xem hình ảnh về hoạt động chia sẻ với các bạn học sinh gặp khó khăn ở những vùng bị thiên tai. Những hành động chia sẻ ấy làm cô nhớ đến câu ca dao: Nhiễu điều phủ lấy giá gương HS trả lời: Khi được cảnh báo thiên tai người dân thường chằng chống nhà cửa vững chắc; không ra ngoài khi mưa to, gió mạnh; chủ động sơ tán đến những nơi kiên cố, Lắng nghe HS tham gia làm phóng viên nhí. Quan sát video Lắng nghe Quan sát hình Lắng nghe Người trong một nước phải thương nhau cùng - GV tổng kết tiết học: Vậy là chúng ta vừa có tiết học thú vị đúng không nào? Sau bài học chúng mình đã biết các hiện tượng thiên tai như: bão, lũ, lụt, giông sét, hạn hán có thể gây ra nhiều thiệt hại về người và tài sản. Từ đó đã biết thực hiện những hành động cụ thể làm giảm thiểu thiên tai. - Qua bài học hôm nay, cô muốn gửi đến các em một thông điệp: Hành động hôm nay-An toàn cho tương lai. Chúc các em luôn chăm ngoan học giỏi, chào tạm biệt các em! ĐIỀU CHỈNH TIẾT DẠY: .. .. .. .. .. THÔNG TIN THAM KHẢO: * Thông tin bài giảng: + Kế hoạch bài giảng được xây dựng theo Công văn 2345/BGDĐT-GDTH về việc hướng dẫn xây dựng kế hoạch giáo dục Tiểu học. Phù hợp với chương trình GDPT 2018. Bài giảng sử dụng chương trình Microsoft Power Point 365 và phần mềm chỉnh sửa video Camtasia 2021. * Các tài liệu tham khảo: + Sách TN&XH lớp 2 Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống. + Các đoạn thu âm, video lời giảng do giáo viên và học sinh thực hiện. + Các video hoạt hình, bản tin được GV tự biên tập và xây dựng trên phần mềm Camtasia và Canva. + Kho icon, hình ảnh và dữ liệu từ trang web: https://vnanet.vn/ https://nongnghiep.vn/ https://vietgiaitri.com/ https://tuyenquang.gov.vn/ https://baoquangnam.vn/ https://vnexpress.net/ + Kho âm nhạc từ thư viện âm thanh các trang web https://studio.youtube.com/channel/UCQuKIroJ1fCgwNtImV8_SGg/music https://www.bensound.com Phần mềm Camtasia. Bài hát “Khúc nhạc rừng xanh”-Xuân Nghi. + Dữ liệu thiên tai năm 2021 từ trang web:
File đính kèm:
- ke_hoach_bai_day_tu_nhien_va_xa_hoi_lop_2_chu_de_6_trai_dat.docx
- giaoan.pdf