Kế hoạch bài dạy Tự nhiên và xã hội Lớp 2 - Bài 1: Các thế hệ trong gia đình (Tiết 1) - Nguyễn Thị Diệu Thúy
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch bài dạy Tự nhiên và xã hội Lớp 2 - Bài 1: Các thế hệ trong gia đình (Tiết 1) - Nguyễn Thị Diệu Thúy", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Kế hoạch bài dạy Tự nhiên và xã hội Lớp 2 - Bài 1: Các thế hệ trong gia đình (Tiết 1) - Nguyễn Thị Diệu Thúy
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẬN ĐỐNG ĐA TRƯỜNG TIỂU HỌC THỊNH QUANG ************************** KẾ HOẠCH BÀI DẠY Môn: Tự nhiên và Xã hội - Lớp 2 BÀI 1: CÁC THẾ HỆ TRONG GIA ĐÌNH TIẾT 1 Giáo viên: Nguyễn Thị Diệu Thúy ư Hà Nội, tháng 10 năm 2021 TUẦN 1 Thứ ngày tháng .năm 2021 KẾ HOẠCH DẠY HỌC MÔN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI CHỦ ĐỀ 1: GIA ĐÌNH BÀI 1: CÁC THẾ HỆ TRONG GIA ĐÌNH TIẾT 1 YÊU CẦU CẦN ĐẠT: Kiến thức: Nêu được các thành viên trong gia đình nhiều thế hệ (hai thế hệ, ba thế hệ,) Giới thiệu được về các thế hệ trong gia đình mình. Năng lực: + Năng lực chung: Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập. Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống. + Năng lực riêng: Vẽ, viết hoặc cắt dán ảnh gia đình có hai thế hệ, ba thế hệ vào sơ đồ cho trước. Biết cách quan sát, trình bày ý kiến của mình về các thành viên và tình cảm giữa các thành viên trong gia đình hai thế hệ, ba thế hệ. Phẩm chất: Thể hiện được sự quan tâm, chăm sóc, yêu thương của bản thân đối với các thế hệ trong gia đình. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Giáo viên: Máy chiếu, máy tính, Video bài hát, Học sinh: SGK, vở ô li, đồ dùng học tập, CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: TG Nội dung Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 3’ 1. Khởi động Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học. GV giới thiệu bài và HD HS chuẩn bị đồ dùng học tập. GV cho HS nghe bài hát “ Gia đình em” và hỏi: ? Trong bài hát, em thấy gia đình bạn nhỏ gồm có những ai? ? Tình cảm của bạn nhỏ với các thành viên trong gia đình mình như thế nào? Bài hát nói đến các thành viên của gia đình bạn nhỏ. Các thành viên trong gia đình bạn nhỏ rất yêu thương nhau. Bây giờ em hãy kể các thành viên trong gia đình mình theo thứ tự từ người nhiều HS nghe -HS trả lời yêu cầu của GV. 2 HS giới thiệu trước lớp các thành viên trong gia đình mình từ người nhiều tuổi nhất đến người ít tuổi nhất. tuổi nhất đến người ít tuổi nhất nhé! à Trong mỗi gia đình thường có những người ở các lứa tuổi khác nhau cùng sinh sống. Đó chính là các thế hệ trong mỗi gia đình. 16’ 2. Khám phá Mục tiêu: Nêu được Hoạt động 1: Tìm hiểu các thế hệ trong gia đình bạn Hà và bạn An - GV tổ chức cho HS quan sát tranh và TLCH: + Quan sát hình 1, ở trang 6 SGK: Gia đình bạn Hà và cùng suy đoán xem: + Gia đình bạn Hà có mấy thế hệ? + Kể các thành viên của mỗi thế hệ trong gia đình bạn Hà. GV chốt: Gia đình đình hai thế hệ gồm bố, mẹ và các con. GV: Chúng ta cùng làm quen với gia đình nhà bạn An. Gia đình An có ông, bà, bố, mẹ, An và em gái của An. + Quan sát hình 2, trang 7 SGK: Gia đình bạn An và cùng đoán xem: + Gia đình bạn An có mấy thế hệ? + Kể các thành viên của mỗi thế hệ trong gia đình bạn An. - GV chỉnh sửa, bổ sung và hoàn thiện câu trả lời. GV chốt: Gia đình ba thế hệ gồm ông bà; bố mẹ và các con. Thế hệ thứ nhất là ông bà. Thế hệ thứ hai là bố mẹ. Thế hệ thứ ba là các con. GV: Đặt tình huống để giới thiệu về gia đình bốn thế hệ. - Gia đình bạn An còn có hai cụ sinh sống ở quê. Đó là cụ ông và cụ bà. Nếu hai cụ ra sống cùng với gia đình An thì lúc này gia các thành viên của mỗi thế hệ trong gia đình bạn Hà và bạn An; Biết cách quan - HS quan sát, suy nghĩ câu trả lời: sát, trình bày ý kiến của mình về các thành viên trong gia đình nhiều thế hệ. + Gia đình bạn Hà là gia đình hai thê hệ; + Thế hệ thứ nhất là: bố và mẹ; thế hệ thứ hai là anh trai và Hà. - HS QS và trả lời câu hỏi. Gia đình bạn An là gia đình ba thế hệ. Thế hệ thứ nhất nhà An là: ông và bà; thế hệ thứ hai là bố và mẹ; thế hệ thứ ba là: An và em gái An. - HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời. đình An có mấy thế hệ cùng sinh sống? - Quan sát tranh và cho cô biết lúc đó các cụ là thế mấy trong gia đình An? Thế hệ thứ tư trong gia đình An sẽ là ai? - HS quan sát và trả lời. + Gia đình An khi đó có 4 thế hệ cùng sinh sống. + Thế hệ thứ nhất là các cụ. + Thế hệ thứ hai là ông bà. + Thế hệ thứ ba là bố mẹ. + Thế hệ thứ tư là An và em gái An. Kết luận: Trong mỗi gia đình thường có các thế hệ ở những độ tuổi khác nhau cùng chung sống, có những gia đình có hai thế hệ, có những gia đình có ba thế hệ hoặc bốn thế hệ. - Tổ chức trò chơi: Kéo thả -> Củng cố lại kiến thức về các thế hệ trong gia đình. Gia đình hai thế hệ, gia đình ba thế hệ, bốn thế hệ. - HS tham gia chơi. 14’ 3.Thực hành vận dụng Mục tiêu: Giới thiệu được về các thế hệ trong gia đình em; Vẽ, viết hoặc cắt dán ảnh gia đình có hai thế hệ, ba thế hệ vào sơ đồ cho trước. Hoạt động 2: Giới thiệu về các thế hệ trong gia đình em GV tổ chức cho HS giới thiệu về các thế hệ trong gia đình qua Trò chơi phỏng vấn. GV giới thiệu cách chơi. HS thực hiện theo y/c của GV. HS chia sẻ: giới thiệu về các thế hệ trong gia đình của mình. GV: Chúng mình vừa kể được về các thế hệ trong gia đình, GV: Giao nhiệm vụ tiếp theo cho HS vẽ, viết hoặc cắt dán sơ đồ các thế hệ trong gia đình mình vào giấy A4 hoặc vào vở và chia sẻ với các bạn. GV HD HS cách vẽ, cắt hoặc dán sơ đồ về các thế hệ trong gia đình: Theo sơ đồ 1 và 2. HD HS cách chia sẻ sơ đồ sau khi vẽ, cắt hoặc dán về các thế hệ trong gia đình. - HS thực hiện theo y/c của GV. 2’ * Hoạt động tiếp nối Mục tiêu: HS ghi nhớ, khắc sâu nội dung bài. - GV chốt lại kiến thức về các thế hệ trong gia đình, - HS lắng nghe, thực hiện. Điều chỉnh sau tiết dạy (nếu có):
File đính kèm:
- ke_hoach_bai_day_tu_nhien_va_xa_hoi_lop_2_bai_1_cac_the_he_t.docx
- giaoan.pdf