Kế hoạch bài dạy Toán Lớp 2 - Chủ đề 5: Làm quen với hình phẳng - Bài 25: Điểm, đoạn thẳng, đường cong, ba điểm thẳng hàng (Tiết 2) - Huỳnh Thị Vy Tiên
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch bài dạy Toán Lớp 2 - Chủ đề 5: Làm quen với hình phẳng - Bài 25: Điểm, đoạn thẳng, đường cong, ba điểm thẳng hàng (Tiết 2) - Huỳnh Thị Vy Tiên", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Kế hoạch bài dạy Toán Lớp 2 - Chủ đề 5: Làm quen với hình phẳng - Bài 25: Điểm, đoạn thẳng, đường cong, ba điểm thẳng hàng (Tiết 2) - Huỳnh Thị Vy Tiên
KẾ HOẠCH BÀI DẠY Nhóm tác giả: Huỳnh Thị Vy Tiên Ngô Tùng Bích Huyền Nguyễn Thị Quỳnh Như CHỦ ĐỀ 5: LÀM QUEN VỚI HÌNH PHẲNG BÀI 25 : ĐIỂM, ĐOẠN THẲNG, ĐƯỜNG CONG, BA ĐIỂM THẲNG HÀNG (TIẾT 2) MỤC TIÊU Mức độ, yêu cầu cần đạt Nhận biết đường thẳng, đường cong, ba điểm thẳng hàng; gọi tên đường thẳng, đường cong, nhóm ba điểm thẳng hàng trong hình vẽ cho trước. Nhận dạng đường thẳng, đường cong, ba điểm thẳng hàng trong thực tế. Năng lực Năng lực chung: Năng lực tư duy và lập luận toán học: nêu và trả lời được câu hỏi khi lập luận. Năng lực mô hình hóa toán học. Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: phát triển khả năng giải quyết vấn đề có tính tích hợp liên môn giữa môn toán và các môn học khác, tạo cơ hội để HS được trải nghiệm, áp dụng toán học vào thực tiễn. Năng lực giao tiếp toán học:trao đổi học hỏi bạn bè thông qua hoạt động nhóm; sử dụng được ngôn ngữ toán học kết hợp với ngôn ngữ thông thường, động tác hình thể để biểu đạt các nội dung toán học ở những tình huống đơn giản. Năng lực sử dụng công cụ, phương tiện toán học: sử dụng các công cụ, phương tiện học toán đơn giản ( bộ đồ dùng Toán 2) để thực hiện các nhiệm vụ học tập toán đơn giản. Năng lực hợp tác: Xác định nhiệm vụ của nhóm, trách nhiệm của bản thân đưa ra ý kiến đóng góp hoàn thành nhiệm vụ của chủ đề. Năng lực riêng: Qua hoạt động quan sát, nhận biết hình ảnh điểm, đoạn thẳng, liên hệ nhận dạngđiểm, đoạn thẳng trong thực tế, HS bước đầu hình thành năng lực mô hình hoátoán học. Cùng với hoạt động trên, qua hoạt động diễn đạt, trả lời câu hỏi (bằng cách nói hoặc viết) mà GV đặt ra sẽ giúp HS phát triển năng lực giao tiếp toán học. Phẩm chất Rèn luyện tính cần thận, chính xác. Chăm chỉ tích cực xây dựng bài, chú ý lắng nghe, đọc, làm bài tập, vận dụng kiến thức vào thực tiễn dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Yêu thích môn học, sáng tạo, có niềm hứng thú, say mê các con số để giải quyết bài toán. Yêu lao động, phát huy tính trung thực, ý thức chủ động, trách nhiệm và bồi dưỡng sự tự tin, hứng thú trong việc học. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC Phương pháp dạy học Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực. Thiết bị dạy học Đối với giáo viên: SGK, Tài liệu dạy học, Bộ đồ dùng Toán 2, một số tranh ảnh như trong SGK. Một số đồ vật thật về điểm, đoạn thẳng, đường thẳng, đường cong, ba điểm thẳng hàng. Đối với học sinh SGK, vở ghi, đồ dùng học tập. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN MINH HỌA I. Trang đầu: Ghi thông tin của bài thi và tác giả của cuộc thi thiết kế bài giảng điện tử. II. Lời giới thiệu đầu và củng cố kiến thức bài học cũ: GV giới thiệu. GV vẽ 2 điểm A và B cho trước, yêu cầu HS lên nối 2 điểm để tạo thành 1 đoạn thẳng và cho biết độ dài của đoạn thẳng đó để củng cố kiến thức đã học. III. KHÁM PHÁ a. Mục tiêu: Nhận biết đường thẳng, đường cong, ba điểm thẳng hàng; gọi tên đường thẳng, đường cong, nhóm ba điểm thẳng hàng trong hình vẽ cho trước. Nhận dạng đường thẳng, đường cong, ba điểm thẳng hàng trong thực tế. b. Cách thức tiến hành: Sau khi nhắc lại nội dung đã học (điểm, đoạn thẳng), GV yêu cầu HS quan sát hình vẽ trong phần khám phá, hỏi HS xem trên bảng có những gì, hay tranh vẽ gắn trên bảng vẽ những gì, hình ảnh về điểm và đoạn thẳng có trong bức tranh đó không? Dựa vào nội dung ghi trên bảng và bóng nói của Việt, GV giới thiệu đường thẳng, GV hướng dẫn HS nhận biết và gọi tên ba điểm thẳng hàng qua hình ảnh được vẽ (hoặc chiếu) trên bảng. Ba điểm thẳng hàng là ba điểm cùng nằm trên một đường thẳng (hoặc một đoạn thẳng). Tiếp theo, dựa vào hình ảnh càu vồng trong bức tranh GV giới thiệu về đường cong. Hướng dẫn HS đặt tên đường cong theo chữ cái viết thường. Sau đó, GV gợi ý HS quan sát xung quanh, tìm ví dụ về các đoạn thẳng, đường thẳng (đường, đường dây điện ở ngoài đường ), đường cong, ba điểm thẳng hàng (như ba bạn ngồi cùng bàn, ) trong thực tế. GV giới thiệu thêm một số đường thẳng, đường cong lên bảng (có thể dùng các chữ cái trong hình vẽ đó), giới thiệu tên gọi của một số ví dụ về từng loại đường cho HS. Phân biệt đoạn thẳng và đường thẳng: GV gợi ý HS quan sát một đoạn thẳng và đường thẳng ở trên bảng, yêu cầu HS tìm sự khác nhau giữa chúng (vị trí của các điểm trên đoạn thẳng và đường thẳng). GV kể câu chuyện sau giúp HS phân biệt được đoạn thẳng và đường thẳng (Thông qua 1 video hoạt hình): Ngày xửa ngày xưa, ở một vùng đất nọ có một cô bé dễ thương tên là Điểm. Điểm ham học hỏi và thích khám phá. Nếu Điểm bắt gặp một đường thẳng, cô bé ấy sẽ hỏi: “Tên bạn là gì nhỉ? Bạn đến từ đâu? Sao bạn dài quá vậy?... Một ngày nọ, Điểm chợt nghĩ: “Làm sao mình có thể học được tất cả mọi thứ nếu cứ ngồi ở nhà mãi thế này? Nếu mình có một chuyến du hành thì sẽ tốt hơn đúng không nhỉ?“ Và rất nhanh chóng, cô bé bắt đâu chuyến đi của mình bằng cách đi bộ dọc theo một đường thẳng. Đi được một đoạn khá xa, cô bé gặp các bạn thỏ đang vui đùa ven đường, bé Điểm hỏi các bạn thỏ: “ Các bạn cho mình hỏi con đường này đi đến mãi đâu vậy? – Các bạn thỏ trả lời: “ Chúng mình không biết, vì chúng mình cũng chưa bao giờ đi hết con đường này cả.”- Bé Điểm lại tiếp tục đi, đi mãi cho đến khi thấm mệt. Cô bé dừng lại và tự hỏi: “Mình có thể đi được bao xa nhỉ? Và đường thẳng này bao giờ mới kết thúc vậy?? Bất chợt, bé Điểm gặp một ông lão râu tóc bạc phơ đang đi tới. Ông lão hỏi: “ Cô bé, cháu đi đâu vậy.” Bé Điểm kể cho ông nghe câu chuyện của mình. Ông lão liền cười và nói:” Cô bé à, cháu sẽ chẳng bao giờ đi hết con đường này đâu. Bé Điểm nghi ngờ và nói: “ Thật vậy hả ông, nhưng biết đâu con quay trở lại sẽ gặp đoạn kết thúc ở đầ bên kia con đường nhỉ?” Nói xong bé Điểm chào ông cụ và vội vàng quay trở lại. Bé Điểm đi mãi, đi mãi, đến khi đôi chân mỏi nhừ, lê từng bước . Thì bất chợt ông lão đột nhiên xuất hiện, nói: “ Ta là ông bụt đây. Vì quý sự dũng cảm và kiên nhẫn của con ta sẽ cho con mượn cây kéo thần này để giúp con cắt con đường ở 2 đầu. Cô bé Điểm vui mừng vì con đường đã có điểm đầu và điểm kết thúc. Cô bé hỏi kéo thần: “Cái đó gọi là gì nhỉ?” Kéo thần trả lời: “Đó là một đoạn thẳng. Một đoạn thẳng có điểm bắt đâu và điểm kết thúc, còn đường thẳng thì không.” - GV chốt kiến thức mới tìm hiểu. IV. HOẠT ĐỘNG a. Mục tiêu Củng cố, nhận biết và gọi tên đường thẳng, đường cong và xác định ba điểm thẳng hàng. Giúp HS liên hệ kiến thức đã học về đường thẳng, đường cong và ba điểm thẳng hàng với thực tế. Nhiệm vụ 1: Hoàn thành BT1 GV yêu cầu HS quan sát hình vẽ và hướng dẫn HS đọc tên các đường thẳng, đường cong trong hình vẽ. GV yêu cầu HS làm bài tập tương tác. GV chữa bài. Nhiệm vụ 2: Hoàn thành BT2 GV cho HS tìm hiểu, xác định yêu cầu đề bài tập 2. GV hướng dẫn: Nếu ba điểm đó cùng nằm trên một đoạn thẳng hay đường thẳng thì ba điểm đó thẳng hàng và ngược lại. GV yêu cầu HS xác định ba điểm thẳng hàng trong hình vẽ và yêu cầu HS làm bài tập tương tác. GV chữa bài và lưu ý với HS về cách thức xác định ba điểm thẳng hàng: Vẽ một đường thẳng đi qua hai điểm bất kì và quan sát xem điểm còn lại có nằm trên đường thẳng vừa vẽ hay không. Nhiệm vụ 3: Hoàn thành BT3 GV cho HS tìm hiểu, xác định yêu cầu đề bài tập 3. GV yêu cầu HS xác định ba điểm thẳng hàng trong hình vẽ và kể tên ba điểm thẳng hàng đó. GV yêu cầu HS làm bài tập tương tác. GV chữa bài và lưu ý lại cho HS về cách thức xác định ba điểm thẳng hàng như bài tập 2. Nhiệm vụ 4: Hoàn thành BT4 GVcho HS đọc, tìm hiểu bài 4. GV yêu cầu HS quan sát bức tranh và xác định theo yêu cầu đề. GV gợi ý HS giải thích câu trả lời đưa ra về ba sự vật (ba cây) thẳng hàng dựa vào đường kẻ trên sân. V. Củng cố - dặn dò: - Kết thúc tiết học, GV cho HS củng cố bài học. IV. Tài liệu tham khảo:
File đính kèm:
- ke_hoach_bai_day_toan_lop_2_chu_de_5_lam_quen_voi_hinh_phang.docx
- giaoan.pdf