Kế hoạch bài dạy Tiếng Việt Lớp 3 - Tập đọc: Mùa thu của em - Phan Đình Cúc Hân

docx 11 trang Lê nhi 13/11/2023 1530
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch bài dạy Tiếng Việt Lớp 3 - Tập đọc: Mùa thu của em - Phan Đình Cúc Hân", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Kế hoạch bài dạy Tiếng Việt Lớp 3 - Tập đọc: Mùa thu của em - Phan Đình Cúc Hân

Kế hoạch bài dạy Tiếng Việt Lớp 3 - Tập đọc: Mùa thu của em - Phan Đình Cúc Hân
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Cuộc thi Thiết kế bài giảng điện tử
TẬP ĐỌC: MÙA THU CỦA EM MÔN: TIẾNG VIỆT - LỚP 3
CC BY-SA
Giáo viên: Phạm Đình Cúc Hân
Email: pdchan@sgu.edu.vn
Trường Tiểu học Thực hành Đại học Sài Gòn
Tháng 10/2021 Năm học 2021 – 2022
Tuần 5	KẾ HOẠCH BÀI DẠY
Phân môn Tập đọc:
MÙA THU CỦA EM
MỤC TIÊU
Kiến thức
Hiểu được nội dung từ ngữ: Cốm, chị Hằng,
Hiểu nội dung bài: Bài thơ “Mùa thu của em” miêu tả hình ảnh mùa thu rất đẹp. Đồng thời, thể hiện tình cảm của bạn nhỏ đối với mùa thu – mùa bắt đầu năm học mới.
Kĩ năng
Đọc đúng các tiếng, từ khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ (tùy tình hình thực tế tại đơn vị mà giáo viên điều chỉnh cho học sinh).
+ Phương Bắc: hội rằm, rước đèn.
+ Phương Nam: con mắt, rước đèn, họp bạn, trang vở.
Đọc trôi chảy toàn bài thơ, ngắt nghỉ hơi đúng sau các dòng thơ, khổ thơ, nhấn giọng ở những từ ngữ/ hình ảnh so sánh.
Đọc diễn cảm toàn bài thơ với giọng nhẹ nhàng, tình cảm.
Biết trả lời các câu hỏi trong bài.
Học thuộc lòng bài thơ.
Rèn năng lực chung: Giao tiếp và hợp tác; Giải quyết vấn đề và sáng tạo.
Rèn năng lực đặc thù: Năng lực ngôn ngữ, năng lực văn học.
Thái độ
Giáo dục học sinh ham tìm hiểu về môn Tiếng Việt.
Có niềm say mê, hứng thú trong tiết học.
Rèn phẩm chất: Kỉ luật, trách nhiệm.
ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
+ Giáo viên:
Giáo án điện tử Powerpoint bài dạy.
Hình ảnh, clip minh họa.
Que chỉ.
Hoa cúc, các sản phẩm từ cốm, lá sen
Mô hình cây thẻ từ.
Đoạn ghi âm giọng đọc của HS.
+ Học sinh:
Sách giáo khoa.
Vở bài học.
Bông hoa trắc nghiệm.
CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU (áp dụng tiết dạy trực tiếp): (*Chú thích màu xanh là hoạt động tổ chức khi dạy qua video bài giảng)
THỜI
GIAN
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
ĐDDH
1
phút
1
phút
1. Ổn định lớp:
GV bắt nhịp cho cả lớp hát “Rước đèn tháng tám” (có kèm clip karaoke nếu có)
2. Kiểm tra bài cũ:
GV mời một vài HS đứng lên nhắc lại đại ý bài “Người lính dũng cảm.”
* Với video bài giảng online, giáo viên sẽ phổ biến một số điều cần lưu ý và việc chuẩn bị một số đồ dùng học tập (GV đính kèm mã QR code SGK điện tử cho HS cần có nhu cầu sử dụng).
HS hát.
HS tham gia trả lời:
Khi mắc lỗi phải dám nhận lỗi. Người dám nhận lỗi, dám sửa chữa khuyết điểm của mình là người dũng cảm.
- Clip bài hát.
1
phút
9
phút
3. Dạy bài mới:
HS quan sát hình minh họa.
HS trả lời.
HS lắng nghe và quan sát.
Học sinh nhắc lại tên tựa bài.
- Một số hình ảnh minh họa.
Giới thiệu bài mới:
GV trình chiếu một số hình ảnh về mùa thu để HS có ấn tượng ban đầu về mùa thu
GV đưa ra câu đố về mùa thu: “Mùa gì dịu nắng
Mây nhẹ nhàng bay Gió khẽ rung cây Lá vàng rơi rụng?”
GV chốt lại: “Một năm có bốn mùa: Xuân, hạ, thu, đông, mỗi mùa đều có vẻ đẹp riêng. Các em đã biết điều đó khi đọc Chuyện bốn mùa (SGK TV2). Bài thơ Mùa thu của em học hôm nay sẽ cho chúng ta biết rõ hơn vẻ đẹp đặc sắc của mùa thu
– mùa các em bắt đầu tới trường sau ba tháng nghỉ hè.”
¨ GV chuyển ý: Bài tập đọc ngày hôm nay của chúng ta là bài thơ “Mùa thu của em”. Bài thơ nêu lên được những tình cảm của các bạn nhỏ đối với mùa thu và những vẻ đẹp đặc biệt của mùa thu. Nào chúng ta cùng khám phá nhé!”
- GV mời một một vài HS nhắc
lại tên tựa bài.
Hoạt động 1: Hướng
dẫn luyện đọc
Mục tiêu:
HS đọc đúng các tiếng, từ khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ.
HS đọc trôi chảy toàn bài thơ, ngắt nghỉ hơi đúng sau các dòng
thơ, khổ thơ, nhấn giọng ở những từ ngữ, hình ảnh so sánh.
Rèn năng lực: Rèn năng lực ngôn ngữ, năng lực văn học.
Rèn phẩm chất: Tính kỉ luật, giao tiếp, hợp tác và trách nhiệm trong học tập.
Phương pháp: Trực quan, đàm thoại.
Cách tiến hành:
GV yêu cầu 6 HS nối tiếp nhau đọc bài thơ, mỗi HS đọc 1 khổ thơ (đọc 2 lượt), GV lưu ý nhắc nhở HS, bạn đọc đầu tiên phải đọc tên tựa bài, bạn đọc cuối cùng phải đọc tên tác giả.
GV cho HS nhận xét cách bạn đọc bài. Sau đó, GV đưa ra nhận xét chung.
GV chú ý sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho từng HS (nếu có)
+ GV lưu ý cách ngắt nhịp các câu trong khổ thơ:
Mùa thu của em/ Là vàng hoa cúc/
Như nghìn con mắt/ Mở nhìn trời êm.//
(Tương tự cho khổ 2, 3, 4)
- GV luyện đọc những từ khó cho HS (tùy tình hình thực tế tại đơn vị)
¨ GV chuyển ý: Trong quá trình các con luyện đọc câu, luyện đọc đoạn chắc hẳn có những từ khiến các con khó hiểu, bây giờ chúng ta cùng bước vào phần tìm hiểu nghĩa từ.
6 HS nối tiếp đọc bài, mỗi HS đọc một khổ thơ.
HS nhận xét bạn và lắng nghe nhận xét từ GV.
HS chú ý GV sửa.
16
phút
GV tổ chức cho HS tìm từ khó trong bài theo hình thức nhóm 4 theo mô hình cây trong 1 phút.
GV giải thích các từ khó.
GV mời 1 HS đọc phần Chú giải.
GV chiếu một số hình ảnh trực quan về cốm mới, các sản phẩm làm từ cốm như: Cốm Mễ Trì, Kem Cốm, Bánh Cốm, Tôm Lăn Cốm và hình ảnh/ sự tích (kể vắn tắt) về Chị Hằng.
GV đọc mẫu lại toàn bộ bài thơ với chất giọng nhẹ nhàng, tình cảm, thể hiện lòng tình cảm của người đọc đối với mùa thu và nhấn giọng ở những từ ngữ/ hình ảnh so sánh.
¨ Giáo viên kết luận: Khi đọc, HS cần ngắt nghỉ đúng chỗ, nhấn giọng ở những chỗ cần thiết, đọc với giọng truyền cảm, thiết tha.
* Với video bài giảng online, trình tự luyện đọc có thể thay đổi, cách thức triển khai mang tính cá nhân hóa: Giáo viên hướng dẫn đọc mẫu ¨ Luyện đọc từng câu ¨Luyện đọc từ khó ¨ Luyện đọc từng đoạn
¨Tìm hiểu nghĩa từ ¨ Luyện đọc toàn bài ¨ Rút ra bố cục bài đọc.
HS thực hành.
HS có thể tìm những từ:
cốm, chị Hằng,
HS chú ý lắng nghe.
HS đọc Chú giải SGK/42.
HS quan sát.
HS lắng nghe.
HS chú ý lắng nghe.
Mô hình cây thẻ từ.
Hình ảnh minh họa.
Hoạt động 2:
Tìm hiểu bài
Mục tiêu:
- HS hiểu nội dung bài: Bài thơ “Mùa thu của em” miêu tả hình
ảnh mùa thu rất đẹp. Đồng thời,
(3
phút)
thể hiện tình cảm của bạn nhỏ đối với mùa thu – mùa bắt đầu năm học mới.
Rèn năng lực: Kĩ năng giao tiếp, hợp tác, kĩ năng giải quyết vấn đề và sáng tạo.
Rèn phẩm chất: Tính kỉ luật, tinh thần đoàn kết và trách nhiệm trong học tập.
Phương pháp: Đàm thoại, trực quan, thảo luận nhóm.
Cách tiến hành:
GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Cùng nhau đến trường”, luật chơi như sau: Để đến trường, các bạn nhỏ cần phải trải qua bốn chặng thử thách là: Nhà sách, trạm xe buýt, lên xe và đến trường. Ở mỗi chặng thử thách sẽ có một câu hỏi, các con hãy trả lời đúng các câu hỏi để giúp bạn vượt qua các chặng.
 CÂU 1: Bài thơ tả những màu sắc nào của mùa thu?
GV tổ chức cho HS đọc lại khổ thơ 1, 2 thảo luận theo nhóm đôi trong vòng 1 phút với câu hỏi như sau:
+ Khổ thơ 1, 2 nhắc đến các sự vật nào của mùa thu?
+ Những sự vật ấy mang màu sắc nào của mùa thu?
GV mời một vài nhóm lần lượt trả lời từng câu hỏi.
GV nhận xét câu trả lời của các nhóm.
¨ Giáo viên kết luận (kết hợp
đưa hình ảnh hoặc vật thật):
HS tham gia chơi.
HS trả lời:
+ Khổ thơ 1, 2 nhắc đến hoa cúc, con mắt, trời êm, cốm mới, lá sen,
+ Màu vàng hoa cúc, màu xanh cốm mới, màu lá sen,
HS lần lượt trả lời câu hỏi.
HS lắng nghe.
- Hình ảnh minh
(4
phút)
(4
phút)
Mùa thu hiện lên thật đẹp với những gam màu tươi sáng như sắc vàng của hoa cúc, màu xanh của cốm mới, của màu lá sen. Bức tranh thiên nhiên mùa thu hiện lên thật đẹp.
 CÂU 2: Những hình ảnh nào gợi ra các hoạt động của học sinh vào mùa thu?
GV cho HS thảo luận theo nhóm đôi trong vòng 1 phút 30 giây để trả lời hệ thống gợi ý:
+ Hãy đọc đoạn thơ 3, 4 và tìm hình ảnh trong bài.
+ GV đưa ra một số hoạt động của các bạn nhỏ và hướng dẫn HS sử dụng bông hoa trắc nghiệm Đ, S để tìm ra các hoạt động của HS vào mùa thu (chơi đồ chơi, rước đèn họp bạn, thầy cô bạn bè mong đợi, quyển vở lật sang trang mới, nghe nhạc)
¨ Giáo viên kết luận: Những hoạt động các bạn nhỏ thực hiện trong mùa thu thật gần gũi với chúng ta. Đó là hình ảnh rước đèn tháng tám trong dịp Tết Trung Thu, hay là mùa khai giảng đầu năm học với những cảm xúc nôn nao, háo hức. Đó chính là những hình ảnh khó quên trong đời của mỗi học sinh.
 CÂU 3: Tìm các hình ảnh so sánh trong bài và cho biết em thích nhất hình ảnh nào?
GV hướng dẫn HS lại dấu hiệu của phép so sánh ngang bằng
HS lắng nghe, quan sát.
HS thảo luận nhóm cặp.
+ HS đọc đoạn thơ 3, 4.
+ Học sinh sử dụng bông hoa trắc nghiệm.
Dự kiến câu trả lời đúng là:
Rước đèn họp bạn
Ngôi trường có thầy cô, bạn bè mong đợi
Quyển vở lật sang trang mới
HS lắng nghe.
HS tự tìm đáp án để trả lời.
Mùa thu của em Là vàng hoa cúc
họa/ vật thật.
- Bông hoa trắc nghiệm
được thể hiện qua từ so sánh “như”.
GV cho HS thực hiện câu hỏi số 3 cá nhân sau đó mời các em sửa bài.
GV sử dụng vật thật kèm tranh ảnh để mô tả hình ảnh so sánh giữa hoa cúc và nghìn con mắt mở nhìn trời êm:
+ Hình ảnh so sánh thứ nhất: Những cánh hoa cúc nhỏ bé và rất nhiều tựa như cả nghìn con mắt. Cánh hoa cúc hướng lên bầu trời tựa như những đôi mắt đang nhìn bầu trời êm ả.
+ Hình ảnh so sánh thứ hai: Màu xanh của cốm, màu xanh của lá sen, mùi hương của hương cốm quyện với mùi thơm của tấm lá sen bọc cốm sẽ làm cho mùi thơm của món ăn dân gian này càng thơm ngon, hấp dẫn.
GV cho HS chia sẻ về hình ảnh so sánh mùa thu yêu thích qua phiếu học tập (phiếu học tập đính kèm phụ lục).
¨ Giáo viên kết luận: Mùa thu được ví với hoa cúc và cốm mới vì đây là hai hình ảnh đặc trưng của mùa thu. Với hình ảnh so sánh sinh động, mùa thu đã trở nên đẹp hơn và tạo nhiều tình cảm cho bạn nhỏ.
Như nghìn con mắt Mở nhìn trời êm.
Mùa thu của em Là xanh cốm mới Mùi hương như gợi
Từ màu lá sen.
HS đưa ra ý kiến.
HS lắng nghe.
HS thực hiện phiếu học tập.
- Phiếu học tập.
(1
phút)
 CÂU 4: Học thuộc lòng bài thơ “Mùa thu của em”.
GV cho HS lắng nghe bài hát “Mùa thu của em” để HS học thuộc bài thơ.
GV chốt lại trò chơi: Kết thúc chặng, cảm ơn cả lớp khi giúp các bạn đến trường.
Hoạt động mở rộng: GV cho HS hoạt động theo nhóm 6 tự lập sơ đồ tư duy theo mẫu để củng cố nội dung toàn bộ bài đọc.
GV nhận xét.
¨ Giáo viên kết luận và rút ra đại ý bài: Bài thơ Mùa thu của em miêu tả hình ảnh mùa thu rất đẹp. Đồng thời, thể hiện tình cảm của bạn nhỏ đối với mùa
thu – mùa bắt đầu năm học mới.
- HS lắng nghe và hát theo.
- Video bài hát.
(4
phút)
- HS hoạt động theo nhóm 6 và đại diện 1 – 2 nhóm trình bày sản phẩm của mình.
HS lắng nghe.
HS đọc lại đại ý bài đọc và ghi vào vở bài học.
- Vở bài học.
5
phút
Hoạt động 3: Đọc diễn
cảm và hoạt động góc trải nghiệm
Mục tiêu:
HS đọc diễn cảm toàn bài thơ với giọng nhẹ nhàng, tình cảm.
HS học thuộc lòng bài thơ.
Rèn năng lực: Kĩ năng giao tiếp, kĩ năng lắng nghe tích cực, kĩ năng giải quyết vấn đề.
Rèn phẩm chất: Tính kỉ luật, tinh thần đoàn kết và trách nhiệm trong học tập.
Phương pháp: Đàm thoại, thực hành – luyện tập.
Cách tiến hành:
GV cho HS lắng nghe một đoạn ghi âm được thu trước của một bạn có giọng đọc rõ, hay trong lớp. GV cho HS lắng nghe
- HS chú ý lắng nghe và đoán xem đó là giọng đọc của bạn nào. Nhận xét cái hay và chưa hay của bạn mình (nếu có).
- Đoạn ghi âm giọng đọc của
HS.
1
phút
và đoán xem đó là giọng của bạn HS nào qua hình thức “Giọng ải, giọng ai”.
Sau đó GV cho HS thi đua đọc diễn cảm cùng 1 khổ thơ. Mỗi nhóm đại diện 1 bạn. Trước khi đọc GV nhắc HS về nhấn nhá, đọc chính xác ở những từ nào.
GV tổ chức cho các nhóm bình chọn bạn đọc hay.
→ Giáo viên kết luận: GV chốt lại để đọc hay và diễn cảm cần chú ý những yếu tố như: giọng đọc, tốc độ đọc, cách nhấn giọng, ngắt nhịp,
GV tổ chức cho HS tiến hành
“Góc trải nghiệm”.
GV cho HS quan sát các sản phẩm về lồng đèn, tranh ảnh đã làm trong dịp Tết Trung Thu ở bảng tin lớp và nêu cảm xúc của em về Ngày hội “Đêm hội trăng rằm” hoặc chia sẻ về sản phẩm ở phiếu học tập.
* Với video bài giảng online, do đặc thù không thể triển khai luyện đọc diễn cảm, GV mở rộng thêm cho HS qua hoạt động xem triển lãm tác phẩm nghệ thuật qua ứng dụng Padlet.
4. Củng cố
- GV hỏi HS đã học được nội dung gì trong ngày hôm nay.
* Với video bài giảng online, GV giúp HS củng cố bài học bằng ứng dụng Wordwall (thông qua hình thức trả lời câu hỏi trắc nghiệm lựa chọn), GV dễ dàng kiểm tra mức độ thông
Khoảng 3 - 4 em đọc.
Các nhóm bình chọn.
HS trả lời.
HS trả lời/ HS tham gia chơi.
1
phút
hiểu của HS và tạo sự hứng thú học tập ở các em.
5. Tổng kết, dặn dò
GV nhận xét tiết học, tuyên dương những học sinh tích cực phát biểu, nhắc nhở những em còn rụt rè để các em tiến bộ hơn.
GV nhắc nhở HS ôn luyện lại cách đọc và đại ý bài, học thuộc lòng bài thơ Mùa thu của em.
GV dặn dò HS chuẩn bị tiết
tiếp theo.
š&›
PHỤ LỤC
TRANG SÁCH GIÁO KHOA:
SƠ ĐỒ TƯ DUY NỘI DUNG BÀI TẬP ĐỌC MÙA THU CỦA EM:
PHIẾU HỌC TẬP MÙA THU CỦA EM:
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sách giáo khoa Tiếng Việt 3, tập một, NXB Giáo dục.
Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sách giáo viên Tiếng Việt 3, tập một, NXB Giáo dục.
Bộ Giáo dục và Đào tạo, Thiết kế bài giảng Tiếng Việt 3, tập một, NXB Giáo dục.
Trang web thiết kế hình ảnh Canva, https://www.canva.com/
Đánh giá rút kinh nghiệm
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
š&›

File đính kèm:

  • docxke_hoach_bai_day_tieng_viet_lop_3_tap_doc_mua_thu_cua_em_pha.docx
  • pdf62564_145291_giaoan.pdf