Kế hoạch bài dạy Mĩ thuật Lớp 2 sách Cánh diều - Chủ đề 6: Nhịp điệu vui - Bài 12: Làm quen với nhịp điệu - Năm học 2021-2022 - Cao Thị Bích Chung

docx 7 trang Lê nhi 13/11/2023 1740
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch bài dạy Mĩ thuật Lớp 2 sách Cánh diều - Chủ đề 6: Nhịp điệu vui - Bài 12: Làm quen với nhịp điệu - Năm học 2021-2022 - Cao Thị Bích Chung", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Kế hoạch bài dạy Mĩ thuật Lớp 2 sách Cánh diều - Chủ đề 6: Nhịp điệu vui - Bài 12: Làm quen với nhịp điệu - Năm học 2021-2022 - Cao Thị Bích Chung

Kế hoạch bài dạy Mĩ thuật Lớp 2 sách Cánh diều - Chủ đề 6: Nhịp điệu vui - Bài 12: Làm quen với nhịp điệu - Năm học 2021-2022 - Cao Thị Bích Chung
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẬN HAI BÀ TRƯNG TRƯỜNG TIỂU HỌC TRUNG HIỀN
BÀI DỰ THI
CUỘC THI
THIẾT KẾ VIDEO BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ NĂM HỌC 2021 - 2022
KẾ HOẠCH BÀI DẠY CHỦ ĐỀ 6: NHỊP ĐIỆU VUI
BÀI 12: LÀM QUEN VỚI NHỊP ĐIỆU
Lớp: 2 – Môn Mĩ thuật – Bộ sách Cánh diều
Nhóm tác giả: CAO THỊ BÍCH CHUNG
Email:ctbchung1969@gmail.com ĐT:0914366356
VŨ MẠNH CHI
Email: vumanhchi72@gmail.com ĐT:0973190 572
TRẦN THỊ DIỆU THÚY
Email:dieuthuyhptrunghien76@gmail.comĐT:0916119600 Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Trung Hiền
PHÒNG GD&ĐT QUẬN HAI BÀ TRƯNG TRƯỜNG TIỂU HỌC TRUNG HIỀN
GV: Cao Thị Bích Chung
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
Tuần : 19	Tiết: 1 Ngày dạy :.../.../.....
MÔN: MĨ THUẬT LỚP 2 – BỘ SÁCH CÁNH DIỀU CHỦ ĐỀ 6: NHỊP ĐIỆU VUI
BÀI 12: LÀM QUEN VỚI NHỊP ĐIỆU
YÊU CẦU CẦN ĐẠT
Sau bài học, HS có khả năng:
Tìm hiểu sự thú vị của nhịp điệu vui: biết tính chất của nhịp điệu, sự lặp lại của chấm, nét, hình, màu,...luân phiên nhau theo quy luật đều, nhanh, chậm, đậm đặc hay thưa thớt
Bước đầu nhận biết được dấu hiệu của nhịp điệu đơn giản bằng đường lượn nhịp nhàng đồng thời sẽ giúp các con biết sắp xếp chấm nét tạo nhịp điệu trên sản phẩm và chia sẻ được cảm nhận của mình
Vận dụng kiến thức để tạo được các sản phẩm phù hợp thực tế đời sống.
Góp phần hình thành, phát triển ở HS năng lực chung và một số năng lực đặc thù; phát triển năng lực mĩ thuật, năng lực tính toán, hợp tác, giải quyết vấn đề, được biểu hiện như: biết xác định vị trí sắp xếp các chấm, nét để tạo nhịp điệu đơn giản trên sản phẩm và thống nhất với bạn để tạo các hình ảnh có kích thước tương đương nhau cho sản phẩm nhóm.
ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Phần mềm: Camtasia làm video giới thiệu, dựng phim hoạt hình (tiểu học)
Âm thanh nguồn tại thư viện nhạc miễn phí youtube: https://studio.youtubc.com/channel/UCNCoRVDYBaSYshz9zcHIx _Q/music.
Hình ảnh tìm qua google với giấy phép: Giấy phép Creative Commons.
Video tìm qua Youtube: Cùng loại giấy phép Creative Commo.
Giáo viên: Sách giáo khoa, Sách giáo viên môn Mĩ thuật lớp 2 – Bộ sách Cánh diều. Vở thực hành, giấy màu, kéo, bút chì, hình ảnh minh hoạ liên quan nội dung bài học và vật liệu sẵn có sử dụng làm chấm, nét; đường lượn...
Học sinh: SGK, Vở thực hành, giấy màu, màu vẽ, bút lông, bút chì, tẩy chì, hồ dán, kéo, bìa giấy,... dùng vật liệu sẵn có dùng để làm chấm, nét.
2
CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Thời gian
Các hoạt động dạy và học chủ yếu
Slide trình chiếu
* GV giới thiệu (video giới thiệu)
Cô chào tất cả các con, cô xin tự giới thiệu, cô là
Cao Thị Bích Chung - giáo viên dạy Mĩ thuật trường Tiểu học Trung Hiền, quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội. Hôm nay cô rất vui được đồng hành cùng các con trong một tiết học Mĩ thuật lớp 2, bộ sách Giáo khoa Cánh diều
với bài: .....................
Slide 2
A. Khởi động:
Mục đích: Giúp HS tạo tâm thế tươi vui rộn ràng khi bước vào tiết học; nắm được các yêu cầu cần đạt của chủ đề 6 và yêu cầu bài học.
Học sinh biết chuẩn bị đồ dùng học tập cần thiết
Cách tiến hành:
GV giới thiệu bài hát Nhịp điệu tuổi thơ – tác giả Nguyễn Hiệp.
HS nhảy múa theo nhạc
Giới thiệu chủ đề 6 Nhịp điệu vui
Giới thiệu bài 12: Làm quen với nhịp điệu, giới thiệu các yêu cầu cần đạt sau bài học
Hướng dẫn học sinh cách chuẩn bị đồ dùng học tập
Slide 3
Slide 4
Slide 5
Slide 6
B. Khám phá (trải nghiệm, phân tích, hình thành kiến thức mới):
Nội dung kiến thức 1: Tìm hiểu, khám phá những điều mới mẻ
* Mục đích: Giúp HS quan sát, nhận biết những biểu hiện của nhịp điệu
* Cách tiến hành:
a) Nhận biết những biểu hiện của nhịp điệu trong đời sống
GV tổ chức HS quan sát các hình ảnh trong SGK,
Slide 7
3
Thời gian
Các hoạt động dạy và học chủ yếu
Slide trình chiếu
- Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát nhận biết những biểu hiện của nhịp điệu trong đời sống hàng ngày qua các hình ảnh thực tế như Cầu Rồng (Đà Nẵng); đường lượn lan can ở những khu nhà cao tầng hiện đại, đường lượn ở những khuông nhạc
có nốt nhạc cao thấp khác nhau...
Slide 8
Slide 9
- GV gợi mở rõ hơn: Chỉ ra đường lượn nhịp nhàng ở mỗi hình ảnh theo cảm nhận.
GV tóm lược, nhận xét câu trả lời của HS và giới thiệu rõ hơn
b) Nhận biết những biểu hiện của nhịp điệu trong sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật
Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát nhận biết những biểu
hiện của nhịp điệu trong các sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật
Slide 10
c) Chia sẻ những hiểu biết, cảm nhận của mình về nhịp điệu
- GV giới thiệu 1 số sản phẩm học sinh đã tạo ra tranh thiên nhiên, tranh phong cảnh ...
Slide 11,12
4
Thời gian
Các hoạt động dạy và học chủ yếu
Slide trình chiếu
Giáo viên hướng dẫn học sinh chia sẻ những hiểu biết của mình về nhịp điệu và những đường lượn diệu kì
GV chốt kiến thức: Quan sát cuộc sống xung quanh các con sẽ thấy nhịp điệu không chỉ tạo thành các đường uốn lượn mà còn tạo ra những đường gấp khúc mạnh mẽ, tạo ra những nét nhanh và dứt khoát hay những chấm to nhỏ nhịp nhàng, hình ảnh những ngôi nhà cao thấp màu sắc khác nhau, hình ảnh ngọn núi trập trùng, mặt hồ xanh có những chú cá bơi ngược chiều, mặt biển bao la với những con sóng cuộn nối tiếp nhau tạo nên những nét đẹp độc đáo thi vị giữa nhịp điệu của cuộc sống đấy con ạ Và còn có muốn đưa những nhịp điệu đó tạo thành những sản phẩm nghệ thuật những bức tranh thật đẹp không? Chúng ta hãy cùng sang phần 2: Thực hành, sáng tạo Nội dung kiến thức 2: Thực hành, sáng tạo
* Mục đích: Giúp HS thực hành tạo sản phẩm từ những vật liệu sẵn có
* Cách tiến hành:
Học sinh quan sát hình 1 sách giáo khoa trang 57 và tìm hiểu có những cách nào để tạo chấm và nét?
Hướng dẫn học sinh chuẩn bị những vật liệu để tạo sản phẩm
Hướng dẫn học sinh tạo đường lượn từ các chấm
(vật liệu là các khuy áo nhiều màu, các hạt đỗ, viên sỏi...hoặc đơn giản là các chấm học sinh tự tạo trên giấy vẽ)
Bổ sung kiến thức: tạo đường lượn với các khoảng cách khác nhau.
Slide 13,14
5
Thời gian
Các hoạt động dạy và học chủ yếu
Slide trình chiếu
Hướng dẫn học sinh tạo đường lượn từ các nét thẳng (vật liệu là các que tính, que kem, bông tăm,
que diêm...)
Bổ sung kiến thức: cách chọn màu đối lập để tạo bức tranh nhiều màu sắc
Hướng dẫn học sinh tạo đường lượn từ các vật liệu là các hạt đỗ nhiều màu sắc, các vật liệu sẵn có ... để tạo nên các sản phẩm mĩ thuật sáng tạo
Giáo viên gợi mở để học sinh tự suy nghĩ tạo nên các sản phẩm theo cách của riêng mình, độc đáo và sáng tạo.
Bổ sung kiến thức: Cách lựa chọn chi tiết phù hợp cho tranh, cách phối hợp vật liệu để tạo thành sản phẩm độc đáo, riêng biệt
+ GV gợi mở HS: Sử dụng vật liệu sẵn có như: giấy, que tre, que tính, que diêm, ống hút làm nét; giấy, nam châm, hạt đậu, khuy áo,... làm chấm và gắn/dán bằng băng dính/băng keo.....
GV lưu ý HS. Nếu tạo chấm, nét hoặc hình cắt giấy, cắt ống hút cần tạo kích thước phù hợp với khuôn khổ Vở thực hành hoặc giấy, bảng...
+ GV gợi mở HS trao đổi, chia sẻ trong thực hành. Vi dụ nội dung trao đổi như: lựa chọn chất liệu, màu sắc, cách sắp xếp lặp lại...
g) Hướng dẫn học sinh tạo sản phẩm từ bút chì, chì màu, giấy vẽ. thông qua đoạn video về Xưởng vẽ
của Ếch Cốm
Bổ sung kiến thức: Cách sử dụng màu vẽ, phối hợp chấm và nét tạo thành bức tranh
GV chốt kiến thức: Chúng mình đang sống giữa nhịp điệu của cuộc sống đấy Các con ạ Con có muốn đưa những nhịp điệu đó tạo thành những sản phẩm nghệ thuật những bức tranh thật đẹp không vậy chúng mình sẽ cùng nhau thực hành sáng tạo và chia sẻ ở tiết học sau nhé
Slide 17,18
Slide 19,20
Slide 21, 22
6
Thời gian
Các hoạt động dạy và học chủ yếu
Slide trình chiếu
Giao nhiệm vụ thực hành
- HS tạo sản phẩm nhóm và trao đổi, chia sẻ (tuỳ số lượng thành viên của mỗi nhóm để hướng dẫn HS tạo sản phẩm nhóm trên khổ giấy A3 hoặc A2 ).
+ GV giao nhiệm vụ cho nhóm HS: Sử dụng giấy xé tạo chấm, nét hoặc hình ảnh yêu thích (con vật, hoa, quả, đồ vật,...) và sắp xếp, dán tạo đường lượn có nhịp điệu theo ý thích trên sản phẩm nhóm.
+ GV gợi mở nhóm HS: chọn nội dung sắp xếp là các chấm hoặc nét, hình ảnh. Các hình ảnh là con vật (cá, cua, mèo, gà, chim, thỏ,...); hoa (nhiều cánh hoa, ít cánh hoa, cánh hoa tròn, cánh hoa nhọn, );
Hướng dẫn chia sẻ và cảm nhận
Điều chỉnh sau bài dạy:
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
7

File đính kèm:

  • docxke_hoach_bai_day_mi_thuat_lop_2_sach_canh_dieu_chu_de_6_nhip.docx
  • pdfKE-HOACH-BAI-DAY-144847.pdf