Kế hoạch bài dạy Hoạt động trải nghiệm Lớp 2 - Bài 6: Góc học tập của em - Nguyễn Thị Thu Thảo

docx 4 trang Lê nhi 13/11/2023 1640
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch bài dạy Hoạt động trải nghiệm Lớp 2 - Bài 6: Góc học tập của em - Nguyễn Thị Thu Thảo", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Kế hoạch bài dạy Hoạt động trải nghiệm Lớp 2 - Bài 6: Góc học tập của em - Nguyễn Thị Thu Thảo

Kế hoạch bài dạy Hoạt động trải nghiệm Lớp 2 - Bài 6: Góc học tập của em - Nguyễn Thị Thu Thảo
PHÒNG GD&ĐT HUYỆN THANH TRÌ
TRƯỜNG TIỂU HỌC TRIỀU KHÚC
Tuần: 6
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
MÔN: HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM
Ngày dạy:  /  / 20..
Hoạt động giáo dục theo chủ đề
BÀI 6: GÓC HỌC TẬP CỦA EM
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức, kĩ năng:
- Biết được ý nghĩa của việc sắp xếp góc học tập gọn gàng, ngăn nắp và khoa học.
- Sắp xếp đồ dùng, góc học tập gọn gàng ngăn nắp.
2. Phát triển năng lực và phẩm chất:
- Bồi dưỡng phẩm chất chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm. 
- Có ý thức sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp góc học tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực thích ứng với cuộc sống, năng lực điều chỉnh bản thân và đáp ứng với sự thay đổi
 II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
-Học liệu: SGK, SBT, các sản phẩm đựng đồ dùng học tập mẫu 
- Thiết bị: máy chiếu, máy tính, bìa màu, màu vẽ hoặc bút dạ, bút chì màu, keo dán, 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: 
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
5 phút
I. Hoạt động mở đầu
1. Khởi động
- Tổ chức trò chơi “Giải cứu Nobita”. Cho bức ảnh 1 góc học tập bừa bộn, yêu cầu HS chỉ ra vị trí một vài đồ vật trong tranh.
+ Bút mực
+ Lọ mực
+ Dập ghim
+ Cái kéo
+ Khay pha màu
2. Kết nối 
- GV dẫn dắt, vào bài: Mỗi đồ dùng học tập đều là những người bạn ở bên ta, giúp ta học tập hằng ngày. Chúng ta cần làm gì để các đồ dùng học tập gọn gàng, ngăn nắp? Cô trò mình sẽ cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay.
- HS chơi.
-Lắng nghe
10 - 12 phút
II. Khám phá chủ đề: Thực hành sắp xếp đồ dùng học tập của em
* Cho HS xem clip: Bàn học bừa bộn 
- Đối thoại với Bác Mặt trời, ấn chọn các phương án đúng
? Khi đi học về, bạn Bo đã làm gì?
? Cháu có ủng hộ việc làm của bạn Bo trong đoạn clip không?
? Vậy theo các cháu Bo nên để cặp ở đâu?
* Trò chơi: Xếp đồ cho Bo:
- Đối thoại với Bo, giúp Bo xếp lại đồ dùng đã bị rơi ra ngoài.
- Yêu cầu HS dừng video quan sát cặp sách, các đồ dùng học tập của mình và dọn dẹp lại đồ dùng.
? Sau khi sắp xếp gọn gàng các đồ dùng học tập, em cảm thấy thế nào?
Kết luận: Sắp xếp đồ dùng học tập ngăn nắp, gọn gàng sẽ giúp đồ dùng bền lâu, dễ dàng tìm kiếm khi cần, từ đó tiết kiệm được thời gian. Đồng thời khi học tập trong môi trường gọn gàng, ngăn nắp, sạch sẽ giúp chúng ta tăng thêm hứng thú, sự thoải mái.
? Làm thế nào để giữ cho góc học tập, gọn gàng, sạch sẽ, ngăn nắp?
Chuyển: Vậy bây giờ chúng ta cùng nhau làm những vận dung để trang trí cho góc tập của mình thêm sinh động hơn nhé.
- HS xem video.
- Chọn; Bo về nhà vứt cặp xuống sàn
- Chọn: Không ủng hộ
- Chọn: Bo nên để cặp gọn gàng ở góc học tập của mình
- HS thực hiện kéo thả
- HS thực hiện
-Chọn: Con cảm thấy rất vui và con thích dọn dẹp đồ dùng của mình.
- HS lắng nghe
-Chọn: các phương án 2,3,4
- Lắng nghe
16 - 18 phút
III. Mở rộng và tổng kết chủ đề: Tự làm một số vật dụng để đựng đồ dùng học tập.
- Kiểm tra dụng cụ, nguyên liệu HS đã chuẩn bị
- Cho HS xem video hướng dẫn làm vật dụng đựng đồ dùng học tập.
- Giới thiệu 1 số mẫu vật dụng đựng đồ dùng học tập.
- Yêu cầu HS đọc các bước làm vật dụng đựng đồ dùng học tập.
Bước 1: Dự kiến đồ dùng, vật liệu
Lõi giấy vệ sinh/chai nhựa, 
Giấy màu; 
Keo sữa/băng dính 2 mặt; 
Bút dạ màu; 
Kéo
Bước 2: Làm vật dụng
* Dùng kéo cắt lõi giấy, chai nhựa theo chiều cao của đồ dùng
* Dùng keo sữa dán giấy màu xung quanh lõi, vỏ chai
* Dùng bút màu dạ, giấy màu trang trí hoạ tiết (tuỳ sở thích).
 Bước 3: Trưng bày, giới thiệu sản phẩm.
* Cắm đồ dùng học tập vào lọ cắm bút.
* Giới thiệu sản phẩm trước lớp.
- Yêu cầu HS thực hiện trong 10 phút. 
- HS trưng bày và giới thiệu sản phẩm. 
? Quay lại bức tranh ở đầu tiết học, em thấy việc tìm đồ vật trong căn phòng bừa bộn như thế nào?
Kết luận: Khi mỗi đồ dùng học tập được để đúng chỗ, đúng cách, góc học tập sẽ luôn ngăn nắp, gọn gàng. Khi được trang trí mọi người nhìn vào sẽ thấy đẹp và sinh động hơn.
- HS bày đồ dùng.
- HS quan sát
- HS quan sát
- HS đọc
- HS thực hiện.
- HS trình bày
- HS lắng nghe.
- Khó tìm kiếm, đồ dùng còn dễ bị hư hỏng
2 phút
IV. Cam kết, hành động
? Sau khi học bài ngày hôm nay, các con hãy về xem lại góc học tập của mình, sắp xếp lại cho thật ngăn nắp, gọn gàng nhé.
- GV đề nghị HS nhờ bố mẹ chụp ảnh lại góc học tập đã được xếp dọn gọn gàng, ngăn nắp của mình
- HS trả lời.
- HS nhắc bố mẹ chụp ảnh lại gửi cô giáo
V. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY
................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docxke_hoach_bai_day_hoat_dong_trai_nghiem_lop_2_bai_6_goc_hoc_t.docx
  • pptBÀI 6 - Góc học tập của em - HĐGDTCĐ.ppt