Hướng dẫn ôn tập Sinh học Lớp 7 từ đầu Học kỳ II đến tuần 22 Học kỳ II

doc 2 trang Mạnh Hào 04/07/2025 70
Bạn đang xem tài liệu "Hướng dẫn ôn tập Sinh học Lớp 7 từ đầu Học kỳ II đến tuần 22 Học kỳ II", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Hướng dẫn ôn tập Sinh học Lớp 7 từ đầu Học kỳ II đến tuần 22 Học kỳ II

Hướng dẫn ôn tập Sinh học Lớp 7 từ đầu Học kỳ II đến tuần 22 Học kỳ II
HƯỚNG DẪN TỰ HỌC MÔN SINH HỌC 7 TRONG THỜI GIAN NGHỈ 
TỪ NGÀY 10/2-16/2/2020
ÔN TẬP SINH HỌC 7 TỪ ĐẦU HỌC KỲ II ĐẾN TUẦN 22 HỌC KỲ II
I/ ÔN LÝ THUYẾT :Trả lời theo nội dung đã học các câu hỏi sau vào vở:
Bài 35: ẾCH ĐỒNG
Câu 1. Nêu những đặc điểm cấu tạo ngoài của ếch đồng thích nghi với đời sống ở nước. Những đặc điểm đó có ý nghĩa gì đối với ếch khi sống ở nước?
Câu 2. Nêu những đặc điểm cấu tạo ngoài của ếch đồng thích nghi với đời sống ở cạn. Những đặc điểm đó có ý nghĩa gì đối với ếch khi sống ở cạn?
Câu 3. Trình bày sự sinh sản và phát triển có biến thái ở ếch?
Bài 36: TH QUAN SÁT CẤU TẠO TRONG CỦA ẾCH ĐỒNG TRÊN MẪU MỔ
Câu 1. Trình bày những đặc điểm cấu tạo trong của ếch?
Bài 37: ĐA DẠNG VÀ ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA LỚP LƯỠNG CƯ
Câu 1: Trình bày những đặc điểm chung của Lưỡng cư?
Câu 2: Nêu vai trò của Lưỡng cư? Lấy ví dụ minh họa?
BÀI 38: THẰN LẰN BÓNG ĐUÔI DÀI
Câu 1: Hãy đánh dấu (+) vào ô trống tương ứng với các đặc điểm về đời sống của thằn lằn bóng đuôi dài.
Stt
Những đặc điểm về đời sống
Trả lời
1
Ưa sống và bắt mồi ở những nơi khô ráo
2
Bắt mồi vào ban ngày, chủ yếu là sâu bọ
3
Thích phơi nắng
4
Bắt mồi vào lúc chặp tối hoặc ban đêm
5
Thụ tinh ngoài
6
Thụ tinh trong
7
Trú đông trong các hang đất khô ráo
8
Trứng nở thành nòng nọc, phát triển qua biến thái
9
Trứng có màng mỏng, ít noãn hoàng
10
Trứng có vỏ dai, nhiều noãn hoàng
11
Trứng nở thành con, phát triển trực tiếp
12
Trú đông trong các hốc ẩm ướt bên các bờ vực nước ngọt hay trong bùn
13
Thương ở nơi tối, it ánh sáng
14
Đẻ từ 5 – 10 trứng trong các hốc đất khô ráo
15
Đẻ nhiều trứng, trứng trôi nổi trong nước
16
Thường bò sát thân và đuôi vào đất
Câu 2: Hãy trình bày đặc điểm cấu tạo ngoài của thằn lằn thích nghi hoàn toàn với đời sống ở cạn?
Câu 3: a) Miêu tả thứ tự động tác của thân và đuôi khi thằn lằn di chuyển, ứng với thứ tự cử động của chi trước và chi sau. 
 b) Xác định vai trò của thân và đuôi.
II/ HƯỚNG DẪN HỌC BÀI MỚI : từ ngày 3/2/2020 đến ngày 16/2/2020
HS đọc sách giáo khoa và soạn các nội dung bài học mới theo các câu hỏi hướng dẫn sau đây.
BÀI 39: CẤU TẠO TRONG CỦA THẰN LẰN
Câu 1: So sánh bộ xương thằn lằn với bộ xương ếch?
Câu 2: Hãy điền vào bảng sau ý nghĩa của từng đặc điểm cấu tạo của thằn lằn thích nghi với đời sống ở cạn.
Đặc điểm
Ý nghĩa thích nghi
1- Xuất hiện xương sườn cùng xương mỏ ác tạo thành lồng ngực.
2- Ruột già có khả năng hấp thụ lại nước.
3- Phổi có nhiều vách ngăn.
4- Tâm thất xuất hiện vách hụt.
5- Xoang huyệt có khả năng hấp thụ nước.
6- Não trước và tiểu não phát triển.
Câu 3: Lập bảng so sánh cấu tạo các cơ quan tim, phổi, thận của thằn lằn và ếch?
BÀI 40: ĐA DẠNG VÀ ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA LỚP BÒ SÁT
Câu 1: Trình bày đặc điểm chung của Bò sát?
Câu 2: Nêu vai trò của Bò sát? Lấy ví dụ minh họa.

File đính kèm:

  • dochuong_dan_on_tap_sinh_hoc_lop_7_tu_dau_hoc_ky_ii_den_tuan_22.doc